http://yume.vn/backspace511/article/mau-thuan-la-gi-35BD3259.htm
Mâu thuẫn là gì?
Xưa có người bán mâu (vũ khí để đâm) và thuẫn (cái khiên). Ông ta rao mâu tôi sắc nhọn, đâm gì cũng thủng. Lại nói, khiên tôi rất chắc, không gì đâm thủng. Có người nghe vậy hỏi, vậy lấy mâu của ông đâm thuẫn của ông thì sẽ thế nào? Ông ta đớ họng, không trả lời được.
Mọi sự vật trên đời đều có 2 mặt âm dương đối nghịch. Trong âm có dương, trong dương có âm. Âm dương mất cân bằng sẽ sinh ra mâu thuẫn, bệnh tật, chiến tranh... Trong con người ai cũng có thiện ác, lòng tham và sự chế ngự...
Mâu thuẫn được cho là một khái niệm cơ bản trong triết học phương Tây nhưng theo tôi, các nhà triết học phương Đông cũng đã khái quát khái niệm này trong thuyết âm dương và ngũ hành. Khái niệm mâu thuẫn là để nói về tính 2 mặt của tất cả các sự vật hiện tượng: trong âm có dương, trong tốt có xấu, như vậy mọi sự vật đều vận động theo hướng hài hòa.
Triết học phương Tây kết luận rằng mâu thuẫn là động lực của sự phát triển bởi vì trong mỗi một sự vật đều có ít nhất 2 mặt, 2 lập trường, 2 thế lực đối kháng, và các thế lực đó sẽ tìm cách triệt tiêu nhau để chiếm lĩnh chủ thể, quá trình đó đẩy mâu thuẫn phát triển đến đỉnh điểm và khi mâu thuẫn phát triển đến đỉnh điểm thì chủ thể sẽ biến đổi cả về lượng và chất sang một hình thái mới.
Còn triết học phương Đông thì cho rằng, các nhân tố âm dương trong một chủ thể luôn vận động và biến đổi luân hồi, âm thịnh thì dương suy, bĩ cực thái lai, như vậy là khai thác khía cạnh thời gian của việc phát sinh và giải quyết mâu thuẫn chứ không nhìn vào khía cạnh biến đổi của chủ thể khi giải quyết mâu thuẫn.
Mỗi sự vật đều chứa đựng mâu thuẫn bên trong nó bởi vì bản chất của sự vật là động chứ không tĩnh. Khi sự vật vận động thì mâu thuẫn phát sinh.
Như vậy chúng ta nên hiểu rằng mâu thuẫn là đương nhiên tồn tại và là tốt chứ không phải là xấu, vì nó giúp cho sự phát triển. Nếu một gia đình không có mâu thuẫn thì con người sẽ không cần hoàn thiện nữa, dẫn đến không luyện tập, không tiến hóa.
Nếu một xã hội không có mâu thuẫn thì các giai cấp sẽ hòa đồng như nhau, không còn động lực cạnh tranh, ai nghĩ cũng giống ai, không có bất đồng chính kiến, khi ấy lại là một tai họa, vì tất cả đều mất phương hướng, không biết đi đâu về đâu. Vì thế không thể phủ nhận rằng gia đình nào cũng có mâu thuẫn, xã hội nào cũng có mâu thuẫn. Vấn đề là tìm ra mâu thuẫn đó như thế nào? Thái độ và cách giải quyết nó ra sao?
Mọi sự vật trên đời đều có 2 mặt âm dương đối nghịch. Trong âm có dương, trong dương có âm. Âm dương mất cân bằng sẽ sinh ra mâu thuẫn, bệnh tật, chiến tranh... Trong con người ai cũng có thiện ác, lòng tham và sự chế ngự...
Mâu thuẫn được cho là một khái niệm cơ bản trong triết học phương Tây nhưng theo tôi, các nhà triết học phương Đông cũng đã khái quát khái niệm này trong thuyết âm dương và ngũ hành. Khái niệm mâu thuẫn là để nói về tính 2 mặt của tất cả các sự vật hiện tượng: trong âm có dương, trong tốt có xấu, như vậy mọi sự vật đều vận động theo hướng hài hòa.
Triết học phương Tây kết luận rằng mâu thuẫn là động lực của sự phát triển bởi vì trong mỗi một sự vật đều có ít nhất 2 mặt, 2 lập trường, 2 thế lực đối kháng, và các thế lực đó sẽ tìm cách triệt tiêu nhau để chiếm lĩnh chủ thể, quá trình đó đẩy mâu thuẫn phát triển đến đỉnh điểm và khi mâu thuẫn phát triển đến đỉnh điểm thì chủ thể sẽ biến đổi cả về lượng và chất sang một hình thái mới.
Còn triết học phương Đông thì cho rằng, các nhân tố âm dương trong một chủ thể luôn vận động và biến đổi luân hồi, âm thịnh thì dương suy, bĩ cực thái lai, như vậy là khai thác khía cạnh thời gian của việc phát sinh và giải quyết mâu thuẫn chứ không nhìn vào khía cạnh biến đổi của chủ thể khi giải quyết mâu thuẫn.
Mỗi sự vật đều chứa đựng mâu thuẫn bên trong nó bởi vì bản chất của sự vật là động chứ không tĩnh. Khi sự vật vận động thì mâu thuẫn phát sinh.
Như vậy chúng ta nên hiểu rằng mâu thuẫn là đương nhiên tồn tại và là tốt chứ không phải là xấu, vì nó giúp cho sự phát triển. Nếu một gia đình không có mâu thuẫn thì con người sẽ không cần hoàn thiện nữa, dẫn đến không luyện tập, không tiến hóa.
Nếu một xã hội không có mâu thuẫn thì các giai cấp sẽ hòa đồng như nhau, không còn động lực cạnh tranh, ai nghĩ cũng giống ai, không có bất đồng chính kiến, khi ấy lại là một tai họa, vì tất cả đều mất phương hướng, không biết đi đâu về đâu. Vì thế không thể phủ nhận rằng gia đình nào cũng có mâu thuẫn, xã hội nào cũng có mâu thuẫn. Vấn đề là tìm ra mâu thuẫn đó như thế nào? Thái độ và cách giải quyết nó ra sao?
Mâu kia bén lắm sắc như dao!
Chẳng vật cứng chi thủng Thuẫn này.
Thuẫn/Mâu ôi chừ sao mâu-thuẫn!
Đem về thể nghiệm cả xem sao!
edited 24/01/2016 Sun.
No comments:
Post a Comment