Tuesday, January 26, 2016

truyện quốc ngữ nam bộ.

shared http://www.vanhoanghean.com.vn/chuyen-muc-goc-nhin-van-hoa/nhung-goc-nhin-van-hoa/ha-huong-phong-nguyet-tieu-thuyet-quoc-ngu-dau-tien-cua-nam-bo.

  •  VÕ VĂN NHƠN
  • Thứ ba, 21 Tháng 4 2015 16:15giảm kích thước chữ tăng kích thước chữ
Trong quá trình nghiên cứu văn học quốc ngữ Nam Bộ giai đoạn cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX, có một ý kiến của nhà nghiên cứu Bằng Giang trong công trình Văn học quốc ngữ ở Nam Kỳ 1865 – 1930khiến chúng tôi đặc biệt lưu ý: “Còn tiểu thuyết (không nói truyện ngắn) thì cũng chỉ bắt đầu với Hà Hương phong nguyệtcủa Lê Hoằng Mưu đăng báo năm 1912 và in thành sách năm 1915”[1]. Nhà văn Nam Bộ Bình Nguyên Lộc trong cuộc phỏng vấn trên The Vietnam Forum số 13/1990 lúc sang Mỹ định cư cũng cho biết: "Cuốn tiểu thuyết Việt Nam đầu tiên tôi đọc là một cuốn sách mà thoạt đầu cha tôi cấm không cho đọc vì cho là dâm thư, đó là cuốn Hà Hương phong nguyệt truyện của Lê Hoằng Mưu. Cuốn này được xuất bản vào khoảng năm 1917, và tôi tin đó cũng là cuốn tiểu thuyết được xuất bản đầu tiên của Việt Nam”. Thái Bạch trong “Truyền thống bất khuất của văn nghệ miền Nam” in trên Tin Văn số 12 ngày 9.6.1967 vẫn còn nhớ đến cuộc bút chiến quanh tác phẩm này. Ông Vũ Anh Tuấn, Chủ nhiệm CLB Sách Xưa & Nay trong Hồi ký 60 năm chơi sách cho biết có người đã từng yêu cầu ông “làm bất cứ cách nào” và mua hộ “bằng bất cứ giá nào” quyển sách này của Lê Hoằng Mưu[2].
Hành trình đi tìm Hà Hương phong nguyệt
Nhận biết được vị trí của Hà Hương phong nguyệt trong lịch sử tiểu thuyết Việt Nam hiện đại, chúng tôi đã chú tâm đi tìm quyển tác phẩmnày. Nhưng đi khắp các thư viện ở Việt Nam, chỉ tìm được mỗi một tập thứ ba ở Thư viện Thông tin Khoa học Xã hội thuộc Viện Hàn lâm Khoa học Xã hội Việt Nam.
Biết tác phẩm đã từng đăng báo Nông cổ mín đàm từ năm 1912, chúng tôi cũng đã tìm đọc trên báo giấy và microfilm ở Thư viện Tổng hợp TP. Hồ Chi Minh, Thư viện Khoa học Xã hội  TP. Hồ Chi Minh,  nhưng đáng tiếc là các số báo cũng không đầy đủ, vì thế không thể có cái nhìn khái quát về quyển tiểu thuyết gây nhiều tranh cải này được.
Cuối cùng đến đầu tháng 10 vừa qua, nhờ sự giúp đỡ của các nghiên cứu sinh đang học tập, nghiên cứu tại Pháp như chị Lê Thị Dương, chị Nguyễn Giáng Hương (thủ thư của kho sách tiếng Việt tại Thư viện Quốc gia Pháp), chúng tôi mới tìm được sáu tập đầu của tiểu thuyết này ở Thư viện Quốc gia Pháp. Sáu tập này, cùng với phần đăng tiếp theo trên báo Nông cổ mín đàm, đã giúp chúng tôi có cái nhìn khá đầy đủ về quyển tiểu thuyết đã làm hao tổn nhiều giấy mực nhất của văn chương quốc ngữ Nam Bộ giai đoạn đầu thế kỷ XX, từ đó cho thấy các thông tin về tác phẩm này của các công trình trước đây nhưPhần đóng góp của văn học miền Nam: những bước đầu của báo chí, tiểu thuyết và thơ mới của Bùi Đức Tịnh,Địa chí văn hoá TP. Hồ Chí Minh, Tiến trình văn nghệ miền Nam của Nguyễn Q. Thắng, Chân dung văn học của Hoài Anh, Từ điển tác gia văn xuôi Việt Nam do Vũ Tuấn Anh và Bích Thu chủ biên,Từ điển tác gia văn học Việt Nam thế kỷ XX của Trần Mạnh Thường,… đã có phần không chính xác[3].
Hà Hương phong nguyệt đầu tiên được đăng trên báo Nông cổ mín đàm từ số 19, ngày 20 tháng 7 năm 1912 với nhan đề Truyện nàng Hà Hương đến số 53, ngày 29 tháng 5 năm 1915 (chưa kết thúc). Năm 1914[4] tác phẩm này được nhà in Saigonnaise L. Royer xuất bản với tên là Hà Hương phong nguyệttruyệnvới gần 10.000 bản[5], điều này cho thấy sức hấp dẫn của tác phẩm. Lê Hoằng Mưu trong Tiểu tự (Lời tựa) cho rằng có nhiều độc giả “nài xin in ra nguyên bổn; bởi vậy cho nên tôi chẳng dám bỏ qua, phải vâng làm như ý”.
Vì sao tiểu thuyết quốc ngữ Nam Bộ chỉ bắt đầu với Hà Hương phong nguyệt?
Việc xuất hiện Hà Hương phong nguyệt, theo Lê Hoằng Mưu là một phản ứng, là lòng tự trọng của một nhà văn Việt Nam trước cơn sốt dịch “truyện Tàu” lúc đó. Lê Hoằng Mưu sau này đã tâm sự: “Dòm thấy trong xứ cứ ôm truyện Tàu mà dịch mãi, chưa thấy ai viết bộ tiểu thuyết nào cả. Tưởng rằng dầu hay dầu dở cũng của mình. Tôi khởi đầu viết bộ Hà Hương phong nguyệt”[6].
Ý kiến của Bằng Giang cho rằng tiểu thuyết chỉ bắt đầu với Hà Hương phong nguyệt, trước hết đó là ở dung lượng của tác phẩm. Ba tác phẩm của Nam Bộ được xuất bản trước đó là Thầy Lazarô Phiền(1887) của Nguyễn Trọng Quản chỉ dài 32 trang, Hoàng Tố Anh hàm oan (1910) của Trần Chánh Chiếu được 54 trang,  Phan Yên ngoại sử - Tiết phụ gian truân (1910) của Trương Duy Toản cũng chỉ 49 trang, Vì thế việc xác định thể loại của các tác phẩm này, đặc biệt là Thầy Lazarô Phiền, việc đó là truyện ngắn, truyện vừa hay tiểu thuyếtcũng còn gây tranh cải [7].
Hà Hương phong nguyệtso với ba tác phẩm trên có số trang dày dặn hơn nhiều (chỉ hết tập 6 đã dài đến 284 trang), in feuilleton trên báo Nông cổ mín đàm kéo dài đến 4 năm vẫn chưa kết thúc (từ 1912 đến 1915), điều rất khó hình dung trong giai đoạn này. Tác phẩm gồm có 2 phần gần như độc lập. Phần đầu gần bốn tập, chủ yếu nói về những cuộc phiêu lưu tình ái của nàng Hà Hương xinh đẹp đa tình, trong đó quan hệ giữa Hà Hương và Nghĩa Hữu là quan hệ  chủ yếu. Phần hai chủ yếu kể về cuộc đời của Ái Nhơn, con trai của Hà Hương và Ái Nghĩa, vì thế có trường  hợp đã hiểu nhầm rằng phần hai là văn bản của một truyện khác [8].
Hiện thực được phản ánh trong Hà Hương phong nguyệt cũng khá rộng lớn, có thể xem đây là một xã hội Nam Bộ ở đầu thế kỷ XX được thu nhỏ. Trong tác phẩm có các gia đình giàu lẫn những gia cảnh nghèo hèn; có cảnh Sài Gòn đô hội phồn hoa bên cạnh cảnh nghèo hèn thôn dã; có cảnh tòa xử án, trạng sư biện hộ... Số lượng nhân vật trong Hà Hương phong nguyệt cũng rất đông đảo, da dạng, từ thường dân cho đến quan chức. Có nàng Hà Hương xinh đẹp, buông thả bên cạnh một Nguyệt Ba đẹp người, đẹp nết. Có Nghĩa Hữu đam mê sắc dục, ích kỹ bên cạnh một Ái Nghĩa chung tình. Có cả người nước ngoài như khách trú người Hoa, có anh Bảy Chà Và (người gốc Ấn) và những trạng sư người Pháp như Portrait,...
Tác phẩm đầu tay này của Lê Hoằng Mưu so với những tác phẩm văn xuôi trước đó đã nổi bật ở khả năng phân tích tâm lý sắc sảo. Đây là một thế mạnh của Lê Hoằng Mưu so với các nhà văn Nam Bộ khác cùng thờivốn ít chú ý đến vấn đề này. Thay vì kể chuyện, ông đã sớm đi vào miêu tả tâm lý nhân vật, đã chú ý những diễn biến tâm lý, cảm giác của nhân vật. Đó là dấu hiệu của tiểu thuyết hiện đại, là một sự mới mẻ về bút pháp so với tiểu thuyết truyền thống. Nàng Hà Hương không đơn giản là một cô gái lẵng lơ, ham mê sắc dục mà cũng có lúc ân hận vì những tội lỗi do mình gây nên, cũng biết vì mình quá ghen với Nguyệt Ba mà “làm chuyện độc tâm”, cũng biết than thầm khi phụ bạc Nghĩa Hữu: “Xét lại phận gái như mình ở ăn đen bạc, làm cho ai phải chịu nhọc nhằn: vợ chồng kết cùng nhau đã lâu, tình mặn nghĩa nồng, đắng cay chung chịu, người ta thương mình cho đến đổi xa cha xa mẹ, lặn suối trèo non, cực khổ biết mấy ngàn, cũng theo mình trọn nghĩa. Tới đến đây mình ham của phụ tình tấm mẳn, để cho người ra đi xứ lạ một mình, nắng chẳng biết mưa chẳng hay, biết cùng ai nương tựa”. Nhân vật này qua ngòi bút của Lê Hoằng Mưu không phải là một nhân vật chức năng mà mang tính nhị nguyên, phức tạp.
Vì sao Hà Hương phong nguyệt lại bị công kích dữ dội như thế?
Việc Hà Hương phong nguyệt bị dư luận lên án mạnh mẽ, đó là bởi diễn ngôn tính dục mới mẻ của tác phẩm này. Trong lúc vấn đề tình dục vẫn được xem là một điều cấm kỵ trong văn chương thì tác phẩm lại có nhiều cảnh nhạy cảm khi miêu tả những chuyện tình tự trai gái. Những đoạn tả cảnh tình tự trai gái giữa Nghĩa Hữu và Hà Hương, giữa anh Bảy Chà và Hà Hương, giữa Ái Nhơn và Bảy Nhỏ… khá táo bạo so với “tầm đón nhận” của độc giả thời đó.
Lãng Tử đã viết trên Tuần báo Mai như sau: “Bây giờ, quen thuộc với cái táo bạo của tư tưởng Âu Mỹ, ta còn phải ngạc nhiên với lời văn khiêu dâm của ông Trương Tửu, Vũ Trọng Phụng, Trọng Lang, chớ có biết đâu rằng hồi đó, lúc ảnh hưởng của Tống Nho còn đang khắc nghiệt vô cùng mà Lê quân cũng đã dám có những ý nghĩ táo tợn và dạn dĩ mà viết Hà Hương phong nguyệt”. Đã có một cuộc bút chiến dữ dội xung quanh tác phẩm này. Nhiều nhà văn, nhà báo như Nam Kiều Trần Huy Liệu, Hốt Tất Liệt Nguyễn Háo Vĩnh, Nguyễn Chánh Sắt, Cao Hải Để, Trì Nam Tử... đã phê phán kịch liệt tác phẩm này cùng với tác giả của nó. Có những ý kiến hết sức gay gắt, thậm chí có người còn lên án Lê Hoằng Mưu như là “một đứa tội nhơn lớn nhứt của nước An Nam” (Công luận báo, số 48, 1928). Trước áp lực của dư luận, cuối cùng Hà Hương phong nguyệtđã bị chính quyền thuộc địa ra lệnh tịch thu và tiêu hủy ví lý do tác giả đã miêu tả những cảnh “ăn chơi trác táng trái với thuần phong mĩ tục”.
Nói về cuộc bút chiến này, Lê Hoằng Mưu cho rằng: “Vieát ra töø möôøi naêm khoâng ai noùi chi. Sau naøy trong phe vieát baùo laém keû ngöôøi öa ñoïc sanh loøng ganh goå, kích baùc; maø khoâng noùi hay dôû gì, chæ thích ñieàu laû lôi phong nguyeät. Toâi móm cöôøi! Cöôøi maáy oâng naøy maét mang kieáng ñen, chöa heà coù xem phong nguyeät cuûa ngöôøi caùc nöôùc, coøn laû lôi quaù möôøi cuûa toâi. Toâi thaàm nghó neáu phong hoùa vì tieåu thuyeát tình töï laû lôi maø ra thì phong hoùa caùc nöôùc suy ñoài bieát maáy. Thoaûng laïi phong hoùa nhaø Nam suy ñoài töø chöa coù boä Haø Höông phong nguyeät[9].
Sâu xa hơn, theo Trần Văn Toàn, việc “đưa một nhân vật phản diện làm nhân vật chính, tô đậm những sắc thái của một thứ tình yêu quay lưng với đạo lý, chạy theo những hấp dẫn của xác thịt thuần túy - đây mới là nguyên nhân chính khiến cho Haø Höông phong nguyeätbị dư luận lên án mạnh mẽ chứ không vì những đoạn miêu tả sắc dục (còn khá mờ nhạt) trong tác phẩm này”. Nàng Hà Hương xinh đẹp, còn biết làm thơ nhưng không phải là nhân vật lý tưởng như trong truyền thống mà lại mang rất nhiều tính xấu: đua đòi, cờ bạc, lợi dụng nhan sắc của mình để quyến rũ đàn ông. Kiểu nhân vật biểu tượng cho sự cám dỗ của sắc dục này chưa hề có trong văn học truyền thống[10].
Nghĩa Hữu cũng là một nhân vật lệch chuẩn và không kém phần phức tạp. Hắn vốn là người chỉ mê chuyện lầu xanh, cờ bạc. Nghĩa Hữu mê mệt Hà Hương đến quên cả Nguyệt Ba, vợ sau của mình, một phụ nữ xinh đẹp, đoan trang. Khi Nguyệt Ba bị hại, Nghĩa Hữu biết là do Hà Hương gây ra nhưng hoàn toàn bị cuốn trong sự say mê sắc dục: “Hữu mà thấy Hương như đói thấy cơm, nào tưởng việc trả hờn cho vợ. Bước vào hăm hở, Hà Hương mừng tở mở ôm hun (...). Mặt Hữu coi lơ láo, bị hun có một cái mà bủn rủn tay chân quên ráo việc nhà”. Hắn còn là một kẻ tham lam, tàn độc khi rắp tâm hảm hại Ái Nhơn, con của Hà Hương và Ái Nghĩa để đoạt của. Nhưng đến cuối đời, Nghĩa Hữu cũng biết tự trách mình: “Mà cũng tại bởi mình bất ngãi, đem mối dây oan trái buộc mình, cuộc ở đời sanh sự sự sinh, đừng trách lẫn, hại nhân nhân hại”.
Trái với Hà Hương, nàngNguyệt Ba được Lê Hoằng Mưu xây dựng đúng kiểu nhân vật lý tưởng của truyền thống:đẹp người đẹp nết, nhân hậu thủy chung. Nhưng nhân vậtchính diệnnày lại phải chịu nhiều bi kịch: chồng phụ bạc bỏ theo Hà Hương, con bị tình nhân của chồng bức hại… . Cuối cùng nàng phải tự trầm vì quá đau khổ. Đây quả là một kết thúc không có hậu trong tầm tiếp nhận của nhiều độc giả thời đó.Nhân vật Hai Long, vợ của Ái Nhơn trong phần hai cũng được Lê Hoằng Mưu xây dựng theo khuôn mẫu đó.
Bản thân Lê Hoằng Mưu dù bị nhiều người trong văn giới đả kích dữ dội nhưng lại được độc giả rất hâm mộ. Lãng Tử cho biết là sách của ông “bán chạy như tôm tươi giữa chợ buổi sớm”[11]. Tác phẩm của ông bị lên án vì đã chuyển tải một quan niệm không truyền thống về tình yêu, luân lý trong thời điểm nhân dân Nam Bộ cần cổ súy cho đạo đức truyền thống, cho tình yêu nước để có sức mạnh chiến đấu với giặc ngoại xâm hơn là những tình cảm cá nhân ngang trái, buông thả. Tiểu thuyết này lại còn quá mới mẻ trong thời điểm ảnh hưởng của văn minh phương Tây vẫn chưa thật sự lấn át được những quan niệm khắt khe của Nho giáo về tình yêu nam nữ. Tình yêu cá nhân mang tính nhục thể và dục vọng thầm kín của con người vẫn là những điều khá xa lạ đối với những quan niệm truyền thống đương thời mặc dù ngòi bút của nhà văn đã khá uyển chuyển và giàu tính nhân văn.
Hà Hương phong nguyệtbị tịch thu và tiêu hủy nhưng sau đó đã tạo nên một khuynh hướng tiểu thuyết tính dục và một phong trào viết tiểu thuyết tình, đọc tiểu thuyết tình ở Nam Kỳ hết sức sôi nổi với hàng loạt tác phẩm như Lỗi bước phong tình của Nguyễn Thành Long, Cô Ba Tràh của Nguyễn Ý Bửu...Thậm chí có tác phẩm cũng lấy nhân vật chính tên là Hà Hương và nhan đề tác phẩm cũng nhái lại Hà Hương phong nguyệt (tiểu thuyết Hà Hương hoa nguyệt của Nam Tùng Tử).  Bản thân Lê Hoằng Mưu sau đó vẫn tiếp tục diễn ngôn tính dục của mình với hàng loạt tác phẩm như Hồ Thể Ngọc, Đỗ Triệu Kỳ Duyên, Người bán ngọc và tiếp tục nhận được không ít lời chỉ trích.
Những ràng buộc bởi truyền thống, bởi thị hiếu độc giả
Xây dựng một nàng Hà Hương táo bạo là thế, nhưng cuối cùng Lê Hoằng Mưu cũng cho Hà Hương chết trong sự hối hận, trong sự ghẻ lạnh của Nghĩa Hữu. Nghĩa Hữu cuối đời cũng chết trong sự cô độc, đến đứa con ruột cũng không thèm ngó ngàng tới mà chỉ chăm chăm vào việc thừa kế tài sản. Cái kết thức không có hậu đó của những con người như Hà Hương, Nghĩa Hữu, đó có lẽ là do áp lực của đạo đức truyền thống đối với Lê Hoằng Mưu, như ông nói trong Tiểu tự (lời tựa): “Hà Hương là truyện tình, song truyện tình mà đủ nhơn, nghĩa, lễ, trí, tín, tình mà có báo oán nhãn tiền, tình dường ấy cũng nên đọc lấy làm gương, toan giữ mình trọn đạo”.
Được viết trong thập niên thứ hai của thế kỷ XX, Hà Hương phong nguyệtvẫn chưa vượt thoát được tính chất biền ngẫu của văn xuôi thời đó, vẫn là một lối văn xuôi có đối có vần rất du dương, thỉnh thoảng lại xen các bài thơ vào. Để khuyến dụ Nghĩa Hữu trở lại với mình, Hà Hương đã viết thư như sau: “Kính thăm anh đôi chữ bình an, Xin quân tử nghe em phiền trách. Kể từ thuở vợ chồng xa cách, Em lần tay tính đã mấy trăng, Vì cớ chi bặt tích vắng tăm?Lời trái phải cũng không tính tới. Anh dầu có nơi nào bạn mới, Cũng cho em rõ nỗi sự tình, Làm chi em vắng vẻ một mình, Tức tối bấy đau lòng tha thiết; Nhớ bạn ngọc đoạn sầu chi xiết, Thương thầm anh tấc dạ ủ ê, Chắc mẹ cha dạy dỗ thú thê, Nên anh biệt bấy lâu không tưởng tới… Em dẫu nhớ biết làm sao được! Dẫu mấy năm cũng phải đợi trông. Em xa anh như bướm xa bông. Chàng xa thiếp như ong lạc nhuỵ. Ngày nghĩ tới dòng châu hột luỵ. Đêm đêm nằm nước mắt rưng rưng”.
Có một điều rất lạ là so với phần một có ngôn ngữ nghệ thuật khá hiện đại, gần gũi với đời thường, phần hai của tác phẩm lại mang tính chất biền ngẫu, đăng đối đậm đặc hơn. Cách hành văn rất khác phần đầu này là lý do khiến Trần Văn Toàn cho rằng đây là một văn bản khác, của một nhà văn khác[12]. Theo chúng tôi, điều này có thể là do Lê Hoằng Mưu đã chiều theo thị hiếu của độc giả Nam Bộ lúc đó vốn rất ưa thích lời văn có đối có vần tự nhiên lưu loát như thế, như Nguyễn Liên Phong đã từng nhận xéttrong Điếu cổ hạ kim thi tập: “Hơi nôm na sắp đặt lanh lợi có duyên, người ta xem đến không nhàm mỏi[13].
            *
Hà Hương phong nguyệtra đời vào thập niên thứ hai của thế kỷ XX, vì thế vẫn còn mang một số hạn chế của thời đại. Nhưng với dung lượng đáng kể, với hệ thống nhân vật đa dạng, đặc biệt là nghệ thuật phân tích tâm lý khá đặc sắc, tác phẩm đầu tay này của Lê Hoằng Mưu xứng đáng là tiểu thuyết quốc ngữ đầu tiên của Nam Bộ như Bình Nguyên Lộc và Bằng Giang đã khẳng định. Nó đánh dấu một bước phát triển của tiểu thuyết Nam Bộ nói riêng và của tiểu thuyết Việt Nam hiện đại nói chung, một bước phát triển rất đáng ghi nhận và trân trọng.


[1]Bằng Giang(1992), Văn học quốc ngữ ở Nam Kỳ 1865 – 1930, Nxb Trẻ, TP. Hồ Chí Minh, tr. 257.
[3]Do ghi cheùp laïi theo trí nhôù cuûa Vöông Hoàng Seån neân toùm taét coát truyeät Haø Höông phong nguyeät cuûa Buøi Ñöùc Tònh trong Phaàn ñoùng goùp cuûa vaên hoïc mieàn Nam: nhöõng böôùc ñaàu cuûa baùo chí, tieåu thuyeát vaø thô môiù (Saøi Goøn, Löûa Thieâng, 1974) ñaõ khoâng chính xaùc. Caùc coâng trình nghieân cöùu ñi sau do keá thöøa Buøi Ñöùc Tònh neân cuõng phaïm sai soùt naøy.
[4]Bằng Giang, Bình Nguyên Lộc và các công trình trước đây đều ghi Hà Hương phong nguyệt truyệnxuất bản năm 1915, chậm hơn một năm so với thực tế.
[5]Báo Trung Bắc Chủ nhật số 53, ngày 23 tháng 3 năm 1941.
[6]Luïc Tænh taân vaênsoá 2370, ngaøy 12-7-1926.
[7]Theo Trần Văn Trọng, cho đến nay, các nhà nghiên cứu vẫn chưa có sự thống nhất khi xác định thể loại tác phẩm Thầy Lazarô Phiền nhưng tựu trung lại có 4 quan điểm:
- Xem là truyện ngắn: Trần Đình Hượu và Lê Chí Dũng (trong Văn học Việt Nam 1900-1945, Nxb.Giáo dục, H, 1998), Nguyễn Văn Trung (trong Truyện đầu tiên viết theo lối Tây phương Truyện “Thầy Lazaro Phiền” của Nguyễn Trọng Quản (bản in ronéo), trường Đại học sư phạm tp. Hồ Chí Minh, 1987), Bùi Việt Thắng (trong Truyện ngắn - những vấn đề lý thuyết và thực tiễn thể loại, Nxb. ĐHQG Hà Nội, 2000)...
- Xem là truyện vừa: Huỳnh Thị Lan Phương và Nguyễn Văn Nở (trong Vấn đề xác định thể loại “Truyện thầy Larazo Phiền” của Nguyễn Trọng Quản, tạp chí Nghiên cứu văn học, số 4-2011).
- Xem là tiểu thuyết: Nguyễn Q.Thắng (Tiến trình văn nghệ miền Nam, Nxb. An Giang, 1990), Tôn Thất Dụng (trong Luận án tiến sĩ ngữ văn, Sự hình thành và vận động của thể loại tiểu thuyết văn xuôi tiếng Việt ở Nam Bộ giai đoạn từ cuối thế kỷ XIX đến 1932, trường ĐHSP Hà Nội, 1993), John C.Schaffer và Thế Uyên (trong Tiểu thuyết xuất hiện tại Nam KỳTạp chí Văn học, số 8-1994), Cao Xuân Mỹ (trongTruyện dài đầu tiên và tuyển tập các truyện ngắn Nam bộ cuối thế kỉ XIX đầu thế kỉ XX. Nxb. Văn nghệ Tp. Hồ Chí Minh, 1998), Bằng Giang (trong Văn học quốc ngữ ở Nam Kỳ 1865-1930, Nxb. Trẻ, Tp. Hồ Chí Minh, 1998), Nguyễn Thị Thanh Xuân (trong Văn học hiện đại Việt Nam, bước khởi đầu quan trọng ở Sài Gòn - Nam BộTạp chí Văn học, số 3-2000), Trần Hữu Tá (trong Nghĩ về buổi bình minh của tiểu thuyết Nam BộTạp chí Văn học, số 10-2000), Nguyễn Huệ Chi (trong Thử tìm vài đặc điểm của văn xuôi tự sự Quốc ngữ Nam Bộ trong bước khởi đầuTạp chí Văn học, số 5-2002), Bùi Đức Tịnh (trongNhững bước đầu của báo chí, truyện ngắn, tiểu thuyết và Thơ mới, Nxb. Tp. Hồ Chí Minh (Tái bản lần thứ 2 - có sửa chữa và bổ sung), 2002), Hà Thanh Vân (trong Tiểu thuyết Nam Bộ cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX, Nxb. ĐHQG tp. Hồ Chí Minh, 2004), Vương Trí Nhàn (trong Nhà văn tiền chiến và quá trình hiện đại hoá trong văn học Việt Nam từ đầu thế kỷ XX cho tới 1945, Nxb. ĐHQG Hà Nội, 2005)…
- Một ý kiến nữa là chưa thống nhất xếp vào thể loại nào và gọi đây là “truyện”: tác giả của Địa chí văn hoá thành phố Hồ Chí Minh (Tập 2 - Nxb. Tp. Hồ Chí Minh, 1998), Hoàng Dũng (trong Truyện thầy Lazaro Phiền của Nguyễn Trọng Quản và những đóng góp vào kĩ thuật hư cấu trong văn học Việt Nam,Tạp chí Văn học, số 10-2000), Phan Cự Đệ (trong Văn học Việt Nam thế kỉ XX, Nxb. Giáo dục, Hà Nội, 2004)…
Xem Trần Văn Trọng (2011), “Bàn lại vấn đề thể loại của tác phẩm Thầy Lazaro Phiền của Nguyễn Trọng Quản”. Nguồn: https://hcmup.edu.vn/index.php?option=com_content&view=article&id=6698%3Aban-li-vn-th-loi-ca-tac-phm-thy-lazaro-phin-ca-nguyn-trng-qun&catid=119%3Avan-hoc-viet-nam&Itemid=7243&lang=zh&site=30, ngày truy cập: 9.12.2014
[8]Nhiều tác giả (2009), Nghiên cứu văn học Việt Nam – Những khả năng và thách thức, Nxb Thế giới, Hà Nội, tr. 297.
[9]Luïc Tænh taân vaênsoá 2370, ngaøy 12-7-1926.
[10]Nhiều tác giả (2009), Nghiên cứu văn học Việt Nam – Những khả năng và thách thức, Nxb Thế giới, Hà Nội, tr. 256.
[11]Laõng Töû,Con voi,baùo Mai 6.1.1939.
[12]Nhiều tác giả (2009), Nghiên cứu văn học Việt Nam – Những khả năng và thách thức, Nxb Thế giới, Hà Nội, tr. 297.
[13]Nguyễn Liên Phong (2013 ), Điếu cổ hạ kim thi tập (tái bản), Nxb Văn hóa – Văn nghệ, TP. Hồ Chí Minh, tr. 263.
Nguồn Tạp chí Văn học 
***
shared http://khoavan.dhsptn.edu.vn/271_Dau-an-dao-thien-chua-trong-Truyen-thay-Lazaro-phien--cua-Nguyen-Trong-Quan.html
Dấu ấn đạo thiên chúa trong “Truyện thầy Lazarô phiền” của Nguyễn Trọng Quản
TS.Cao Thị Hảo
    (Bài đã đăng trên Tạp chí Khoa học ĐHSP Hà Nội, tập 59, số 3, Tr33 – 38).

1.Cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX toàn bộ đời sống xã hội, chính trị, văn hoá Việt Nam đã diễn ra một cuộc chuyển giao quan trọng từ Đông sang Tây. Cùng với sự chuyển đổi của văn học từ phạm trù trung đại sang hiện đại, tôn giáo cũng được mở rộng với sự xuất hiện của đạo Thiên chúa. Truyện thầy Lazarô Phiền (1887) của Nguyễn Trọng Quản được coi là truyện ngắn viết bằng chữ quốc ngữ đầu tiên của văn học Việt Nam. Tác phẩm này cũng đã được nhiều nhà nghiên cứu khẳng định có những đóng góp quan trọng trên bước đường tiên phong của văn xuôi quốc ngữ hiện đại. Từ góc độ văn hoá, chúng tôi nhận thấy tác phẩm này còn thể hiện rõ dấu ấn đạo Thiên chúa trên hai phương diện quan niệm nghệ thuật về con người và ngôn ngữ nghệ thuật. Hiện tượng này cho thấy sự xuất hiện của một tôn giáo mới trong văn học Việt Nam hiện đại là khá sớm. Qua đó khẳng định những đóng góp và hạn chế nhất định của tác phẩm trong tiến trình phát triển của văn học dân tộc.
2. Khác với xã hội phương Đông chịu sự chi phối mạnh mẽ của tư tưởng Nho giáo hoặc Phật giáo, xã hội phương Tây lại chịu ảnh hưởng khá sâu sắc tư tưởng đạo Thiên Chúa. Trên tinh thần Cơ đốc giáo, bản chất con người được quan niệm là xấu xa, mang “tội tổ tông”, cần được cứu rỗi và rửa tội nơi chúa Jesus. Vì thế theo quan niệm phương Tây: con người dường như thường bị day dứt vì nỗi lo lắng nội tâm và xung đột tâm lý là bản chất của sự tồn tại. Trong văn xuôi quốc ngữ Việt Nam giai đoạn cuối thế kỷ XIX, chúng ta cũng thấy xuất hiện kiểu con người như thế trong tác phẩm Truyện thầy Lazarô Phiền của Nguyễn Trọng Quản.
Toàn bộ cốt truyện của truyện ngắn viết bằng chữ quốc ngữ đầu tiên này xoay quanh sự tự vấn của nhân vật chính - thầy tu: Lazarô Phiền. Cả cuộc đời anh ta sống trong ám ảnh và lo âu: thuở nhỏ phải chịu cảnh “diệt đạo” trốn chạy khắp nơi; mới hơn mười tuổi đã phải chứng kiến cảnh cha và những con chiên kính Chúa bị chết cháy trong nhà ngục khi nhà ngục bị phóng hoả; lớn lên lấy vợ rồi bị thói ghen tuông nghi kị giày vò dẫn đến giết vợ, giết bạn và sống trong lo âu, day dứt vì tội lỗi của mình. Đây là môtíp nhân vật tiêu biểu cho những con người chịu nỗi lo âu, ám ảnh của ngày phán xét cuối cùng trong đạo Thiên chúa - một tôn giáo phổ biến của người phương Tây. Mặc dù hành động tội lỗi của nhân vật (giết vợ, giết bạn) không hề bị pháp luật phát giác, nhưng trách nhiệm về mặt đạo đức và nỗi ám ảnh ghê gớm nhất trong thế giới tâm linh của con người phương Tây lại nằm trong chính lương tâm của họ. Nỗi băn khoăn của thầy Phiền không phải là bổn phận và nghĩa vụ với vợ con, gia đình không tròn giống như những đấng nam nhi phương Đông thường canh cánh quan niệm “tề gia, trị quốc, bình thiên hạ” mà bao trùm nhân vật này là sự nghi kị, day dứt luôn giày vò, ám ảnh lương tâm khôn nguôi. Cách xây dựng nhân vật như thế tạo ra một mẫu nhân vật rất khác so với mô típ con người luôn lo lắng về gia đình, dòng tộc, về nghĩa vụ với cha mẹ, vợ con theo kiểu phương Đông truyền thống. Thầy Phiền đi tìm sự giải thoát khỏi mặc cảm tội lỗi trong lương tâm bằng việc đi tu, xưng tội và rửa tội nơi chúa Jêsus chứ không phải là tìm sự lượng thứ của cha mẹ, của làng, tổng. Con đường thoát khỏi sự cắn rứt lương tâm, cứu rỗi linh hồn của những con chiên chỉ có thể là rửa tội làm cho vợi bớt những ô nhục vì tội lỗi do mình gây ra được thực hiện bằng hành động xưng tội với đức Cha - người đại diện cho Chúa. Nhưng ngay cả điều đó cũng không giúp thầy Phiền thoát khỏi sự giày vò của mặc cảm tội lỗi. Rõ ràng, hình tượng nhân vật được xây dựng trên tinh thần Cơ đốc giáo với quan niệm: con người sinh ra vốn đã xấu xa và mang tội “tổ tông”.
Truyện không miêu tả sự việc xảy ra một cách trực tiếp mà được kể theo dòng hồi ức của Lazarô Phiền. Tác giả đã đi sâu vào thế giới tâm lý của nhân vật để tái hiện lại những đau đớn, giằng xé, ân hận của một người vì ghen tuông, thù hận đã trót phạm một tội ác không thể cứu chuộc. Đây là “cuốn truyện đầu tiên trong văn học Việt Nam mà toàn bộ câu chuyện lấy trạng thái tâm lý làm đối tượng miêu tả”[1].
Chủ đề “phạm tội và sám hối” của Kitô giáo khá xa lạ với độc giả Việt Nam trong những năm cuối thế kỷ XIX. Lazarô Phiền xin thôi việc và đi tu lên đến chức Thầy mà niềm hối hận vẫn đeo đẳng dày vò triền miên dẫn đến lâm bệnh nặng. “Lương tâm bị day dứt vì hối hận ở Lazarô Phiền dễ khiến nhớ tới con mắt nhìn của Cain”. Hay “đức khoan dung tha thứ của người vợ hiền bé bỏng mà lớn lao gợi nhớ đến lượng khoan dung của Auguste”[2]. Nhân vật mang mô hình giống như các thánh trong thế giới tín ngưỡng của Thiên chúa giáo. Cách kết thúc truyện theo kiểu “ở hiền gặp lành” giống như những truyện thơ truyền thống cũng không còn tồn tại ở tác phẩm này nữa. Và độc giả “khó có thể chấp nhận cái chết của một người vợ hiền lành, chung thuỷ của thầy Phiền, trong khi đó kẻ gây ra tội ác là vợ tên quan ba lại không bị trừng phạt gì cả”[3]. Điều này tạo cho tác phẩm sự mới mẻ, hiện đại nhưng đồng thời cũng là rào cản đối với độc giả đương thời trong quá trình tiếp nhận. Nó đưa người đọc lạc vào một thế giới khác hẳn cái thế giới Khổng – Lão - Phật, và với những tín ngưỡng, những tập tục, những nếp sống khá xa lạ với những độc giả Việt Nam những năm cuối thế kỷ XIX. 
Nét độc đáo cơ bản của Truyện thầy Lazarô Phiền là nhân vật đã mang thế giới quan của nền văn hoá phương Tây. Nhân vật ấy có đủ tư cách tồn tại như một cá nhân độc lập. Mối quan hệ của nhân vật với cộng đồng và trách nhiệm với cộng đồng hầu như không được nhắc đến. Đạo đức của nhân vật bị lên án bởi chính lương tâm của anh ta, sự tự vấn trong con người anh ta. Về vấn đề này Hoàng Dũng đã có lý khi nhận định: “Đây là cuốn truyện đầu tiên lấy sự ân hận làm chủ đề”[4]. Chính vì thế bạn đọc đương thời vốn quen tiếp nhận văn học truyền thống cảm thấy nhân vật thầy Phiền rất xa lạ - dù cốt truyện vẫn mang tính hiện thực. Bởi nhân vật đã được miêu tả theo quan niệm của nền văn hoá phương Tây. Tại thời điểm đó, khả năng tiếp nhận và cảm thụ của đại đa số công chúng độc giả vẫn nằm trong từ trường văn hoá phương Đông với tín ngưỡng Nho giáo, với quan hệ cộng đồng làng xã. Do đó, đương thời tác phẩm chỉ xuất hiện một cách “âm thầm trong phạm vi các xóm Đạo”[5], không gây được tiếng vang và lạc loài như “một con chim lạ từ phương Tây đáp xuống một vùng đất còn vắng bóng đồng loại”[6]. Có thể gọi đây là kiểu con người cá nhân với sự tự vấn lương tâm - một kiểu loại nhân vật hầu như chưa hề gặp trong văn xuôi Việt Nam thời trung đại.
Nhìn từ góc độ quan niệm nghệ thuật về con người, có thể coi Truyện thầy Lazarô Phiền là một bước đột biến của văn xuôi quốc ngữ Việt Nam, chỉ có điều sự đột biến này lại rơi vào tình trạng “độc sáng” mà không trở thành một phong trào ở cuối thế kỷ XIX. Tuy vậy, tác phẩm cũng ghi một dấu mốc quan trọng đánh dấu xu hướng ảnh hưởng của văn hoá phương Tây, cụ thể hơn là tư tưởng Thiên chúa giáo đến văn học hiện đại nước nhà.
3. Về phương diện ngôn ngữ, khi nghiên cứu tác phẩm văn xuôi quốc ngữ đầu tiên của Việt Nam - Truyện thầy Lazarô Phiền của Nguyễn Trọng Quản, các nhà nghiên cứu đã khẳng định vị trí tiên phong của tác giả họ Nguyễn khi chủ chương đưa ngôn ngữ đời thường, nôm na vào sáng tác văn chương. Có thể nói Nguyễn Trọng Quản là một trong những người mở lối cho văn xuôi quốc ngữ hiện đại khi sáng tác bằng “tiếng thường mọi người hằng nói”, chống lại lối văn chương biền ngẫu, trang trọng, sử dụng nhiều từ Hán Việt của văn học truyền thống. Tuy nhiên, ngoài ngôn ngữ nôm na đời thường, Truyện thầy Lazarô Phiền còn thể hiện rất rõ ngôn ngữ mang màu sắc Cơ đốc giáo.
Trong tín ngưỡng tôn giáo của người Việt Nam, so với Phật giáo và Nho giáo thì Thiên chúa giáo xuất hiện muộn hơn và phạm vi ảnh hưởng cũng không phổ biến sâu, rộng bằng. Do đó, trong đời sống xã hội và giao tiếp của cộng đồng người Việt, từ ngữ mang màu sắc Cơ đốc giáo hầu như không xuất hiện, nó chỉ tồn tại trong phạm vi vùng – nơi có người theo đạo. Trong địa hạt văn chương thì lại càng hiếm hoi hơn. Khoảng những năm 40 của thế kỷ XX, “khi Nguyên Hồng bắt đầu viết văn, từ ngữ Cơ đốc giáo hầu như nằm ngoài sự lựa chọn của các cây bút văn xuôi có mặt trên văn đàn” và Nguyên Hồng được coi là nhà văn “sớm mạnh dạn sử dụng từ ngữ Cơ đốc giáo vào sáng tác văn học và đã đạt được những thành công đáng kể”[7] . Đây là một thực tế cho thấy phạm vi ảnh hưởng của đạo Thiên chúa trong văn học Việt Nam những năm đầu thế kỷ XX chưa thực sự phổ biến.
Tuy nhiên, trong lịch sử hình thành văn xuôi quốc ngữ, mối quan hệ giữa đạo Thiên chúa và văn học đã có lương duyên từ rất sớm. Ngay từ thế kỷ thứ XVII, các giáo sĩ phương Tây đã sử dụng chữ quốc ngữ để truyền đạo Thiên chúa vào Việt Nam. Cuối thế kỷ XIX, nhóm tác giả đầu tiên viết văn xuôi quốc ngữ cũng là những tác giả được nuôi dưỡng trong môi trường Ki tô giáo. Với xuất thân là một người theo đạo Thiên chúa, cùng với Pétrus Ký, Paulus Của, P.J.B Nguyễn Trọng Quản đã bước vào văn đàn và đem theo một làn gió mới. Là người Công giáo, các tác giả này đã “được sống, đào tạo trong một môi trường văn chương phi truyền thống - văn học phương Tây, cụ thể là văn học Pháp, hơn nữa lại được tiếp xúc và thừa hưởng nền văn xuôi Công giáo đã phát triển và có nhiều thành tựu nhất định tồn tại ba thế kỷ trong các giáo đoàn, giáo dân Kitô”[8]. Chính vì vậy, văn chương của họ ít nhiều đều chịu những ảnh hưởng nhất định của tư tưởng Thiên chúa giáo. Đặc biệt, trong tác phẩm Truyện thầy Lazarô Phiền của Nguyễn Trọng Quản, ngôn ngữ mang dấu ấn của đạo Thiên chúa được thể hiện khá rõ ràng.
Qua khảo sát, có thể thấy từ ngữ mang dấu ấn đạo Thiên chúa xuất hiện khá nhiều trong Truyện thầy Lazarô Phiền. Đó là các đơn vị ngôn ngữ chỉ chức phận trong dòng tu như: thầy tu, cha sở, thầy dòng, đức chúa trời, chúa lòng lành, trùm họ, ông trùm, kẻ tử đạo, bổn đạo, giáo nhơn…Các từ ngữ chỉ hình ảnh của thánh đường, các vật dụng liên quan đến thánh đường như: đất thánh, cây thánh giá, nhà thờ, cái áo dòng, kinh cầu nguyện…cũng xuất hiện khá nhiều. Để chỉ các hoạt động của giáo giới cũng có một số lượng từ khá lớn như: làm phép, thú tội, sửa mình, tha tội, đạo chúa, ngã lòng, đền tội, chịu sự…Những lời cầu nguyện thiêng liêng: Chúa lòng lành vô cùng, A Chúa tôi, Xin Chúa lời chúc đã phán, Xin Chúa tha tội, Xin Chúa cho tôi gặp ban tôi, Vì danh Chúa nhân từ, Đức Chúa trời sáng láng vô cùng…. Hay những lời sám hối thảm thiết: Ôi! Tôi là kẻ có tội, Xin thầy đi bằng an… Ngay cả tên riêng của các nhân vật cũng mang đậm màu sắc Thiên chúa giáo khi được ghép với tên các thánh: Lazarô Phiền, Mi Lazare, Verô Liễu…Có thể nói, hệ thống từ ngữ này đã làm phong phú, đa dạng thêm cho hệ thống ngôn từ của chữ quốc ngữ ở buổi đầu mới hình thành, đồng thời tạo nên một thế giới riêng đậm đặc phong vị Thiên chúa.
Trong tác phẩm Truyện thầy Lazarô Phiền, lời trần thuật, lời đối thoại, độc thoại của nhân vật cũng thể hiện khá rõ màu sắc đạo Thiên chúa. Thầy Phiền trong lúc thống khổ, đau đớn nhất đã than rằng: “A Chúa tôi! Rất lòng lành vô cùng; xin Chúa cho tôi về gặp mặt bạn tôi cho chóng, dầu mà tội  nó thế nào thì tôi cũng quên bởi vì có lời Chúa đã phán! Tao tha lỗi cho bây, như bây tha kẻ có lỗi cùng bây”[9]. Nhân vật đã mong muốn đi tìm sự thanh thản cho tâm hồn khi nhân danh lời Chúa phán để tha lỗi cho kẻ khác. Cũng có khi nhân vật mượn hình tượng Chúa để thể hiện sự tha thứ của bản thân cho kẻ đã phạm tội với mình. Vợ thầy Phiền đã nói với chồng trước khi về với Chúa: “Tôi biết vì làm sao mà tôi phải chết, song tôi cũng xin Chúa tha thứ cho thầy”[10]. Hoặc xin người khác nhân danh Chúa để tha tội cho mình. Vợ tên quan ba người Pháp đã hối hận về tội lỗi do mình gây ra nên đã viết thư cho thầy Phiền cầu xin sự tha thứ: “Xin thầy hãy theo gương Chúa mà lấy lòng thương xót tha tội ấy cho một người đã có lòng thật thà mà ăn năn cùng đến tội mình”; “Tôi lạy xin thầy tha tội cho tôi, thì Chúa cũng sẽ tha tội cho thầy”…[11]. Rõ ràng, Nguyễn Trọng Quản đã sử dụng những từ ngữ tôn giáo không nhằm mục đích thông tin, mà chủ yếu nhằm bộc lộ cảm xúc, hoặc giãi bày tâm trạng băn khoăn day dứt của các nhân vật. Nhân vật dường như bế tắc trước cuộc đời, không tìm được lối thoát nên tìm đến tôn giáo mong giải toả được tâm trạng tuyệt vọng trong cơn khốn cùng. Cái mới mẻ của Nguyễn Trọng Quản là ở chỗ tác giả không mượn màu sắc đạo Thiên Chúa làm mới từ ngữ để độc giả phải choáng ngợp trước những đền thánh Gô - tích huy hoàng của phương Tây hay để tạo nên sự khuất phục của các con chiên trước sự uy nghiêm của Chúa giống như những cha đạo. Tác giả cũng không giống những nhà văn trong các giáo đoàn viết văn xuôi tôn giáo chỉ để khoa trương cái mới, cái lạ, cái huy hoàng của phương Tây còn “tâm lý vai truyện” “thì nhà kể chuyện lại cho họ vay mượn những tâm tình Việt Nam”[12].
Như vậy, từ ngữ tôn giáo không đơn giản là cái vỏ ngôn ngữ mà Nguyễn Trọng Quản sử dụng để làm nên cái mới lạ trong tác phẩm của mình mà thông qua đó, chúng ta cảm nhận được thế giới nội tâm phức tạp của nhân vật đồng thời nhận thấy sự xâm nhập của đạo Thiên chúa vào đời sống tâm lý xã hội và đời sống văn học ở giai đoạn cuối thế kỷ XIX, điều mà mãi đến những năm 40 ta mới bắt gặp trong ngôn  ngữ của Nguyên Hồng và sau 1945 trong văn xuôi của một số nhà văn như Nguyễn Khải, Chu Văn…Điều này một lần nữa khẳng định sự tiên phong của Nguyễn Trọng Quản -  là tác giả đầu tiên đưa tư tưởng Thiên chúa giáo vào văn chương.
4. Ở giai đoạn đầu tiên của việc gây dựng nền móng cho chữ quốc ngữ và đưa chữ quốc ngữ gia nhập vào đời sống văn chương, Nguyễn Trọng Quản đã làm giàu có thêm cho ngôn ngữ dân tộc ở buổi đầu mới phôi thai đồng thời mở rộng khả năng phản ánh những trạng thái phức tạp trong thế giới tâm linh của nhân vật. Quan niệm về con người tự vấn lương tâm đã mở ra chiều sâu bản thể cho nhân vật thể hiện đời sống nội tâm phong phú, phức tạp của mình. Và từ ngữ tôn giáo đã trở thành phương tiện hữu dụng để nhà văn khai thác thế giới tâm linh của nhân vật tạo nên màu sắc đặc biệt cho tác phẩm truyện ngắn đầu tiên của văn học Việt Nam hiện đại. Điều này đã khẳng định, ngoài ảnh hưởng của văn hoá Nho giáo, đến giai đoạn này văn học Việt Nam đã chịu ảnh hưởng của văn hoá Thiên chúa giáo - một tôn giáo phổ biến của người phương Tây.
Chú thích
[1], [4] Hoàng Dũng, Truyện thầy Lazarô Phiền của Nguyễn Trọng Quản - những đóng góp vào kĩ thuật hư cấu (fiction) trong văn học Việt Nam, trong sách: Từ sự học - một số vấn đề lí luận và lịch sử (sưu tầm và tuyển chọn, Trần Đình Sử chủ biên), Nxb ĐHSP Hà Nội, 2003, tr301.
[2] Võ Văn Nhơn, Văn học quốc ngữ trước năm 1945 ở Thành phố Hồ Chí Minh, Nxb Tổng hợp Tp Hồ Chí Minh, 2007, tr.246.
[3], [6] Bằng Giang, Văn học quốc ngữ ở Nam Kỳ 1865 – 1930, Nxb Trẻ, Tp Hồ Chí Minh, 1992, tr.126, 303
[5] Phạm Thế Ngũ, Việt Nam văn học sử giản ước tân biên, Anh Phương ấn quán, Sài Gòn, 1974, tr.65.
[7] Lê Hồng My, Lời văn nghệ thuật Nguyên Hồng, Nxb Giáo dục, 2006, tr.132.
[8] Cao Thị Hảo, Quan niệm văn học của một số cây bút văn xuôi quốc ngữ giai đoạn cuối thế kỷ XIX, Tạp chí Nghiên cứu Văn học, số 7, 2007, tr.79.
[9],[10],[11] Cao Xuân Mỹ (sưu tầm và tuyển chọn), Truyện dài đầu tiên và tuyển tập các truyện ngắn Nam Bộ cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX, Nxb Văn nghệ Tp Hồ Chí Minh, 1998, tr 21, 40, 42.
[12] Thanh Lãng, Bảng lược đồ văn học Việt Nam, quyển hạ, Nxb Trình bày, Sài Gòn, tr.24, 25.

***

Ba nhà văn tiên phong và ba cuốn truyện văn xuôi bằng quốc ngữ đầu tiên của Nam bộ

Thứ tư, 08 Tháng 4 2009 09:20PDF.InEmail
Hồ Biểu Chánh trong hồi ký Đời của tôi về văn nghệ đã cho rằng có ba tác phẩm ảnh hưởng nhiều đến việc chuyển hướng sáng tác của ông. Đó là Thầy Lazarô Phiền (1887) của Nguyễn Trọng Quản, Hoàng Tố Anh hàm oan (1910) của Trần Thiên Trung (tức Trần Chánh Chiếu) và Phan Yên ngoại sử (1910) của Trương Duy Toản (1).  
 Điều trước tiên dễ nhận thấy của ba nhà văn tiên phong này (và cũng là của nhiều nhà văn Nam Bộ khác ở đầu thế kỷ) là tinh thần dân tộc rất cao. Trần Chánh Chiếu có quốc tịch Pháp, vốn là người Công giáo, làm đến chức tri phủ nhưng lại hoạt động tích cực trong phong trào Minh Tân. Người đương thời gọi là ông Phủ Minh Tân. Và cũng chính vì cái “tội đại ác” này mà ông đã bị thực dân Pháp bắt giam. Trương Duy Toản cũng sớm có mặt trong phong trào Minh Tân và trên đường hoạt động cũng đã bị mật thám Pháp bắt tại Paris. Ông phải ngồi tù tại khám đường La Santé cho tới năm 1916 mới được trả về Việt Nam.
Nguyễn Trọng Quản không hoạt động chính trị sôi nổi như Trần Chánh Chiếu và Trương Duy Toản nhưng qua bài tựa Thầy Lazarô Phiền cũng cho thấy ông có một ý thức dân tộc rất đáng trân trọng. Viết Thầy Lazarô Phiền (1887), ông có ý muốn “làm ra một truyện hầu cho kẻ sau coi mà bày đặt cùng in ra ít nhiều truyện hay; trước là làm cho trẻ con ham vui mà tập đọc, sau là làm cho các dân các xứ biết rằng: người An-nam sánh trí sánh tài thì cũng chẳng thua ai!”(2). Ông cũng là người nhiệt tình ủng hộ phong trào Minh Tân của Trần Chánh Chiếu.
Ba nhà văn này lại có một mối quan hệ khá thú vị. Nguyễn Trọng Quản chính là người vẽ tranh minh hoạ cho Hoàng Tố Anh hàm oan của Trần Thiên Trung và Phan Yên ngoại sử của Trương Duy Toản. Trần Chánh Chiếu và Trương Duy Toản còn là đồng chí của nhau trong phong trào Minh Tân và Đông du.
1.Nguyễn Trọng Quản sinh năm 1865, quê tỉnh Bà Rịa (nay là tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu), là học trò và cũng là con rể của Trương Vĩnh Ký. Thuở nhỏ ông là một học sinh ưu tú nên năm 1880 được chọn đi du học ở Lycée D’Alger, nước Algérie. Cùng đi có Diệp Văn Cương. Trương Minh Ký là người được giao trách nhiệm dìu dắt nhóm học sinh này. Sau khi tốt nghiệp, Nguyễn Trọng Quản về nước làm giáo viên rồi làm giám đốc Trường Sơ học Nam Kỳ vào những năm 1890 - 1900.
Ông mất năm Tân Hợi (1911) tại Sài Gòn.
Ngoài Thầy Lazarô Phiền, Nguyễn Trọng Quản còn là tác giả của Truyện bốn anh tài Chà - và cùng truyện tầm phào chẳng nên đọc, Kim vọng phu truyện.... Tiếng Pháp có Notice sur les fonderies de cuivre à Chợ Quán.
Truyện Thầy Lazarô Phiền xuất bản năm 1887 của ông chỉ vỏn vẹn có 32 trang in, nhưng mang trong lòng nhiều yếu tố rất hiện đại. Trước hết, đó là một câu chuyện trong một câu chuyện. Thầy Lazarô Phiền đã thú nhận tội lỗi của mình cho một người bạn đồng hành của mình và tới phiên người đó lại trở thành người tường thuật. Tâm lý của nhân vật chính là đối tượng được miêu tả chớ không phải là sự kiện, hành động. Nhân vật người kể chuyện ở đây được thể hiện ở ngôi thứ nhất. Câu chuyện không được kể theo dòng thời gian một chiều truyền thống. Kết thúc rất bi thảm của câu chuyện cũng rất khác với bố cục hội ngộ - lưu lạc - đoàn viên của văn học truyền thống.
Đặc biệt là rất trung thành với quan niệm “lấy tiếng nói thường mọi người hằng nói ra”nên Thầy Lazarô Phiền không hề có một câu văn biền ngẫu. Đây là quan niệm ông đã tiếp thu từ Trương Vĩnh Ký, người thầy của mình với quan niệm “chọn cách nói tiếng An-nam ròng”. Điều này rất có ý nghĩa trong thời điểm đó khi mà chúng ta biết rằng trong Tố Tâm của Hoàng Ngọc Phách viết sau đó 38 năm, trong Nho Phong của Nguyễn Tường Tam sau đó gần 40 năm, vẫn còn đầy rẫy các câu văn biền ngẫu. Lại càng có ý nghĩa hơn khi ta biết rằng ở Trung Quốc mãi đến cuối năm 1916 mới bắt đầu có phong trào bỏ văn biền ngẫu, sử dụng bạch thoại như là một phương cách để hiện đại hoá văn học.
Nhưng tác phẩm mới mẻ này đã không được quần chúng đón nhận. Nguyễn Văn Trung cho rằng chỉ cái nhan đề của truyện không thôi cũng đủ làm cho độc giả tưởng rằng đây chỉ là một truyện đạo và không thèm đếm xĩa đến. Đó là một lý do, cái chính là tác phẩm đã không đáp ứng được thị hiếu của độc giả lúc bấy giờ vốn chưa được chuẩn bị để đón tiếp một tác phẩm mới lạ đối với họ đến như thế. Độc giả của Nam Bộ, vốn là những người bình dân, xưa nay chỉ quen thưởng thức truyện hoặc bằng thơ lục bát, hoặc bằng văn có đối có vần lúc đó khó có thể chấp nhận “cái tiếng nói thường” ấy của Nguyễn Trọng Quản, Tâm lý của nhân vật cũng không phù hợp với công chúng bình dân Nam Bộ, chủ đề “phạm tội và sám hối” của Kitô giáo lại càng xa lạ đối với họ. Rồi còn cái kết thúc của câu chuyện, người Nam Bộ lâu nay quen với quan niệm “ở hiền gặp lành”, quen với kết thúc có hậu của truyện thơ truyền thống, nên khó có thể chấp nhận cái chết của người vợ hiền lành, chung thủy của thầy Phiền, trong khi đó kẻ gây ra tội ác là vợ tên quan ba lại không bị trừng phạt gì cả.
Với Thầy Lazarô Phiền, Nguyễn Trọng Quản đã bước quá sớm ra con đường hiện đại rộng lớn nên tất yếu phải cô độc. Nói theo Bằng Giang, đó “là một con chim lạ từ phương Tây”, là “một ốc đảo chơi vơi” của văn học Việt Nam vào nửa sau thế kỷ XIX (3).
Không được công chúng đón nhận, nhưng sau này Thầy Lazarô Phiền đã có ảnh hưởng không nhỏ đến giới sáng tác. Trường hợp Hồ Biểu Chánh như đã nói ở trên là một minh chứng. Có người còn cho cốt truyện của Thầy Lazarô Phiền cũng đã ảnh hưởng đến tiểu thuyết Oan kia theo mãi tức Ba mươi hai đêm Hồ Cảnh Tiên tự thuật (1920) của Lê Hoằng Mưu, một nhà văn “khét tiếng” thời đó (4). Một loạt truyện tự thuật sau đó như Hà Cảnh Lạc năm ngày tự thuật (1925) của Phạm Minh Kiên, Mười sáu đêm Trần Minh Châu tự thuật của Nguyễn Hữu Tình... có lẽ cũng không ra ngoài ảnh hưởng đó.
Đi xa hơn, Nguyễn Văn Trung còn ngờ rằng Thầy Lazarô Phiền của Nguyễn Trọng Quản có thể đã gợi hứng cho nhà văn Áo Stefan Sweig khi sáng tác tác phẩm Amok hay người điên Mã Lai(5) năm 1922 (Thầy Lazarô Phiền đã được in lại gần trọn vẹn và đã được A. Chéon dịch ra tiếng Pháp trong Cours de langue anamite xuất bản năm 1899. Stefan Sweig, một người đã đi du lịch nhiều nơi, trong đó có Đông Nam Á, có thể đã đọc bản dịch này của Chéon).
Đến năm 1934, Nguyễn Trọng Đắc đã dịch toàn văn Thầy Lazarô Phiền ra tiếng Pháp.
Với giá trị của nó, Thầy Lazarô Phiền của Nguyễn Trọng Quản có thể được xem là tác phẩm đầu tiên của nền văn xuôi Việt Nam hiện đại và vị trí của thiên truyện này trong lịch sử văn học Việt Nam còn cần được tiếp tục nghiên cứu.
2. Thế còn Trần Thiên Trung tức Trần Chánh Chiếu, tác giả của Hoàng Tố Anh hàm oan, tác phẩm được Hồ Biểu Chánh chú ý hơn cả?
Trần Chánh Chiếu sinh năm Đinh Mão (ngày 3 tháng 7 năm 1867), cùng năm với Phan Bội Châu và sau Nguyễn Trọng Quản hai năm. Cha ông là Trần Thọ Cửu, một hương chức trong làng. Ông còn có các bút danh Kỳ Lân Các, Nhựt Thăng, Thiên Trung và biệt hiệu Đông Sơ, hiệu Quang Huy. Ông là người làng Vân Tập, Rạch Giá (hiện nay thuộc phường Vĩnh Thanh Vân, thị xã Rạch Giá, tỉnh Kiên Giang).
Trần Chánh Chiếu
Trần Chánh Chiếu
Nhờ gia đình khá giả nên Trần Chánh Chiếu đã được học hành khá chu đáo. Sau khi học ở tỉnh, ông lên Sài Gòn học ở Collège d’Adran. Tốt nghiệp, ông làm giáo học rồi làm thông ngôn cho tham biện chủ tỉnh Rạch Giá. Sau đó ông làm xã trưởng làng Vĩnh Thanh Vân. Ông là người góp phần khai khẩn vùng Tràm Chẹt, Giồng Riềng, Rạch Giá. Chính ông cũng là người thiết kế, xây dựng chợ Rạch Giá. Nhờ là người giàu có, ông được nhận chức tri phủ và vào quốc tịch Pháp.
Nhưng ông phủ Gilbert Chiếu này “quốc tịch mang danh Phú Lãng (Pháp), Thâm tâm vẫn máu họ Hùng Vương” (Phương Sơn). Năm 1900, ông bỏ chức xã trưởng, bán một phần của cải lên Sài Gòn và Mỹ Tho hoạt động và trở thành một nhân vật chủ chốt của phong trào Duy Tân và Đông du ở miền Nam. Ông đã từng liên lạc với các nhà yêu nước như Nguyễn Thần Hiến, Nguyễn Quang Diêu, Nguyễn An Khương. Ông cũng đã sang Hương Cảng gặp Phan Bội Châu rồi sang Nhật để gặp Cường Để.
Từ 1906 đến 1907, Trần Chánh Chiếu là chủ bút báo Nông cổ mín đàm. Trong thời gian này, nhận thấy phong trào dịch truyện Tàu quá rầm rộ, trong khi đó còn rất thiếu những truyện Việt Nam, do người Việt Nam viết nên trên số báo 262 ra ngày 23.10.1906 ông đã mở cuộc thi viết tiểu thuyết lấy tên Quốc âm thí cuộc nhằm khuyến khích việc viết những truyện có đề tài trong nước. Đây có lẽ là cuộc thi tiểu thuyết đầu tiên trong văn học nước ta.
Năm 1907, ông qua làm chủ bút báo Lục tỉnh tân văn. Dưới sự lãnh đạo của ông, Lục tỉnh tân văn trở thành cơ quan ngôn luận và là nơi vận động cho công cuộc Minh Tân. Ông cũng viết hai quyển sách Minh Tân tiểu thuyết và Hương Cảnh nhân vật, Quảng Đông tỉnh thành phong cảnh. Minh Tân tiểu thuyết tập hợp những bài xã luận kêu gọi đồng bào tham gia phong trào Minh Tân. Hương Cảnh nhân vật, Quảng Đông tỉnh thành phong cảnh ca ngợi việc ganh đua của người Trung Hoa trên đường mở mang kỹ nghệ, thương mại.
Đầu năm 1908, ông thành lập công ty Nam Kỳ Minh Tân Công Nghệ, có trụ sở đặt tại Mỹ Tho . Đây là một công ty cổ phần, người tham gia đa số là điền chủ và công chức. Công ty xây dựng xưởng kéo sợi, xưởng dệt, sản xuất xà bông, thuộc da và làm đồ pha lê. Công ty còn có kế hoạch dạy học sinh học những nghề trên. Xà bông hiệu Con vịt (Canard) của công ty lúc đó đã cạnh tranh rất hiệu quả với xà bông ngoại quốc nên có thêm người mua cổ phần của công ty.
Ngoài ra, để các đồng chí của mình có chỗ hội họp hợp pháp, ông còn xây dựng Minh Tân khách sạn ở Mỹ Tho và Nam Trung khách sạn ở Sài Gòn. Hai khách sạn này cũng là cơ sở kinh tài cho phong trào.
Tháng 10.1908, ông bị thực dân Pháp bắt giam. Công ty Nam Kỳ Minh Tân Công Nghệ phải ngưng hoạt động và giải tán, bản thân Trần Chánh Chiếu bị giải về Mỹ Tho để chứng kiến cảnh khám xét Minh Tân khách sạn của mình. Nhờ sự can thiệp của chính phủ Nhật và sự vận động của chí sĩ Phan Văn Trường tại Pháp, ông được trả tự do vào tháng 4 năm 1909.
Năm 1910, ông về Rạch Giá bán hết ruộng đất, của cải lên Sài Gòn mở cửa hàng buôn bán văn phòng phẩm, hoạt động bí mật giúp đỡ Cường Để. Trong thời gian này ông còn biên soạn một số tác phẩm như Tiền căn báo hậu (phỏng dịch từ Le Comte de Monte Cristo của A. Dumas), Văn ngôn tập giải, Gia phổ.
Năm 1917, ông lại bị bắt giam vì cho là người giúp đỡ Phan Xích Long khởi nghĩa chống Pháp. Phải một thời gian sau ông mới được trả tự do.
Trần Chánh Chiếu mất năm Kỷ Mùi (1919) tại Sài Gòn và được an táng tại đất Thánh nhà thờ họ Tân Định.
Đại Việt sử thi đã trân trọng ghi công của ông:
Đất Nam Kỳ là nơi thuộc địa
Cũng có nhiều nhân sĩ vì dân
Như Trần Chánh Chiếu, An Khương
Lập nên cơ sở Minh Tân giúp người 
Lầu Nam Trung , vốn nơi khách sạn
Làm bản doanh kết bạn muôn người
Cử đi du học nhân tài
Cho sang bên Nhật trau dồi kiến văn.
Hiện có một con đường và một ngôi chợ khá lớn ở quận 5, TP. Hồ Chí Minh mang tên Trần Chánh Chiếu.
Hoàng Tố Anh hàm oan được Trần Chánh Chiếu viết với bút hiệu Trần Thiên Trung, in năm 1910, theo nhà nghiên cứu Nguyễn Khuê, đó là “một tiểu thuyết phong tục với cốt truyện ly kỳ và lời văn bình dị, tác giả của thuyết nhân quả mà cho người phải chung cuộc được hiển vinh, kẻ quấy cuối cùng chịu quả báo, khiến Hồ Biểu Chánh quyết định viết tiểu thuyết theo đường lối ấy để cảm hoá quần chúng mà đưa họ trở lại con đường nghĩa nhân chính trực”(6).
Trong lời tựa của mình, Trần Chánh Chiếu tỏ ra rất có ý thức dân tộc: “Từ ngày các đấng cao minh trong Lục châu bày diễn dịch các thứ truyện chữ nho ra chữ quốc âm, thì ít thấy có truyện nào nói việc trong xứ mình; các truyện đang bán đương thời đều là truyện Tàu. Nay tôi ngụ ý soạn một bổn nói về việc trong xứ mình: dùng tiếng tầm thường cho mọi người dễ hiểu đặng”.
Hoàng Tố Anh hàm oan dài 54 trang, về hình thức rất gần với kết cấu chương hồi truyền thống. Tác phẩm được chia làm 15 hồi, mỗi hồi có một hoặc hai câu Hán Việt tóm tắt nội dung, kể về cuộc đời nhiều truân chuyên của một cô gái nhà nghèo làm nghề bán trầu nhưng đẹp người đẹp nết tên là Hoàng Tố Anh. Vì một tai nạn, Hoàng Tố Anh sa vào nhà một tên Thiên hộ từ cha đến con đều có máu Bùi Kiệm, gái thì hoang dâm chửa hoang, ăn ở thất đức. Nhưng thay vì mải mê bàn luận về sự đời như các tác phẩm truyền thống, tác giả đã mau chóng đi ngay vào câu chuyện và cho xuất hiện ngay những nhân vật chính, điều này làm câu chuyện sinh động, hấp dẫn.
Nhân vật trong Hoàng Tố Anh hàm oan vẫn còn được chia đơn giản theo hai tuyến chính diện và phản diện. Kết thúc thiên truyện cũng theo luân lý thông thường là ở hiền gặp lành, ác giả ác báo. Cuối cùng thì Hoàng Tố Anh cũng lấy được người mình yêu và cùng với những người thân của mình “cộng hưởng phú quý vinh huê”, “sanh con phụng, cháu lân nối nghiệp tông môn”. Còn Kim Tiên, con gái Thiên hộ sau chết vì uống thuốc phá thai, tình nhân của Kim Tiên là Ba Xờm cũng phải thắt cổ tự tử. Nhân vật nói chung vẫn còn được khắc hoạ theo khuôn mẫu tốt xấu thông thường, nhưng cũng khá sắc sảo. Chỉ qua vài nét chấm phá, tác giả đã cho chúng ta thấy được tính cách của nhân vật, một Hoàng Tố Anh hiếu thảo, tần tảo, chân chất và sự dâm ô, xảo quyệt của ba cha con tên Thiên hộ. Mối quan hệ giữa các nhân vật cũng được xây dựng khéo léo, khiến người đọc không cảm thấy các tình tiết xảy ra quá ngẫu nhiên (con trai tên Thiên hộ đã biết Hoàng Tố Anh và đã có ý đồ “trêu huê ghẹo nguyệt” từ trước, lão dê xồm Thiên hộ ngay từ đầu cũng đã ao ước “có được một đứa hầu xinh, thiếp tốt” khi nhìn thấy Hoàng Tố Anh). Tác giả đã xây dựng xung đột, kịch tính khá linh hoạt. Xung đột, mâu thuẫn càng lúc càng được đẩy lên gay gắt, bắt đầu bằng việc con trai tên Thiên hộ gạ gẫm Tố Anh rồi đến việc chính tên Thiên hộ tán tỉnh nàng cho tới lúc Hoàng Tố Anh phải bỏ trốn. Sự phát triển của tình tiết và diễn biến tâm lý của nhân vật nói chung là hợp lý, dù không thiếu những chuyện ly kỳ, éo le.
Đặc biệt là Hoàng Tố Anh hàm oan đã có một ngôn ngữ sống động, phù hợp với tính cách của nhân vật và theo sát với sự phát triển của tình tiết và diễn biến tâm lý nhân vật.
Với cái nhìn của một nhà hoạt động cách mạng, có thể nói Trần Chánh Chiếu đã có một quan điểm hiện thực khi phản ánh và phê phán cuộc sống xa hoa, dâm đảng và bất lương của bọn người giàu có. Ông cũng đã tỏ rõ tấm lòng của mình trong việc bênh vực những con người nghèo khổ, hèn kém trong xã hội cũ. Hoàng Tố Anh hàm oan vì thế có thể được xem là một trong những tác phẩm có khuynh hướng hiện thực đầu tiên của văn xuôi Việt Nam hiện đại.
Trương Duy Tỏan
Trương Duy Tỏan
3. Trong ba nhà văn tiên phong này, Trương Duy Toản là người trẻ nhất. Ông sinh năm Ất Dậu (1885), sau Nguyễn Trọng Quản đến hai mươi năm, là người huyện Tam Bình, Vĩnh Long. Ông còn có tự là Mạnh Tự, bút hiệu Đổng Hồ.
Trương Duy Toản vốn xuất thân Nho học nhưng sau chuyển sang Tây học. Năm 1907 ông sang làm thư ký tại văn phòng toà Khâm sứ ở Nam Vang (Phnôm Pênh), sau đó đổi về Sài Gòn, tại đây ông tham gia phong trào Minh Tân của Trần Chánh Chiếu. Tiếp đó ông hoạt động trong phong trào Việt Nam Quang Phục Hội của Phan Bội Châu và Cường Để, là người phiên dịch cho Cường Để. Ông đã từng bí mật sang Hương Cảng gặp Cường Để và năm 1913 đã theo Cường Để sang châu Âu với sứ mệnh là người đưa giác thư phê phán chính sách cai trị của Pháp ở Đông Dương và yêu cầu Pháp sớm sửa đổi đường lối lỗi thời ấy.
Sau khi đưa bức giác thư nói trên, ông bị chính phủ Pháp quản thúc một thời gian rồi bị tống giam vào khám đường La Santé tại Paris ngày 26.8.1915. Đến tháng 4.1916, ông mới được trả tự do, nhưng bị trục xuất về Sài Gòn. Thực dân Pháp đã quản thúc ông tại làng Nhơn Ái, huyện Phong Điền, Cần Thơ.
Trong những năm từ 1919 đến 1936, ông là ký giả và là chủ bút của nhiều tờ báo như Thời báo (1919), Trung lập báo (1924),Sài Thành nhật báo (1930), Dân quyền (1936).Trước khi mất một năm (1956), với bút danh Đổng Hồ ông còn cho đăng trên tuần báo Tiến Thủ loạt hồi ký mang tên Phong trào cách mạng trong Nam.
Ông mất năm Đinh Dậu (1957) tại Sài Gòn và được an táng tại quê nhà Tam Bình, Vĩnh Long.
Trương Duy Toản hoạt động trong khá nhiều lãnh vực, về báo chí, từ năm 1908 ông đã có bài trên Lục tỉnh tân văn, là ký giả và chủ bút của nhiều tờ báo như đã nói ở trên. Ông còn là soạn giả thuộc lớp đầu tiên của sân khấu cải lương Nam Bộ, vở tuồng đầu tay Kim Vân Kiều của ông là vở tuồng hoàn chỉnh đầu tiên của sân khấu cải lương và theo nghệ sĩ Ba Vân là “vở tuồng ăn khách nhất của gánh thầy Năm Tú” lúc đó (7). Sau Kim Vân Kiều là Lục Vân Tiên (1920), Hạnh Nguyên cống Hồ, Trang Châu mộng hồ điệp (1923), Lưu Yến Ngọc cừu cha đại hiếu (1926). Ông còn là một thầy tuồng (đạo diễn) nổi tiếng vào bậc nhất của những năm 20 của thế kỷ 20.
Sau Phan Yên ngoại sử tiết phụ gian truân, Trương Duy Toản còn sáng tác một số tác phẩm văn xuôi khác như Lý Thời Quai tuý tửu thọ oan hình (1911), Tình hải nhứt trích (1916).
Về thơ ông có Truyện Đơn Hùng Tín An Nam tục kêu Ba Tính (1925) và một di cảo tựa là Món đồ xưa.
Phan Yên ngoại sử tiết phụ gian truân được Trương Duy Toản sáng tác năm 25 tuổi (1910). Khác với các tác giả khác thường bắt đầu bằng việc phiên âm hoặc dịch thuật, ông sáng tác ngay bằng văn xuôi quốc ngữ.
Phan Yên ngoại sử tiết phụ gian truân là một truyện “ngoại sử”, nhân vật là do hư cấu, không có thật trong lịch sử. Tác phẩm kể về cuộc đời truân chuyên, lưu lạc của đôi trai tài gái sắc Vương Thế Trân và Nhan Khả Ái. Cũng như Hoàng Tố Anh hàm oan Phan Yên ngoại sử tiết phụ gian truân vẫn chưa vượt qua được ảnh hưởng sâu đậm của tiểu thuyết cổ điển chương hồi Trung Quốc. Trong nghệ thuật kết cấu chẳng hạn, vẫn là lối kết cấu ba công đoạn quen thuộc: hội ngộ - lưu lạc - đoàn viên. Trung hiếu, tiết nghĩa, trí dũng vẫn là những đạo lý cơ bản trong tác phẩm này. Nhân vật trong tác phẩm vẫn được chia làm hai tuyến rạch ròi, phân minh: hiền lương và nham hiểm, nhân hậu và độc ác, trọng nghĩa và phi nghĩa. Đối lập lại với Vương Thế Trân và Nhan Khả Ái trung hậu, chung thuỷ là Trương Bá Vạn, là Liễu Chiêu Xuân gian xảo, độc ác. Kết thúc tác phẩm rất có hậu: người hàm oan được thoát tội, người hiền lương sau nhiều gian truân khổ ải được đền bù, kẻ làm ác phải sống nhục chết thảm. Cuối cùng thì đôi tình nhân Vương Thế Trân và Nhan Khả Ái cũng sum hợp một nhà, “vợ chồng thong dong an hưởng thanh nhàn, tiếng rền trong sáu tỉnh”.
Về văn phong, ảnh hưởng của lối văn biền ngẫu và sáo ngữ vẫn còn rất nặng trong tác phẩm, như khi tác giả tả Vương Thế Trân hoặc Nhan Khả Ái. Truyện có nhiều tình tiết ly kỳ nhưng tác giả chưa khai thác sâu, khiến tác phẩm có vẻ còn khô khan vắn tắt. Nói chung là tác giả còn kể nhiều hơn là tả.
Cái mới của Phan Yên ngoại sử tiết phụ gian truân là ở ngay chủ trương của Trương Duy Toản: viết các tích truyện, lịch sử của Việt Nam cho người Việt Nam đọc. Trong bài tựa của mình, ông kêu gọi “phải bỏ những là Lê Huê pháp thuật; Kim Đính thần thông... mà sắp bày những truyện chi mới”. So với các tác giả cùng thời cũng có ý thức về điều này như Phạm Minh Kiên, Tân Dân Tử, ông đã đi trước đến mười mấy năm.
Với Phan Yên ngoại sử tiết phụ gian truân, yếu tố đời tư cũng đã bắt đầu được chú ý. Điều này làm cho tác phẩm gần gũi hơn với tiểu thuyết hiện đại và tạo thành sức hấp dẫn công chúng độc giả lúc ấy. Mối tình mãnh liệt, đầy những trắc trở gian truân của Vương Thế Trân và Nhan Khả Ái trong Phan Yên ngoại sử là câu chuyện chủ yếu trong tác phẩm hơn là các chi tiết của lịch sử, đã thể hiện góc nhìn này của tác giả.
Trong Phan Yên ngoại sử tiết phụ gian truân, Trương Duy Toản đã nói nhiều đến việc giúp đỡ Nguyễn Ánh tiêu diệt Tây Sơn. Về điều này, các nhà nghiên cứu như Bằng Giang, Bùi Đức Tịnh, Hoài Anh, John C. Shhaffer và Thế Uyên đều thống nhất cho rằng đây chỉ là một cách nói bóng gió, ví von. Tây Sơn ở đây chính là thực dân Pháp. Lối nói bóng gió, mượn việc này để ám chỉ việc khác, lối chơi chữ như thế không phải là hiếm trong văn chương đầu thế kỷ. “Tây phong” cũng có thể dùng để ám chỉ giặc Pháp, cả “Tây Ninh” cũng được tác giả La Ma hoà thượng dùng để ám chỉ bọn Tây trong bài báo Cha ghẻ con ghẻ đăng trên báo Lục tỉnh tân văn năm 1908. Bằng Giang cho rằng lịch sử hoạt động của phong trào Đông Du và công cuộc Minh tân ở trong Nam cùng sự tham gia tích cực của Trương Duy Toản vào phong trào này khiến chúng ta liên tưởng tới tác phẩm Phan Yên ngoại sử tiết phụ gian truân và từ đó mới dễ thấy nội dung Phan Yên ngoại sử tiết phụ gian truân có chứa đựng nhiều khả năng ám chỉ về thời cuộc lúc bấy giờ, tuy bối cảnh được chọn trong truyện là miền Nam lúc Nguyễn Ánh còn bôn tẩu đó đây, “chống Tây Sơn” với mưu đồ phục quốc. Bằng Giang đề nghị thử thay tên của Nguyễn Ánh bằng tên của Cường Để thì sẽ thấy được rõ hơn ý đồ này của Trương Duy Toản.
Sự cẩn thận này của Trương Duy Toản có lẽ không phải là điều quá thừa. Chúng ta cũng biết là do hoảng sợ trước phong trào quần chúng rộng rãi và cách mạng năm 1908, thực dân Pháp đã đóng cửa Đông kinh nghĩa thục và khủng bố trắng phong trào Duy Tân trong cả nước. Nhiều người của phong trào đã bị xử tử. Hầu hết các chí sĩ tham gia phong trào đều bị bắt và đưa đi đày, riêng phong trào Minh Tân ở Nam Bộ của Trần Chánh Chiếu đã bị bắt đến 91 người.
Vì thế , đánh giá của Hoài Anh về giá trị chủ yếu của Phan Yên ngoại sử tiết phụ gian truân là “nhằm đề cao người anh hùng trung thành với nước, người phụ nữ chung thuỷ với chồng, qua đó gián tiếp trình bày phương châm, kế hoạch hoạt động khởi nghĩa chống Pháp giành độc lập cho đất nước với ẩn ý động viên cổ vũ quần chúng tham gia phong trào Đông du và Việt Nam Quang Phục Hội”(8), theo chúng tôi là có cơ sở.
***
Bước đầu bắt tay vào việc xây dựng một nền văn xuôi nghệ thuật mới, các tác phẩm văn xuôi viết bằng Quốc ngữ đầu tiên của Nam Bộ chưa phải là đã có nhiều thành công về mặt nghệ thuật. Nhưng điều đáng quý là ý thức dân tộc và lòng yêu nước của nhân dân Việt Nam đã được các nhà văn thể hiện một cách rõ nét trong các tác phẩm. Các tác phẩm này, trước hết là một phản ứng của lòng tự trọng dân tộc trước sự xâm lăng của văn hoá nước ngoài, nhưng quan trọng hơn, đó là bước quẫy đạp mạnh mẽ của văn học Việt Nam để thoát ra vòng kiềm toả của văn học Trung Hoa, là một nỗ lực trên bước đường hiện đại hoá của văn học Việt Nam, bước đường vượt ra khỏi ảnh hưởng của văn học khu vực để hoà nhập vào dòng chảy của văn học thế giới.
 
(1) Nguyễn Khuê - Chân dung Hồ Biểu Chánh, NXB Tp.Hồ Chí Minh, 1998, tr.25.
 
(2) Nguyễn Văn Trung - Những áng văn chương quốc ngữ đầu tiên, Tài liệu tham
khảo sau đại học và năm cuối bậc đại học, Đại học Sư phạm Tp.Hồ Chí Minh, tr.36.
 
(3) Bằng Giang - Văn học quốc ngữ ở Nam Kỳ 1865 - 1930, NXB Trẻ, TP.HCM, tr.303.
 
(4) Bùi Đức Tịnh - Những bước đầu của báo chí, tiểu thuyết và Thơ mới, NXB TP.Hồ Chí Minh, tr.207.
 
(5) Nguyễn Văn Trung, sđd, tr.22-23.
 
(6) Nguyễn Khuê, sđd, tr.23.
 
(7) Ba Vân - Kể chuyện cải lương, NXB TP.Hồ Chí Minh, 1989, tr.75.
 
(8) Hoài Anh - Chân dung văn học, NXB Hội nhà văn, H.2001, tr.55.

shared http://www.hophan.net/index.php?option=com_content&view=article&id=673&Itemid=199

***
shared http://www.vanchuongviet.org/index.php?comp=tacpham&action=detail&id=16160


Thế-kỷ tiểu-thuyết 1
Nguyễn Vy Khanh
Văn học chữ quốc ngữ Việt Nam khởi đầu với tờ Gia-Định Báo năm 1865 và Nguyễn Trọng Quản là nhà văn tiên phong mở đường cho thể loại tiểu thuyết với Thầy Lazarô Phiền viết năm 1886 và xuất bản năm sau, 1887. Truyện chỉ gồm 28 trang (1), khổ 12 x 19 cm, nhưng đã có những tiêu chuẩn của một tiểu thuyết: một câu chuyện liên tục, tình tiết gây cấn, có phân tích tâm lý, đối thoại và nhân vật có cá tính. Nói đến cá tính vì truyện Nôm trước đó đã có nhưng ở thể loại văn vần và nhân vật luôn điển hình - Thiện luôn thắng Ác và ở hiền thì gặp lành. Truyện Thầy Lazarô Phiền cho thấy tác giả chịu nhiều ảnh hưởng của tiểu thuyết Âu tây, kể cả cách diễn tả tiếng Việt. Nội dung phân tích tâm lý, tả đời sống nội tâm, sự hối hận - một loại tiểu thuyết tâm lý. Kỹ thuật kết cấu và thắt mở câu chuyện lúc đó hãy còn xa lạ với người đọc. Các nhân vật lại chỉ là những người thường mà không phải là những anh hùng liệt nữ như chính tác giả đã giới thiệu trong bài Tựa rằng những anh hùng hào kiệt "... những đứng ấy thuộc về đời xưa chớ đời nay chẳng còn nữa. Bởi đó tôi mới giám bày đặt một truyện đời nầy là sự thường có trước mắt ta luôn, như vậy thì sẽ có nhiều người sẽ lấy lòng vui mà đọc; kẻ thì cho quen mặt chữ, người thì cho đặng giải phiền một giây ..." (2). Truyện chia làm 10 phần, đã là một tiểu thuyết đúng nghĩa như nhiều tiểu thuyết Âu châu thời tác giả Nguyễn Trọng Quản. Tác giả viết một câu chuyện, về một con người, một nhân vật, trong tương giao với những người khác, với cái nhìn về con người đó. Tác giả tin tưởng và đề cao một số lý tưởng văn hóa đạo đức căn bản của thời đại, tin ở một trật tự và tin ở lương tâm con người. Câu chuyện về thầy Lazarô Phiền nhưng tác giả còn cho thấy con người sống ra sao, xử sự thế nào, tình cảm biến chuyển ra sao, tin tưởng đạo đức luân lý thế nào, v.v. Một tiểu thuyết "ngắn hơi", thắt mở đầy đủ, như một truyện vừa. Tiểu thuyết là một thể loại văn chương, không cứ phải dài, và còn có thể là văn vần. Hơn nữa, tác giả đã gọi tác phẩm của mình là truyện tức tiểu thuyết để phân biệt với loại truyện chí tức truyện Tàu!
Tác giả mở đầu truyện như sau:
" Ai xuống Bà-rịa, mà có đi ngang qua đất thánh ở trong Cát tại làng Phước-lễ, thì tôi xin bước vô đất thánh ấy, kiếm cái mồ có cây thánh giá bằng ván, sơn nửa đen nửa trắng, gần một bên nhà thờ những kẻ Tử-đạo mà thăm mồ ấy kẻo tội nghiệp! Vì đã hai năm nay không ai thăm viếng, không ai màng ngó tới.

"Mồ đó là mồ một thầy đã chịu lương tâm mình cắn rứt đã mười năm, bây giờ mới đặng nằm an nơi ấy.

"Tôi xin phép thuật lại truyện tôi đã gặp thầy ấy và làm sao thầy ấy đã tỏ chuyện mình ra cùng tôi, như sau nầy." (3).
Khi viết truyện này, tác giả cho biết ông đã thực hiện "mơ ước cho xứ Nam kỳ thân yêu của chúng ta một tương lai chói rạng ánh sáng, tiến bộ và văn minh (... nous allions rêvant tout haut pour notre chère Cochinchine, un avenir brillant de lumière, de progrès et de civilisation)" (4). Nhưng truyện không gây được phong trào, nói như Bằng Giang (5), ông là một "tác giả cô đơn không có bạn đồng hành trong thể loại của mình" - tức tiểu thuyết, cho đến một năm trước khi ông qua đời (1911), 23 năm sau, lúc ấy mới có Trần Nhựt Thăng tức Trần Chánh Chiếu xuất bảnHoàng Tố Anh Hàm Oan (1910) gồm 54 trang và văn hãy còn vần và đối. Trong không khí của những phong trào vận động Minh Tân và Đông Du hồi đầu thế kỷ, tác giả đã viết lời Tựa như sau: "Từ ngày các đấng cao minh trong Lục châu bày diễn dịch các thứ truyện chữ nho ra quốc âm, thì ít thấy có truyện nào nói việc trong xứ mình. Các truyện đang bán đương thời là truyện Tàu. Nay tôi ngụ ý soạn một bổn nói về việc trong xứ mình, dùng tiếng tầm thường cho mọi người dễ hiểu đặng. Ấy là làm thử nên chỗ nào có sơ siểng xin chư quí vị khan quan dung túng"(6)
Xin trích một đoạn đối thoại và động tác giữa đôi tình nhân nhân vật chính:
"... Bữa kia đang ngồi coi sách, thoạt nghe có tiếng người đi sau lưng, giật mình day lại, bèn thấy cậu Hai đứng khoanh tay mà hỏi: "Cô làm gì đó?". Tố Anh thưa: "tôi buồn đọc truyện đặng giải khuây".
-"Cô buồn cho bằng tôi sao?"
-"Cậu buồn nỗi chi, nhà giàu có muôn hộ, muốn chi đặng nấy, lên xe xuống ngựa, sung sướng bậc nhất trong thiên hạ, như vậy mà còn buồn thì tôi lấy làm khó hiểu lắm?"
-"Tôi buồn là buồn bông lông, cũng bởi thương nhớ bông lông, nên đêm năm canh chẳng an giấc điệp, ngày sáu khắc thổn thức gan vàng, nhớ cảnh nhớ người. Bởi cô là người vô tình cho nên chẳng thấy chỗ tôi buồn."
-"Câu chuyện nói mầu nhiệm như vậy làm sao tôi hiểu thấu được!"
(...) Tố Anh thấy cậu Hai càng lâu càng riết tới thì lật đật đứng dậy bỏ đi. Câu Hai chạy theo giăng tay chặn đường, miệng thì năn nỉ ỷ ôi, con mắt thì ngó lườm lườm. Tố Anh kinh hồn hoảng vía bèn chui lòn dưới tay mà chạy, cậu Hai níu đặng chéo áo trì lại. Tố Anh sợ rách áo đứng dừng lại mà nói rằng: "Cậu sao vô lễ lắm vậy ! Chẳng sợ tôi chê cười cậu rằng chó cậy nhà gà cậy vườn sao?"
-"Chó gà gì nà, để cho qua hun em một cái, rồi qua sẽ buông em ra". Nói rồi ôm đại Tố Anh. Tố Anh hổ thẹn bèn đánh hoảng vồ mặt cậu Hai một vả và xô nhào xuống đất, chạy đại lên lầu, vô phòng đóng cửa mà khóc ..."(7).
Nghĩa là phải đợi đến những năm cuối thập niên 1910 mới thấy có những tác phẩm tiểu thuyết bằng văn xuôi theo con đường truyện Thầy Lazarô Phiền như Kim Thời Dị Sử (đăng Công luận báo từ tháng 10-1917, xuất bản 1921) của Biến Ngũ Nhy (tức Nguyễn Bính), những truyện xã hội, "nghĩa hiệp", "kỳ tình" của các tác giả Nguyễn Chánh Sắt, Lê Hoằng Mưu, Trương Duy Toản, vv. Năm 1913, Hồ Biểu Chánh xuất bản U Tình Lục (viết năm 1909), một tiểu thuyết viết theo thể lục bát dài 1790 câu - phụ bốn bài thơ thất ngôn bát cú, với cùng đề tài tình ái như truyện Thầy Lazarô Phiền của Nguyễn Trọng Quản nhưng tự do tình ái hơn và người đàn ông trở về lại nhà ở đoạn kết nghĩa là tác giả muốn giữ truyền thống "gương vỡ lại lành" thay vì "hiện thực" dù bi thảm theo mới như họ Nguyễn. Cái mới của Hồ Biểu Chánh là câu chuyện đã xảy ra tại Sài-Gòn và Mỹ Tho, Gò Công chứ không còn bên Trung Hoa xa xôi.
Miền Bắc cũng bắt đầu xuất hiện những tiểu thuyết luân lý ái tình nhưCành Hoa Điểm Tuyết (1921), Cuộc Tang Thương (1923) của Đặng Trần Phát, Kim Anh Lệ Sử (1924) của Trọng Khiêm và Tuyết Hồng Lệ Sử của Từ Trẩm Á do Mai Khê dịch; sau đó đến biến cố Tố Tâm (1925) của Hoàng Ngọc Phách ra mắt độc giả thanh niên tân học mà nội dung hình thức đã bị ảnh hưởng rõ rệt của Tuyết Hồng Lệ Sử, cộng với cái lãng mạn thế kỷ XIX của Pháp nơi tác giả là một người tân học. Tố Tâm mở đường cho tiểu thuyết lãng mạn bằng văn xuôi, chính thức hóa một nếp sống mới, cá nhân vượt khỏi vòng cương tỏa của tập thể, sống cho tình cảm hơn là lý trí, cho giây phút hạnh phúc hơn là vinh dự lâu dài! Cá nhân nổi dậy chống truyền thống và trong xã hội cũ tình yêu không thể có lựa chọn. Tố Tâm là tác phẩm đã gây tiếng vang, đánh dấu bước tiến khác đến gần thềm một nền văn học hiện đại! Cùng năm 1925, Quả Dưa Đỏ của Nguyễn Trọng Thuật được giải hội Khai Trí Tiến Đức. Hình thức mới nhưng nội dung Nho giáo, đề cao thuyết Thiên mệnh và thái độ người quân tử (An Tiêm). Các nhà cổ động duy tân Trần Chánh Chiếu và Phan Bội Châu theo gương Lương Khải Siêu đề cao thể loại tiểu thuyết, hai ông đều có thử nghiệm. Trong khi đó Nam-Phong tạp-chí chê tiểu thuyết là văn-chương chơi, không giúp gì cho việc truyền bá sự học, nên đã chú trọng học thuật hơn. Đây cũng là lý do khiến Thiếu Sơn khai mào một cuộc bút chiến với Hai Cái Quan Niệm Về Văn Học trên Tiểu Thuyết Thứ Bảy (số 16 ra ngày 16-2-1935).
Cho đến năm 1930 là thời của Hồ Biểu Chánh, Lê Hoằng Mưu và Nguyễn Chánh Sắt. Nghĩa Hiệp Kỳ Duyên của Nguyễn Chánh Sắt (1920) tuy vẫn giữ truyền thống "ân đền oán trả" của các truyện trước đó, đã tỏ rõ là một mô hình của tiểu thuyết văn học mới: lời văn trau chuốt hơn, nội dung có tư tưởng, luân lý rõ, tình tiết câu chuyện dồi dào. Lê Hoằng Mưu tả thực và có khuynh hướng xã hội với những truyện tác giả gọi là "ái tình tiểu thuyết" như Hà Hương Phong Nguyệt (1917-18) và Oán Hồng Quần tứcPhùng Kim Huê Ngoại Sử (1920), dù văn chịu nhiều ảnh hưởng biền ngẫu nhưng đã bước những bước tiền phong cho Vũ Trọng Phụng, Trọng Lang ở giai đoạn sau. Các nhà văn miền đất mới vì hoàn cảnh lịch sử đã đứng ra giới thiệu cho người đọc những khai phá tâm hồn, xã hội, cho người các nơi biết chuyện một nơi: xã hội nhiều giai cấp, nho học, con người á-đông, v.v.
Thể tiểu thuyết lớn mạnh ở bước đầu là nhờ chữ quốc ngữ và báo chí vốn là phương tiện thông tin mới mà thời lịch triều trước đó không có. Cả sách báo quảng cáo cũng góp phần phổ biến tiểu thuyết đến quần chúng.Nghĩa Hiệp Kỳ Duyên của Nguyễn Chánh Sắt gồm 16 chương in trọn trong cuốn Vô Sanh Chỉ Nam sách quảng cáo của nhà thuốc Nhị Thiên Đường. Các báo cũng đã là những diễn đàn phổ biến tác phẩm trước khi xuất bản thành sách. Tờ Nông Cổ Mín Đàn chẳng hạn trong số 262 (23-6-1906) đã đề xướng một cuộc thi viết tiểu thuyết dài "chừng 50 tờ giấy lớn, chia làm ba thứ (...) đặt tiếng thường, thanh nhã, dễ hiểu như truyện vậy...". "Tiểu thuyết" được cơ quan ngôn luận yêu nước này định nghĩa "người Lang Sa gọi là roman nghĩa là lấy trí riêng mà đặt riêng ra một truyện tùy theo nhân vật phong tục trong xứ, dường như truyện có thật vậy"(8).
Nhà thơ Tản Đà cũng đã đóng góp mở đường cho tiểu thuyết văn xuôi, dù ở ông, văn vẫn còn nhiều biền ngẫu và gần với thi ca. Trần Ai Tri Kỷ(1924), Thề Non Nước (1929) nhất là Giấc Mộng Lớn (1929) đã đến gần thể tiểu thuyết dù tính chất tự truyện vẫn là chính. Ông viết trong Lời Tựa tập sau cùng:
"Vậy thời Giấc Mộng Lớn là một tập ký thực chăng. Hoặc có người hỏi như thế, tác giả thực khó trả lời. Đã gọi là mộng thời sao gọi là kỳ thực. Vậy thời giấc mộng lớn là một cuốn tiểu thuyết chăng? Hoặc có người hỏi chơi như thế, tác giả lại càng khó trả lời. Có sự thực mới chép, thời không phải là tiểu thuyết. Thôi thời ký thực hay tiểu thuyết, tự độc giả muốn cho sao thời là sao. Tác giả chỉ cứ theo sự thực chiêm bao mà tùy ý chép ra không có mạch lạc, không có quy tắc, không kể việc khinh việc trọng, không hiềm cái dở cái hay muốn lược thời lược, muốn tường thời tường, chẳng qua là một cuốn văn chơi, tưởng cũng không quan hệ đến những sự phẩm bình của các bậc đại nhã cao nhân vậy"(9).
Sau Tản Đà, Câu Lâu Mộng của Võ Liêm Sơn là truyện chịu ảnh hưởng văn Nam-Phong tạp-chí và tiểu thuyết Trung-Hoa thịnh hành thời đó, rồi những Cậu Bé Nhà Quê (1929, xuất bản 1933) của Nguyễn Lân và Người Vợ Hiền (1931) của Nguyễn Thới Xuyên tỏ rõ dấu ảnh hưởng của tiểu thuyết Pháp - phóng tác cuốn Une honnête femme của Henry Bordeaux. Nhất Linh trước khi qua Pháp du học đã viết Nho Phong (1926) và Người Quay Tơ (1927), với văn học sử, là những vết tích cuối cùng của văn hóa cũ đồng thời như những kiếm tìm con đường riêng cho một thời đại mới đang mở ra! Như vậy, tiểu thuyết những năm 1925-1932 đã phân vân giữa truyền thống và hiện đại!
Sau đó là thời tiểu thuyết Tự-Lực văn-đoàn rồi Tân Dân. Trước khi chiến tranh Đông dương lần đầu bộc phát cuối năm 1946, có những tiểu thuyết đáng kể như Trại Tân Bồi của Hoàng Công Khanh đặt vấn đề cá nhân và tập thể, vấn đề cứu chung hay tự cứu, vấn đề trưởng thành và phát triển của cá nhân. Nhất là Chí Phèo (1941) của Nam Cao dù ngắn (10) nhưng lại là một tiểu thuyết tiêu biểu. Nam Cao đã xử dụng kỹ thuật độc thoại nội tâm, trước hết trong Chí Phèo, sau tiếp tục trong Sống Mòn. Hãy đọc đoạn trích sau để thấy diễn tiến tâm lý của Chí Phèo, người đọc cứ như thấy cả gan ruột hắn, vừa tự ti vừa sợ vừa ta đây anh hùng, không khác cái thắng lợi tinh thần của nhân vật AQ của Lỗ Tấn:
"... Nhưng bỗng hắn lại hơi ngần ngại: biết đâu cái lão cáo già này nó chả lại lừa hắn vào nhà rồi lôi thôi. Ờ mà thật, có thể như thế lắm! Này, nó hãy lôi ngay mấy cái mâm, cái nồi hay đồ vàng bạc ra khoác vào cổ hắn, rồi cho vợ ra kêu làng lên, rồi cột cổ hắn vào, chần cho một trận om xương, rồi vu cho là ăn cướp thì làm sao? Cái thằng Bá Kiến này, già đời đục khoét, còn đớn cái nước gì mà chịu lép như trấu thế? Thôi dại gì mà vào miệng cọp, hắn cứ đứng đây này, cứ lại lăn ra đây này, lại kêu toáng lên xem nào? Nhưng nghĩ ngợi một tý, hắn lại bảo: kêu lên cũng không nước gì! Lão bá vừa nói một tiếng, bao nhiêu người đã ai về nhà nấy, hắn có lăn ra kêu nữa, liệu còn có ai ra? Vả lại bây giờ rượu nhạt rồi, nếu lại phải rạch mặt thêm mấy nhát thì cũng đau. Thôi cứ vào! Vào thì vào, cần quái gì. Muốn đập đầu thì vào ngay giữa nhà nó mà đập đầu còn hơn ở ngoài. Cùng lắm nó có giở quẻ, hắn cũng chỉ đến đi ở tù. Ở tù thì hắn coi là thường. Thôi, cứ vào..." (11)
Người đọc có thể tìm thấy cái khôn ngoan trong tiểu thuyết người hùng của Lê Văn Trương, tìm dấu vết hiện đại hóa xã hội qua các tác phẩm của Tự-Lực văn-đoàn, nung nấu lòng ái quốc với tiểu thuyết của nhà văn Nam-bộ thập niên 40, 50 như Sơn Khanh, Quốc Ấn, Lý Văn Sâm, ...
Sau khi đất nước chia đôi ở vĩ tuyến 17, con đường tiến triển của thể loại tiểu thuyết thành hai đường song hành. Miền Bắc chủ trương văn học làm công cụ cho chính trị, do đó các tập tiểu thuyết "nổi tiếng" như Vỡ Bờ của Nguyễn Đình Thi, Bão Biển của Chu Văn, Cửa Biển của Nguyên Hồng,.. nay nhìn lại đã rõ là phương tiện nhất thời - dù cưỡng gọi là tiểu thuyết ý thức hệ hay hiện thực. Các văn nghệ sĩ được chính thức nhìn nhận - vì còn có những nhà văn của Nhân Văn giai-phẩm bị tù đày và cấm viết, được huấn luyện và gửi đi thực tế để viết. Chí Phèo bị phê là biểu hiện của sự bế tắc trong cảm quan hiện thực vì Chí Phèo không đến với cách mạng. Tác phẩm của Vũ Trọng Phụng cũng bị gắn nhãn "phản động".
Ở Nam vĩ tuyến là kỹ thuật cách tân, Âu- hóa, thế giới hóa. Thanh Tâm Tuyền với Bếp Lửa (1957), là nỗi nhớ và "ám ảnh" về một Hà Nội đã mất, là tình yêu còn đó đang sống mạnh nhưng đã chết, trong bi đát của chia cắt không gian, Hà Nội vừa là thiên đàng vừa là địa ngục. Ở đây là không gian của những con người tự do, vì với tác giả theo cộng sản "là một lối đánh đĩ, đánh đĩ tinh thần mình" (tr. 53). Con người chối bỏ Thượng đế. "Theo tôi có những lúc người ta cần giải quyết giữa người với người và Thượng đế không nên có mặt ở lúc ấy". (tr. 64). Đảm đang khổ nhục làm người ở khắp nơi "Con sâu ở giữa tim giữa hồn, giữa não" (tr. 65). Nhân vật chính "hắn lớn lên cùng bè bạn, vượt qua mau tuổi trẻ để suy nghĩ và mơ ước hành động. Mỗi đứa một lối lăn mình theo mối cám dỗ lớn lao của hư vô..." vì đã "tìm thấy cuộc hiện sinh tự do và lựa chọn". Các nhân vật của ông "chúng đã đi trong thống khổ của lịch sử tới cái chết; cái chết như sự từ chối quyết liệt". Một không khí tiểu thuyết mới chưa thấy trước đó. Tác giả đã lựa chọn làm nhà văn vì "mỗi nhà văn chính là một kẻ sống sót" và "Cái chết lựa chọn không bao giờ phi lý, nó sẽ làm nảy sinh sự thật, sự thật của những người chết truyền lưu cho kẻ sống sót" (12). Nhà văn không phân tích tâm lý để cho có tiểu thuyết, để ăn khách, mà nay trở nên một vấn đề sống chết, không lựa chọn.
Một Nguyễn Đình Toàn nội tâm, một nội tâm hiện sinh khác nội tâm hiện thực của Nam Cao. Con Đường đưa người đọc đến những khám phá tâm hồn, những tư duy, hạnh phúc cũng như khổ đau ở một không gian mù ám đầy bất trắc khi ngẫu nhiên đã là kết thúc của mọi sự. Vì cái chết lẩn quẩn khi con người chạy theo sự sống! Nhân vật xưng Tôi là một người con gái tật nguyền mặt bị một dấu tràm đen ngay trên má. Với Nguyễn Đình Toàn cũng như Dương Nghiễm Mậu, Thanh Tâm Tuyền, câu chuyện chỉ là cái cớ để tác giả triết lý, phát biểu nhận định về con người và cuộc đời! Bên cạnh những tiểu thuyết thời thượng đó là những tác phẩm trong sáng, nhẹ nhàng hơn của Duyên Anh, Nhật Tiến và Võ Hồng về những con người nghèo khổ và nạn nhân chiến tranh, Bình Nguyên Lộc (Đò Dọc) về xã hội buổi giao thời. Chu Tử với những tiểu thuyết Yêu, Loạn, Ghen, ... mà đề tài sống vội sống cuồng theo F. Sagan và mốt hiện sinh! Dẫn đến những Nguyễn Thị Hoàng (Vòng Tay Học Trò), Minh Đức Hoài Trinh (Sám Hối, Đàn Ông Đàn Bà, Thiên Nga), Trùng Dương, v.v. Túy Hồng đưa tâm tình người nữ đất Thần-kinh vào văn học, Nguyễn Thị Thuỵ Vũ về hiện thực của đàn bà thời đại chiến tranh, xã hội xáo trộn. Cuối giai đoạn có Trần Thị NgH đặc sắc văn chương hiện thực và bút pháp trực tiếp. Trong một phỏng vấn của Thượng Văn, bà cho rằng "Tôi không đi trước thời đại. Tôi đi cùng nhịp với bản thân. Tôi không gượng, tôi nghĩ sao viết vậy, tôi không làm gì phải cố gắng. Tôi không cố ý làm mới. Một lúc nào đó tôi tự nhiên cảm thấy như vậy..."(13)
Nhưng những tiểu thuyết chuyên về tình cảm vẫn là một phần quan trọng suốt thế kỷ. Tình ngang trái nhẹ nhàng không bạo lực như Tố Tâm-Đạm Thủy trong Tố Tâm, Lan-Điệp trong Tắt Lửa Lòng, nhẹ nhàng như Ngọc-Lan trong Hồn Bướm Mơ Tiên, tình lý tưởng như Loan-Dũng trong Đoạn Tuyệt, Đôi Bạn, như Trương trong Bướm Trắng, tình phi lý của Thanh-Tâm trong Bếp Lửa và một số truyện của Thanh Tâm Tuyền, tình mãnh liệt chú cháu trong thế giới của Chu Tử, tình bạo động của Trần Đại, Châu Cool,.. của Duyên Anh, tình với những chia xa, oái ăm của chiến tranh của Thế Uyên, Y Uyên, Doãn Dân, Nguyễn Thị Thụy Vũ,.. Trong không khí ngột ngạt của chiến tranh vẫn có những chuyện tình sâu sắc của Lệ Hằng, Túy Hồng, Nhã Ca,...
Rồi sau làn sóng hiện sinh thời thượng là mốt "tiểu thuyết mới" đến từ Pháp với Huỳnh Phan Anh, Hoàng Ngọc Biên, hoặc điểm trang thời thượng với Nguyễn Xuân Hoàng,.... Một loại "phản tiểu thuyết", nói như Jean-Paul Sartre, đối thoại và độc thoại cùng tình cảm nội tâm trộn lẫn, thứ tự thời gian đảo lộn, không cần đến cốt truyện, có khi không cả người kể. Nhân vật thường ở ngôi thứ ba (il, elle, on). Một thế giới rất "khách quan", ở ngoài! Các tác giả của phong trào muốn diễn tả những cái nhỏ nhặt, tầm thường, như cái gôm và cả tâm hồn con người là những sự những cái di chuyển, biến động không ngừng và biết đâu đó chính là mầm của sự sống! Ở đó con người ta sẽ tìm ra cái mênh mông của đời sống nội tại! Ngôn ngữ làm hư sự vật, sự sống, làm sai lạc tình cảm nhưng ngôn ngữ sẽ được dùng cùng phản ứng bản năng để nhận thức, tiếp cập sự vật, sự sống! "Tiểu thuyết mới" như tiên đoán một thời đại bất khả cảm thông, đầy bất trắc, trong khi truyện thật ngắn thu gọn hy vọng còn sót lại và đưa ra một diễn văn máy móc, vội vàng. Mặt khác tiểu thuyết mới có yếu tố thi ca, văn như là thơ với Michel Butor. Tiểu thuyết mới nói đến một cuộc đời đang hình thành, đang thai mang cho con người do chính con người đi tìm, làm ra, xa hơn là một kiếm tìm định nghĩa tương giao với tha nhân - trong khi tiểu thuyết "cổ điển" tả một câu chuyện với những nhân vật "dính" với câu chuyện, một xã hội với những con người đã có tương quan với nhau! Nay "tiểu thuyết mới" còn lại cái nội dung tìm tòi của phận người ngày càng cô đơn bất khả cảm thông, hình thức mất đi hấp dẫn vì như trật đề, không đủ thuyết phục!
Phong trào "tiểu thuyết mới" của Paris và tiểu thuyết hiện đại Hoa Kỳ cũng lan rộng đến Sài-Gòn - một thử nghiệm khác, hiện đại và quốc tế, nhưng vong hóa thêm cái hồn Việt Nam. Nói vong hóa phải kể thêm những "anh hùng ca" sử thi của văn học miền Bắc cộng sản từ 1945 đến gần đây. Trường phái "tiểu-thuyết mới" này thường bị xem là vô nhân hóa tiểu thuyết và vật hóa cuộc đời. Chỉ có sự vật, con người không ra gì, không đáng nói đến! Alain Robbe-Grillet, "giáo hoàng" của tiểu thuyết mới, người từng được R. Barthes gọi là "tiểu thuyết gia của cái nhìn khách quan" (romancier du regard objectif), đề nghị tiểu thuyết mới để đáp ứng với cuộc sống mới, nơi đó thế giới hết vững lặng, hết còn ý nghĩa hiển nhiên, con người vừa chính diện vừa phản diện, đổi luôn và đầy trục trặc. Hết cái thời tiểu thuyết với nhân vật có cá tính như những nhân vật của Balzac chẳng hạn, vững vàng và rõ nét.
Hoàng Ngọc Biên với tập Đêm Ngủ Ở Tỉnh (1970) và một số truyện đăng trên tập san Trình Bày như Chuyến Xe và Người Đạp Xe Vào Thành Phố Buổi Sáng - sau xuất bản ở ngoài nước năm 1997, viết theo khuynh hướng mới này. Chuyến Xe là độc thoại của một người ngồi ở công viên chờ một chuyến xe lửa nào đó, không rõ lý do, nguồn cơn! Nhà văn như viết cho riêng mình rồi tình cờ đem xuất bản! Cũng như Huỳnh Phan Anh trong hai tập Người Đồng Hành (1969) và Những Ngày Mưa (1970) và tậpPhía Ngoài (1969) in chung với Nguyễn Đình Toàn. Trong các truyện tiểu thuyết mới này, tác giả của chúng vẫn có phần riêng bản sắc, có nhân vật và con người không hoàn toàn bị vật hóa, kiểu tả "cái máy pha cà phê để ở trên bàn" mà những nhà phê bình văn học Pháp chống khuynh hướng vẫn hay nhắc đến! Không khí tác phẩm của Huỳnh Phan Anh, Hoàng Ngọc Biên, Nguyễn Đình Toàn,... gần với khuynh hướng tiểu thuyết mới ở Âu châu, trong khi thế giới của Nguyễn Xuân Hoàng không hẳn cùng khuynh hướng vì trong các truyện ngắn và tiểu thuyết của ông, tính cách tự thuật và lãng mạn cũng như văn phong tạp bút thật sự lấn át tính cách khách quan của tiểu thuyết mới! Cũng như một số tiểu thuyết thời này tự cho là hiện sinh thật ra chỉ là những bắt chước bất thành, những sẩy thai hay sanh thiếu tháng mà thôi! Chúng tôi muốn nhắc đến những Vòng Tay Học Trò của Nguyễn Thị Hoàng, Sám Hối, Đàn Ông Đàn Bà của Minh Đức Hoài Trinh , v.v. Hiện sinh dễ dãi!
Trong nước, sau 1987, một số người viết trăn trở, tìm tòi, đổi mới. Phạm Thị Hoài tìm đến Kafka và phân tâm. Nguyễn Huy Thiệp lạnh lùng theo lối trần thuật dã sử xưa. Các nhà văn thời hậu-Đổi mới bắt đầu tìm kiếm "con người bên trong con người" và những sự thật kín đáo hay tiềm ẩn đằng sau những sự-thật-chính-thức ai cũng đã biết. Tiểu thuyết trong nước từ đây mở ra nhiều viễn tượng, góc cạnh, muốn đa dạng. Ở cách tiếp cận thực tại, ở cách phô diễn tiểu thuyết, ở cả nền móng của sự việc viết - tại sao viết, viết gì và viết để làm gì chẳng hạn!
Một đặc điểm là từ đây người viết dám xưng Tôi sau một thời gian dài phải minh họa xưng Ta, chúng ta, chúng tôi - không phải cái Ta của thời lịch triều, mà là một cái Ta của Đảng, như lý tưởng Đảng! Được giải phóng hay can đảm, tùy cây viết! Truyện được kể ở ngôi thứ nhất, nhân vật ngôi thứ nhất và những suy nghĩ cũng từ ngôi thứ nhất, nghĩa là có cá tính, nhân tính - đối nghịch với máy móc và giả tạo! Nguyễn Minh Châu, Ma văn Kháng là những người đầu tiên đưa cái Tôi vào tiểu thuyết, những cái Tôi lỡ làng, bị thu nhỏ lại trong một xã hội tập thể không nhân tính. Ở đây là những cái Tôi muốn chân thành, ở nhận chân thực tế, ở sự thật lịch sử và ở cả những hoài vọng, ước mong. Không còn nhắm mắt đưa chân như Tôi của Nguyễn Minh Châu, Chu Lai, Bảo Ninh, Lê Lựu,... trước 1985 hoặc từ 1946 đến 1975. Người và ma, con người hiện sinh và ám ảnh cũ, mối thù xưa,... với những phương tiện của phân tâm ý thức trở lại sống động trên những trang tiểu thuyết như Mảnh Đất Lắm Người Nhiều Ma của Nguyễn Khắc Trường, Bến Không Chồng của Dương Hướng, Nỗi Buồn Chiến Tranh của Bảo Ninh,... Dùng đến những yếu tố huyền hoặc, kỳ dị như Nguyễn Huy Thiệp là một phương cách tiểu thuyết tuy không mới nhưng hiệu lực ở giai đoạn muốn đổi thay tư duy và văn hóa ! Vô tình các nhà tiểu thuyết thời này cổ võ một loại tiểu thuyết luận đề, dù để phản đề ! Ngoài tính luận đề ra có những trăn trở có tính triết lý, siêu hình hơn với Nguyễn Huy Thiệp trong một số sáng tác gần đây như Những Người Muôn Năm Cũ hay Nguyễn Bình Phương với Những Đứa Trẻ Chết Già (1994), Trí Nhớ Suy Tàn (2000).
Ở hải ngoại, nhìn chung, tiểu thuyết mạnh về số lượng nhưng chưa có những khám phá mới lạ. Người ta viết nhiều về đời cũ, ngày xưa, những Kiệt Tấn, Cao Xuân Lý, Nguyễn Tấn Hưng, Hồ Trường An, ... Về một thời chinh chiến đã chấm dứt ngày 30-4-1975 và hậu quả của nó, những Hoàng Khởi Phong, Cao Xuân Huy, Vĩnh Hảo, Xuân Vũ, Nguyễn Ngọc Ngạn, ... Về đời sống hội nhập, sinh hoạt cộng đồng mới với con người và thân xác cũ, những Lệ Hằng (Bên Kia Là Núi, 1998) tự do tình dục đến độ hết "sức", sợ tự do! Thế Uyên (Không Một Vòng Hoa Cho Kẻ Chiến Bại, 1998) tự do con chữ và đi sâu vào những khuất nẻo của bản năng. Nguyễn Thị Phong Dinh (Giữa Hai Mùa Gió, 1999) tìm hạnh phúc hoặc tìm lại chân tâm chân diện qua những ngõ ngách của bản năng và nhục dục.
Hiện tượng thuyền nhân và H.O. đưa một số tác giả chưa có tác phẩm xuất bản trước 1975 đến với người đọc. Nguyễn Sao Mai với truyện dàiCăn Nhà (1997) về những người tuổi trẻ với lòng mới lớn phải đối đầu với những bi đát, nhơ nhớp của cuộc đời. Một Đà lạt, một miền Nam đang bí lối, trong đó những thân phận nghiệt ngã dù lạc đường vẫn cố vươn lên, tìm một nơi hạnh phúc dù nhỏ bé. Những tiếng kêu thương trong khi hành trình đầy vấn nạn vẫn còn đó, đi tìm một quê hương đích thực trên quê hương đang hiện có mà như không; hành trình tìm một chỗ bình thường mà khó khăn ngay cả trong chính trái tim con người. Hồ Minh Dũng vớiCồn Mây (1999) ngược về gốc ngọn quá khứ và lịch sử để hiểu những nỗi thăng trầm của những người con xứ Thần-kinh. Thảo Trường cho người đọc của thời hậu chiến tranh 1954-1975 biết đến những tư duy và kinh nghiệm của những con người từng nhập cuộc dấn thân, qua Đá Mục(1998) và một số tác-phẩm xuất-bản sau đó.
Hình thành của thể loại tiểu thuyết
Như đã trình bày, thể loại tiểu thuyết bằng chữ quốc ngữ đã bắt đầu cuối thế kỷ XIX ở miền Nam, nhưng có thể quá mới, quá "Tây", nên đã không được tiếp nối ngay, mà phải 23 năm sau, năm 1910, mới có tập tiểu thuyết thứ hai được xuất bản : Hoàng Tố Anh Hàm Oan. Nguyễn Trọng Quản đã thật sự cô đơn khi muốn đem thể loại tiểu thuyết hiện đại đến với người đọc.
Các nhà viết văn học sử hai miền như Phan Cự Đệ (14), như Phạm Thế Ngũ (15) vẫn cho rằng để xây dựng nền tiểu thuyết mới và hiện đại, các nhà làm văn học ở nước ta thời bình minh chữ quốc ngữ đã phiên dịch tiểu thuyết Hán Nôm và tiếng Pháp ra quốc ngữ. Hiện tượng đó có thật, nhưng nên thêm rằng đã có những thử nghiệm của Nguyễn Trọng Quản với truyện Thầy Lazarô Phiền (1887) và Michel Tính với tự truyện Chồn Cáo Tự Sự (1910) (16). Họ tiếp theo con đường văn xuôi của những ghi chép lại truyện xưa tích cũ của Trương Vĩnh Ký (Chuyện Đời Xưa, 1866), của Huỳnh Tịnh Paulus Của (Chuyện Giải Buồn) và những bút ký nhưChuyến Đi Bắc Kỳ Năm Ất Hợi (1879) của Trương Vĩnh Ký. Cùng những thử nghiệm tiểu thuyết bắt theo Nguyễn Trọng Quản của Trần Chánh Chiếu với Hoàng Tố Anh Hàm Oan (1910) và Hồ Biểu Chánh với U Tình Lục (viết năm 1909 nhưng xuất bản vào 1913), một tiểu thuyết viết theo thể lục bát. Trong khung cảnh đó, ghi nhận sự đóng góp của các truyện dịch của Tàu như các truyện Chinh Đông Chinh Tây, Thuyết Đường, Phong Thần, các truyện kiếm hiệp, ở Bắc thì có Tam Quốc Chí là tiểu thuyết dịch đầu tiên bằng chữ quốc ngữ xuất bản ở Hà Nội (Phan Kế Bính, 1907), rồi những Đông Chu Liệt Quốc, Tây Sương Ký, Tái Sinh Duyên của Nguyễn Đỗ Mục đăng trên Đông Dương tạp chí và Trung Bắc Tân-văn, các bản dịch và phiên âm truyện Hán Nôm của ta như Vũ Trung Tùy Bút, Lĩnh Nam Chích Quái, Truyền Kỳ Mạn Lục, Việt Lam Xuân Thu. Cũng như ghi nhận công lao của các dịch giả dịch tác phẩm tiếng Pháp ra chữ quốc ngữ: Trương Minh Ký là người tiên phong với Truyện Phan Sa Diễn Ra Quốc Ngữ, 1884; Tê-Lê-Mác Phiêu Lưu Ký, .., Trần Chánh Chiếu ký Kỳ Lân Các dịch Tiền Căn Báo Hầu (Le Comte de Monte-Cristo của Alexandre Dumas), sau đến Hồ Biểu Chánh với những phỏng dịch tài tìnhVậy Mới Phải (1918, Le Cid), Chúa Tàu Kim Quy (1922, Comte de Monte-Cristo), Cay Đắng Mùi Đời (1923, Sans Famille của H. Malot), Ngọn Cỏ Gió Đùa (Les Misérables của Victor Hugo), tài tình vì tác giả chỉ lấy cốt chuyện còn là sáng tác thuần Việt. Có tác giả như Trọng Khiêm (Kim Anh Lệ Sử) nói rõ chủ trương phối hợp Đông tây ngay ở đầu truyện: "Tôi viết bộ Kim Anh Lệ Sử này, có ý thử viết tham bác hai lối văn xem; các ngài đọc sách sẽ nhận ra rằng tuy bề ngoài có mượn lối văn Âu Tây, song bề trong vẫn phảng phất cái hồn luân lý của Việt Nam cố quốc ta vậy" (17).
Như vậy nếu nói về nguồn gốc, tiểu thuyết hiện đại đã bắt nguồn từ những truyện ký Lĩnh Nam Chích Quái, Truyền Kỳ Mạn Lục, những tiểu thuyết chữ Hán như Hoàng Lê Nhất Thống Chí, truyện ký dài nhưThượng Kinh Ký Sự và cả những Vũ Trung Tùy Bút, Mai Đình Mộng Ký,... Các truyện Nôm văn vần lục bát hay song thất lục bát đặc biệt riêng của Việt Nam như Trinh Thử, Truyện Trê Cóc, Truyện Song Tinh, Kiều, Lục Vân Tiên, ... đã không thể không có ảnh hưởng trên sự hình thành của thể loại tiểu thuyết Việt Nam hiện đại.
Những ghi nhận nói trên giúp hiểu tại sao một số tiểu thuyết ở giai đoạn đầu đã chịu ảnh hưởng của tiểu thuyết Pháp hoặc Trung-Hoa. Hoặc kết cấu, cốt truyện theo thứ tự thời gian, kết bao giờ cũng có hậu phù hợp luân lý lẽ thường, hoặc kỹ thuật, cách hành văn. Ảnh hưởng tiểu thuyết Trung-Hoa thấy ở nhiều tiểu thuyết chương hồi ở giai đoạn này như Quả Dưa Đỏ của Nguyễn Trọng Thuật! Tiểu thuyết thời đầu thường mở đầu mỗi chương với một hai câu thơ thâu tóm nội dung, như truyền thống truyện của Trung quốc. Ngay W. Scott vốn được xem là ông tổ của thể loại tiểu thuyết ở Âu châu, trong cuốn Ivanhoe (1819) gồm 44 chương, thì mỗi chương cũng đều bắt đầu với những trích dẫn thơ cổ điển như Odyssee, Shakespeare, Webster, v.v. Đông-Tây gặp nhau trong tiểu thuyết?
Sự đóng góp quan trọng vẫn là yếu tố Việt Nam ở lối truyện kể dân gian đã từng phát triển với các truyện cổ tích và khôi hài cũng như qua ca dao tục ngữ. Ảnh hưởng này thấy rõ trong Con Nhà Nghèo, Ngọn Cỏ Gió Đùa,... của Hồ Biểu Chánh. Có thể nói các tiểu thuyết này của Hồ Biểu Chánh là một phát triển tự nhiên từ những truyện Lục Vân TiênHậu Lục Vân Tiên hoặc những truyện thơ phát triển mạnh ở trong Nam. Về hình thức đã vậy, mà về nội dung, các tiểu thuyết của Hồ Biểu Chánh và một số nhà văn tiền phong vẫn cố giữ yếu tố truyền thống dân tộc trong đó luân lý, phong hóa giữ một nhiệm vụ quan trọng. Hồ Biểu Chánh sau đó hiện đại hơn với Khóc Thầm, Tiền Bạc Bạc Tiền,... mà rồi những Trọng Khiêm, Võ Liêm Sơn, Nguyễn Lân mới dấn bước hiện đại hóa thể loại tiểu thuyết. Vào các giai đoạn sau, yếu tố dân tộc có hơi lu mờ. Nhưng với biến cố 30 tháng 4-1975 đưa đến việc sinh thành văn học hải ngoại, yếu tố dân tộc hình thức cũng như nội dung sống động trở lại; dân tộc đồng hóa với bản vị, truyền thống, Việt tính, nét văn hóa đặc thù khi phải hội nhập với văn hóa các nước tạm dung. Thập niên đầu 1975-1985 thêm yếu tố bảo tồn văn hóa để đối đầu với văn hóa vong bản vô thần đang chiếm đoạt đất nước. Trong tình cảnh đó ra đời "mảng" văn học gọi là "miệt vườn" với những Nguyễn Văn Ba, Võ Kỳ Điền, Hồ Trường An, Nguyễn Tấn Hưng,...
Nếu phải nói đến ảnh hưởng Pháp thì có thể nói đến tiểu thuyết cổ điển và lãng mạn với sự ra đời của Tự Lực văn-đoàn. Rồi đến khuynh hướng hiện thực với các tác giả thuộc nhóm Tân Dân, ảnh hưởng chủ nghĩa xã hội, đệ tam quốc tế với nhóm Hàn Thuyên. Chủ nghĩa tự nhiên của E. Zola, tác giả Thérèse Raquin, Rougon Macquart,... từng chứng minh tính di truyền thể chất con người ảnh hưởng quyết định đến cảm tính và tư duy con người ta, các nhân vật này chỉ đuổi theo những dục vọng cá nhân và thoả mãn tư lợi, có thể tìm thấy ở Vũ Trọng Phụng. Cũng ảnh hưởng của Freud để giải thích tư tưởng và hành động của các nhân vật : ẩn ức sinh lý và hoàn cảnh đã như định mệnh con người không thể thay đổi, đã đưa đẩy những Thị Mịch trong Giông Tố, bà Phó Đoan trong Số Đỏ, Huyền trong Làm Đĩ đã hành động như theo bản năng! Ảnh hưởng chủ nghĩa siêu nhân của F. Nietzche qua Lê Văn Trương,... Khái Hưng trong Thanh Đức (1943, còn có tựa Băn Khoăn khi đăng báo) cũng đã đề cao triết lý sức mạnh: cái đẹp thuộc về những kẻ mạnh, giàu: "Sống là giầu, mạnh và đẹp. Sống là thắng, ở đời chỉ những người giầu mạnh và đẹp là đáng kể" (18). Và đẹp cũng hết còn là cái đẹp nghệ thuật, tự nhiên chủ đề của tiểu thuyết Đẹp xuất bản không lâu trước đó (xuất bản 1941, đăng báo Ngày Nay 1939-40), khi nói đến tình yêu giữa một họa sĩ, chú Nam, với Lan, con gái của người bạn.
Sau khi đất nước chia đôi, đến những ảnh hưởng của những trào lưu hậu chiến như hiện sinh và hiện tượng luận. Hiện sinh xuất phát từ thời đệ nhị thế chiến, ảnh hưởng từ M. Heidegger và K. Jaspers và nối tiếp tiểu thuyết về thân phận con người, khuynh hướng lớn mạnh từ khi Jean-Paul Sartre xuất bản La Nausée năm 1938 và coi như chấm dứt với Les Mandarins của Simone de Beauvoir năm I954. Các nhà văn thơ miền Nam thuộc nhóm Sáng Tạo, tạp chí Văn, Văn Học,.. phản ánh phần nào khuynh hướng tiểu thuyết này. Đời là phi lý, là hố thẳm không thể vượt qua vì luôn hiện hữu giữa con người và thế giới, giữa khát vọng con người và sự bất lực của thế giới bên ngoài thoả mãn cá nhân! Con người xa thần quyền, chỉ biết giá trị của hiện tại và thực tại, lo sống cho cá nhân và hôm nay (Bếp Lửa, Tuổi Nước Độc,..), đời sống thì buồn tẻ mà cá nhân thì xác thịt và cảm tính mạnh hơn (Bốn Mươi, Vòng Tay Học Trò, Tôi Nhìn Tôi Trên Vách, Sám Hối,...). Truyền thống, phong hóa, ... bị rời xa, bị chế diễu, vì phải hiện đại. Sáng Tạo chê bai Tự Lực văn-đoàn. Rồi ảnh hưởng của tiểu thuyết Hoa Kỳ cũng như J. Joyce và Kafka, tiểu thuyết của một thế hệ lạc lõng, nên chưa thất vọng đã chán chường!
Khuynh hướng tiểu thuyết về dấn thân và thân phận con người nổi từ thập niên 30 ở Pháp với André Malraux, Céline, Saint-Exupéry, Bernanos, Montherlant, Aragon,... Một thể loại tiểu thuyết không chấp nhận giải trí xuông, mà đánh động lý trí bằng cách đưa tới phạm trù bi đát của phận người. Nhân vật thường tiêu biểu cho một giá trị. Tiểu thuyết từ nay là một dấn thân, một nếp sống hoạt động. Céline, qua Voyage au bout de la nuit, chống chiến tranh, chủ nghĩa thực dân, chống người Mỹ,... Malraux, viết Les Conquérants và La Condition humaine sau khi đã tham gia những cuộc cách mạng đẩm máu ở Trung-Hoa, trong rừng già Đế Thiên Đế Thích, tìm Đạo (La Voie royale), nhất là với L’Espoir , ông chống phát-xít, cổ võ tự do. Với ông, tiểu thuyết hiện đại là "một phương tiện thích hợp nhất để nói đến cái bi đát, chứ không chỉ là một khám phá cá nhân". Sau Thanh Tâm Tuyền, Dương Nghiễm Mậu, khuynh hướng tiểu thuyết dấn thân đậm nét văn học miền Nam từ giữa thập niên 1960 với những Thế Uyên, Phan Nhật Nam, Trần Hoài Thư, Nguyên Vũ,... trước khi trở thành phản chiến ở đầu thập niên 1970. Dấn thân tự do trình bày, đem cái Tôi, cả trần truồng, trong một thế giới suy đồi, dù tự do, bên cạnh những đòi hỏi giá trị văn hóa hoặc lòng tin. Văn chương thật sự phản kháng khi có đe dọa, bủa vây: Ngô Thế Vinh, Phan Nhật Nam,... Từ phản kháng, có những nhà văn đi đến đối đầu đòi lật đổ chế độ, sau rõ ra do chỉ thị chứ chẳng lòng thành gì: Vũ Hạnh, Thế Nguyên, Trần Hữu Lục (Cách Một Giòng Sông),... Chúng tôi đã có dịp tổng kết "mảng" tiểu thuyết này trong một nhận định đã xuất bản, Bốn Mươi Năm Văn Học Chiến Tranh (1957-1997) (19).
Ở hải ngoại, như đã trình bày, đã có những trăn trở thể hiện qua con chữ và kỹ thuật. Con người hôm nay, con vật tư duy, vẫn kiếm tìm chân lý và định nghĩa con người. Bản thể làm người nói chung, không biên giới, cái gạch nối giữa trời và đất. Con người sống cái thời của nó, sống hết bản ngã mình. Và tình yêu, bi quan hay hy vọng. Tình dục và ít tình yêu xen lẫn giữa những đường kiếm tìm.
Tiểu thuyết Việt Nam
Hoàn cảnh văn hóa, lịch sử và địa lý của lãnh thổ khiến người Việt Nam tiếp xúc và đón nhận nhiều ảnh hưởng khác nhau: bản xứ, Trung-Hoa, Âu Mỹ, cộng sản, Nga Xô,... Thành ra nếu tác phẩm phản ánh con người Việt Nam, nói lên tâm tình Việt Nam, đó là tiểu thuyết Việt Nam vậy! Gia tài văn hóa lịch sử, cộng thêm những văn hóa do cọ xát với ngoài, khác, nội dung Việt và hình thức hiện đại học ở người! Và rồi cái gì tồn tại với thời gian không thể không có căn bản dân tộc hoặc Việt Nam!
Nếu trong truyện cổ, huyền thoại, vai trò của cốt truyện và mục đích luân lý hay văn hóa là quan trọng, thì ở thế kỷ XX, văn học Việt Nam khi hiện đại hoá đã đề cao vai trò của bút pháp, tác giả, nói chung là cá tính và tính độc đáo! Chính các truyện truyền-kỳ đã là cây cầu cần thiết để truyền thống trở thành hiện đại!
Mục đích của tiểu thuyết ban đầu có tính cách giáo dục, "văn dĩ tải đạo", ngay cả Tố Tâm cũng hàm ý muốn cảnh giác giới trẻ thời đại. Tiểu thuyết luận đề cũng không xa tính cách giáo dục. Tiểu thuyết sử thi lại càng có tính cách giáo dục nhưng là một thứ một chiều, không cho người ta tự chọn. "văn chương" ở đây phải bỏ cái "riêng" để lo cái "chung", phải phục vụ "nhân dân, tổ quốc", hữu ích cho "cách mạng" và chính sách của Đảng, của "tập thể", chủ nghĩa hiện thực xã hội, đường vinh quang dưới ngọn cờ của Đảng thay vì dân tộc theo nhóm truyền thống, cá nhân theo nhóm lãng mạn hiện sinh, v.v.
Tiểu thuyết hiện đại có một nội dung dân tộc và liên tục gắn liền với truyền thống: tính lý tưởng, giáo dục quần chúng: Phan Bội Châu, Hồ Biểu Chánh, Trần Nhựt Thăng, Phú Đức, ... Khi xã hội đã đô thị hóa, hiện đại hóa, con người chân chất Việt Nam vẫn được đề cao trong tiểu thuyết của Khái Hưng, Thạch Lam, Trần Tiêu (Con Trâu, Sau Lũy Tre), Thanh Tịnh (Quê Mẹ),... Khái Hưng là một tổng hợp văn hóa của buổi giao thời nửa đầu thế kỷ, những quan sát tinh tế của ông để lại cho văn học những chân dung con người và xã hội thời đó. Sau ông là Nguyễn Tuân vớt vát qua tác phẩm những nhận chân, những nét, những nếp văn hóa của cựu thời đã hoặc đang trên đà mất mát. Việt Nam còn ở ngôn ngữ tiểu thuyết, tính chất quần chúng ở Hồ Biểu Chánh, Vũ Trọng Phụng, Nguyễn Công Hoan, Ngô Tất Tố, ... Cái "hồn Việt Nam" đó vẫn sống, sau những thử nghiệm, hất hủi, ... vẫn khiến cho nhiều có những tác phẩm không bắt buộc phải nhận chịu ảnh hưởng của ai, một loại tổng hợp khôn ngoan hay hợp hoàn cảnh, thời đại - một loại Việt Nam còn lại chăng sau gần một thế kỷ?
Các khuynh hướng chính
Ngoài thể loại lịch sử đã được dành một chương riêng, khuynh hướng trội bật của cả thế kỷ là tả thực và lãng mạn. Nói chung, Việt Nam ta không có trường phái tiểu thuyết riêng, chúng tôi đành phải dùng những quan niệm đối chiếu của văn học Tây phương.
Tả thực
Đối lại với tiểu thuyết hoang đường, tưởng tượng, là tiểu thuyết tả thực, đem xã hội và đời sống vào tác phẩm. 20 năm đầu thế kỷ trong tiểu thuyết đã có hình bóng và hành cử của những con người thời đại, như những nhà đại kinh doanh như Bạch Thái Bưởi, chủ máy xay, chủ hãng tàu thủy, thầu khoán, ... trong Kim Anh Lệ Sử và nhiều tiểu thuyết của Hồ Biểu Chánh. Trong các tiểu thuyết đầu đời, Hồ Biểu Chánh đã ghi lại cảnh sinh hoạt, đời sống và con người... của xã hội miền Nam sau thế chiến thứ nhất, từ chủ đến thợ, ký lục, nghệ sĩ giang hồ, me tây, gái điếm.... Xã hội miền Nam ở những nơi hẻo lánh như Cà Mau trong Ai Làm Được, rồi Mỹ Tho, ... đó là chưa kể đến Sài-Gòn, Chợ Lớn, ... Những người thấp kém, nghèo hèn, thấp cổ bé miệng trong Con Nhà Nghèo, Khóc Thầm, Cha Con Nghĩa Nặng,... Các tiểu thuyết sau đó ông tiếp tục vẽ lên tiểu thuyết chân dung xã hội miền Nam sau đó, đến những thập niên 1950. Bình Nguyên Lộc, Sơn Nam, Lê Xuyên,... sẽ tiếp nối ông về phương diện tả thực về đời sống các miền lục tỉnh. Đồng thời với Hồ Biểu Chánh có Lê Hoằng Mưu, chủ bút Lục Tỉnh Tân-văn, là nhà tiểu thuyết tả thực táo bạo, trước Vũ Trọng Phụng, Trọng Lang,...với các truyện "huê tình" Hà Hương Phong Nguyệt (1915), Oán Hồng Quần (tức Phùng Kim Huê Ngoại Sử, 1920), nhất là với Người Bán Ngọc (1931), dù văn còn ảnh hưởng biền ngẫu và câu chuyện xảy ra ở Trung Hoa nhưng nhân vật và khung cảnh rất Việt Nam. Một câu chuyện tình cổ điển nhưng suy nghĩ, ngôn ngữ và hành cử của nhân vật cũng như cách diễn tả tiểu thuyết có tính thật của đời sống lúc bấy giờ. Người bán ngọc đây là Tô Thương Hậu giả phụ nữ bán ngọc để gần gũi và trở thành tình nhân của Hồ phu nhân "trửng mỡ" trong hai năm chồng đi buôn xa, trước là đồng tình luyến ái, sau trai gái thật khi Thương Hậu không cầm lòng được đã để lộ cái "oan gia".
"Bởi vậy trước khi muốn xoan tay vịn nhành, người bán ngọc cuối xuống hun Hồ phu nhân thư y coi thức ngủ như thế nào. Thấy sao hun qua hun lại mấy phen mà Hồ phu nhân không hay, người mới làm giả ý kêu: Hồ phu nhân, Hồ phu nhân, kêu năm bẩy tiếng mà Hồ phu nhân cũng không cụt cựa. Giờ đã đến rồi, còn nghĩ sợ nỗi gì mà dùn dằn đơiï mãi. Người bán ngọc bèn ...
Bổng nghe tiếng la hoảng :Ủa! Ủa! Ủa! Hay cho hiền nương! Ủa! Hay! Tưởng bây giờ là bao giờ. Rõ ràng mở mắt còn ngờ chiêm bao!
Từ đây, Hồ phu nhân cấm tuyệt bầy thể nữ ra vào..."(20).
Vì Hồ phu nhân muốn giữ riêng cho mình! Cho đến thời tiểu thuyết này ra đời, chưa ai viết về đồng tình luyến ái và tác giả đã dài dòng tả những cảnh mây mưa!
Nét tả thực dù sao vẫn luôn bàng bạc trong các tác phẩm thế kỷ XX, ngay cả Trùng Quang Tâm Sử của Phan Bội Châu, tiểu thuyết viết bằng chữ Hán, ghi lại một số cảnh sinh sống hồi đầu thế kỷ, những thợ cày, thợ rèn, dân chài, tiểu thương bán nước mắm, bán rượu, danh ca xóm cô đầu, v.v. Trong thế giới tiểu thuyết của Thạch Lam, Vũ Trọng Phụng, Nguyễn Công Hoan, ... cảnh đời hiện thực không thiếu. Nam Cao tỏ ra bậc thầy qua hai nhân vật Chí Phèo, Thị Nở đã hiện thực thành công: Thị Nở vẫn đầy nữ tính trong cái bề ngoài không thể tưởng tượng được, dù xấu như "một người đàn ông không đẹp trai" đã trên 30 mới biết đàn ông, biết cũng ra "biết" lắm, có diễn tiến văn hóa đàng hoàng - lúc đầu cưỡng chống như phong hoá vẫn bảo, nhưng rồi buông xuôi mà còn thích thú thoả mãn, cười đập vào lưng Chí Phèo, nữ tính vĩnh cửu hãy còn! Chí Phèo trên 40, con người tha hoá không còn là người. Nhân cách đã lộ rõ ở biên giới con người và con thú!
Hiện thực cũng có dăm bảy hiện thực: hiện thực tả chân, hiện thực xã hội chủ nghĩa, hiện thực cách mạng, Hiện thực còn có phó sản tự nhiên: chủ nghĩa tự nhiên và văn khiêu dâm.
Nhà văn hiện thực xã hội chủ nghĩa được định nghĩa là kỹ sư tâm hồn của chế độ. Tiểu thuyết phải hoàn thành ba nhiệm vụ: miêu tả cuộc cách mạng xã hội chủ-nghĩa ở Bắc và Nam, miêu tả về vai trò và hình thành của phong trào cách mạng dân tộc dân chủ, và "chiếu rọi áng sáng vào lớp mây mù của quá khứ ... lịch sử chống ngoại xâm" (21). Sóng Gầm, Vỡ Bờ,... thích hợp cho công tác của tiểu thuyết hiện thực xã hội, lịch sử dài dòng cốt đề cao vai trò của Đảng, của nông nhân, công nhân,... Các nhà lý luận văn học Cộng sản thường đề cao những cái cho là thành quả. Thời đầu tiên khoảng 1950 đi theo tiêu hướng hiện thực xã hội chủ-nghĩa, kết hợp tính hiện thực và tính Đảng; được xem là thành công những Đaát Nước Đứng Lên của Nguyên Ngọc (1955), Xung Đột (tập 1, 1957) của Nguyễn Khải,... Đến khoảng thập niên 1970, Phan Cự Đệ đã reo vui tuyên bố "Bây giờ các nhân vật trong tiểu thuyết của chúng ta đều được đưa từ hoàn cảnh hẹp ra hoàn cảnh rộng, đều được thử thách trong giòng thác lớn của lịch sử và có những chuyển biến quan trọng trong tính cách theo những con đường độc đáo khác nhau" (22). Tự hào đó rồi sẽ biến mất, những nhà lý luận và văn nghệ của xã hội chủ-nghĩa thời Đổi mới sẽ giật mình ra khỏi giấc Nam-kha. Trên tạp chí Văn Học (23) của Viện Văn Học Hà Nội đã đăng lại cuộc Hội thảo bàn tròn năm 1989 về "văn học và hiện thực", các nhà lý thuyết văn học này đã mổ xẻ những đặc điểm điển hình, tính cách, biện chứng, sử thi, v.v. của "nền" văn nghệ xã hội chủ-nghĩa và đã đi đến một số đồng thuận như tính điển hình, tính nhân dân, tính Đảng,... đã giết chết sự độc đáo, đa dạng và giết luôn chủ-nghĩa nhân đạo - con người thật có xác có tâm hồn đã chết khô dưới ách nặng của sử thi và minh hoạ! Chính Phan Cự Đệ thời này đã đề nghị nên để nhà văn nói sự thật về cuộc sống để cứu xã hội và cứu văn học" (24).
Nay đã thấy rõ thất bại của tiểu thuyết hiện thực xã hội chủ nghĩa vì quá đòi hỏi phải vừa hiện thực vừa chứa tính lý tưởng! Tỏ ra thiên kiến, cường điệu, giả tạo : Tô Hoài lãnh lương để viết vẫn thất bại với Mười Năm  Tuổi Trẻ Hoàng Văn Thụ. Tỏ ra thua cả những tiểu thuyết hiện thực trước đó như Bước Đường Cùng của Nguyễn Công Hoan, Tắt Đèncủa Ngô Tất Tố. Trần Đăng Khoa trong Chân Dung Và Đối Thoại (25) đã ghi lại khá nhiều chi tiết về nền tiểu thuyết hiện thực này! Gò theo đề tài tùy giai đoạn, chính sách, như nông thôn xây dựng hợp tác hoá, nông trường quốc doanh, văn học về vùng mỏ, đấu tranh giai cấp, tư tưởng giữa "ta và địch", đánh phá các tôn giáo vì Cộng sản đã trở thành một tôn giáo với tổ chức chặt chẽ chi phối xác hồn mọi người, rồi công nghiệp hoá, nay là "tư bản" hóa ! Và thường trực có những "đội xếp văn nghệ", "chỉ điểm văn hóa" theo dõi người làm văn nghệ một chiều!
Đưa đến hiện thực sửa sai với Nguyễn Minh Châu, Nguyễn Huy Thiệp, Dương Thu Hương, ... Ngay trong thời kháng chiến, Đôi Mắt (1951?) của Nam Cao đã "phản động" chửi đổng kháng chiến kiểu Cộng sản, đưa mặt trái ra thành điển hình là vậy! Khi Tự Lực văn-đoàn đưa ra chủ nghĩa quốc gia cải lương, đề cao người tốt, bất kể giai cấp, người giàu cũng có thể tốt, làm việc cứu tế, mở trường học, phát thuốc cho người nghèo, v.v..., đã bị đối phương xem là ... phản động! Hiện thực mà đa dạng, độc đáo có thể đưa đến một văn học nhân đạo : Nam Cao, Nhật Tiến, Duyên Anh, Nguyễn Huy Thiệp, ...
Lãng mạn
Thời cựu trào, lãng mạn thường kín đáo (Cao Bá Quát), gián tiếp như khi nói về ái tình, người đẹp, tương tư (Dương Khuê, Nguyễn Công Trứ,..), khi vịnh cảnh (Chu Mạnh Trinh,..), đến đầu thế kỷ XX cái lãng mạn trở nên cô dơn tột cùng, ủy mị với Tố Tâm, Đạm Thủy - trong một xã hội đang biến đổi. Lãng mạn thanh tao thuần tuý như mối đam mê của Lan và Ngọc trong Hồn Bướm Mơ Tiên của Khái Hưng, hết hoặc bớt ủy mị, bi thảm, ở đây đã có vai trò của ý thức, ý chí. "Yêu nhau trong linh hồn, trong lý tưởng": "Lan hai tay bưng mặt, nước mắt dàn dụa ướt cả vạt áo. Lan cố giữ tâm hồn lãnh đạm, nhưng chỉ giữ được đến thế. Ngọc vội cúi xuống đỡ tay Lan, kêu van:
-Ngọc xin lỗi Lan. Đấy, Lan nghĩ xem, Lan có thể không yêu Ngọc được đâu. Cặp linh hồn ta như một điệu âm nhạc, không cảm động nhau sao được?
Dưới chân đồi, mấy đứa trẻ mục đồng cưỡi trâu về chuồng, cười đùa vui vẻ, trên cây trẩu, đàn chim sẻ đuổi nhau tiếng kêu chiếp chiếp.
Lá rụng ! ..." (26)
Nguyễn Vy Khanh
Số lần đọc: 1200

****
shảred http://hoangngockieu1958.violet.vn/entry/show/entry_id/6215145/cat_id/4048520

Nguyễn Xuân Diện

Các chuyên gia về văn học cổ đều cho rằng Hoa viên kỳ ngộ là một tiểu thuyết sex táo bạo nhất trong cổ văn Việt Nam. Hiện Hoa viên kỳ ngộ tập chí có một bản chép tay duy nhất tại thư viện Viện Nghiên cứu Hán Nôm, gồm 46 tờ (92 trang) khổ 27 x 15 cm. Tập sách được viết với nét bút rất bay bướm, lão luyện.

Cuộc gặp gỡ ở vườn hoa (Hoa viên kỳ ngộ tập) kể về cuộc tình duyên của Triệu Kiệu, con trai thứ hai của quan Tham chính họ Triệu, người đất Nam Xang thời Cảnh Hưng (1740-1786). Chàng thư sinh họ Triệu khôi ngô tuấn tú, học rộng tài cao. Một hôm dạo bước tới vườn hoa bên cầu Bích Câu, tình cờ gặp Lan Nương và Huệ Nương, con quan Ngự sử họ Kiều, đôi bên quen biết, tình tự rồi yêu nhau say đắm.

Triệu công tử được Kiều Công mến tài cho ở trong nhà để tiện thầy tiện bạn đèn sách. Chàng lân la đến khuê phòng của hai nàng, nhờ được Xuân Hoa và Thu Nguyệt là hai thị nữ của Lan Nương và Huệ Nương hết lòng giúp đỡ nên tự do đi lại. Vượt qua lễ giáo, họ đến với nhau, trai tài gái sắc, trao thân gửi phận, thỏa lòng mây mưa. Về sau Triệu Kiệu đi thi, đỗ Giải nguyên, được quan Ngự sử họ Kiều gả cả hai tiểu thư cho.

Các nhà nghiên cứu cho rằng đây là tác phẩm văn học cổ Việt Nam. Căn cứ vào địa danh huyện Nam Xang (tên huyện ứng với huyện Lý Nhân tỉnh Hà Nam ngày nay) và tên trấn Sơn Nam được đặt từ thời Lê, có thể tác phẩm này được viết vào khoảng cuối đời Lê.
.
Cuộc gặp gỡ ở vườn hoa xây dựng những tài tử giai nhân, sẵn sàng vượt qua lễ giáo. Cả hai chị em Lan và Huệ cùng yêu say đắm công tử họ Triệu, giúp nhau cơ hội tiếp xúc với chàng, thậm chí nhường nhau trong buổi giao hoan cùng chàng, rồi cuối cùng là cùng chung “tận hưởng cuộc hoan lạc trong cõi nhân gian, không còn biết Triệu là Triệu, Lan - Huệ là Lan - Huệ nữa”.

Ở một đoạn khác, tác giả còn để cho Triệu Công tử đề nghị hai tiểu thư Lan và Huệ kéo cả hai thị nữ Xuân Hoa và Thu Nguyệt vào cuộc và hai tiểu thư cũng đồng ý. Thế là một chàng công tử làn lượt giao hoan với hai tiểu thư, cô em trước, cô chị sau, rồi sau đó đến lượt hai cô thị nữ nữa.

Dưới đây, xin trích một vài đoạn từ bản dịch của GS. Nhà văn Phan Văn Các, nguyên Viện trưởng Viện Nghiên cứu Hán Nôm:

“…Sinh (Triệu Kiệu) cả mừng, đưa tay vuốt ve Lan mà nói rằng:
-  Nàng hết lòng vì tôi như vậy, có thể gọi là con người hữu tâm đó.
Bèn kéo Lan vào lòng, một tay kéo đùi nàng, tay kia mân mê đôi vú, cười mà bảo rằng:
-  Tuyệt thật, vừa mềm vừa ấm, hệt như thịt đầu gà”.


“…Lúc này lòng dục của Sinh chợt nổi lên. Chàng bước tới ôm lấy mà nói:
-  Nàng đâu có giữ lời hứa như Quý Bố, tôi đã biết rồi. Phen này tôi quyết chẳng chịu ra về không nữa.
Nói xong cố sức đẩy Huệ xuống gối. Huệ cũng không chống cự.
Trong đệm phù dung hải đường máu nhuộm, dưới chăn phỉ thúy, đan quế hương bay. Mày ngài liên hồi chớp chớp mặc cho bướm lượn săn tìm, mắt phượng lim dim mơ màng, không cấm ong bay hút mật. Xiêm màu phấp phới khác nào mưa trút hoa sen, tóc mây rối bời, hệt như gió thổi cành dương. Thật là một khắc ngàn vàng, chỉ giận đêm vui quá ngắn”.


“…Hai nàng nhường nhau hồi lâu, Sinh cũng không thể tự chủ được nữa bèn một tay kéo lấy vài Lan, tay kia mân mê vú Huệ, mặc sức đùa cợt trong chăn phỉ thúy, tận hưởng cuộc hoan lạc trong cõi nhân gian, không biết Sinh là Sinh, Lan Huệ là Lan Huệ nữa”.



“…Một đêm ánh trăng trong trẻo, hai nàng bèn sai Hoa, Nguyệt đi mời Sinh. Sinh đến, Lan bảo:
- Đêm nay cảnh xuân dần đến, trăng sáng giữa trời, cho nên chị em thiếp thết tiệc mời chàng, gọi là Lan Đình thắng hội.
Sinh nói:
- Đối ẩm trước hoa, vào xuân dưới trăng có thể gọi là việc vui thú trên đời đó.Nhưng ta nay được cuộc gặp gỡ tốt lành này, thì cô Hoa cô Nguyệt quả là có công. Đêm nay hãy cùng các cô chung vui, hai nàng thấy thế nào?
Hai nàng đồng ý. Bèn cho trải đệm Phù Lưu, rót chén thuỷ tinh, ba người vào tiệc. Rượu đã ngà ngà, Sinh ôm Lan vào lòng, sai Hoa, Nguyệt chúc rượu. Huệ thì hát mời Sinh...
Ca vừa xong thì Sinh kéo Huệ đè xuống. Huệ nói:
- Trăng sáng giữa trời thế kia, sao có thể làm vậy?
Sinh nói:
- Bể biếc trời xanh cũng chiều lòng, Quảng Hàn muốn vậy mà không được, há lại ghen nhau sao?
Rồi đẩy ngã vào trong đệm, hỉ sức mây mưa. Xong rồi Sinh lại kéo Lan, Lan cũng không chống lại. Bắt chước theo hình dáng chim âu chim vụ, phỏng học theo tư thái uyên ương, quả là niềm cực lạc trong cõi nhân gian. Sau đó đến Xuân Hoa. Lúc Xuân Hoa giao hợp với Sinh, lòng xuân rạo rực, mặc cho Sinh muốn làm gì, không hề mảy may khó khăn. Sau đó đến Nguyệt, Nguyệt không chịu. Sinh nói:
- Đất đai trong thiên hạ, mười phần ta đã có được tám chín, nay chỉ còn mảnh đất nhỏ bằng viên đạn, sao dám chống cự vương sư?
Rồi bế vào trong đệm, mặc sức mây mưa. Hoa binh nguyệt trận, nhung mã tung hoành. Giao hoan xong, Sinh lại cùng hai nàng đối ẩm. Uống mãi cho đến khi trăng lặn sau núi, bất giác say mèm. Các nàng vực chàng vào ngủ”

Qua một số đoạn trích trên thấy người xưa cũng sex táo bạo quá. Nhà Nho mà viết về sex như thế thì thật quá lắm. Ta lý giải làm sao, khi đặt Cuộc gặp gỡ ở vườn hoa vào trong văn chương cổ Việt Nam, đột khởi một cái mấu ghê gớm như vậy. Sách thì Viện Nghiên cứu Hán Nôm đang lưu trữ. Các nhà nghiên cứu xếp nó vào tiểu thuyết chữ Hán Việt Nam. Nội dung sách có địa danh Nam Xang, Sơn Nam là những địa danh Việt Nam. Các chuyên gia về văn học cổ đều cho rằng đây là một tiểu thuyết sex táo bạo nhất trong cổ văn Việt Nam. Thế thì sex Việt cũng đáng gờm lắm!

*Minh họa: Tranh cổ Nhật Bản (internet)





Ngày đăng: 30.06.2011


No comments:

Post a Comment