Nếu bạn đã trưởng thành và từng đến gặp bác sỹ, có lẽ bạn đã được đo huyết áp. Các bác sỹ đa khoa thường bị ám ảnh về bệnh huyết áp. Nhưng họ có lý do hợp lý: chứng tăng huyết áp, hoặc huyết áp cao liên tục, có thể dẫn đến bệnh tim, đột quỵ và tiểu đường, vốn là những kẻ giết người nguy hiểm nhất

Huyết áp là gì?

Huyết áp là áp lực của máu lên các thành động mạch –  có thể tưởng tượng chúng như các ống dẫn máu từ tim (“chiếc bơm” máu) đến các bộ phận khác của cơ thể. Áp lực này là yếu tố cần thiết để dòng máu lưu thông. Tương tự như hệ thống ống dẫn nước vây, bạn hãy thử tưởng tượng khi áp lực nước giảm sẽ ảnh hưởng như thế nào đến dòng nước chảy ra khỏi vòi tưới cây.
 Huyết áp thay đổi trong ngày tùy vào tư thế, vận động và tress. Huyết áp có thể tăng hoặc giảm do ốm đau bệnh tật.
Stephen Halé, một mục sư và là nhà khoa học người Anh sống ở thế kỷ thứ 18, là người đầu tiên tiến hành hàng loạt thí nghiệm đo huyết áp động vật bằng cách đưa những ống tròn vào thành động mạch của chúng. Trong một thí nghiệm trên ngựa, ông mô tả máu trong ống tăng lên đến độ cao 8 feet..
Gần như chắc chắn là đo huyết áp sẽ không phổ biến nếu người ta vẫn sử dụng phương pháp đưa một chiếc ống thủy tinh dài vào người. Thật đáng mừng, vào năm 1986, Scipione Riva Rocci, nhà vật lý người Ý, đã phát minh ra máy đo huyết áp.
Ngay sau đó, Nikola Korotkoff nhà vật lý người Nga đã khám phá ra rằng trong quá trình sử dụng máy đo huyết áp, khi đặt ống nghe trên mặt trong khuỷu tay ta có thể nghe thấy âm thanh. Kỹ thuật của ông vẫn là phương pháp chuẩn mực dùng để đo lường huyết áp ngày nay. Điều thú vị là, máy đo huyết áp thông thường dùng một cột thủy ngân lỏng để thể hiện huyết áp. Vì thủy ngân có trọng lượng nặng hơn máu hoặc nước, nên thậm chí khi huyết áp tăng lên rất cao cột thủy ngân cũng tăng không quá 1 foot.
Bất ngờ này đã mang đến cho chúng ta đơn vị đo lường huyết áp hiện đại: mi li mét thủy ngân (mmHg). Huyết áp 140 mmHg có nghĩa là áp lực sẽ đẩy cột thủy ngân lỏng lên cao 14 cm.
Có hai con số được đưa ra khi nói đến huyết áp, đó là 140/90 mmHg. Con số đầu tiên là huyết áp tâm thu. Đây là áp lực khi tim co lại để đẩy máu vào lưu thông.
Số thứ 2 là huyết áp tâm trương. Đây là áp lực khi tim giãn và chứa đầy máu.

Tim chứa đầy máu (bên trái = số dưới) và đẩy máu ra (bên phải = số ở trên). (Shutterstock*)

Thế nào là huyết áp bình thường

Hướng dẫn của Hiệp hội Tim Quốc gia (Hoa Kỳ) đã định nghĩa huyết áp “bình thường” nằm trong biên độ như sau:
Huyết áp tâm thu: 100 đến 139 mmHg
Huyết áp tâm trương: 60 đến 89 mmHg.
Các ngưỡng này có thể thay đổi, nhưng một huyết áp thấp hơn 140/90 thì không được xem là cao.
Chúng ta cũng đang thay đổi từ mô tả các kiểu tăng huyết áp chỉ dựa trên các chỉ số huyết áp, đến việc xem xét huyết áp đồng thời với các yếu tố rủi ro để xác định xem liệu có cần thiết phải can thiệp bằng thuốc hay bằng cách thay đổi lối sống.
Hiện các bác sỹ có thể tính toán được rủi ro mắc bệnh tim mạch thuần túy của bệnh nhân: đó là xác suất mắc bệnh tim hoặc đột quỵ tính theo tuổi và nồng độ cholesteron. Công cụ này có thể tính ra nguy cơ mắc bệnh thuần túy của bạn.
Tất cả người lớn nên cân nhắc đi đo huyết áp ít nhất hai năm một lần. Nếu huyết áp tăng lên, và đã được xác nhận, bạn nên làm việc cùng bác sĩ để lập kế hoạch nhằm hạ huyết áp.
Dưới đây là những gợi ý thay đổi lối sống:
  • Tập thể dục thường xuyên
  • Bỏ thuốc lá
  • Giảm lượng muối ăn trong khẩu phần ăn
  • Tăng lượng kali hấp thu qua các thực phẩm giàu kali như rau mùi, mơ khô, một số loại hạt, măng, chuối, bơ, đậu nành.
  • Giảm cân
  • Uống ít rượu
Nhớ rằng khi gặp bác sỹ có thể khơi lên nỗi lo lắng. Vì vậy huyết áp có thể giảm trong quá trình kiểm tra Điều này được gọi là “hiệu ứng áo choàng trắng”.
Nếu có nghi ngờ xảy ra hiệu ứng, bác sỹ sẽ ghi lại huyết áp của bạn qua vài lần khám, hoặc theo dõi huyết áp tại nhà hay khi đi lại để có kết quả chính xác.
Chia sẻ bài viết này