Phải làm ngay để cứu sống:
Bất kể ai, bất kỳ lúc nào, hễ gặp người bị stroke (bị trúng gio` ngất xỉu) thì lập tức lấy một cây cứng, như đầu quản bút…, day ấn mạnh vào huyệt dũng tuyền dưới lòng bàn chân. (Chia bàn chân làm 3 phần, huyệt ở chỗ trũng 1/3 từ trên xuống, thẳng kẽ ngón chân 2 và 3) sẽ làm bệnh nhân hồi tỉnh lại rất mau chóng). (xem hình cuối sách)
Nếu bệnh nhân tự mình còn có thể day ấn hãy đạp chân vào góc nhọn cạnh giường hay bàn ghế, rồi xoa mạnh 2 bàn tay và các đầu ngón tay. Làm như vậy chỉ trong mấy phút có thể trờ lại bình thường, tránh được chứng ngất xỉu hay bại liệt. Khá nhiều người không biết cách đề phòng nên đã bị chết hay bại liệt.
Nếu bệnh nhân đã bị hôn mê rồi thì người khác phải day ấn huyệt dũng tuyền như trên cho họ, đồng thời giã gừng sống vắt lấy nước cốt, chừng nửa ly nhỏ, pha với đồng tiện, 2 vị bằng nhau, cho uống. (Đồng tiện là nước tiểu bé trai 5-6 tuổi trở xuống, nếu không tìm được con nít thì lấy của người lớn cũng được, nhưng không hay bằng con nít, nên bỏ bớt đợt đầu và cuối đi, cũng có thể dùng giấm chua hay rượu mạnh thay thế nhưng ít công hiệu hơn). Việc làm này tuy không hợp vệ sinh, nhưng thực tế kinh nghiệm dân gian, đã cứu được vô số người còn hơn là để họ chết giữa đường khi chưa kịp tới nhà thương. Nhiều trường hợp tới bệnh viện cũng không chữa được hoặc có chữa được cũng phải qua một thời gian dài tập luyện cực kỳ vất vả.
Nếu răng cắn chặt không đổ thuốc được: thì dùng phèn chua + muối rang, 2 vị bằng nhau, tán mạt, chà vào hàm răng thì nước miếng sẽ chảy ra, chỉ một lúc sau là răng sẽ tự mở ra được.
Sau khi day ấn huyệt Dũng Tuyền và cho uống thuốc mà chưa tỉnh dậy, lật tức hãy dùng ngay phương pháp chích lể và nặn máu bầm ở các huyêt sau đây:
1. Huyện Thập Tuyên ( ở đỉnh cao nhất của 10 đầu ngón tay)
2. Huyệt Khí Đoan (ở đỉnh cao nhất của 10 đầu ngón chân)
3. Huyệt Ấn Đường (nằm giữa 2 chân mày)
Sau khi chích lể các huyệt, chỉ trong giây lát là tỉnh lại.
Phải làm ngay để cứu sống:
Bất kể ai, bất kỳ lúc nào, hễ gặp người bị stroke (bị trúng gio` ngất xỉu) thì lập tức lấy một cây cứng, như đầu quản bút…, day ấn mạnh vào huyệt dũng tuyền dưới lòng bàn chân. (Chia bàn chân làm 3 phần, huyệt ở chỗ trũng 1/3 từ trên xuống, thẳng kẽ ngón chân 2 và 3) sẽ làm bệnh nhân hồi tỉnh lại rất mau chóng). (xem hình cuối sách)
Nếu bệnh nhân tự mình còn có thể day ấn hãy đạp chân vào góc nhọn cạnh giường hay bàn ghế, rồi xoa mạnh 2 bàn tay và các đầu ngón tay. Làm như vậy chỉ trong mấy phút có thể trờ lại bình thường, tránh được chứng ngất xỉu hay bại liệt. Khá nhiều người không biết cách đề phòng nên đã bị chết hay bại liệt.
Nếu bệnh nhân đã bị hôn mê rồi thì người khác phải day ấn huyệt dũng tuyền như trên cho họ, đồng thời giã gừng sống vắt lấy nước cốt, chừng nửa ly nhỏ, pha với đồng tiện, 2 vị bằng nhau, cho uống. (Đồng tiện là nước tiểu bé trai 5-6 tuổi trở xuống, nếu không tìm được con nít thì lấy của người lớn cũng được, nhưng không hay bằng con nít, nên bỏ bớt đợt đầu và cuối đi, cũng có thể dùng giấm chua hay rượu mạnh thay thế nhưng ít công hiệu hơn). Việc làm này tuy không hợp vệ sinh, nhưng thực tế kinh nghiệm dân gian, đã cứu được vô số người còn hơn là để họ chết giữa đường khi chưa kịp tới nhà thương. Nhiều trường hợp tới bệnh viện cũng không chữa được hoặc có chữa được cũng phải qua một thời gian dài tập luyện cực kỳ vất vả.
Nếu răng cắn chặt không đổ thuốc được: thì dùng phèn chua + muối rang, 2 vị bằng nhau, tán mạt, chà vào hàm răng thì nước miếng sẽ chảy ra, chỉ một lúc sau là răng sẽ tự mở ra được.
Sau khi day ấn huyệt Dũng Tuyền và cho uống thuốc mà chưa tỉnh dậy, lật tức hãy dùng ngay phương pháp chích lể và nặn máu bầm ở các huyêt sau đây:
1. Huyện Thập Tuyên ( ở đỉnh cao nhất của 10 đầu ngón tay)
2. Huyệt Khí Đoan (ở đỉnh cao nhất của 10 đầu ngón chân)
3. Huyệt Ấn Đường (nằm giữa 2 chân mày)
Sau khi chích lể các huyệt, chỉ trong giây lát là tỉnh lại.
Nếu bệnh nhân tự mình còn có thể day ấn hãy đạp chân vào góc nhọn cạnh giường hay bàn ghế, rồi xoa mạnh 2 bàn tay và các đầu ngón tay. Làm như vậy chỉ trong mấy phút có thể trờ lại bình thường, tránh được chứng ngất xỉu hay bại liệt. Khá nhiều người không biết cách đề phòng nên đã bị chết hay bại liệt.
Nếu bệnh nhân đã bị hôn mê rồi thì người khác phải day ấn huyệt dũng tuyền như trên cho họ, đồng thời giã gừng sống vắt lấy nước cốt, chừng nửa ly nhỏ, pha với đồng tiện, 2 vị bằng nhau, cho uống. (Đồng tiện là nước tiểu bé trai 5-6 tuổi trở xuống, nếu không tìm được con nít thì lấy của người lớn cũng được, nhưng không hay bằng con nít, nên bỏ bớt đợt đầu và cuối đi, cũng có thể dùng giấm chua hay rượu mạnh thay thế nhưng ít công hiệu hơn). Việc làm này tuy không hợp vệ sinh, nhưng thực tế kinh nghiệm dân gian, đã cứu được vô số người còn hơn là để họ chết giữa đường khi chưa kịp tới nhà thương. Nhiều trường hợp tới bệnh viện cũng không chữa được hoặc có chữa được cũng phải qua một thời gian dài tập luyện cực kỳ vất vả.
Nếu răng cắn chặt không đổ thuốc được: thì dùng phèn chua + muối rang, 2 vị bằng nhau, tán mạt, chà vào hàm răng thì nước miếng sẽ chảy ra, chỉ một lúc sau là răng sẽ tự mở ra được.
Sau khi day ấn huyệt Dũng Tuyền và cho uống thuốc mà chưa tỉnh dậy, lật tức hãy dùng ngay phương pháp chích lể và nặn máu bầm ở các huyêt sau đây:
1. Huyện Thập Tuyên ( ở đỉnh cao nhất của 10 đầu ngón tay)
2. Huyệt Khí Đoan (ở đỉnh cao nhất của 10 đầu ngón chân)
3. Huyệt Ấn Đường (nằm giữa 2 chân mày)
Sau khi chích lể các huyệt, chỉ trong giây lát là tỉnh lại.
shared https://tinhduyen.wordpress.com/2015/11/
Bài thuốc giải cảm
Chia sẻ từ FB chị Nguyen Binh
1. Lấy toàn bộ rễ, thân, lá của cây tía tô, 2 lóng tay gừng rửa sạch đập dập, cho vào nồi đun lấy nước cốt. Pha chút nước lạnh vào bột sắn dây cho tan sắn dây rồi chế nước cốt tía tô + gừng vào quậy cho sánh. Cuối cùng cho tương Tamari vào uống nóng, trùm chăn cho ra mồ hôi.
1. Lấy toàn bộ rễ, thân, lá của cây tía tô, 2 lóng tay gừng rửa sạch đập dập, cho vào nồi đun lấy nước cốt. Pha chút nước lạnh vào bột sắn dây cho tan sắn dây rồi chế nước cốt tía tô + gừng vào quậy cho sánh. Cuối cùng cho tương Tamari vào uống nóng, trùm chăn cho ra mồ hôi.
2. Lấy 1 nắm lá trà bancha, ½ trái chanh muối lâu năm, đem đun lên khoảng 15 phút lấy nước cốt rồi làm tương tự như trên.
3. Lấy 1 lòng đỏ trứng gà ta, có trống càng tốt, quậy cùng với tương Tamari uống nếu 2 cách trên kia không hiệu quả thì cách thứ ba này là giải độc toàn thân chứ không chỉ giải cảm nhé
CHIA SẺ PHƯƠNG PHÁP HÓA GIẢI VIÊM HỌNG AMIDAN MÃN TÍNH -PHẦN I
LINK PHẦN II:
PHẦN 1: LỤC LẠI HỒ SƠ BỆNH TẬT
[Mình viết chi tiết để mọi người thật rõ, mình là một người có nhiều bệnh nhỏ. Sức khỏe hao hụt là từ những cái bệnh nhỏ nhỏ này mà ra.]
Mình là một đứa trẻ ốm yếu ngay từ lúc bé thơ.
Ngày còn bé chưa đầy 2 tuổi, trong đợt lên sởi, chị Giang ở nhà trông em không biết lại cõng mình ra sân đình chơi. Trúng gió, bệnh sởi biến chứng chạy vào mắt. Nếu không có một bác sĩ tên Hải – thì mình đã mù từ hồi đấy. Từ đó đến giờ, mỗi lần ngồi nhổ tóc sâu cho mẹ, mẹ vẫn nhắc về vị ân nhân đã cứu đôi mắt của mình một cách hoàn hảo. Thế là, 2 tuổi – mình đã đụng dao kéo mổ xẻ.
Lớn thêm một chút xíu nữa, mình bị hen suyễn. Đây là quãng thời gian mình nếm mùi khổ cực của kháng sinh và vẫn còn giữ mãi kí ức đến bây giờ. Khi cơn hen lên, không thở được, mẹ phải tìm đủ cách để giúp. Cứ ai mách lá gì, cây nào uống đỡ là mẹ đi tìm. Nhiều lần cơn hen lên ban đêm, mẹ phải chạy ra bờ rào hái ngọn cỏ hôi về giã ra rồi vật ngửa mình ra kẹp chặt bằng đùi, mặc cho mình khóc lu loa, mẹ bắt uống cho hết bát thuốc mới thả ra.
Kí ức tháng ngày bé thơ của mình hồi đó là phải uống những viên thuốc kháng sinh màu vàng cực kì đắng, đắng nghét. Những viên thuốc kí sinh ấy mua theo lọ chứ không đựng trong vỉ bạc như bây giờ. Mỗi lần uống thuốc là mỗi lần mình bần thần cả người. Trẻ con không thích vị đắng. Thuốc này cực kì đắng. Mỗi lần uống xong mình phải cho thìa đường vào miệng. Cho nên, lúc nào mà mẹ không ở bên, mình lén đổ thuốc đi dưới gốc cây quất sau hồi nhà. Nhưng mẹ đều biết.
Kỉ niệm thời 3-4 tuổi của mình là những buổi “ngồi thiền” bên viên thuốc, bên cốc nước. Mình nhìn viên thuốc, nhìn sang cốc nước, cứ ngồi lặng yên đó. Mặc cho mẹ hết chăn lợn, chăn gà, đi qua đi lại giục uống. Mỗi lần uống 1 viên thuốc hết đúng 30 phút. Và dù là 1 viên thuốc nhỏ mình cũng phải tu 1 cốc nước to.
Mình sợ thuốc từ lúc còn bé tí như thế.
Và mình phải dùng kháng sinh từ lúc còn bé tí như thế.
Cho đến khi vào lớp 1, cũng chẳng còn nhớ mẹ cho mình ăn cái gì mà bệnh hen suyễn của mình hết hẳn. Vì mẹ nghe người ta bảo nếu không chữa được thì sau 6 tuổi nó sẽ thành mãn tính, theo mình đến hết đời. Một bà mẹ thương con cứ ai mách thuốc gì là mẹ tất tả đi tìm, đi mua, về ép mình uống. Chỉ còn nhớ những năm tháng mình khỏe hơn không bị ho hen hành hạ, mẹ ngâm cơm rượu nếp – chuối tây chín – trứng gà, để ngấm 1 năm rồi cho mình ăn mỗi ngày 1 bát.
Mình hết bệnh hen suyễn nhưng sau này mình vẫn dị ứng đặc biệt những mùi: xăng dầu, thuốc lá, thuốc tẩy sàn, khói than. (Thực ra với mình, mùi cục cứt còn dễ ngửi hơn mấy mùi này, kkkk). Chỉ cần ngửi mùi mấy thứ đó là mình ngộ độc, không thở được, đau đầu quay cuồng, một dạng như ngộ độc không khí vậy. Nếu đứng bên bếp than chừng 5 phút là chắc chắn mai có đàm ở họng. Bên phổi nặng nề đau nhói.
Hết hen suyễn, thế là cuộc đời sau tuổi lên 6 êm ái đi qua
Nhưng không được bao lâu…
Đó là một dịp khám tổng quát cho toàn bộ học sinh lớp 3, bác sĩ đã viết trong bệnh án của mình là viêm amida hốc mủ.
Mình còn nhớ mãi buổi chiều buồn bã ấy, mình đem sổ bệnh nhân về cho mẹ. Mẹ đọc xong, bắt mình há miệng thật to, mẹ cầm đèn soi vào. Rồi mẹ thở dài, lặng lẽ.
Mỗi năm, cứ tới đợt giao mùa là mình sốt, chuẩn bị sốt là có triệu chứng đau họng, đau họng vài hôm là bốc sốt. Cả nhà bảo mình là cái máy dự báo thời tiết.
Lúc đó ngay đầu sống mũi, giữa hai chặn lông mày của mình nổi 1 đường gân xanh lè. Phần cổ tay ngửa lên cũng có gân xanh lè. Người ta chỉ cần nhìn vào là biết hệ hô hấp mình kém. Sau này khi cơ thể mình khỏe, những sợi gân đó biến mất.
Mẹ chỉ bảo mình amidan là cơ quan phòng bệnh tốt nhất cho cơ thể, nên không cắt. Hơn nữa, amidan của mình có hai chân nằm sâu bên trong của hai thành vách, không cắt được. Mẹ không nói việc đi cắt amidan nên nghiễm nhiên mình không bao giờ có ý nghĩ là phải cắt bỏ chúng đi. Đành sống chung vậy.
Amidan hốc mủ khiến mẹ mình trở thành bà mẹ vất vả. Mỗi năm mình sốt vài lần, mỗi lần sốt là kéo dài 7 ngày. Mình có thể đau họng bất cứ mùa nào, kéo theo sốt bất cứ lúc nào. Mủ trong họng buổi sáng khạc ra nhiều, có mùi hôi rình. Soi gương thấy amidan có những cái hốc như những cái ổ gà trên đường vậy.
Mình siêu nhạy cảm thời tiết, với nước đá, bụi đường, khói xe. Gió mùa mặc hơi phong phanh là mình sốt ngay.
Và từ 9 tuổi, để đối phó với những cơn sốt liên miên, viêm họng, mẹ cứ gọi y tá làng. Y tá làng tiêm kháng sinh, cho uống thuốc con nhộng, tới penicillin từ liều thấp tới liều cao.
Từ 9-18 tuổi, mỗi năm mình uống không biết bao nhiêu penicillin, đơn vị thuốc ở liều gấp đôi, gấp ba người thường.
Người mình không to béo, da luôn xanh xanh, hệ tiêu hóa cực kém. Mình nhớ mãi những tháng ngày cách đây 15 năm, mình học lớp 9. Nhiều ngày liên tục mình không ăn cơm, chỉ ăn mì luộc với rau. Lúc đó hệ tiêu hóa cảm tưởng như ngừng hoạt động vì không đói trong nhiều ngày. Không ai nghĩ là vì gan mình đã bị hành hạ thuốc tây bao nhiêu năm như thế nên kéo theo cả hệ tiêu hóa cũng tàn tạ.
Sau 18 năm dùng kháng sinh liều cao liên tục, gan mình bị suy yếu, hệ ruột yếu. Do bởi mình đã “xài quá lố” và khiến nội tạng hết hạn sử dụng mau quá.
Trước khi ăn thực dưỡng, mình không phải là cô bé thích ăn cơm.
Mình lại càng không phải là người khỏe mạnh.
Sức khỏe mình cứ thế cho tới khi mình rời quê vào Sài Gòn
p/s: Vì dài quá nên mình chia hai phần cho dễ đọc. Người bây giờ ít ai kiên nhẫn để đọc dài. Tất nhiên, trừ việc bạn bị bệnh, còn nếu bệnh chưa hỏi thăm, mình nghĩ họ đọc được 50 chữ đầu rồi lướt qua.
Tịnh Duyên
PHẦN 2: CÁCH HÓA GIẢI VIÊM HỌNG NHỜ THỰC DƯỠNG
Kinh nghiệm hóa giải ngay khi có dấu hiệu thoái hóa đốt sống cổ
(Thực ra mình chưa bị “bệnh” hẳn mà chỉ là có dấu hiệu thoái hóa đốt sống cổ, bác sĩ nói nếu không hóa giải kịp thì sẽ tích thành bệnh rất nhanh)
Mình tự nhận mình là một người trẻ, mới đi hết ½ cuộc đời chứ bao nhiêu?
Thế mà một sáng kia, mình thức dậy với cái cổ cứng đơ, không thể xoay sang bên phải hay bên trái. Lại càng không thể gập cổ xuống hay ngửa cổ lên. Muốn ngoái cổ nhìn thì phải xoay cả người. Con đường từ nhà đến chỗ làm chỉ có 5.5km, đạp xe giữa cánh đồng lúa xanh mơn mởn mà lòng đầy ưu phiền.
Những vọng tưởng liên miên trỗi lên khiến cả ngày mình không đọc được bản thảo sách. Vì là một người đang học Phật pháp, mình thật không muốn tâm tư cứ phiền não mãi về dấu hiệu của bệnh tật thế này. Nhiều năm ăn chay, có khi mình cũng chăm chỉ tập thể dục đều đặn. Đi bộ, đạp xe, thể duc thẩm mỹ hay yoga đều tập qua nhưng không kiên trì vì tính lười biếng, trễ nải bao kiếp chưa khắc phục được.
Mình biết nguyên nhân khiến mình bị “đơ cổ” là xuất phát từ việc ăn uống và hoạt động thể chất.
Mình biết nguyên nhân khiến mình bị “đơ cổ” là xuất phát từ việc ăn uống và hoạt động thể chất.
Mình tự cảm nhận rằng đối với bản thân mình thì “tu ăn là khó nhất”. Thời điểm ấy, hoàn cảnh sống của mình khá “sướng” dưới góc nhìn của bạn bè. Cơm chay ăn tại chỗ làm do người khác nấu, đầy đủ ngày ba bữa, đồ ăn vặt không lúc nào thiếu. Nhà chỉ là chỗ để về ngủ. Chính vì cái sự sung sướng ấy nên lại càng lười biếng. Dù biết cơ thể mình không thích ứng được đồ chiên, món xào nhiều dầu mỡ, hạt nêm, mì chính và nấu mặn. Nhưng mình vẫn cứ mặc kệ, nghĩ đơn giản là ăn để sống thôi. Trên bàn chay hàng ngày các món mặn đều hoặc kho, hoặc xào, hoặc chiên đầy dầu, canh thì luôn ngập mì chính. Song phải công nhận sức hấp dẫn của đồ ăn lớn lắm, và cái tính ham ăn, thèm ăn lúc ấy làm mờ tâm trí của mình. Đôi khi, không biết ăn gì thì mình tự làm một lọ muối vừng – lạc đem sẵn, cơm chỉ chọn rau luộc, hoặc tự vào bếp luộc 1 đĩa rau để ăn cùng muối vừng. Một thời gian vài tháng mình cứ ăn như vậy. Cơ thể suy nhược tới nỗi có lúc mình bị tụt huyết áp. Vì ăn phải thức ăn nhiễm mì chính, hạt nêm nên đầu óc luôn căng thẳng, mơ mơ hồ hồ, nhức mỏi. Có những sáng tinh mơ đi 1 mình ra chợ mà tự hỏi có khi nào mình ngã giữa đường không?
Mình thích hoạt động. Nhưng giữa cái thích với thực hành nó khác xa nhau nhiều lắm. Một ngày mình dính chặt bên máy tính từ 8-12 giờ đồng hồ. Mắt luôn luôn nhìn vào chữ, chữ và chữ. Đôi khi vì một dịp đặc biệt được đi ra ngoài viết bài thì hôm ấy coi như được quà. Da của mình luôn xanh, nhìn không thấy sự khỏe mạnh. Thân thể bị nóng trong. Do mắt làm việc quá nhiều, đến nỗi một thời gian mắt nổi những gân máu đỏ, lúc nào cũng muốn sụp mi xuống, người luôn nóng bừng bừng ở trong. Cảm giác mệt mỏi luôn thường trực.
Việc học Phật không thể kể trên giấy, càng không phải để đem ra bình luận, đánh giá, khoe khoang mà phải là sự trải nghiệm, thực hành ở trong cuộc sống của bản thân. Lúc đọc những lời pháp vàng ngọc, mình thấy “hay lắm, thấm lắm” nếu có khuyên ai cũng “nói tự tin” lắm. Thế nhưng tới “bài thi” của bản thân, mình mới thấy mình dở. Tâm vọng tưởng không ngừng, y như con vượn chuyền cành vậy.
Mình đánh mất vài ngày vọng tưởng như vậy rồi mới quyết định đi khám bác sĩ xem sao. Dù bệnh viện không phải là nơi mình thích đến nhưng mỗi năm mình vẫn đi khám tổng quát một lần. Lần này chỉ khám phần cổ. Kết luận thật bi đát, mình có dấu hiệu thoái hoái đốt sống cổ từ số 4-số 6.
Mình đánh mất vài ngày vọng tưởng như vậy rồi mới quyết định đi khám bác sĩ xem sao. Dù bệnh viện không phải là nơi mình thích đến nhưng mỗi năm mình vẫn đi khám tổng quát một lần. Lần này chỉ khám phần cổ. Kết luận thật bi đát, mình có dấu hiệu thoái hoái đốt sống cổ từ số 4-số 6.
Bác sĩ mình quen qua một người chị tốt trên FB nói rằng mình không cần uống thuốc, chỉ cần tập động tác vẫy tay ngày 1000 cái, một tuần là hết. Rồi bác kê toa cho mình bài thuốc bổ, nói mình về tự cắt uống để phục hồi cơ thể, điều hòa thân nhiệt.
Dấu hiệu thoái hóa đốt sống cổ là cú sốc đầu tiên dẫn mình từ ăn chay thường chuyển sang ăn chay theo phương pháp thực dưỡng.
Việc đầu tiên từ bệnh viện trở về nhà là mình lên mạng kiếm bài tập vẫy tay và bài tập động công& tĩnh công của thầy Đỗ Đức Ngọc trên youtube.
Mình tập theo một số động tác trong video này. Sau đó mình không đi xe máy nữa, quyết định đạp xe đạp đi làm hoàn toàn. Lúc trước mình đi xe máy, xe đạp xen kẽ cho quãng đường hai chiều 11km từ cơ quan về nhà.
Việc ăn là khó nhất, vì tính tham nó mạnh lắm, hehehe. Mình mua gạo lứt và đồ dưỡng sinh về nhà tự nấu. Mình tìm hiểu về phương pháp thực dưỡng từ năm 2009, nhưng từ 2009 đến thời điểm đó, mình ăn đứt đoạn, như người ăn chay đụng (đụng đâu ăn đó) vậy.
Khi bị bệnh, mình mới ăn trở lại, kiếm sách đọc. Lúc đó mình đọc kiến thức từbepthucduong.com là chính vì công việc luôn online trên mạng.
Mỗi ngày đi làm, mình mang thố cơm nhỏ cùng đồ ăn vặt (chủ yếu là khoai lang hấp hay vài cái bánh áp chảo). Mọi người không biết thì bảo mình “Nó đang tiết kiệm phước”. Thực ra là vì bệnh nên mới chăm ngoan thôi.
Nhưng đối với bản thân mình, cái ăn cái uống thật là có sức hấp dẫn. Vốn là người thích nấu nướng, thấy đồ ngon bày đầy trên bàn, thế nào cũng muốn học theo, nếm thử để xem họ làm từ cái gì… Nhất là cái món lẩu chay có chân nấm nêm tẩm gia vị ăn béo và dai dai, rất ngon. Gặp món lẩu này, mình vẫn nhào vào ăn khí thế. Chính vì thế, lúc đó mình chưa ăn chay thực dưỡng chặt chẽ. Bún, hủ tiếu, bánh canh vốn là món ưa thích của mình. Rất khó cưỡng lại khi có người rủ rê đi ăn những món nước này. Chỉ cần bị hai cái tác động là tặc lưỡi đi liền. Ăn về thế nào cũng có lần xỉn vì hạt nêm. Nhưng chưa “sợ” đâu. Cứ lâu lâu lại đi giải quyết cơn thèm ăn, ăn về lại vật vỡ. Vậy mà khi ấy chưa chừa.
Và mình bắt đầu trở lại sở thích uống trà từ ngày sống “không gia đình”. Mình tự chế trà cho mình, làm thành món trà bổ não và bổ mắt để cứu đôi mắt mệt mỏi của bản thân. Nhân lúc đó một người bạn đồng tu tặng chai dầu mè nhà tự làm, mình dùng thêm dầu mè tra mắt hàng ngày. Kiên trì một tháng, đôi mắt và cái đầu đã trở lại trạng thái cân bằng.
Còn làm sao để hết triêu chứng “cứng cổ”, đau nhức cổ chỉ trong một tuần? Mình vừa tập vẫy tay vừa tập yoga. Yoga tự tập một tiếng vào buổi sáng theo ông thầy Kamal trên youtube với 13 bài tập cơ bản đơn giản. Tập vẫy tay và yoga hai ngày thì cổ hết đơ.
Cảm giác cổ hết đơ nó sung sướng lắm, heheeh. Bạn nào đã trải qua thì sẽ thấm cảm giác này.
Sau đó, mình còn tìm hiểu về diện chẩn của thầy Lý Phước Lộc. Tuy nhiên cái này tự học, nên mỗi ngày xem video học một chút. Mình thử nghiệm với bản thân mình và vài người bạn mình. Mình thích cái này vô cùng, còn thích tìm hiểu cây thuốc nam nữa bên cạnh tìm hiểu về thực phẩm.
Sau khi cái cổ linh hoạt lại, đầu – mắt điều hòa, tuy vẫn bị thân nhiệt, nhưng khi ấy mình tự nhận ra rằng “bài thi” này mình đã rớt. Nhưng bù vào đó mình được bài học. Mình cảm thấy phải biết yêu thương cơ thể mình hơn, biết trân trọng sự sống mà cha mẹ và cuộc đời đã ban cho mình. Tự nhận ra cái điều đơn giản mà bấy lâu nay tâm trí mình bị mù, rằng “đừng trao số phận và sức khỏe của mình vào tay người khác”.
Trong khi mình vốn hay nói mình biết cơ thể mình nó thế nào, ăn kiểu gì thì thích hợp nhưng mình lại chẳng quan tâm nó, yêu thương nó một cách có trí tuệ.
Mình mới ăn chay theo phương pháp thực dưỡng được khoảng 1 năm thôi. Cảm nhận đầu tiên là làm việc được nhiều hơn thời gian trước, khả năng tập trung tốt, nhất là lại không béo bụng (cười sung sướng một cái), tế bào khỏe hơn (nên ăn cái gì không hạp là nó phản ứng cho mình biết mà thải độc liền). Vấn đề tu tập, tự bản thân mỗi người cảm nhận. Nhưng chắc chắn là khi bước chân vào con đường ăn chay thực dưỡng, mình đã gặp nhiều bồ tát lắm. Tâm luôn tràn đầy niệm cảm ân. (Bồ tát là cách gọi cung kính khi mình nhớ về những người mình đã gặp, đang gặp và sắp gặp)
Mình mới ăn chay theo phương pháp thực dưỡng được khoảng 1 năm thôi. Cảm nhận đầu tiên là làm việc được nhiều hơn thời gian trước, khả năng tập trung tốt, nhất là lại không béo bụng (cười sung sướng một cái), tế bào khỏe hơn (nên ăn cái gì không hạp là nó phản ứng cho mình biết mà thải độc liền). Vấn đề tu tập, tự bản thân mỗi người cảm nhận. Nhưng chắc chắn là khi bước chân vào con đường ăn chay thực dưỡng, mình đã gặp nhiều bồ tát lắm. Tâm luôn tràn đầy niệm cảm ân. (Bồ tát là cách gọi cung kính khi mình nhớ về những người mình đã gặp, đang gặp và sắp gặp)
Nếu ăn thực dưỡng mà kết hợp tập yoga, tọa thiền hay lễ Phật “năm vóc thiết tha” thì không những thân khỏe mạnh mà tâm cũng an. Trí tuệ vì thế ngày càng mở ra… Mở đến đâu thì tùy thiện căn, phước đức, nhân duyên của mỗi người.
Đây là sự trải nghiệm thực tế từ bản thân mình, nếu ai có dấu hiệu thoái hóa đốt sống cổ như mình, thì tùy duyên tham khảo cách của mình nhé! Chúng ta sẽ khỏe mạnh đến khi “trở về nhà” nếu chúng ta biết yêu thương cơ thể chúng ta bằng trí tuệ.
Mình còn trẻ lắm, mới đi nửa cuộc đời thôi!
Tịnh Duyên
Tịnh Duyên
No comments:
Post a Comment