Tuesday, January 26, 2016

vulture or phoenix:(

http://www.tinparis.net/thoisu11/2011_03_01_CarinaKenKenhoiDoanhnhanVKBoatPeople_NthiUtChau.html

Lời Tác Giả: Bài viết này nhằm vạch mặt Carina Oanh Hoàng (hay còn gọi là Carina Oanh Oanh) la 1 “thuyền nhân Việt Kiều” mà báo Người Việt đã và đang “lăng-xê” (promote) ráo riết vì lý do thương mại mà hai bên đã thỏa thuận chia chác trong việc rao bán một cuốn sách nói về thuyền nhân VN. Cuốn sách mang cái giá “thét ra lửa, mửa ra tiền” (khoảng $50/cuốn) vì họ biết rằng chủ đề “thuyền nhân” sẽ rất ăn khách, nó đánh động lòng trắc ẩn của dân tị nạn thì “móc túi” $50 nào có khó khăn gì ? Rốt cuộc thì chỉ có hơn 2 ngàn nấm mộ hoang phế đang nằm hiu quạnh ở đảo Kuku (Indonesia) là chẳng được hưởng lợi lộc gì từ chuyện kinh doanh và phát hành sách này của Carina và báo Người Việt.

Carina là một “thuyền nhân tị nạn CS” 15 tuổi đến Hoa Kỳ từ năm 1980. Theo lời kể của chính Carina cho phóng viên báo Việt Cộng VietnamNet thì cô ả 
“về VN lần đầu tiên vào năm 1987, sau đó về mỗi năm”, rồi về hẵn luôn để kinh doanh với VC từ năm 1996 và hiện nay Carina vẫn còn tiếp tục điều hành doanh nghiệp dưới cái tên đăng bộ ở VN là “Royal Blue Training & Consulting” mà Carina đã dịch ra tiếng Việt là “Vương Thanh”. Carina còn là Hội Viên chính thức của cái mà VC gọi là “Hiệp Hội Doanh Nghiệp người VN ở nước ngoài” (hay “Hội Doanh Nhân Việt Kiều”) từ ngày 15/6/2005 khi cô tham gia học tập Nghị Quyết 36 trong buổi hội nghị của đám lâu la “bưng bô cho VC” này với tên Trần Quang Hoan, Phó Chủ Nhiệm “Ủy Ban về người VN ở nước ngoài”. Rồi khi “mèo mã gặp gà đồng”, Carina vớ được một lão Úc già và gá nghĩa cùng gã khi gặp gã ở VN. Nhờ vậy Carina được phép nhập cảnh Úc. Nhằm “lập lừa đánh lận con đen” và cũng để che giấu quá khứ của mình, Carina luôn nhận mình là “thuyền nhân ở Úc” hoặc “Úc là quê hương thứ hai của tôi” (Thật là “xui” cho đồng bào tị nạn ở bên Úc !). Xin mời độc giả theo dõi bài viết dưới đây để biết bộ mặt khoác lác và xảo quyệt của con kền kền Carina. 


[B]
Mấy tháng nay tôi nghe và thấy báo Người Việt làm một chiến dịch quảng cáo rất rầm rộ cuốn sách nói về thuyền nhân VN của Carina Oanh Hoàng (có báo VC gọi cô là Carina Oanh Oanh). Gần đây tôi còn được biết thêm là cả báo Người Việt và Little Saigon Tivi đồng bảo trợ cho buổi ra mắt sách sắp tới của Carina. Đã sống lâu ở hải ngoại, ai cũng có thể hiểu rằng những sự kiện như thế này bao giờ cũng có dính líu đến chuyện chia chác lợi nhuận hoặc huê hồng giữa các phe liên hệ, nhất là khi Carina là một cá nhân, chứ không phải là một hội đoàn bất vụ lợi (non-profit organization). Cả báo Người Việt lẫn Little Saigon Tivi sẽ không dại gì làm chuyện quảng cáo không công cho Carina mà không được “chấm mút” gì. Và cũng vì chiến dịch quảng cáo rầm rộ này mà tôi bắt đầu hồ nghi và tìm hiểu sâu xa hơn.
Thực ra thì chuyện Carina đi tìm mộ thân nhân ở đảo Kuku đã được ông Ngô Nhân Dụng viết trên báo Người Việt từ năm 2009. Lúc ấy tôi có lên Internet truy cập và đọc được cái “résumé” do chính Carina viết và đăng trên website của cô. Tiện tay tôi đã bấm “Print” để in ra lưu giữ cái “résumé” này. Nhờ vậy mà bây giờ tôi vẫn còn có được cái gọi là “professional profile” mà chính Carina đã viết về mình như sau:

Carina's Professional Profile
Home | Introduction | Journey | Memoirs | Forum | Contact
CARINA OANH HOANG
23/152 Great Eastern Highway, Ascot, WA 6104
Tel: (08) 94773138 Mobile: 0407787287
Email: carinahoang@hotmail.com

Professional experience
Carina has been in the marketing and human resources management sector for more than 18 years. In her extensive corporate experience she has held senior management positions in the semiconductor, bio-tech, technical equipment, and healthcare industries.

Professional qualifications
MBA – California States University of Pomona, USA
BA (Chemistry) – Rosemont College, Pennsylvania, USA

Previous management positions
Director-Owner (Royal Blue Training and Consulting) - Vietnam
Business Development Manager (Franco-Vietnamese Hospital) - Vietnam
HR/Administration Manager (Beechrow Vietnam Pty. Ltd.) - Vietnam
Market Development Manager (Copeland International) – Vietnam
Operations Manager (Advanced Cleanroom Microclean) – California, USA
Retail Business Owner (Treasured Twice) – California, USA

Thế nhưng bây giờ thì tôi không còn thấy cái “résumé” này trên website của Carina nữa. Có lẽ cô ta đã gỡ nó xuống để tránh bị “thiên hạ” dòm ngó đến quá trình làm ăn với VC của cô ta chăng ? Dĩ nhiên ! Muốn bán sách thật chạy cho dân tị nạn VN thì phải giấu ém nhẹm cái “sơ yếu lý lịch” không được sáng sủa này. Chẳng hay báo Người Việt hay Little Saigon Tivi đã “cố vấn” cho cô ta làm điều này ?

Thực ra thì cộng đồng người Việt tị nạn ở hải ngoại không còn lạ gì với chuyện bọn “Việt Kiều Doanh Gia” (xưa là thuyền nhân) nhưng nay đã đón gió trở cờ quay về VN làm ăn hay hát xướng với VC. Đó là quyền tự do mà họ đã sẵn sàng đánh đổi cả mạng sống trên đầu sóng ngọn gió để đạt được bằng mọi cách, mọi phương tiện trên cả những chiếc thuyền thô sơ nhất. Vậy thì họ cứ việc thực hiện cái quyền tự do ấy. Sẽ không ai thèm chống đối hay biểu tình nếu họ chịu im miệng và lẳng lặng về VN làm việc hay buôn bán với bọn VC, miễn là họ đừng có những lời lẽ tâng bốc hèn hạ để “bưng bô” cho VC như tên luật sư thân cộng Nguyễn Hữu Liêm đã làm (tác giả xin được phép dùng lại những từ “bưng bô cho VC” mà Luật sư Lê Duy San đã dùng trong một bài viết rất hay của ông).

Cũng vậy thôi, nếu Carina cứ lẳng lặng buôn bán và làm hội viên của Hội Doanh Gia Việt Kiều thì sẽ không có bài viết ngày hôm nay, và sẽ không ai thèm để ý đến cô. Thế nhưng Carina không muốn như vậy. Cô muốn tạo ra tiếng tăm cho chính mình, sao cho thật “nổi” và “popular” không thua gì MC Kỳ Duyên trong cộng đồng người Việt tị nạn hải ngoại để còn góp tay với “người ta” mà “triển khai” cái Nghị Quyết 36 của VC nữa chứ ! Xin được nói rõ thêm :

Cùng với cái nôm na gọi là “Hội Doanh Nhân Việt Kiều”, Carina Oanh Hoàng đã tham dự một buổi họp riêng với Trần Quang Hoan, Phó Chủ Nhiệm Ủy Ban về Người VN ở nước ngoài” (viết tắt là UB VNVNONN) vào ngày 15/6/2005. Trong buổi hội nghị chỉ dành riêng cho các doanh nhân lâu la này (được tổ chức tại Khu Du Lịch Sinh Thái “Làng Tôi”), Trần Quang Hoan đã tuyên bố: “Đánh giá sơ bộ một năm thực hiện NQ 36 của Đảng và Chương trình hành động của Nhà nước, các Bộ-ban-ngành cũng đã có những bước chuyển, cụ thể hóa NQ 36 ở nhiều lĩnh vực …”

Trần Quang Hoan tiếp tục nhấn mạnh :

 “Chúng ta quyết tâm thực hiện NQ 36 bằng những biện pháp cụ thể. Vai trò của các anh chị Việt kiều đã và đang về nước làm ăn sinh sống rất quan trọng trong công tác đối với NVNONN. Nhà nước đang tạo điều kiện để các anh chị về nước làm ăn thuận lợi, hiệu quả. Các anh chị vừa là những người vừa biết bên ngoài, vừa am hiểu bên trong, nên các anh chị sẽ là “cầu nối” giữa Nhà nước Việt Nam đối với đồng bào đang sinh sống ở nước ngoài mà ít có dịp về nước. Lời nói của chính các anh chị sẽ có sức thuyết phục hơn. Chúng tôi mong muốn các anh chị thực sự đoàn kết thống nhất khi về nước làm ăn và làm ăn hiệu quả. Điều đó sẽ giúp chúng tôi rất nhiều trong công tác. Bản thân tôi về công tác ở UB VNVNONN, tôi nhận thấy đây là một công việc hấp dẫn, nhưng để làm tốt công tác đối với gần 3 triệu kiều bào đang sinh sống ở nước ngoài cũng có nhiều thách thức. Tôi mong được sự hỗ trợ giúp đỡ của các anh chị.

Để hưởng ứng lời kêu gọi của Trần Quang Hoan, Việt Kiều Carina Oanh Hoàng đã “phát biểu” trong hội nghị năm 2005 này như sau:

Tôi tên là Carina Oanh Hoàng, Việt kiều Mỹ. Thành viên mới gia nhập Hiệp hội ngày hôm nay. Tôi về VN sống và làm việc hơn 8 năm. Tôi có thành lập công ty trách nhiệm hữu hạn (TNHH) chuyên về đào tạo và tư vấn quản trị kinh doanh, an toàn lao động… Công việc của chúng tôi tiến triển tốt.Nguyện vọng của tôi trong tương lai là muốn thành lập một công ty 100% vốn nước ngoài họat động trên lĩnh vực đào tạo. Hiện nay trên lĩnh vực đào tạo thì Nhà nước đề nghị liên doanh. Tôi nghĩ, nếu Nhà nước mở ra cho công ty 100% vốn nước ngoài được họat động trên lĩnh vực đào tạo thì sẽ có rất nhiều người về VN quan tâm đến lĩnh vực này.”

Thế đấy ! Nguyện vọng thực sự của Carina trong tương lai là muốn bỏ vốn 100% để làm ăn với VC trong lãnh vực đào tạo, chứ nguyện vọng của cô ả đâu phải là để giúp vài ba gia đình thân nhân đi tìm mồ mã thuyền nhân xấu số ở Kuku (Indonesia), hoặc để biên soạn sách bán cho thuyền nhân đọc !!!!

Chuyện Carina quảng cáo bán sách, hoặc nhờ các cơ quan truyền thong giúp cô đăng tải các tên họ hoặc hình ảnh của các nấm mộ thuyền nhân xấu số chẳng qua chỉ là những “phương tiện” nhờ vả không tốn tiền nhằm giúp cô đạt được “cứu cánh” là tạo được một tên tuổi “tốt” trong cộng đồng người Việt tị nạn. Một khi Carina lấy được long tin yêu của cộng đồng chúng ta rồi thì chuyện cô ả tiếp tay giúp VC “triển khai NQ 36” sẽ đâu có gì là khó ? Ắt hẵn VC đã dạy Carina thuộc nằm lòng câu “Cứu cánh biện minh cho phương tiện”.

Chắc chắn là Carina Oanh Hoàng không thể quên được lời “nhắn nhủ” rất thân tình của “đồng chấy” Trần Quang Hoan khi hắn ta kết thúc buổi hội nghị Doanh Nhân Việt Kiều bằng những lời lẽ rất chí thiết như sau: 

Trong việc triển khai NQ 36, các anh chị giữ vai trò quan trọng, là cầu nối hữu hiệu với cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài. Chúng tôi luôn lắng nghe các ý kiến của các anh chị, những gì trong phạm vi quyền hạn của UB VNVNONN chúng tôi sẽ xem xét giải quyết và hồi âm cho các anh chị rõ. Còn những vấn đề khác, chúng tôi sẽ phối hợp với các cơ quan hữu quan cùng xem xét và có hướng giải quyết cho các anh chị. Rất mong các anh chị thường xuyên quan tâm, đóng góp ý kiến cho công việc của UB VNVNONN ngày một tốt hơn.”

Ôi chao, nghe sao mà thắm thiết “tình đồng chấy” ! Chẳng thế mà Carina không ngần ngại mở miệng “bưng bô cho VC” khi cô ả cho phóng viên VietnamNet biết là cô ta luôn khuyên bạn bè bên Mỹ rằng:

 “hãy mạnh dạn và tự tin. Nhiều người vẫn còn e ngại nhưng vượt qua khó khăn ban đầu thì mọi việc rất tuyệt vời. Mình lúc đầu cũng thế, cứ nghĩ chắc chỉ có thể làm việc tối đa là hai năm nhưng bấy giờ đã gần 10 năm rồi và thấy hài lòng”.

Và để chứng tỏ “lòng yêu nước” của mình, Carina xác tín:
 “Nói chung mình hài lòng với công việc hiện tại và luôn bị cuốn hút vào đó nên chưa tính đến chuyện “về già”. Làm việc ở đâu không quan trọng, nơi nào có điều kiện tốt nhất để phát huy khả năng thì mình lựa chọn nhưng dĩ nhiên ngoài công việc, được sống trên chính quê hương của mình là hạnh phúc nhất.” (trích Phỏng Vấn ngày 7/7/2005 với “chuyên san Người Viễn Xứ” tren VietnamNet cua VC).

Thật chí lý thay, nếu đã cảm thấy “hạnh phúc nhất” như thế thì cứ cút hẵn về sống và kinh doanh ở VN, chứ việc gì Carina phải “hành xác” mình đi kiếm mộ thuyền nhân ở Indonesia, hoặc “nhọc công” phỏng vấn vài ba chục người nhằm lấy tư liệu biên soạn sách cho thuyền nhân đọc, rồi lại vất vả sang Mỹ để ra mắt và bán sách ? Sao lại mâu thuẫn thế ? Vì lý do gì mà Carina lại phải “hy sinh thân mình” để đi làm những chuyện “thiếu hạnh phúc” như vậy ? Phải chăng vì Carina muốn triệt để “triển khai NQ 36” của Đảng VC cho thật tốt ?

Có lẽ Carina sẽ gân cổ lên cãi là cô thực lòng muốn giúp các thân nhân của các thuyền nhân xấu số đi tìm lại mồ mã của họ ở Kuku. Người ta bảo “Gái đĩ già mồm”. Xin Carina đừng quên là ở hải ngoại đã có Văn Khố Thuyền Nhân VN (VKTNVN) là một tổ chức bất vụ lợi (non-profit organization) đã và đang làm công tác tìm kiếm & trùng tu mồ mã thuyền nhân VN khắp các trại tị nạn ở Đông Nam Á chứ không riêng gì Kuku. Hội đoàn này đã thực hiện công tác này từ năm 2004. Nghe đâu chính Carina đã cùng với VKTNVN về Kuku vào năm 2009 mà ? Nếu đã có VKTNVN thì tại sao Carina lại phải vất vả ôm đồm kêu gọi thân nhân người ta đóng tiền để cô giúp đi tìm mồ mã ? Sao lại mất công “re-invent the wheel” như thế thay vì ngồi sống “hạnh phúc” ở VN quê hương mình ? Phải chăng Carina muốn “gây tiếng thơm” cho riêng cá nhân mình để che đi cái mác “Việt Kiều yêu nước” và “hội viên của Hội Doanh Gia Việt Kiều” trước cộng đồng tị nạn ở hải ngoại cho cô được dễ dàng thao túng nhằm “triển khai NQ 36” của Đảng và Nhà Nước ? Hay cô sợ VKTNVN lo không nỗi nên cô phải nhảy ra lập một website riêng để “lấy tiếng” cho “dịch vụ tìm mồ mã thuyền nhân” của cô sau khi cô đã chụp được những hình ảnh mộ bia nhờ chuyến đi do VKTNVN tổ chức ? Đúng là “công của người khác nhưng lộc thì của mình” !

Nói có sách, mách có chứng”. Tác giả xin kèm theo đây 2 tài liệu :
1) Bài tường trình (có kèm theo hình ảnh) về hội nghị của Hội Doanh Nhân Việt Kiều mà Carina đã tham dự và xác nhận cô là thành viên vào ngày 15/6/2005;
2) Bài phỏng vấn Carina do “chuyên san Người Viễn Xứ” ghi nhận trên trang web VietnamNet của VC.

Rất may mắn là cả 2 tài liệu này đều đã được in ra và lưu giữ trước khi báo điện tử VietnamNet tháo gỡ xuống. Tuy vậy tác giả vẫn đặt nghi vấn là phải chăng VC đã tháo gỡ 2 tài liệu này xuống khỏi trang mạng của họ nhằm “dọn đường sạch sẽ” cho Carina được “hội nhập” dễ dàng với cộng đồng người Việt tị nạn ở hải ngoại mà không sợ bị phát giác ?

Ngược dòng thời gian, Carina đã kể lể trên Internet là cô vượt biên mãi đến lần thứ 5 mới thoát khỏi VN sau khi mẹ cô đã mất hết vàng để đóng cho người tổ chức, và ngay cả chuyến thứ 5 này cũng không được “trôi chảy” cho lắm vì tàu của cô đã gặp hải tặc Thái Lan. Nếu thực sự những điều cô kể đều là sự thật 100%, không thêm “mắm muối” cho ly kỳ và giúp cô bán được sách thì xin được hỏi nhỏ Carina: “Khó khăn, vất vã và nguy hiểm như vậy thì tại sao cô lại dễ quên, nỡ xem nhẹ món quà “tự do” của Thượng Đế ban tặng để chui đầu về lại VN rất sớm ngay từ năm 1987 ?”.

Carina còn kể lể là khi cô vượt biên thành công thì mẹ cô bị bắt vì đã “involved in organizing our escape”. Vì cũng là thuyền nhân vượt biên nhiều lần như cô nên tôi nghe có vẻ gì đó gượng ép và không đúng sự thật. Thường thì các bậc cha mẹ chỉ bị bọn công an làm khó dễ để vòi tiền rồi thôi, chứ không bị bắt bỏ tù như cô đã làm cho câu chuyện được “lâm li, bi đát” (dramatized). Cô đã kể rằng mẹ cô mất hết vàng đã đóng cho người tổ chức, như vậy mẹ cô chỉ là “khách” chứ có nằm trong nhóm tổ chức vượt biên đâu mà cô bảo mẹ cô bị bỏ tù vì “involved in organizing our escape” ? Và còn rất nhiều chi tiết mâu thuẫn khác cô đã “tạo ra” hoặc “phóng đại” trong câu chuyện vượt biên của cô, làm cho 1 người đọc là thuyền nhân như tôi nghi ngờ, không tin là cô đã trung thực trong câu chuyện của mình. Vậy thì cuốn sách đắt tiền đó của cô sẽ còn bao nhiêu điều thiếu trung thực nữa ?

Xin được kể thêm một thí dụ điển hình khác về sự thiếu trung thực trong câu chuyện vượt biên của Carina:

Tàu vượt biên của Carina dài 25 mét, rộng 5 mét và chứa 373 thuyền nhân (theo như lời Carina). Vào thời điểm năm 1979, để ra đi trên một chiếc tàu lớn như thế với ngần ấy số người, chuyến tàu của Carina phải là loại tàu có “đăng ký” để được đi “bán chính thức” do Việt Cộng bán vé (lấy vàng) và hộ tống. Đa phần các tàu vượt biên khác đều nhỏ hơn nhiều và không thể chứa được tới 373 người như vậy. Nếu đã đóng vàng để đi “bán chính thức” do VC tổ chức thì làm sao mà mẹ của Carina bị bỏ tù vì “involved in organizing our escape” (trừ khi mẹ cô là VC)?

Những tàu thuộc diện đi “bán chính thức” như thế này thường chứa nhiều người Việt gốc Hoa (mà có lẻ Carina là một trong số này) vì lúc đó VC đang chủ trương đẩy người Hoa ra khỏi nước do cuộc chiến tranh biên giới với Trung Cộng lúc đó. Người Hoa thường mang theo rất nhiều vàng. Với một con tàu đông người Hoa như thế mà gặp hải tặc Thái Lan thì bọn chúng sẽ dùng chính sách “chia để trị”, tức là bắt cóc từng nhóm nhỏ qua tàu của họ để khám xét “tan nát” kỹ càng nhằm tìm vàng và cũng để khủng bố tinh thần mọi người. Nếu thực sự tàu của Carina đã gặp cướp biển Thái Lan tới 2 lần như cô kể thì chiếc tàu đã … tan hoang và thê lương, ít nhất một số thuyền nhân đã bị quăng hoặc rớt xuống biển hoặc mất tích vì bị bắt cóc (chưa kể những trường hợp bị hãm hiếp), chứ không thể mọi người còn sống nguyên vẹn để gặp thêm bọn Mã Lai rồi tàu bị trấn lột thêm lần nữa. Dường như Carina đã cố tình đưa vào chuyện bị 3 lần cướp biển để cho “tình tiết được thêm gay cấn” nhưng lại quên mất bản chất dã man của cướp biển Thái Lan, nhất là đối với những thuyền có chứa nhiều người Hoa.

Trên mạng Internet, Carina còn khoe khoang rằng khi đã đến Hoa Kỳ, “I worked my way up the America corporate ladder” (sic), tạm dịch “Tôi đã làm việc để thăng tiến bước trên các nấc thang sự nghiệp trong các công ty của Hoa Kỳ”, và Carina huyênh hoang với phóng viên VC Người Viễn Xứ của VietnamNet rằng cô đã “6 lần làm giám đốc”. Đó là 6 lần nào và ở đâu ? Xin hãy đọc lại cái “professional profile” mà chính Carina đã viết về mình trên mạng Internet của cô (nhưng sau đó cô đã gỡ nó xuống vì 1 lý do thầm kín nào đó) :
Previous management positions
Director-Owner (Royal Blue Training and Consulting) - Vietnam
Business Development Manager (Franco-Vietnamese Hospital) - Vietnam
HR/Administration Manager (Beechrow Vietnam Pty. Ltd.) - Vietnam
Market Development Manager (Copeland International) – Vietnam
Operations Manager (Advanced Cleanroom Microclean) – California, USA
Retail Business Owner (Treasured Twice) – California, USA

Theo danh sách kể trên của Carina thì cô đã giữ cả thảy 6 chức quản lý (management). Chúng ta hãy tuần tự xét theo thứ tự từ dưới lên trên mỗi chức quản lý mà Carina bảo mình đã từng nắm giữ:

1) Retail Business Owner (Treasured Twice) – California, USA
Đầu tiên Carina làm chủ một cơ sở kinh doanh bán lẻ có cái tên là “Treasured Twice”. Không hiểu đó là tên thương vụ hay Carina muốn nói rằng mình đã làm “thủ quỹ” ở đó 2 lần (Treasurer Twice) nhưng cô lại viết sai chính tả (mặc dù đã học xong MBA) ?
Nếu đúng thế thì thật khôi hài vì đã làm chủ thương vụ của mình thì tha hồ muốn tự phong cho mình chức “thủ quỹ” hay “giám đốc” gì mà lại chẳng được ?

2) Operations Manager (Advanced Cleanroom Microclean) – California, USA
Để tìm hiểu thực hư như thế nào về cái chức vụ này của Carina, chính tôi đã liên lạc (chứ không phải “liên hệ”) với cô Cindy Tu hiện làm “Accounting Manager” tại cơ sở mang tên Advanced Cleanroom Microclean (ACM) có địa chỉ ở số 3250 S. Susan St. Suite A, Santa Ana CA 92704, so dien thoai (714) 751-1152, tức là ngay trong Quận Cam (California).

Sau khi xem xét trên computer, cô Cindy Tu đã xác nhận là ACM chưa từng bao giờ có nhân viên nào mang họ (last name) là HOANG, hoặc tên (first name) CARINA hay OANH cả. Muốn chắc ăn hơn, tôi nói thêm với cô Cindy rằng người này đã làm việc tại ACM trước năm 1996 (tức là năm Carina về VN kinh doanh với VC). Cô Cindy quả quyết với tôi là cô đã xem cả danh sách nhân viên cũ không còn làm việc nữa (List of Inactive Employees) nhưng hoàn toàn không có ai mang họ HOANG hoặc mang tên CARINA cả. 
Như vậy là thế nào ?

Xin nhớ cho rằng CARINA không phải là một tên thông dụng, dễ bị lầm lẫn. Nếu không có tên trong danh sách nhân viên (dù là nhân viên cũ) thì làm sao Carina có thể nói rằng mình đã từng giữ chức vụ “Operations Manager” được ?

Cũng xin được nói thêm là công ty ACM chỉ là một dịch vụ kinh doanh nhỏ có một văn phòng duy nhất ở Santa Ana, bang California. Theo MICRO Buyer’s Guide Index (tạm dịch là “Danh Bạ Hướng Dẫn người tiêu thụ”) thì công ty ACM kinh doanh những dịch vụ sau đây:
Description:
ACM provides cleanroom protocol and behavioral training, cleanroom audits of personnel performance and clients' facilities, and janitorial consulting for cleanroom cleaning.

Nói trắng ra thì đây là một dịch vụ lau chùi văn phòng và cơ xưởng. Những ai đã sống ở California thì sẽ không xa lạ gì với loại dịch vụ lau chùi này vì họ phân công & kiểm tra những người Mễ (nhân công rẻ tiền) đi lau chùi các văn phòng và cơ xưởng. Cứ cho rằng Carina đã từng làm “Operations Manager” ở đây đi chăng nữa thì công việc cô không có gì khác hơn là phân công cho người Mễ đi lau chùi văn phòng và kiểm soát xem họ có làm việc đúng theo bài bản đã quy định hay không. Đơn giản chỉ có vậy !

Phải chăng khi khoác lác cái câu “I worked my way up the America corporate ladder” Carina muốn nói rằng cô đã từng leo lên thang lầu lau chùi hoặc kiểm tra các mạng nhện (nếu có) trong các văn phòng? Thật là mỉa mai cho giọng điệu khoác lác này của Carina ! Đó là chưa kể chuyện cô đã nói “dóc tổ” rằng mình đã làm việc tại đây.

3) Market Development Manager (Copeland International) - Vietnam
Tôi đã “google” tên công ty “Copeland International” trên Internet thi thấy tên công ty này không có mặt ở VN, nhưng có một trụ sở duy nhất tại Texas, với số điện thoại (713) 466-9838. Toi đã đích thân gọi điện thoại cho công ty này và nói chuyện với bà Quản Lý Nhân Sự (Human Resources Manager). Sau khi xem xét trên computer, bà bắt tôi đánh vần lại từng chữ một cái họ HOANG va tên CARINA, rồi OANH để bà xem lại một lần nữa cho chắc ăn. Xong xuôi bà tuyên bố: “Chúng tôi chưa từng bao giờ có nhân viên nào với cái tên này cả !”.

Tôi tỏ ra ngạc nhiên và cố nói thêm “Theo như résumé cua Carina thi cô ta đã làm cho công ty của bà tai Việt Nam”. Bà Quản Lý trả lời dứt khoát “Madam, we have nothing to do with Vietnam” (Công ty của chúng tôi không có làm ăn gi ở VN cả).

Thế thì thêm một lần nữa, Carina đã khoác lác “nặn” ra cái chức vụ “Market Development Manager” trên cái “professional profile” của cô.

4) HR/Administration Manager (Beechrow Vietnam Pty. Ltd.) - Vietnam
Tôi lại “google” tên công ty “Beechrow Vietnam” và tim được những chi tiết sau đây trên trang mạng danh bạ thương nghiệp ở VN (yellowpages):
Địa chỉ: Phòng 4A, Tầng 4, Khách Sạn Parkroyal Sài Gòn
309B-311 Nguyễn Văn Trỗi, P. 1, Q. Tân Bình, Tp. Hồ Chí Minh 
Tel: (84) 08 - 39973530 
Email: beechrow@hcm.fpt.vn 
Website: www.beechrow.com 

Quý vị hãy thử nghĩ xem: Nếu “Beechrow Vietnam” thực sự là 1 công ty lớn thì tại sao lại có địa chỉ là một căn phòng nhỏ ỏ trong một khách sạn ? Carina đã làm “Quản Lý Nhân Sự” (Human Resource Manager) như thế nào trong căn phòng nhỏ đó ở trong một khách sạn ? Xin để độc giả tha hồ tưởng tượng ….. .

Nếu Carina bảo rằng cô đã “worked my way up the America corporate ladder” thì tôi chỉ có thể tưởng tượng là cô đã leo cầu thang trong cái khách sạn này khi nó bị … cúp điện (hy vọng cô sẽ không vô “lộn” phòng khác. Theo tôi, cái công ty “Beechrow Vietnam Pty Ltd” này chỉ là một thương vụ rất nhỏ để cho một doanh gia có cớ để “đi mây về gió” tại Việt Nam (nếu nó không phải là một công ty “ảo”).

Cũng cần nói thêm là cái web site www.beechrow.com không có “active” và đang được rao bán (for sale) vì hiện tại bây giờ thì nó chỉ là một “default website’ mà thôi. .

5) Business Development Manager (Franco-Vietnamese Hospital)- Vietnam
Đây là một bệnh viện cỡ loại như “Medical Center” (trung tâm y khoa) ở bên Mỹ. Bệnh viện này ở Saigon, được lập ra và điều hành bởi một nhóm bác sĩ người Pháp, chứ không phải là một công ty của Mỹ để Carina có thể bịp bợm khoác lác là “I worked my way up the America corporate ladder”.

Tuy nhiên, ta cứ nghĩ xem: Carina lớn lên và học ở Mỹ, không biết nói tiếng Pháp thi việc gì người Pháp lại phải mướn cô ? Xin mời các độc giả ỏ VN điều tra hộ xem có phải Carina đã từng được mướn làm “Business Development Manager” ở đây không, hay cô ả chỉ là một “outside contractor” được trả huê hồng, hoặc chỉ là “sales rep” (đại diện thương mại) nhằm rao bán các túi cấp cứu (first-aid kits) mà tôi sẽ đề cập trong thương vụ kinh doanh dưới đây của cô.

6) Director-Owner (Royal Blue Training and Consulting) - Vietnam
Đây mới đích thực là thương vụ làm ăn mua bán của Carina tại VN. Với cái tên “Royal Blue Training and Consulting”, Carina đã dịch ra tiếng Việt là công ty “Vương Thanh” (nghe rất ư là Tàu ! có lẻ vì Carina là Tàu thứ thiệt !).

Chẳng qua đây chỉ là một cửa hàng (small business) tại địa chỉ số 345E-Trần Hưng Ðạo-Phường Cầu Kho-Quận 1.

Chủ yếu thì Carina rao bán các túi cấp cứu (first-aid kits) và hướng dẫn cách sử dụng. Tuy nhiên, trên trang mạng của báo điện tử “muabanraovat.com” tại VN, tôi đã đọc được quảng cáo về thương vụ “Royal Blue Training and Consulting” như sau :

Ngành nghề kinh doanh :
Tư vấn quản lý doanh nghiệp (trừ tư vấn thuế, tài chính kế toán). Phiên dịch. Dịch thuật. Ðào tạo dạy nghề; đào tạo ngoại ngữ (không hoạt động tại trụ sở). Mua bán trang thiết bị y tế, trang thiết bị bảo vệ an toàn lao động. Dịch vụ giới thiệu việc làm. Mua bán vật tư, máy móc, thiết bị ngành xây dựng. Tư vấn xây dựng (trừ khảo sát, thiết kế, giám sát công trình). Dịch vụ hỗ trợ giáo dục: tư vấn giáo dục. Bán buôn máy móc, thiết bị y tế. Bán buôn nông, lâm sản nguyên liệu (trừ gỗ, tre, nứa) (không kinh doanh nông sản, thực phẩm tại trụ sở) và động vật sống (trừ kinh doanh động vật hoang dã thuộc danh mục điều ước quốc tế mà Việt Nam ký kết hoặc tham gia quy định và các loại động vật quý hiếm khác cần được bảo vệ). Bán buôn thức ăn và nguyên liệu thức ăn cho gia súc, gia cầm và thủy cầm. Bán buôn thực phẩm (trừ thực phẩm tươi sống tại trụ sở).
Bổ sung: Hoạt động thiết kế chuyên dụng (trừ thiết kế xây dựng). Bán buôn vật liệu, thiết bị lắp đặt khác trong xây dựng.
Bổ sung: Bán buôn, dịch vụ bảo quản thuốc/.
Giảm ngành: Bán buôn, dịch vụ bảo quản thuốc.

Xem ra thì thương vụ kinh doanh của Carina là 1 gian hàng “tả pín lù” ! Ngoài chuyện cung cấp các dịch vụ “phiên dịch, đào tạo dạy nghề, đào tạo ngoại ngữ, giới thiệu việc làm, tư vấn xây dựng, ….” thì Carina không ngần ngại bao luôn chuyện mua bán lâm sản, cây cối, hoa lá cành, máy móc, thức ăn cho gia súc, …. và cả thú vật sống ! Thật là cô kinh doanh mọi thứ “hầm bà lằng xí quách” để kiếm sống ở Việt Nam. Không biết lợi nhuận như thế nào mà bây giờ Carina lại bao thầu thêm dịch vụ “đi tìm mồ mã thuyền nhân ở Indonesia” và bán sách cho cộng đồng người Việt ở hải ngoại ? Phải chăng đây là cái “cầu thang danh vọng” mà Carina đã rêu rao trên website của cô : “I worked my way up the America corporate ladder” (Sic !).

Nói tóm lại, sau khi phối kiểm các dữ kiện thì Carina chưa bao giờ được một công ty nào của Mỹ mướn làm nhân viên, huống hồ là làm “Quản Lý” (Manager). Thế mà cô lại bịp bợm, vỗ ngực khoác lác với phóng viên Người Viễn Xứ của VietnamNet rằng:

Mình đã có thâm niên 17 năm làm việc cho các công ty, tập đoàn lớn của Mỹ với nhiều vai trò và vị trí khác nhau như: chuyên viên hoá học, giám đốc tiếp thị, giám đốc phát triển kinh doanh, giám đốc điềuhành - nhân sự - tài chính…..”.

Hãy chú ý đến những chữ “thâm niên 17 năm làm việc cho các công ty, tập đoàn lớn của Mỹ”. Xin được nhắc lại là Carina tị nạn đến Mỹ năm 1980 và về buôn bán hẵn ở VN từ năm 1996, tức là Carina ở Mỹ được khoảng 17 năm. Thế thì dân Mỹ ở đây có lẻ đã ngu hết cả rồi cho nên “các công ty, tập đoàn lớn của Mỹ” mới phải mướn một “con nhãi ranh” 15 tuổi mới chân ướt chân ráo đến Mỹ tị nạn để làm “chuyên viên hoá học, giám đốc tiếp thị, giám đốc phát triển kinh doanh, giám đốc điềuhành - nhân sự - tài chính…..”. Đúng là Carina láo toét mà không biết ngượng ! Sao không dám thú nhận là mình thất nghiệp, chưa hề làm việc cho một công ty Mỹ nào ? Tại sao Carina lại phải nói dối ?

“Trên răng, dưới … váy”, Carina chẳng có sự nghiệp gì ở Hoa Kỳ. Đó là chúng ta chưa điều tra gì vào chuyện học vấn của cô ả. Với thành tích “nói láo như Cuội” của cô thì chắc chắn chúng ta sẽ khám phá ra nhiều điều bất ngờ và thú vị khác về chuyện học hành của cô ả. Có lẻ vì thất chí nên Carina đã bỏ về VN rất sớm để kinh doanh. Và chính vì cô “hội nhập” nhanh chóng ở VN, quen sống “hạnh phúc” (lời của Carina) trong Xã Hội Chủ Nghĩa, nên Carina đã không ngần ngại “Xạo Hết Chỗ Nói”.

Đến đây thì chúng ta có thể suy diễn là Carina đã quỷ quyệt như thế nào trong chiêu thức dùng các phương tiện truyền thông hải ngoại để “đánh bóng” cho tên tuổi của mình mà không phải tốn một xu teng trả tiền quảng cáo. Dễ lắm ! Carina đã gửi đến các cơ quan truyền thông ở hải ngoại (trong đó có báo Người Việt) những tên tuổi & hình ảnh mồ mã thuyền nhân xấu số mà cô đã chụp được trong chuyến đi về Kuku (Indonesia) do Văn Khố Thuyền Nhân VN tổ chức năm 2009, và cô nhờ các cơ quan truyền thông này đăng tải giùm (không tốn tiền vì lý do nhân đạo) để mọi người đều có dịp biết đến tên Carina Hoàng như là một “anh hùng” đầy nhân ái giúp thân nhân tìm lại mồ mã thuyền nhân ở Kuku. Vô hình chung các cơ quan truyền thông đều đã “quảng cáo” không công cho Carina. Và bây giờ thì Carina đang dùng cái “tiếng tăm” tạo được không mất một xu này để kinh doanh bán sách “Boat People” cho người tị nạn VN đọc. Đôi đàng lưỡng tiện !

Như một con kền kền xà xuống trên thân xác xấu số của các thuyền nhân để kinh doanh, Carina Oanh Hoàng đang “gặt ra tiền” bán sách, thâm nhập dễ dàng vào cộng đồng người Việt tị nạn ở hải ngoại nhằm “dọn đường” cho Đảng và Nhà Nước VN “triển khai” Nghị Quyết 36 mà cô đã học tập được tại Việt Nam từ năm 2005 !

Tuy nhiên, báo điện tử Tin Paris ở bên Pháp đã hốt hoảng báo tin cho các độc giả của mình sau khi họ nhận ra được chân tướng của Carina Oanh Hoàng. Xin mời độc giả bấm vào “link” dưới đây để xem lời báo động của báo điện tử Tin Paris :

http://www.tinparis.net/thoisu09/200...hOanh_HVT.html
Kính thưa quý vị, Đời này vàng thau lẫn lộn thật khó phân biệt nhất là khi chúng ta hàng ngày phải đối đầu với VC. Với bản chất gian manh, xảo quyệt VC luôn luôn tìm cách mua dùng những thành phần lưu manh, côn đồ ra mặt đánh phá, gây xáo trộn trong Cộng Đồng, chiêu dụ những người trí thức ham danh hám lợi, chạy theo đồng tiền, ngụp mặt vào bả vinh hoa để tuyên truyền cho chúng, và lợi dụng sự non dại, ngây thơ, khờ khạo của những người trẻ với tấm lòng đầy nhiệt huyết để thi hành những quỷ kế cho chúng. Nào là các CD buổi triển lãm về văn hoá, các buổi trình diễn văn nghệ, các chương trình gây quỷ giúp các trẻ em nghèo khó, các người bịnh tật, các nạn nhân thiên tai, .... (Nãy giờ nhập đề hơi dài, bây giờ xin vào thẳng vấn đề) Vừa rồi có gởi đi một danh sách của một số thuyền nhân kém may mắn do Carina Oanh Hoang chuyển đến. Nhưng ngay sau đó thì được một thân hửu thông báo cho biết cái MĂT TRÁI về con người của Carina Oanh Hoang: thì mới giật mình! 
Thật sự không phải như vậy vì Bà Carina Hòang Oanh là người đã về làm ăn tại Việt Nam với Cộng Sản Việt Nam như bài viết duới đây của Báo CSVN cho thấy :
http://vietbao.vn/Doi-song-Gia-dinh/.../45171005/111/
(Trích từ trang mạng điện tử “tinparis.net”)
Để hiểu rõ hơn về cái bản chất “xảo quyệt” của Carina, chúng ta hãy xem cô ả đã trả lời như thế nào khi một độc giả của báo Người Việt hỏi cô câ hỏi sau đây:
Em làm việc này do tình nguyện (volumteer)hay kiếm tiền (money) cho em?

Carina trả lời: “Carina thực hiện quyển sách này để ghi chép lại lịch sử nhằm giúp cho thế hệ tương lai hiểu biết thêm về nguồn cội cũng như sự hy sinh mà cha anh đã trải qua.”

(Trích “Carina Oanh Hoàng gặp gỡ độc giả Người Việt Online”, Wednesday, October 06, 2010)

Quý vị có thấy Carina đã khéo léo tránh né trả lời thẳng vào câu hỏi ? Cô ả không hề có câu trả lời nào xác nhận rõ ràng là mình làm việc này vì tình nguyện (volumteer) hay kiếm tiền (money). Trả lời theo lối của Carina chỉ tổ giúp cho cô bán sách thật chạy.

Carina quả là một “doanh nhân Việt Kiều” khoác lác và một con kền kền quỷ quyệt kiếm lợi nhuận trên thân xác của thuyền nhân. Vậy thì thử hỏi chúng ta có nên tin vào mức độ khả tín và trung thực của cuốn sách mà cô đang rao bán không ?

Hãy trả lại cho Ceasar những gì thuộc về Ceasar”. Hãy tống cổ trả Carina Oanh Hoàng về lại Việt Nam là nơi cô cảm thấy “hạnh phúc nhất” vi cô được sống với “nguyện vọng” được kinh doanh “100% vốn” với VC

Hãy trả lại cho cộng đồng người Việt ti nạn chúng ta cuộc sống an lành, không Cộng Sản. 
Xin đừng mắc mưu con kền kền đang làm tiền trên xác các thuyền nhân xấu số. 
...............
Tinparis xin tự ý đục bỏ  đoạn nầy 

.................
Xin đừng dại dột hoặc nhẹ dạ cả tin để con kền kền khoác lác, bịp bợm Carina móc túi $50 của quý vị và chia chác lợi nhuận với báo Người Việt. 
Số tiền đó đủ khả năng để trùng tu một ngôi mộ thuyền nhân ở Galang, Kuku, Bidong … và nhiều trại tị nạn khác nữa.
Ai lại phí tiền cho một con kền kền !
Viết tại Orange County, ngày 10 thang 2, 2011.
Nguyễn thị Út Châu


***
shared http://www.quehuongngaymai.com/forums/showthread.php?143806-BOAT-PEOPLE-Carina-Hoang
  1. HUYỆN THUYỀN NHÂN, TỪ KÊN KÊN ĐẾN PHƯỢNG HOÀNG

    Giao Chỉ, San Jose

    02:07:am 25/02/11

    Code:
    danchimviet.info/archives/28546

    Nếu anh không nói, ai nói?

    Bây giờ không nói, bao giờ?


    Mở đầu 

    Tháng trước, tôi có dịp điểm một cuốn sách. Tác phẩm Boat People của cô Carina Hoàng. Tôi viết với tất cả sự xúc động ban đầu vì nội dung và cũng vì hình thức của tác phẩm. Ngay sau đó, có người lên án tác giả và gọi cô là kên kên, một loại chim chuyên ăn xác chết. Xác của thú vật và xác của con người. Và lên án tác giả là tay sai của cộng sản.

    Tôi thực may mắn không biết về chuyện tác giả đang bị thù nghịch nên đã điểm sách hoàn toàn vì tác phẩm. Nếu biết cô bị đánh phá, có thể tôi cũng không dám lên tiếng. Từ trong tâm khảm tôi biết, đôi khi mình cũng hèn. Sợ thiên hạ chửi bới. Nhưng may mắn là tôi đã viết xong. Hoàn toàn vì tác phẩm. Gần 80 tuổi mà vì sợ bị chửi bậy bạ nên không dám nói lên điều mình nghĩ thì quả là hèn thật. Dù tác giả xấu nhưng tác phẩm tốt, vẫn phải công bằng với tác phẩm. Bây giờ xin tìm hiểu về tác giả.

    Kể lại từ đầu

    Đầu tháng 2 năm 2011 luật sư Thu Hương San Jose gọi điện thoại để giới thiệu Carina với sách Boat People. Cô Hương là con gái của đại tá tỉnh trưởng Hậu Nghĩa. Trước 1975, một buổi sáng cô nghe tin cha bị phục kích chết ngay trên đường về Củ Chi, nơi cộng sản gọi là thành đồng của tổ quốc. Sau đó mỗi năm đến 30 tháng 4, cô Hương vẫn còn giữ mãi kỷ niệm đau thương, khi thấy anh trai của cô, dùng cây súng của cha tự tử chết ngay trước mặt cô bé.

    Vì vậy, khi luật sư Hương giới thiệu bạn của cô là tác giả Boat People, bác Giao Chỉ không có gì phải do dự.

    Tôi gặp cháu Carina tại viện Bảo Tàng còn đang bừa bãi vì chuẩn bị cho cuộc triển lãm Hội Tết Tân Mão. Dù bận rộn và hấp tấp, nhưng hình thức đặc biệt của tác phẩm đã làm tôi hết sức chú ý. Và tôi có một chút ghen tức. Nhân danh là giám đốc sáng lập viện bảo tàng Thuyền nhân đầu tiên trên thế giới mà không làm được một cuốn sách như thế này bằng Anh ngữ thì quả thực đáng xấu hổ.

    Tôi đem cuốn sách về đọc và viết bài điểm sách với tất cả tấm lòng.

    Có thể tôi đã ca tụng quá lời hay không tìm ra những chỗ còn khiếm khuyết, nhưng quả thực tôi rất hài lòng. Nếu quý vị có tác phẩm trong tay, quí vị sẽ hiểu rõ và câu chuyện có thể chấm dứt ở đây. Nhưng, quí vị chưa nhìn thấy sản phẩm nên không thể thông cảm…

    Niềm vui đã nằm trong thiên tai

    Chuyện tiếp theo là những bất hạnh. Carina ra mắt sách tại tòa báo Người Việt, một địa điểm đang bị thiên hạ thù nghịch nên trở thành vấn nạn đầu tiên. Thêm bản tin của một cô gái tại Nam Cali phổ biến trên Internet gọi tác giả là kên kên và đưa ra các tin tức lên án Carina là tay sai cộng sản, thi hành nghị quyết 36. Tố cáo tác giả về nước làm ăn với cộng sản, đã được báo Saigon phỏng vấn để tuyên truyền cho chế độ. Tất cả đều ghi trên giấy trắng mực đen.Tiếp theo dư luận xưa nay vẫn tích cực chống cộng trên diễn đàn Internet đóng góp thêm những lời chửi bới. Các thân hữu của tôi vội vàng báo tin và khuyên bảo ông Giao Chỉ nên xem lại kẻo rồi lại mang vạ vào thân. Các tay thù nghịch thì chửi bới người điểm sách thậm tệ. Còn những người nhẹ nhàng nhất thì phán rằng: Đại tá Giao Chỉ,Vũ Văn Lộc điên rồi sao mà lại tiếp sức với tay sai của cộng sản. Một số các diễn đàn chống Cộng không hề biết đến tác phẩm hăng hái phổ biến tin lên án Kên kên để rộng đường dư luận. Riêng tôi cảm động khi nhận được thư của bác sĩ Hoàng Cơ Lân từ bên Pháp viết rằng vẫn một lòng tin tưởng yểm trợ.

    Tìm hiểu tác giả 

    Một buổi họp mặt đã được tổ chức, tôi và một vài thân hữu có dịp nói chuyện trực tiếp với tác giả. Mọi uẩn khúc phải được giải bày. Trước hết nội dung của tác phẩm, theo tôi là một bản cáo trạng lên án chế độ, dù rằng không có một lời nào hô hào trực tiếp đả đảo cộng sản. Còn về bài trình bày hình chiếu của tác giả với những lời dẫn giải giới thiệu tác phẩm hoàn toàn chứa đựng những lời lẽ lên án cộng sản vì đây là nguyên do bỏ nước ra đi.

    Carina (Oanh Oanh) Hoàng làm MC cho một buổi sinh hoạt cộng đồng tại Úc Châu

    Code:
    danchimviet.info/wp-content/uploads/2011/02/image0012.jpg
    Riêng trong đoạn mở đầu về chiến tranh Việt Nam có hình cô bé Kim Phúc chạy bom. Chúng tôi nói rằng cháu nên bỏ hình này đi vì chẳng ăn nhập gì đến Boat People lại thêm hiểu lầm. Carina hoàn toàn đồng ý nói là sẽ không dùng hình này nữa. Hỏi rằng người ta nói cháu có dùng tấm hình tướng Loan xử tử Việt cộng, đúng không. Trả lời chuyện này hoàn toàn không có. Cháu có gia nhập tổ chức doanh gia thân cộng không. Trả lời tuyệt đối không. Ngược lại cháu có hoạt động chung với tổ chức Văn khố Thuyền nhân tại Úc một thời gian. Lúc này đã có người nói về chuyện báo Sài Gòn phỏng vấn cháu nhưng anh em bên Văn khố không đặt thành vấn đề. Ngoài ra tác giả có trình bày cho chúng tôi một bản tiểu sử đầy đủ suốt cuộc đời của Carina từ lúc còn nhỏ, cha đi tù, con vượt biên, đến Hoa kỳ, học hành và làm việc tại California. Về làm tại công ty Mỹ tại Việt Nam, rồi làm cho lãnh sự Mỹ tại Saigon. Gặp bạn trai người Úc làm chung công ty. Theo chồng về Úc, làm cho lãnh sự Mỹ tại Úc, chuẩn bị luận án tiến sĩ và viết sách. Thời gian sống tại Saigon có được báo chí phỏng vấn, có một lần đi họp với chính quyền với tư cách là một Việt kiều kinh doanh. Tất cả những chuyện này xảy ra từ trước năm 2006.

    Năm 2006 tác giả đã bán một công ty nhỏ sản xuất vật dụng First Aid để rồi cùng gia đình về sống tại Úc Châu. Carina cũng nói rằng cô đã hai lần làm việc cho tòa lãnh sự Mỹ tại Saigon (2001) và tại Úc (2009). Trước khi vào làm lần đầu, cô đã trải qua gần một năm mới hoàn tất thủ tục sưu tra an ninh. Cô nói thêm là phải nhìn lại toàn diện Bio của cháu mới biết được. Nếu trích ra từng đoạn thì chỉ thấy hình ảnh của một Việt kiều đi đi về về từ 96 đến 2005. Thực ra cháu về Việt Nam lần đầu là làm cho hãng Mỹ. Mình là người Việt nên hãng cử về làm đại diện cho văn phòng tại Việt Nam.

    Cháu hỏi bác Giao Chỉ tài liệu chứng minh như vậy đủ chưa. Bác trả lời chưa đủ. Bây giờ cháu đang bị gọi là Kên Kên. Bác muốn gặp Phượng Hoàng.

    Phượng Hoàng là ai. Người đó là ba cháu. Tôi xin cô Hoàng Oanh Oanh tức Carina Hoàng mời thân phụ của cô xuống San Jose thăm viện Bảo Tàng để chúng tôi có dịp nói chuyện.

    Một thời oanh liệt

    Từ Sacramento, con Kên Kên Carina Hoàng đem được thân phụ cô là Phượng Hoàng 74 tuổi tên là Hoàng Tích Hữu Ái xuống núi. Ngày xưa sinh viên sĩ quan họ Hoàng thuộc khóa 5 trừ bị Vì Dân, học tại Đà Lạt. Cùng khóa với đại tá Nguyễn Mạnh Tường. Anh thanh niên Hà Nội dòng họ Hoàng Tích mang cấp bậc trung tá QLVNCH vào những năm 70 làm cảnh sát trưởng Hậu Nghĩa, Bình Long, rồi cuối cùng là Tây Ninh. Các bạn chắc có nghe đến chiến dịch Phượng Hoàng đã được coi là kẻ thù số một của cộng sản. Trưởng ty cảnh sát Tây Ninh lại là nơi trực diện cùng địa bàn hoạt động với cục R. Đây là lần đầu tiên tôi gặp trung tá Hoàng. Ông người cao lớn và xem ra tính tình cũng cao ngạo. Trải qua 14 năm tù, nhưng lưng vẫn thẳng. Dù chống gậy đi chậm chạp nhưng tiếng nói mạnh mẽ. Tóc bạc trắng, mặt rất có hồn với đôi mắt tinh anh. Tôi tưởng rằng ông có thể vào vai Thành Cát Tư Hãn trong kịch của Vũ khắc Khoan. Chúng tôi ngồi nói chuyện binh đoàn, chuyện núi Bà Đen, chuyện bị cộng sản bắt, chuyện tù đày và sau cùng là chuyện con kên kên.

    Ông kể rằng vào những ngày cuối, cảnh sát Tây Ninh tan hàng. Trung tá quân đội trở về với lính trung đoàn tại địa phương. Tiếp tục chiến đấu. Tìm đường chạy qua Cam bốt nhưng không thoát, khi bị bắt vẫn còn vũ khí. Ông bị giam riêng ở cục R. Chuyện chấp pháp hỏi cung ông vẫn còn nhớ như mới xảy ra hôm qua.

    Cán bộ chỉ xuống bàn chân tật nguyền của chính anh ta mà hỏi rằng:

    - Chân này ai bắn anh có biết không ?

    Trung tá cảnh sát đáp rằng:

    - Tôi bắn chứ ai.

    - Ngon, muốn làm anh hùng?

    - Không, đó chỉ là bổn phận thôi.

    - Anh đi lính Sài Gòn bao lâu ?

    - Lâu lắm, 20 năm.

    - Đánh bao nhiêu trận, càn bao nhiêu lần ?

    - Nhiều lắm không nhớ hết.

    - Được bao nhiêu huy chương?

    - Nhiều lắm không nhớ hết. Chiến thương năm sáu lần, anh dũng mười mấy cái.

    - Anh giết bao nhiêu chiến sĩ cách mạng?

    - Nhiều lắm, không nhớ hết, thanh toán toàn cán bộ.

    Phượng Hoàng độc thoại 

    Rồi chuyện gì đã xảy ra? Còn chuyện gì nữa. Chúng nó đập cho tơi tả. Thương tích đầy người. Một bên tai điếc hoàn toàn. Một bên chỉ còn nghe được 20%. Đầu óc cũng thương tích. Rồi đem ra bắn.

    Phượng Hoàng bắt đầu độc thoại. Ông nói một mình. Con kên kên ngồi nghe nhưng có vẻ lo lắng sợ ông bố kể chuyện lang bang. Ông tiếp tục nói: Hôm tôi bị đem ra bắn nhưng không phải một mình. Chừng năm sáu anh em. Chẳng biết bao nhiêu. Bịt mắt từ trong tù. Đầu óc tôi chưa tỉnh. Có đọc bản án từng người. Rất dài. Bắn được hai người. Chưa đến người thứ ba thì chợt có lệnh ngưng. Tôi là trung tá ác ôn nhất nên sẽ bắn sau cùng. Vì thế nên chưa đến lượt. Ông nói sao? Nó bắn mình có nghe tiếng súng chứ. Tiếng đạn tác chiến khác. Đạn này bắn rất gần xuyên ngay vào thịt. Vẫn bịt mắt, chúng dẫn về trại tù. Giam giữ thêm hai năm tại R. Bị đánh đập thẩm vấn nhiều lần rồi mới đưa ra Bắc.

    Ông muốn biết gia phả họ Hoàng? Ông biết cánh Hoàng Cơ Minh, Hoàng Cơ Lân không? Hoàng Cơ là chi trên, Hoàng Tích là chi dưới. Tôi ở chi dưới nhưng lại là hàng trên. Tôi gọi Hoàng Cơ Bình là chú. Cánh nhà tôi quen biết với Lý Bá Sơ khá nhiều. Ông tôi, bác tôi đều bị cộng sản cắt cổ.

    Ông hỏi chuyện ở tù ngoài Bắc ra sao? Tôi không kêu than đói rét. Cả nước đều đói rét cả, có gì mà than. Tôi buồn vì không có tổ quốc. Không còn Saigon. Mc.Cain bị tù, nhưng còn cả nước Mỹ. Ra tù vẫn còn nguyên tổ quốc. Tù miền Nam ra tù không còn tổ quốc.

    Muốn nói chuyện thơ văn, cho ông biết tôi cũng làm thơ tù. Ca ngợi chế độ đấy nhé. Đỉnh cao trí tuệ uyên thâm. Khi vươn cao thì vừa bàn tay với, khi thâm sâu thì ngang mắt cá chân. Khi anh em chôn tù chết, những năm đầu còn gỗ tạp đóng quan tài nhỏ bé. Cũng làm thơ tiễn biệt anh em. Gặp thằng cao thì xác chết co chân. Đứa to ngang cho nó nằm nghiêng. Một thằng tù chết, mất bốn thằng khiêng. Chết tù không tiếc, tiếc bốn ngày công.

    Ông biết không, Tạ Tỵ nằm cùng buồng nói rằng: Thằng Phượng Hoàng gẫy cánh, mày đừng làm thơ nữa. Thơ mày làm như nứa cứa vào da, tao chịu không nổi.

    Đó thơ văn như vậy. Nghe được không ?

    Ông hỏi trong tù có kỷ niệm nào đặc biệt, có đấy chứ. Một lần cán bộ gọi lên nói chuyện. Địa phương báo cáo con gái Hoàng Oanh của mày cực kỳ phản động ngoan cố. Trả lời rằng nó còn bé làm gì mà phản động. Được nói rằng con gái bị cô giáo báo cáo phản động. Xin cán bộ cho nó vào tù để tôi dạy dỗ nó. Cán bộ lắc đầu bảo rằng nó vượt biển rồi.

    Đó là ngày vui nhất của tôi.

    Đến khi ra tù sau 13 hay 14 năm gì đó, tôi cũng tìm đường ra đi. Lại bị bắt thêm vài năm tù trong Nam. Rồi bây giờ ngồi ở đây. Tổ quốc ở đâu.

    Ông muốn hỏi thêm chuyện gì nữa. Ông có biết chúng xử bắn bằng súng gì không. Tôi bị bịt mắt, làm sao biết được nhưng bắn gần lắm. Phát súng đầu tiên cũng là phát súng ân huệ cuối cùng. Nó bắn bằng súng lục.Tôi không bị bắn nhưng sao bây giờ dường như vẫn có viên đạn trong đầu.

    Bây giờ muốn nói chuyện con Oanh Oanh, nói chuyện Thuyền nhân hay sao. Con gái tôi mới hơn 10 tuổi, cha đã đi tù. Ở nhà anh em nó vượt biên. Chuyện tù đày là chuyện của tôi. Chúng nó không cứu được tôi. Chuyện vượt biên là chuyện của các con. Tôi không cứu được chúng nó. Con tôi tôi biết, nếu nó là cộng sản tôi sẽ xử nó. Không khiến đến anh em. Nếu nó không phải là cộng sản, anh em tính sao với tôi đây. Tôi là thằng tù bị bắn không chết. Một thằng tù chết, bốn thằng tù khiêng. Tù chết không tiếc, tiếc bốn ngày công. Tôi là chiến binh tôi thương chiến binh. Tôi là thằng tù. Tôi thương thằng tù. Con tôi nó là thuyền nhân nó thương thuyền nhân. Nó là người đầu tiên về lại biển Đông tìm mộ thuyền nhân. Nó không phải là con kên kên tìm về ăn thịt xác chết. Nó là con tôi, tôi phải biết. Nó chỉ đi tìm ngôi mộ của thằng anh nó chôn ở hoang đảo Mã Lai. Đó là mộ thằng con trai tôi. Trong 40 câu chuyện thuyền nhân, chỉ có một chuyện mà nó không kể ra. Đó là chuyện đi tìm mộ thằng anh của nó. Con tôi, tôi biết, nó giỏi lắm ông ạ. Cha mẹ sinh ra nhưng không nuôi dưỡng các con. Nó thân lập thân, một mình xoay trở để thành người. Nó không phải là kên kên. Nó là cộng sản tôi sẽ xử nó. Không đến lượt các ông. Cha nó ở tù, không nuôi con được một ngày cơm. Nhưng nó chịu khó học hành. Đậu đủ các bằng cấp. Làm cho hãng Mỹ. Làm cho hãng Úc. Làm cho lãnh sự Mỹ. Chế ra túi cấp cứu để bán cho dân Sài Gòn. Nó cộng sản ở chỗ nào. Sao lại bảo nó là kên kên. Rồi hô hào đi bắn kên kên. Ông biết chúng nó bắn tôi bằng súng gì không. Súng lục đấy. Nó tha tôi mà sao vẫn còn viên đạn trong đầu. Chẳng còn tỉnh táo đâu. Trong lúc ở tù tôi nghĩ đã có lúc nằm trong quan tài. Chúng nó khiêng tôi, bốn người không nổi. Tôi phải co chân nằm nghiêng. Cần phải sáu người. Tù chết không tiếc, tiếc sáu ngày công. Đó là cộng sản.

    Ông có muốn xem tờ giấy ra trại của tôi không. Tên trung tá Ngụy cực kỳ phản động, cực kỳ ác ôn. Không thể cải tạo được.

    Cộng sản độc tài gọi cha là Phượng Hoàng nợ máu nhân dân, cộng hòa tự do gọi con là Kên Kên ăn thịt thuyền nhân. Tôi thật tiếc cho các ông.

    Trung tá Hoàng Tích Hữu Ái đứng lên từ biệt. Tay cầm gậy, mũ đội trên đầu, lưng thẳng. Ông nói thêm: Thưa niên trưởng, chuyện thuyền nhân để cháu nó lo được rồi. Mình là lính bại trận, bây giờ mấy thằng trốn lính nó nói sao cũng có người tin. Chiến hữu rơi rụng cả rồi. Chiều nay tôi lại đi thêm một đám nữa. Chào Colonel để cháu đưa tôi về.

    Giao Chỉ


    ***

    THUYỀN NHÂN - NHỮNG CÂU CHUYỆN KHÔNG THỂ NÀO QUÊN (RFA) 


    Ngọc Lan, thông tín viên RFA
    2011-02-16

    Code:
    rfa.org/vietnamese/in_depth/stories-that-last-forever-nlan-02162011134706.html

    Chiều 11 tháng 2 năm 2011, quyển sách “Boat People: Personal Stories from the Vietnamese Exodus 1975-1996” đã chính thức được giới thiệu đến với độc giả vùng Little Saigon, thủ đô của người Việt tị nạn.
    Buổi ra mắt sách được tổ chức tại hội trường nhật báo Người Việt ở California. Thông tín viên Ngọc Lan tường trình về sự kiện này.


    Tác giả Carina Oanh Hoàng (đeo kính) đang ký sách cho độc giả tại buổi ra mắt tác phẩm “Boat People: Personal Stories from the Vietnamese Exodus 1975-1996” chiều 11/2/2011. Photo by Ngọc Lan

    Code:
    rfa.org/vietnamese/in_depth/stories-that-last-forever-nlan-02162011134706.html/Boatpeople-nlan-305.jpg

    Ý tưởng ban đầu

    “Boat People: Những câu chuyện cá nhân trong hành trình tỵ nạn 1975 đến 1996” dày 250 trang bằng Anh ngữ. Trong đó, có 38 mẩu chuyện ngắn do chính thuyền nhân Việt Nam kể lại, hoặc do những người nước ngoài từng đi cứu thuyền nhân, hoặc làm cho trại tị nạn ngày xưa, chia sẻ những suy nghĩ và kinh nghiệm mà họ đã từng trải qua đối với thảm trạng thuyền nhân Việt Nam từ năm 1975.

    “Boat People” là tác phẩm được nung nấu trong nhiều năm của tác giả Carina Oanh Hoàng, một thuyền nhân vượt biển từ năm 1979, khi cô được 16 tuổi, hiện đang định cư tại Úc.

    Carina Oanh Hoàng cũng chính là người đã thực hiện nhiều cuộc trở về các trại tị nạn xưa để tìm mộ của những người còn nằm lại nơi những nghĩa trang hoang vắng trên các trại tị nạn ở Indonesia như Kuku, Letung, Air Raya… Trong những chuyến đi đó, mỗi khi tìm thấy bia mộ nào còn có thể đọc được tên, Carina Oanh Hoàng cùng các đồng sự của mình dùng sơn đỏ sơn lên và chụp hình lại, rồi để lên website cá nhân mình.

    Bằng cách này, nhiều người đã tình cờ tìm lại được tông tích thân nhân họ, dù chỉ qua hình ảnh một nấm mộ.

    Chia sẻ lý do về sự ra đời của quyển sách “Thuyền Nhân”, tác giả Carina Oanh Hoàng nói, “Từ năm chín mươi mấy, tôi đã có ý định ghi chép điều gì đó về phần lịch sử này nhưng chưa biết là sẽ làm dưới hình thức nào. Cách đây hai năm, thực sự từ những chuyến đi về Indonesia, nhìn thấy những mồ mả của người Việt Nam mình như vậy, cũng thấy được tâm tư của những người đi tìm người thân đã thôi thúc tôi muốn làm cuốn sách này và làm càng sớm càng tốt. Hơn nữa là tôi muốn làm để lại cho con của mình mà không làm bây giờ thì sợ mai mốt sẽ bị mai một không còn khả năng làm nữa.”

    “Thuyền nhân”, với gần 200 bức hình, đa số là hình màu, ghi nhận hình ảnh những gương mặt thảng thốt, những đôi mắt tuyệt vọng, những thân người bất động, cùng những trang nhật ký, những lá thư riêng,.. tất cả đều gợi nhắc lại một giai đọan đau thương nhất của lịch sử dân tộc, lịch sử thuyền nhân.

    Cái giá của tự do

    Những người có mặt tại buổi ra mắt quyển “Thuyền nhân” đã cùng rơi nước mắt với anh Mai Phước Lộc, một thuyền nhân đang định cư tại Úc, cũng là tác giả câu chuyện “Sống để kể lại câu chuyện của chúng ta” (Live to tell our tale).

    Anh Mai Phước Lộc thổ lộ, “Dịp may là gặp chị Carina Hoàng cách đây mấy năm, chị có nhã ý muốn làm một quyển sách về thuyền nhân. Quyển sách này đích thực muốn nói lên một giá trị là để lại cho những thế hệ sau này biết giá trị lịch sử thế hệ ông cha chúng ta ngày trước đã trả giá cho sự tự do như thế nào bằng cả mạng sống.

    Bản thân Lộc là người đi vượt biên năm 1985, số tàu là MB433. 15 ngày lênh đênh trên biển, tàu tôi bị hải tặc hai lần. Trên tàu có 21 người, chỉ có vài người đàn ông, còn lại đa số là đàn bà và trẻ con. Mỗi lần gặp hải tặc họ đều lùa hết đàn bà qua bên nó để mà hãm hiếp liên tục 4, 5 ngày. Khi họ trở về, chính tôi cảm thấy những cô gái nằm vật vưỡng đó, máu họ vẫn chảy, họ vẫn sưng, họ vẫn khóc. Mình cảm thấy rất đau xót nhưng mình không thể làm gì khác hơn được nữa.”

    Cũng cùng chung tâm trạng của một thuyền nhân, anh Phan Việt Dũng, hiện đang định cư tại Santa Ana, miền Nam California, cho biết anh đi vượt biên từ 33 năm trước, cũng trải qua nhiều gian khổ, cũng đã nhìn thấy nhiều thảm cảnh như nhìn thấy những xác chết, những xác tàu trôi giữa biển do bị bão đánh chìm, và ba mẹ cùng một người anh, người chị của anh cũng đã mất tích trong những lần vượt biển từ hơn 30 năm qua.

    Nói về “Boat People,” thuyền nhân Phan Việt Dũng, chia sẻ,“Tôi cầm cuốn sách trong tay rất là xúc động, chưa đọc nhưng biết là cuốn sách rất là hay, có một giá trị rất sâu sắc đối với những người đã trải qua những thảm cảnh khi đi vượt biên trong ba thập niên về trước.”

    Không phải là người vượt biển đi tìm tự do, nhưng cụ bà Nguyễn Thị Hải Vân, cư dân thành phố Westminster, ở ngay Little Saigon, cũng tìm đến mua ba quyển sách “Thuyền Nhân” để mang về tặng cho con cháu.

    Bà nói “Nó cứ hỏi tại sao đi sang đây làm chi, mà nói tiếng Việt thì nó không hiểu lắm nên cứ tìm mua mãi mà không có, hôm nay tôi nghe trên radio, tivi, thành ra tôi đến để mua cho mỗi gia đình một quyển, nội ngoại, mỗi gia đình một quyển để cho các cháu nó hiểu, không nó tưởng sang bên này sung sướng lắm hay sao chứ thực sự đi khổ lắm chứ, mà bỏ nước mình đâu có muốn đâu, nhưng tại vì chế độ mình chịu không nổi thì mình phải đi thôi”

    Xúc động nhất có lẽ là hình ảnh của bà Đặng Thị Thu với mái đầu trắng xóa tìm đến mua sách chỉ với ước mơ “lật tìm thử xem có hình ảnh các con tôi không.” Bà Thu có ba người con đi vượt biên ở những năm 81, 82, và bị mất tích. Ba mươi năm rồi, nhưng nỗi khắc khoải tìm thấy được tông tích con mình vẫn không thôi day dứt trong trái tim người mẹ.

    Quyển “Boat People” không được in một cách thông thường như người ta vẫn thấy. “Thuyền Nhân” được trình bày công phu như một tác phẩm nghệ thuật để chứa đựng những câu chuyện không thể nào quên, như Tôi đã 16 và tôi đã đánh mất, Để được nhìn thấy mẹ một lần nữa, Bữa ăn kế tiếp của chúng tôi, Vĩnh biệt bà ngoại, Cha tôi đã không trở về, Sống để kể lại câu chuyện của chúng ta, Kỷ niệm với Mộng Hà,…

    Những câu chuyện của thuyền nhân sẽ mãi là những câu chuyện của ngàn sau, những câu chuyện không bao giờ bị lãng quên với tất cả những người dân Việt có gắn với hai chữ “Boat People.”

    SOURCE:
    Code:
    nhanquyenchovn.blogspot.com/2011/02/thuyen-nhan-nhung-cau-chuyen-khong-nao.html

    ***

    LỊCH SỬ TỊ NẠN ĐẦY ĐAU THƯƠNG - BOAT PEOPLE của CARINA HOÀNG 

    Hà Giang/Người Việt

    Friday, February 11, 2011

    Code:
    nguoi-viet.com/absolutenm/anmviewer.asp?a=126938&z=3

    Sách 'Boat People,' từ một người đi đắp mộ thuyền nhân

    WESTMINSTER (NV) - Cô đọng, thân tình, gần gũi, và trĩu nặng cảm xúc.

    “Tôi rất vui khi thấy cuốn sách được xuất bản, vì như vậy thì sự hy sinh của 13 người bạn tôi không bị trở nên vô nghĩa.” Tiến Sĩ Keith Collins (trái) chia sẻ với Người Việt trong buổi ra mắt cuốn sách Boat People tại phòng sinh hoạt nhật báo Người Việt.” (Hình: Dan Huynh/Người Việt)
    Code:
    nguoi-viet.com/absolutenm/articlefiles/126938-RaMatSach1-400.jpg
    Ðó là không khí của buổi ra mắt cuốn sách “Boat People: Personal Stories from the Vietnamese Exodus 1975-1996” (“Thuyền Nhân: Những câu chuyện cá nhân trong hành trình tỵ nạn 1975 đến 1996”), tại phòng sinh hoạt nhật báo Người Việt, vào khoảng 4 giờ chiều Thứ Sáu, ngày 11 tháng 2 vừa qua.

    Hơn 250 trang, viết bằng Anh ngữ, “Thuyền Nhân” vừa là một cuốn sách ghi nhận sự kiện, mà cũng là một tài liệu lịch sử, ở một khía cạnh khác, lại là một tác phẩm nghệ thuật. “Thuyền Nhân” chứa đựng hơn 200 hình ảnh, đa số hình màu, chưa bao giờ được phổ biến. “Thuyền Nhân” còn là một pho tài liệu, thủ bút, nhật ký, thư từ, điện tín và chuyện kể của 38 người trực tiếp tham dự vào cuộc di tản khổng lồ diễn ra cách đây gần 30 năm.

    Cuốn sách là tích lũy trí tuệ sau nhiều năm tác giả Carina Hoàng, làm việc bằng tay chân, đi tìm và xây lại những ngôi mộ thuyền nhân bỏ hoang trên các hòn đảo hoang vu vùng Ðông Nam Á.

    Chưa đến giờ khai mạc, bà Carina Hoàng đã tíu tít vừa đón chào khách vừa bận rộn ký tên.

    Mỗi người một tâm trạng, người tham dự đến đó không để chỉ mua sách, mà còn để ủng hộ người chủ biên, để sống lại biến cố lịch sử của Việt Nam vào tháng 4 năm 1975, một biến cố đã tạo nên hai chữ “Boat People,” để tìm hiểu về chiến tranh Việt Nam, hay cũng có thể để tìm tung tích người thân đã từ lâu thất lạc.

    Như cụ bà Ðặng Thị Thu Ba, năm nay đã hơn 60 tuổi, nhưng vẫn còn khắc khoải đi tìm ba người con ở tuổi từ 18 đến 20, vượt biên từ năm 81, 82 và cho đến giờ vẫn bặt tin.

    Với những giọt nước mắt cố nén lại cho khỏi trào ra và hai bàn tay lần giở từng trang sách, bà tâm sự “giờ thì tôi chỉ mong là qua cuốn sách này tìm được tăm hơi về mộ phần của các con.”

    Sở dĩ cụ Thu Ba nói như vậy, là vì cụ biết là ngoài việc soạn cuốn sách Thuyền Nhân, bà Carina Hoàng còn từng tổ chức bao chuyến đi về những hoang đảo ở Malaysia và Indonesia để giúp mọi người tìm mộ người thân là những thuyền nhân đã bỏ mình trên đường tị nạn.

    Cũng có mặt trong buổi ra mắt sách là thân phụ của bà Carina Hoàng, một cựu chiến binh trong quân đội VNCH, đã bị tù 14 năm sau biến cố 30 tháng 4, và ông SàiGòn Hoàng, người em trai đã cùng Carina Hoàng vượt biên vào năm 1979.

    Ông Phan Nhật Dũng, một người nhờ website của bà Carina Hoàng mà tìm ra được ngôi mộ của mẹ đã bỏ mình trên một hòn đảo ở Indonesia cách đây hơn 31 năm, đến để “vừa mua sách, vừa ủng hộ và cám ơn chị Carina.”

    “Giờ thì tôi chỉ mong là qua cuốn sách này tìm được tăm hơi về mộ phần của các con.” Cụ bà Ðặng Thị Thu Ba chia sẻ tâm sự trong buổi ra mắt cuốn sách Boat People tại phòng sinh hoạt nhật báo Người Việt.” (Hình: Dan Huynh/Người Việt)
    Code:
    nguoi-viet.com/absolutenm/articlefiles/126938-RaMatSach2-400.jpg
    Còn Tiến Sĩ Keith Collins, một giảng sư về môn cuộc chiến Việt Nam tại trường đại học Cal State Long Beach thì cho phóng viên Người Việt biết ông đến để “ủng hộ cuốn sách,” vì “tôi có 13 người bạn đã bỏ mình trong cuộc chiến Việt Nam,” và tâm sự rằng ông rất vui khi thấy cuốn sách được xuất bản, vì như vậy thì sự “hy sinh của 13 người bạn tôi không trở nên vô nghĩa.”

    Không khí trong phòng trở nên trĩu nặng và nhiều người nước mắt đỏ hoe khi bà Carina Hoàng chiếu một slide show, trong đó có nhiều hình ảnh thương tâm của cuộc di cư vĩ đại bằng thuyền, đã đưa hơn 1 triệu người ra khỏi Việt Nam, và khiến hơn 500 ngàn người tử nạn trước khi đến được bến tự do.

    Nhưng người ta thực sự rơi nước mắt khi ông Mai Lộc, một nhân chứng đã kể lại hành trình vượt biển của mình trong cuốn sách.

    Lời phát biểu nghẹn ngào của ông Nguyễn Xuân Nghĩa, một nhà báo nổi tiếng với những bài phân tích kinh tế khô khan, đã làm những người quen biết ông ngạc nhiên và xúc động theo.

    Cảm xúc về một biến cố bi ai chung là những gì rất dễ lây lan.
    Có lúc cả phòng chợt rơi vào một khoảnh khác yên lặng của hoài niệm.

    Lúc khác hầu như tất cả mọi cử tọa đều nhìn bà Carina Hoàng bằng ánh mắt quý mến như thầm cảm ơn bà đã bỏ công soạn một cuốn sách, mà họ cho là có giá trị trong việc đóng góp cho pho tài liệu lịch sử cho mai hậu.

    Thế nhưng trong phần trao đổi giữa độc giả và soạn giả, câu hỏi của một người đàn bà trong cử tọa đã thay đổi không khí của cuộc gặp gỡ.
    Bằng một giọng nói to, vị nữ độc giả cho biết là theo một bài báo của tờ báo điện tử Vietnamnet, thì bà Carina Hoàng đã về Việt Nam và làm việc ở đó 8 năm, cũng như đã mở một công ty riêng, và cổ xúy việc các công ty có vốn 100% của ngoại kiều tại Việt Nam.

    “Nhà phân tích kinh tế Nguyễn Xuân Nghĩa phát biểu cảm tưởng trong buổi ra mắt cuốn sách Boat People tại phòng sinh hoạt nhật báo Người Việt.” (Hình: Dan Huynh/Người Việt)
    Code:
    nguoi-viet.com/absolutenm/articlefiles/126938-RaMatSach3-400.jpg
    Vị nữ độc giả đặt vấn đề: “Với một người đã về Việt Nam làm ăn thì việc bỏ tiền ra làm cuốn sách Boat People có mâu thuẫn không?”
    Bà cũng tỏ ra nghi ngờ là mục đích của bà Carina Hoàng khi soạn cuốn sách Boat People là “để làm tiền” chứ không phải để ghi lại lịch sử cho những thế hệ sau, như bà Carina Hoàng chia sẻ.

    Ðáp lời vị nữ độc giả, bà Carina Hoàng cho biết bà có theo một công ty Hoa Kỳ về Việt Nam làm việc, sau đó bà lập một công ty để huấn luyện về an toàn cho trẻ em.
    Bà Carina Hoàng xác định là việc bà mở công ty tại Việt Nam không mâu thuẫn gì với nhau.
    “Tôi không ủng hộ gì chính quyền CSVN, nhưng tôi thương người dân Việt Nam. Tôi là một thuyền nhân và suốt đời sẽ là một thuyền nhân.” Bà Carina Hoàng nói.

    Cử tọa có người vỗ tay trước câu trả lời của bà.

    Một vị nữ độc giả khác đặt câu hỏi là “tại sao một cuốn sách viết về thuyền nhân lại nhắc đến chuyện Mỹ Lai?”
    Không những chỉ đặt câu hỏi, vị nữ độc giả này còn cho rằng mình đã “bị lừa” và lúc mới cầm cuốn sách thì rất “hân hoan” nhưng khi biết sự kiện Mỹ Lai được liệt kê trong cuốn thì bà cảm thấy “vô cùng thất vọng.”
    Biến cố Mỹ Lai (một số binh sĩ Hoa Kỳ giết trẻ em ở làng Mỹ Lai vào năm 1968) được liệt kê trong phần “thứ tự thời gian” về cuộc chiến Việt Nam trong phần cuối của cuốn sách.

    Trước không khí chợt trở nên căng thẳng, ông Nguyễn Xuân Nghĩa phát biểu ý kiến của ông “là hãy nhìn vào tổng thể của cuốn sách,” và nghĩ đến nỗ lực nhiều năm để thu góp dữ liệu về cuộc di tản khổng lồ của người tị nạn cộng sản và “đánh giá cuốn sách một cách công tâm” thay vì “chú trọng vào những chi tiết nhỏ.”
    “Vì như vậy thì người Việt tị nạn chúng ta cho đến giờ này cũng còn đang bị Cộng Sản đuổi theo.” Ông nói.

    Lại có những tiếng vỗ tay ủng hộ lời phát biểu.

    Ngay sau đó, giờ giải lao đã đến để xoa dịu những phút căng thẳng.

    Sau đó mọi người tiếp tục xúm lại để trò chuyện với bà Carina Hoàng để mua sách, hay chờ chữ ký.
    Một người đến tham dự chia sẻ với phóng viên nhật báo Người Việt: “Thật là một buổi ra mắt sách đầy cảm tính. Những gì xảy ra hôm nay cho thấy vết thương trong lòng người Việt tị nạn đến nay vẫn chưa lành.”


    SOURCE:
    Code:
    nhanquyenchovn.blogspot.com/2011/02/lich-su-ti-nan-ay-au-thuong-boat-people.html

    ***

    From: HoangLanChi
    Subject: Thông gia với ĐM?
    To: "Loc Vu" 
    Date: Monday, March 7, 2011, 6:02 AM

    Gửi cô thư ký của ông Lộc
    Xin cho hỏi, trên net loan tải ông VVL là thông gia với Đỗ Mười, cựu tổng bí thư của cộng sản Việt Nam. Điều này là sai/đúng?
    Trân trọng cảm ơn, Lan Chi

    ***

    Xin trả lời Ms. Hoàng Lan Chi

    Tin này hoàn toàn sai.

    Gia đình chúng tôi hoàn toàn không sui gia hay liên hệ với Đỗ Mười.

    Đây là chuyện chụp mũ hết sức lạ lùng từ nhiều năm qua, lâu lâu được nhắc lại.

    Xin cảm ơn Ms. đã thẳng thắn hỏi để chúng tôi có dịp trả lời.

    Trân trọng, Vũ văn Lộc

    ***

    Michael Do (Do Van Phuc) (Mar.8-2011)

    · Kính thưa ông Giao Chỉ, Vũ Văn Lộc,

    · Kính thưa quý anh chị,

    Tôi hoàn toàn không biết nhiều về ông Giao Chỉ, ngoại trừ nhiều điểm mà tôi đã đọc, nghe qua dư luận. Vì thế, tôi vẫn dè dặt và không muốn đụng chạm đến ông.
    Nếu quả thật không có chuyện sui gia với tên VC Đỗ Mười, thì với khả năng, phương tiện, ông Giao Chỉ nên lên tiếng với công luận; hoặc để bạn bè thân và có uy tín làm giùm. Tôi sẵn sàng chuyển lời minh xác của ông đến bạn bè và các diễn đàn mà tôi tham gia.

    Và nếu ông đã xác nhận với Hoàng Lan Chi rằng ĐM không dính líu gì đến gia đình ông, thì tôi xin nợ ông một lời xin lỗi, dù rằng tôi viết "nghe nói..." chứ không viết khẳng định.

    Ngoài chuyện này ra, tôi giữ vững quan điểm và nhận xét về việc ông bênh vực cho Carina Hoàng. Và tôi rất thất vọng khi thấy một vị cựu Sĩ quan cao cấp QLVNCH lại có cách nhìn "rộng lượng" như thế với một hành vi gian xảo của một kẻ làm ăn, bưng bô cho VC.

    Kính chào ông. Michael Do (Do Van Phuc)

    ***

    Phúc đáp Mr. Michael Do.

    Xin nhắc lại. Gia đình chúng tôi không sui gia với Đỗ Mười và cũng chẳng liên hệ gì với Đỗ Mười.

    Đã cải chính và xác định nhiều lần, nhưng vẫn có người cố tình chụp mũ với ác ý.

    Riêng lần này rất hân hạnh được Michael Do gửi thư: "Xin nợ một lời xin lỗi" vì đã viết bài theo nguồn tin "nghe nói" kể trên.

    Xin ông vui lòng phổ biến rộng rãi trên diễn đàn tin tức này. Gia đình chúng tôi rất cảm ơn.

    Riêng chúng tôi, cũng sẽ tiếp tục cải chính.

    Về phần quan điểm đối với tác phẩm và tác giả Boat People, mỗi người đều có nhận xét riêng. Chúng tôi tôn trọng sự khác biệt trong tinh thần dân chủ.

    Trân trọng - Vũ Văn Lộc

    ***

    Michael Do (Do Van Phuc) Tuesday, March 8, 2011, 5:58 PM

    Kính thưa quý vị,

    Tôi đã email để hỏi ông Vũ Văn Lộc về chuyện sui gia với Đỗ Mười, và được ông trả lời phủ nhận việc trên. Vì thế, trong tinh thần phục thiện, tôi xin gửi đến quý vị tin này, và cũng xin lỗi quý vị, cùng ông Vũ Văn Lộc về câu viết của tôi.

    Chân thành,

    Michael Do (Do Van Phuc)

    ***

    Kính gửi ông Đỗ

    Hân hạnh nhận lời xin lỗi. Hơn cả tinh thần phục thiện, đây là thái độ can đảm.

    Thư của ông giá trị nhiều hơn lời cải chính của thân hữu chúng tôi

    Xin chấm dứt chuyện hiểu lầm.

    Trân trọng

    Vũ văn Lộc--- On Tue, 3/8/11

    ***
    Last edited by Nhu Thuong; 03-10-2011 at 02:38.
  2. #2
    xlarge's Avatar
    xlarge vẫn chưa có mặt trong diễn đànContributor          
    Join Date
    Mar 18th 2009
    Posts
    6,821
    Post Thanks / Like 
    Rep Power
    500

    Default

    Những ai chưa biết mặt her


No comments:

Post a Comment