Sunday, May 8, 2016

BẢO MAI BLOG


Friday, April 15, 2011

Trong lúc tang gia bối rối ...

image

Mẹ vợ ông Hàn mới chết, con cháu từ xa đổ xô về chịu tang. Các anh chị em vợ của ông chọn một cái hòm do nhà quàn đề nghị, với giá 12 ngàn đô. Ông Hàn chê đắt, bảo khoan quyết định, chờ ông khảo giá đã. Ông Hàn bình tĩnh ngồi bên máy vi tinh, lục tìm khảo giá. Bà vợ ông thì chạy lui chạy tới trong phòng khách, dẫm chân đành đạch trên sàn nhà, khóc bù lu bù loa, rồi đến day áo ông mà nói:
“Giờ nầy mà anh còn ngồi đây thong dong khảo giá? Chuyện nầy cấp bách. Có phải mua món hàng gia dụng đâu mà chần chờ? Tốn kém bao nhiêu anh em chúng tôi cũng chung chịu. Mẹ chết có một lần. Làm chi cái việc hà tiện xấu thế?”

Ông anh vợ cũng bối rối nói:
“Giờ phút nầy, thì nhà quàn ra giá bao nhiêu, mình cũng phải nhận. Có đắt hơn ít trăm bạc, cũng không sao. Mình lựa chọn cái hòm đó, chứ họ có ép mình đâu?”
Ông Hàn quay ngoắt lại, nói với giọng cứng rắn:
“Ít trăm thì tôi khảo giá làm chi? Phải ít nhất là mấy ngàn đồng. Có thể tiết kiệm được từ 40% đến 60% toàn bộ chi phí tang lễ. Dù là tiền của ai đi nữa, tôi cũng không muốn phung phí.”

Bà vợ thét lên:
“Rồi mua phải thứ hòm giả mạo, không tốt. Nó đâu đem đến liền cho mình được, chờ đến bao giờ mới có? Chậm trể việc ma chay. Mà lỡ nhà quàn không chịu nhận hòm từ nơi khác đưa tới, thì đem cái hòm đi tặng ai, tôi nhất định không cho để trong nhà nầy.”


image
Ông Hàn cười hề hề, chậm rải trả lời:
“Giả mạo làm sao được? Cũng hòm ấy, cùng hiệu, cùng tên, cùng nhà sản xuất. Nhà quàn cũng mua tại các nơi đó thôi. Rồi cọng thêm chi phí, tiền lời, mà tăng giá lên. Ai dại mua thì ráng chịu. Nhà quàn cũng không làm gì sai trái. Họ làm thương mãi, phải kiếm cho được nhiều tiền lời càng tốt. Họ chẳng có gạt gẫm ai. Nhưng nếu mình mua được hòm đúng giá, thì người bán sẽ chuyển ngay đến nhà quàn trong vòng 24 giở. Chắc chắn. Theo luật liên bang Mỹ, bắt buộc nhà quàn không được từ chối quan tài và các vật dụng cần thiết cho người chết do thân nhân mua và đem đến. Trường hợp đó, nhà quàn chỉ lo các dịch vụ tang ma, các lễ lạc mà thôi. Tôi còn phải kêu nhà quàn cung cấp cho mình bảng ghi giá cả của từng mục, gọi là FPL (Funeral Price List) theo luật định. Tôi sẽ so sánh thêm giá cả của từng mục dịch vụ để không bị hố, trả giá cao, đắt. Bà đừng lo, nếu nhà quàn không nhận hòm, thì tôi bán lại kiếm chút lời.”
“Bây giờ không phải là lúc đùa giỡn được. Anh có chắc hòm được giao đúng thứ mình muốn, và trong vòng 24 giờ không. Giao cho nhà quàn, họ tráo hòm khác thì sao? Anh đã có kinh nghiệm nào đâu?”

“ Mình có thể đòi hiện diện trong lúc giao hàng, ai mà đánh tráo được?”

Cả nhà bực mình, xôn xao vì thái độ kỳ cục của ông Hàn. Một bà chị vợ gay gắt:
“Có phải vì không là mẹ ruột, nên cậu nhẩn nhơ, và đòi làm những chuyện trái đời?”
Ông Hàn hơi giận, giọng cứng, gằn: “Nầy, chị đừng nói thế. Mấy năm nay ai chăm sóc mẹ? Ai đưa mẹ đi bệnh viện, làm đủ thứ giấy tờ, nhắc mẹ uống thuốc hàng ngày? Thằng nầy chứ ai. Thế thì bây giờ mẹ qua đời, tôi không có quyền phụ giúp mẹ và cả gia đình nầy, cử hành tang lễ đàng hoàng hơn, ít tốn kém hơn hay sao?”
Ông Hàn gầm gừ bỏ đi, lục lọi tìm tòi trong mấy chồng hồ sơ, và quăng ra một tờ bào “US News & World Report” và nói:
“Các anh, các chị đọc bài “Đừng Chết Trước Khi Đọc Bài Nầy” (Don’t Die Before You Read This) đi, để biết.”

image
Vợ ông Hàn la lên: “Trời ơi, giờ nầy còn bụng dạ nào mà đọc báo? Mà nó viết gì? Sao anh không tóm tắt kể cho bà con nghe, xem có lọt tai không?”
Ông Hàn chầm chậm nói: “Tác giả Miriam Horn viết về chuyện linh mục Henry Wasielewsky. Vị linh mục nầy đã vạch trần cách làm ăn thiếu lương thiện, bóc lột quá đáng của một số nhà quàn trong lúc tang gia bối rối. Đã bị những nhà quàn bất lương hăm dọa, nhiều lần kêu điện thoại lúc nửa đêm đòi xin tí huyết, không những thế, ông còn bị cảnh sát địa phương săn đuổi, và cả vị Giám Mục địa phận cũng đày ông đi xa. Bài báo viết rất hay, kể rõ một số thủ đoạn của những nhà quàn thiếu lương thiện.”Ngưng một lát, uống hớp nước xong, ông Hàn nói tiếp: “Tác giả viết thêm rằng, người ta không có kinh nghiệm, không có thì giờ trong thời gian cấp bách, không có đủ bình tĩnh khi đang đau buồn, bối rối, cho nên nhà quàn và nghĩa địa làm giá rất cao. Tang quyến mệt quá, và nghĩ rằng người chết chỉ có một lần, nên giá nào cũng chịu. Cò kè giá cả trong lúc đau buồn nầy, thì thấy có cái gì lấn cấn trong lòng. Trong bài báo nói, giá cái hòm chỉ 675 đô, mà nhà quàn đưa giá 3495 đô, cũng gật đầu chấp nhận. Giá xe tang mỗi giờ vào thời đó chỉ 25 đô mà tăng lên 200 đô hay cao hơn nữa. Cũng như các món khác như là hoa, bia mộ, thiệp cám ơn vân vân, tăng gấp 3 đến 8 lần. Nếu giá chỉ tăng 100% thôi, là đã là phước cho tang chủ lắm.”

image
Ông Hàn cười, và tiếp lời: “Bài báo viết thêm rằng, trường hợp tang chủ kêu đắt, họ nói khéo lắm. Đề nghị bỏ xác vào thùng giấy đem chôn sẽ được rẻ hơn nhiều, tang quyến nghe mà xót xa, đau lòng, tủi thân, nghĩ rằng mình thương người quá cố không đủ, thế là cắn răng chịu giá cao.”

Bà Hàn hỏi thêm: “Còn gì nữa không?”
“Đây, tác giả viết rằng, có một bà đã khóc và xin bà con bạn bè trợ giúp tiền bạc để làm đám tang cho chồng. Nhà quàn đòi 995 đô cho cái hòm. Khi có người hỏi sao đắt thế, họ bảo đó là loại hòm đặc biệt. Có người không tin, đi khảo giá, cũng hòm đó, loại đó, thì nơi sản xuất bảo rằng đó là loại rẻ nhất bằng ván ép.

image
Người ta đến phàn nàn với nhà quàn, thì họ giảm giá xuống 50%. Có nhà quàn gián tiếp hối lộ cho tu sĩ, giáo sĩ, tặng những vé máy bay đi chơi, du lịch miễn phí, để họ dành cho nhà quàn sắp xếp chương trình tang lễ. Có thế mới ra giá cao được. Có thể tưởng tượng được không, cùng một cái hòm, mà có nơi đưa giá chỉ 1495 đô, mà nơi khác cho giá 9910 đô. Một số nhà quàn kiếm tiền của thân nhân kẻ quá cố dễ dàng, bằng cách bán các phụ kiện trong đám ma. Ví như gắn thêm một tượng kim loại nhỏ, hình Đức Mẹ Maria, giá mua chỉ chừng 3 đến 5 đô, mà tính đến một hai trăm. Người ta ngại, không dám hỏi về những biếu tượng thiêng liêng nầy.”

image
Ông Hàn đưa tờ báo cho mọi người và thúc hối : “Đọc đi, mọi người đọc đi để thấy việc tôi làm đây là đúng hay sai. Nếu không biết, thì để cho người khác làm, đừng cản trở”

Vừa lúc đó, thì có bà Kim đến. Bà nầy trước đây làm việc cho nhà quàn, bà là trưởng giám đốc tang lễ, nay đã về hưu. Ông Hàn như bắt được của quý, xoắn lấy bà Kim, yêu cầu giúp đỡ, hướng dẫn dể làm sao giảm thiểu được chi phí đám tang . Bà Kim ngồi cười. Vợ ông Hàn chạy ra phân bua:

“ Giờ nầy mà ông xã em còn khảo giá trên mạng để làm tang lễ. Ông ấy muốn giảm chi phí, vì nhiều nhà quàn thường cho giá cao trên trời. Chị làm trong nghề, xin chị chỉ giúp tụi em với.”

image
Bà Kim chậm rải: “Không phải nhà quàn nào cũng thiếu lương thiện, muốn nhân cơ hội tang gia bối rối mà moi tiền. Rất nhiều nhà quàn đàng hoàng, uy tín, nhưng họ cũng thừa khôn ngoan, để tìm lợi tức tối đa cho cơ sở kinh doanh của họ. Giá cả cũng có cao, nhưng cao vừa phải, không quá lố. Nếu họ có đề nghị, quảng cáo khách hàng mua thêm mục nầy, mục kia, thì là lẽ thường trong việc kinh doanh kiếm lời. Với chủ trương không gạt gẫm ai, nhưng ai muốn có những thứ xa xỉ, đắt tiền, mà có khả năng tài chánh, thì tại sao nhà quàn lại bỏ lỡ cơ hội ? Nhà quàn là nơi làm thương mãi, kiếm lợi tức, chứ không phải nơi làm phước thiện.”

Ông Hàn nhỏ nhẹ: “Chị có nhiều kinh nghiệm trong ngành nầy, chúng tôi xin chị vài lời vàng ngọc hướng dẫn cho, làm sao để giảm thiểu chi phí chôn cất thân nhân, tránh những sai lầm tốn kém vô ích.”

Bà Kim cười: “ Sai lầm lớn nhất của tang quyến, là không chịu khảo giá năm ba nơi khác nhau. Người ta cho giá nào, thì cũng nhận, không dám hỏi mà cũng không dám mặc cả từ quan tài, cho đến đất chôn, và các nghi lễ tốn kém khác. Sai lầm kế tiếp là chọn lựa nhà quàn. Thường chọn gần nhà, hoặc nơi đã có người quen làm đám tang rồi. Nếu không khảo giá vài ba nơi, tang quyến có thể trả giá gấp 3 lần nơi khác. Ví như cùng việc mai táng, có nơi cho giá 2500 đô mà chỗ khác đến 6500 đô. Cũng việc thiêu xác, có nơi chỉ 395 đô, mà nơi khác đến 5600 đô.”


image
Bà vợ ông Hàn bẻn lẻn nói nho nhỏ: “Nếu chị không nói ra điều đó thì em tưởng ông chồng em là người khùng, gàn dỡ, chướng ách. Nhưng em hỏi chị, thì giờ đâu mà đi khảo giá, thân nhân mình chết rồi, có nằm đó mà chờ được không?”

Bà Kim cười nhẹ nhàng:

“ Cứ thong thả, để xác thân nhân tại bệnh viện, nơi đây có đủ phòng lạnh để tồn trử, không ai đem xác quăng đi hoặc gởi hoá đơn xuống âm phủ đòi tiền người chết. Khi nào tìm được nơi làm tang lễ tốt, giá cả xứng đáng, chịu được, thì mới ký hợp đồng”
Một ông rể trong gia đình xen vào câu chuyện: “Trường hợp của gia đình tôi, ông bố vừa tắt thở tại bệnh viện, thì khoảng mười phút sau có nhân viên của nhà quàn đến tiếp xúc với gia đình, nói là họ được kêu điện thoại để đem thi hài thân nhân quý vị về nhà quàn. Chúng tôi vừa ngạc nhiên, vừa mừng là tự nhiên có người lo cho mình, khỏi phải đi tìm, chạy ngược xuôi trong lúc bối rối nầy. Chị có biết tại sao nhà quàn biết giỏi thế?”


Bà Kim cười: “Có gì lạ đâu? Nhiều nhà quàn liên lạc mật thiết với các y-tá trong các khu cấp cứu, hồi sinh. Khi có người qua đời, thì y tá báo ngay cho nhà quàn biết. Cũng là chuyện làm ăn thường tình”

Ông Hàn hỏi: “Làm sao giảm thiểu được chi phí tống táng, mà tang lễ vẫn được trang trọng, bình thường?”

image
Bà Kim nói: “Đừng gồng mình lên mua tất cả các mục không cần thiết mà nhà quàn liệt kê và khuyến cáo. Mua tối thiểu mà thôi. Vòng hoa trên ngực, vòng hoa trên quan tài, mình mua chỉ mấy chục đô, nhà quàn sẽ tính đắt gấp năm, gấp mười lần. Nếu khôn ngoan, thì làm lễ tưởng niệm tại nhà, tại chùa, nhà thờ. Trang trọng và thân mật hơn.”

Bà Hàn lo lắng hỏi: “Chỉ có mua hòm và đất chôn thôi, là đã đủ. Còn chi phí gì khác nữa chăng ?”

Bà Kim cười : “ Có lẽ ai cũng tưởng chôn cất là đơn giản như chị nghĩ. Không. Cả mấy chục thứ chi phí , tôi kể sơ ra đây mà thôi, nghe chán lằm. Nầy nhé, chi phí cơ bản tại nhà quàn để bàn định việc chôn cất, giấy phép chính quyền, khai tử, mua hòm, vải tẩm liệm, quách bao quanh hòm dưới đất, chuyển xác từ nơi chết về nhà quàn, tẩm xác bằng cách rút hết chất lỏng trong người ra và bơm chất hoá học vào, trang điểm cho người chết, áo quần liệm, giữ xác trong phòng lạnh, mướn phòng viếng thăm, đem xác ra vào, lễ viếng thăm, thức ăn, giải khát, tổ chức cử hành tang lễ, in chương trình tang lễ, cuốn tập ghi khách viếng thăm, vòng hoa trên ngực và vòng hoa trên giá, tụng niệm tôn giáo, ban nhạc, xe tang chuyển hòm từ nhà quàn ra huyệt mộ, xe lớn chở thân nhân theo quan tài, xe chở các vòng hoa ra nơi chôn, đất chôn, đào và lấp mộ, chuẩn bị mặt bằng để làm lễ hạ huyệt, căng lều, ghế ngồi, xếp đặt việc hạ huyệt, bia mộ tạm, đăng cáo phó, bia mộ, khắc chữ, dựng bia vân vân, mỗi mục là tính tiền riêng. Chưa kinh nghiệm thì tưởng chỉ có mua hòm và đât chôn là xong. Cọng tất cả lại, cũng là số tiền rất lớn, tang gia không ngờ được.”


image
Bà Hàn hỏi: “Thế thì mục gì mình có thể từ chối, không mua?”
“Còn tùy cách lựa chọn, thường thì mục nầy kéo theo mục kia, nhưng có nhiều mục có thể bỏ qua được. Nếu muốn tránh những chi phí linh tinh, thì tốt nhất là giảm bớt các nghi tức rườm rà, như thăm viếng nhìn mặt, làm lễ tại nhà quàn. Thân nhân có thể làm lễ tưởng niệm tại nhà thờ, chùa hay tại tư gia trong khung cảnh nghiêm trang, và bà con đỡ phải cực nhọc thăm viếng. Người quá cố được đưa từ bệnh viện đến nhà quàn, rồi thẳng ra huyệt mộ. Ngày nay, nhiều gia đình Mỹ tổ chức tang lễ đơn giản cho người quá cố, chỉ riêng trong vòng bà con thật gần gũi thân thiết, không tiếp bạn bè, quan khách, không vòng hoa, không phúng điếu”

Bà Hàn cắt ngang lời: “Thế thì không sợ người ta nghị dị, chê cười? Thiên hạ tưởng gia đình keo kiệt, bần tiện, không dám chi tiền, hoặc người ta chê mình nghèo?”

image
Bà Kim thở dài: “Quan trọng nhất là ước nguyện của người quá cố. Biết họ muốn gì, và mình làm được gì trong khả năng tài chánh của gia đình. Nhiều người chết, muốn tang lễ đơn giản, mà gia đình sợ bạn bè bà con dèm pha, phải gồng mình lên chi tiêu, nợ nần, mua lo âu vào thân. Cách tốt nhất, là mỗi người, làm sẵn di chúc, viết rõ các ước muốn của mình, trong khả năng tài chánh có thể. Chuẩn bị trước khi chết một chương trình và lối tang lễ mà mình ưa thích, mong muốn, và hợp với khả năng tài chánh sẵn có. Đừng để gánh nặng đè lên vai người còn sống, và đôi khi thực hiện tang lễ trái với ý muốn của mình. Đừng có dặn miệng thôi, không có bằng chứng, con cháu nhiều người quên mà không ai nghe. Khi đó, gia đình đỡ bối rối, vì kẻ muốn thế nầy, người muốn thế kia, gây gổ nhau. Nếu tang lễ có đơn giản, thì cũng không ngại ai chê cười. Nếu những người có dư tiền, muốn hoang phí đem chôn tiền xuống đất, thì cũng không ai trách móc . Bà nội tôi ngày trước, muốn con cháu mặc áo sô, thắt lưng rơm, dép cỏ, khóc lóc, nằm lăn lộn cản đường xe tang. Thuê thêm người khóc mướn làm điếc tai bàng dân thiên hạ. Thấy không đẹp, thiếu văn minh. Nghe đâu ông cố nội của tôi chết, hòm quàn trong nhà gần môt năm dài, tiếp khách viếng tang, chôn xong thì bà cố chết vì quá mệt nhọc, và gia đình sạt nghiệp.”

image
Ông Hàn hỏi: “Trẻ như chúng tôi, có nên viết di chúc không? Khi nào là lúc nên viết?”
“Trên năm mươi tuổi, thì viết được rồi. Những người bệnh nặng, nên viết ngay là tốt nhất. Tôi biết, nhiều người Mỹ giàu hàng trăm triệu, khi chết cũng muốn làm đám tang đơn giản, tối thiểu, không cho ai nhìn mặt, và chỉ có vài chục thân nhân tham dự. Trong nghề, tôi biết khá nhiều gia đình Việt Nam giàu có, khi chết cũng chuyển xác từ bệnh viện thẳng đến nhà thiêu luôn, khỏi phải qua nhiều giai đoạn, nghi thức rườm rà. Rồi bà con bạn bè đến nhà làm lễ tưởng niệm, nhắc chuyện vui buồn liên hệ đến người quá cố trong không khí vui vẻ, bình thường. Tôi nhấn mạnh ở điểm nầy, nếu không muốn cho thân nhân bối rối khi mình qua đời, thì mỗi người lớn tuổi, nên viết sẵn lời dặn dò cho gia đình”

Ông anh lớn nói: “Theo tôi nghĩ, người Việt mình bắt chước Mỹ, trưng bày mặt người chết cho bạn bè thân nhân nhìn lần cuối trước khi đem chôn là một việc làm không nên. Vì dù có trang điểm cách nào đi nữa, thì khi đã chết, mặt mày cũng không còn dễ nhìn như khi còn sống, nếu không nói là xấu xí, rờn rợn, hốc hác, tái mét. Cái hình ảnh cuối cùng trong trí của bạn bè rất quan trọng. Nếu không được đẹp đẽ, thiếu sống động như xưa, uổng vô cùng. Nhiều lần đi đám tang bà con, tôi thấy mặt mày người chết hốc hác, méo mó, miệng vẩu, mắt sâu, mà cứ buồn và tiếc mãi, giá như tôi đừng nhìn thấy hình ảnh đó thì hơn, để tôi còn giữ mãi trong trí cái khuôn mặt vui tươi, rắn rỏi, dễ thương ngày xưa. Nhất là nhiều người bạn, cứ nhắc đến tên, là tôi mường tượng ra đôi mắt sáng, nụ cười như hoa tươi, thay được bằng một hình ảnh vêu vao khó nhìn. Tôi cứ muốn quên đi, để lấy lại hình ảnh đẹp đẽ xưa, mà không được. Tôi chắc không ai muốn bị bạn bè nhìn họ với một nhan sắc xấu xí cả. Tuy nhiên, cũng có rất ít trường hợp, thấy mặt người chết đẹp hơn khi còn sống. Đó là những trường hợp người chết chưa bị bệnh lâu dài, nhan sắc chưa bị tàn phá nhiều. ”

Bà vợ ông Hàn nói: “Theo tôi, thì vì người trang điểm kém, hoặc chi ít tiền trang điểm, nên người chết không được đẹp”

Bà Kim cười lớn: “Một chiếc xe Ford đời cũ, làm sao mà sửa lại thành đẹp bằng chiếc xe Mercedes đời mới. Tô trát cũng có giới hạn thôi, ngoại trừ mang cái mặt nạ khác. Theo kinh nghiệm của tôi, thì không phải đám tang nào của người Mỹ cũng trưng bày mặt người chết cho bạn bè nhìn. Nhất là những người đã đau yếu bệnh hoạn lâu ngày, ngay cả khi chưa chết, họ không muốn ai thấy họ đã ốm o, hốc hác, xấu xí cùng cực.”

image
Ông Hàn thêm vào câu chuyện; “Khi làm mặt và trang điểm cho người chết, tôi xem chiếu trong phim tài liệu, mà sợ. Ngoài việc moi hết tim gan phèo phổi, dạ dày, ruột non ruột già, thấy người ta còn dùng mấy cây sắt dài chừng nửa thước, to hơn chiếc đũa, xiên từ trong miệng xuống cổ, vào thân, có lẽ để giữ cho cái đầu và xác ở vị trí thẳng. Rồi cắt trong nướu, để dùng dây kẽm may, xâu hàm trên và hàm dưới lại với nhau trong vị trí bình thường, cho miệng khỏi há ra, và may môi lại với nhau. Dùng chất dẻo đắp vào các nơi cần đắp. Sau đó, dùng phấn, màu, thoa lên mặt, tạo thành một lớp giống như da thường. Cắt tóc, cạo hay tiả râu lại cho đẹp. Nếu mình chứng kiến tận mắt khi họ làm cho thân nhân mình, thì đau lòng lắm.”

Ông anh vợ cắt ngang: “Thôi, thôi, dượng đừng nói chuyện đó, nghe mà ghê. Khuất mắt, mình không thấy thì đỡ sợ. Sao không trở lại câu hỏi chính, là làm thế nào để chi phí tang lễ ít tốn kém nhất?”

Bà Kim cười: “Cách tốt nhất là thiêu xác, và nếu thiêu liền, chuyển xác từ nơi chết, trực tiếp đến lò thiêu, tang lể làm tại nhà, không nhìn mặt, thì đỡ được rất nhiều chi phí khác như tẩm liệm, ướp thuốc, xem mặt, thuê phòng, xe tang. Thường phí tổn chỉ trên 1000 đô thôi.”
Bà Kim hớp thêm ngụm trà, rồi tiếp: “Có người nói sợ nóng, không dám thiêu. Nhưng khi chết rồi, thần kinh đã tê liệt, thì đâu biết chi nữa mà nóng hay lạnh. Nếu còn biết nóng lạnh, thì khi nằm dưới đất lạnh lẽo, tối om, chật chội, ngộp , dòi bọ vi trùng đục khoét, mặt mày teo rúm, há hốc mồm miệng, nhăn răng, khô đét, hoặc rữa mũn ra, thì có khó chịu hơn không? Chưa kể điều mà chủ nghĩa địa bảo là đất ‘vĩnh viễn’, thì thường là 49 năm hay 99 năm thôi. Sau đó thì thông cáo trên báo chí là sẽ dời xác. Con cháu có bao giờ đọc đến cái thông cáo nầy, mà có đọc, cũng không biết đó là mộ của thân nhân mình. Bên Âu Châu, có nhiều hầm nhà mồ, xương chất đẩy, xương của hàng trăm vạn ngôi mộ được đào lên, gom lại, xếp đặt hàng triệu miếng xương lẫn lộn , rất mỹ thuật. Luật lệ nhiều xứ, chỉ cho chôn 5 năm hay 10 năm, hoặc mấy chục năm thôi. Phải bốc mộ sau thời gian đó. Ít có nơi nào là vĩnh viễn hoặc lâu vài ba trăm năm. Ngày nay tại Mỹ, ngưòi ta càng ngày càng ưa thích việc thiêu xác. Các xứ khan hiếm đất đai như Nhật, và cả Tàu, Ấn Độ, đều thiêu xác. Ngoại trừ những vùng xa xôi, còn giữ lại việc chôn dưới đất.Theo thống kê năm 2009, thì mười tiểu bang sau đây, có tỷ lệ thiêu xác cao nhất ở Mỹ: Nevada 73.93%, Washington 69.62%, Oregon 69.24%, Hawaii 68.82%, Vermont 65.67%, Arizona 65.60%, Montana 64.81%, Maine 62.75%, Colorado 62.01%, Wyoming 61.76%”

Bà Hàn xen vào: “Người theo đạo Chúa, có thiêu xác được không?”

Bà Kim cười và tiếp lời: “Mãi cho đến khi Đức Giáo Hoàng Phao Lồ Sáu tuyên bố việc hoả thiêu là không trái với Giáo Luật vào năm 1963 và ba năm sau, các linh mục được phép làm lễ cho các đám tang hoả thiêu, thì việc hỏa táng được phát triển rất mau. Ngày xưa giáo hữu Thiên Chuá tin rằng, phải còn xác, để chờ ngày phán xét cuối cùng, mà sống lại trên thân xác đó. Chì còn đạo Do Thái là cấm hỏa thiêu thôi, vì họ cho rằng, tro cốt nằm trong hủ, không thể “đất bụi trở về lại với đất bụi được”


image
Ông Hàn bưng bánh ra mời bà con, và nói : “Ông anh rễ tôi kể rằng, thời mới chạy qua Mỹ mấy năm sau 1975, anh em đồng khoá Võ Bị Đà Lạt đi thăm viếng một người bạn đang hấp hối vì bệnh ung thư trong khu chờ chết ở Viện Phục Hòi. Khi đó, đa số đều độc thân, hoặc vợ con còn kẹt lại ở Việt Nam, bơ vơ, không bà con thân thích. Anh em thấy ông bạn nằm thiêm thiếp, bàn nhau đóng tiền thiêu xác. Tưởng hắn mê man không nghe được, nhưng bỗng hắn mở mắt ra và nói rõ ràng : “Ông cóc muốn thiêu, sợ nóng lắm. Chôn mà thôi” Đám bạn bè giật mình nhìn nhau. Một ông bạn nóng tánh, gằn giọng: “Đưa tiền đây, tụi tao chôn cho. Thằng nào cũng rách mướp, tiền đâu mà chôn mầy.” Một ông bạn khác nháy mắt, rồi nói: “Mầy muốn chôn cũng được, yên tâm đi.” Khi đi ra ngoải, anh bạn nói: “ Cứ hứa đại, cho nó yên tâm chết. Sau khi chết rồi, thì cóc biết chó gì nữa, thiêu hay chôn thì cũng thế.” Thời đó, mới đến Mỹ, người nào cũng đi làm việc lao động với đồng lương tối thiểu, lo nuôi thân chưa đủ, lại lo gởi tiền giúp gia đình bên Viêt Nam, tiền đâu mà bỏ ra chôn cất bạn bè, đòi việc ngoài khả năng, làm sao mà thoả mãn được? Nầy chị Kim, chị biết tại sao ngày nay người ta chuộng việc thiêu xác hơn là chôn không?”

Bà Kim ăn bánh, uống nước, rồi thong thả nói: “Theo nghiên cứu của các nhà xã hội học, người ta chuộng thiêu hơn chôn vì càng ngày người có học thức cao càng đông đảo hơn, việc thiêu xác được quần chúng chấp nhận xem như bình thường, đất chôn không còn dễ dàng và rẻ như xưa, tiết kiệm đất đai cho người còn sống, giáo luật không cấm thiêu, tiện lợi, giản dị và tiết kiệm được nhiều thì giờ, giảm thiểu chi phí không cần thiết.”
Một người khác trong gia đình hỏi: “Tôi nghe nhiều người già mua trước toàn bộ chương trình tang lễ, từ đầu tới cuối. Khi nằm xuống thì khỏi bàn cãi lôi thôi gì, và tiền bạc cũng đã thanh toán xong. Gia đình khỏi phải bận tâm. Việc mua trước đó, có thất không, và có lợi hại gì không?”

Bà Kim gật gù: “Mua trước toàn bộ các mục cho đám tang cũng là điều hay. Nhưng phải liệt kê rõ ràng từng danh mục cho minh bạch, đừng thiếu khoản nào. Để sau nầy khỏi phải trả thêm, vì thiếu sót. Cũng có nhà quàn muốn kiếm chác thêm chút chút, khi làm đám tang, nói là hòm loại nầy chưa về hoặc mới hết, phải chờ mua . Nghe chờ mua hòm là đã hết hồn, và chấp nhận trả thêm tiền cho cái hòm đắt hơn.”

image
Ông Hàn hỏi: “Có khi nào mình mua trước, tiền thanh toán hết rồi, mà khi chết, họ chối từ làm tang ma hay không?”

Bà Kim cười khanh khách: “Chuyện gì cũng có thể xảy ra cả. Bình thường, thì không có chuyện rắc rối đó. Ngoại trừ khi nhà quàn bị đóng cửa, hoặc đã đổi chủ. Kẹt nhất là khi mình đổi nơi cư trú quá xa nhà quàn ký hợp đồng làm tang lễ, hoặc mình chết ở một chốn xa xôi nào đó, mang xác về tốn kém hơn là chôn hay thiêu ở nơi chết. Thường thường hợp đồng nầy không trả lui được, không chuyển nhượng cho người khác được. Mua trước cũng có cái lợi, là phí tổn khòi phài tăng theo thời giá.”

image
Cả nhà mời bà Kim ở lại ăn cơm, để tham dự cuộc họp gia đình và điện thoại khảo giá việc tang lễ. Cả gia đình bàn cãi sôi nổi, kẻ muốn chôn, người muốn thiêu, bà chị lớn còn muốn làm đám tang linh đình, đủ các nghi thức rườm rà. Cả nhà cãi nhau thành to tiếng, mãi chưa đi đến đâu, thì cô Út lấy trong xách tay ra một là thư, nhìn mọi người và nói với giọng run run đầy nước mắt:

“Thưa các anh chị, em muốn cho mẹ có được một đám tang bình thường như mọi người. Em để các anh chị quyết định, nhà chúng ta không thiếu tiền, không cần tiết kiệm. Nhưng các anh chị không đồng ý với nhau, có thể sinh ra bất hoà, nên em xin trình lá thư của mẹ gởi cho em từ lâu, để anh chị xem. Đây, em xin đọc lá thư :

“...Sau này mẹ chết, thì mẹ ước mong các con làm đám tang đơn giản. Không khăn sô, không tụng niệm, không để bà con xem mặt, không phúng điếu, không vòng hoa, và mẹ muốn được thiêu xác. Tro cốt thì đem thả xuống Thái Bình Dương, để mẹ hoà tan vào biển cả, may ra thấm về thấu tận quê nhà bên kia đại dương. Đừng chôn tiền xuống đất. Tiền tiết kiệm được đem cúng cho hội từ thiện ..”

Cả nhà trách cô Út tại sao không đưa là thư ra từ đầu, để khỏi bàn cãi lôi thôi, cô khóc mà không trả lời.

Sau khi nhờ bà Kim phối hợp, cả nhà hoàn tất và ký khế ước hỏa thiêu. Chi phí tang lễ chôn cất do nhà quàn đề nghị tổng cọng 34,680 đô, chỉ còn tốn 1676 đô bao gồm toàn bộ thủ tục giấy tờ, chuyển xác, hoả thiêu và bình tro tạm.

Toàn anh chị em trong gia đình góp thêm tiền, đem tặng hội từ thiện 35 ngàn đô. Cả nhà đều vui mừng, nhẹ nhỏm. /.

Tuesday, February 28, 2012

Động cửa thiền

 image

Đầu xuân, chùa làng nghi ngút hương trầm, thiện nam tín nữ chen chúc nhau vào chánh điện dâng hương bái Phật.

image
Hình minh họa

Người ra kẻ vào ngược xuôi như bất tận, mặt ai nấy đều vui tươi phấn chấn, y rằng cuộc đời này không hề có đau khổ lo toan. Nhưng rồi, mọi người phải cau mày nhíu mặt khi trông thấy một cô gái lạ lùng đang lảng vảng ngoài sân chùa, hệt hư người từ hành tinh xa lạ mới xuống thăm trái đất.


image
Hình minh họa

Cô gái lạ lùng vì nổi bật giữa đám đông do có một sắc đẹp mê hồn, phải công nhận là tuyệt thế giai nhân. Dáng cao hơn một thước bảy. Tóc đen óng ả phủ dài xuống lưng. Những vòng đo lý tưởng. Đầy đặn và trắng trẻo. Gương mặt khả ái, sáng sủa. Nếu không là hoa hậu hoa khôi, thì cũng là người mẫu tầm cỡ ngôi sao. Không ai có thể nhăn mặt bực mình trước cái Đẹp bao giờ. Có điều, chỉ vì cô gái đã tự chọn cho mình bộ trang phục quá độc đáo, quá quái gở. Chiếc váy ngắn cũn cỡn, tưởng như không còn kiểu nào ngắn hơn, khoe cặp giò dài khêu gợi. Chiếc áo thun bó sát ôm lấy thân trên bốc lửa, thân áo trước và thân áo sau được liền lạc với nhau chỉ bằng hai sợi dây mỏng mảnh vắt qua hai bên bờ vai tròn trịa và đầy đặn. Đẹp không chê vào đâu được, nhưng nếu cô ta đang đứng trên sàn diễn, hoặc đi trên phố cờ hoa rực rỡ ngoài kia. Đằng này, cô ta lại xuất hiện ngay chốn già lam tôn nghiêm thanh tịnh mới gây nên những nỗi bất bình từ những người chung quanh. Sự phẩn nộ, ghê sợ hiện rõ trên gương mặt
những ai nhìn thấy cô gái, nhưng chưa ai lên tiếng thẳng thắn góp ý với con người lạ lùng, chỉ mới nghe những lời chê trách đàm tiếu nho nhỏ phía sau lưng người đẹp.


image
Hình minh họa

Một anh huynh trưởng gia đình Phật tử bước lại bên cô gái bằng sự nổ lực phi thường, can đảm tột bực, đưa cho cô ta một chiếc áo tràng màu lam, giọng nhã nhặn:
- Chào chị, chị vui lòng mặc chiếc áo này vào, nếu cần thì chị có thể mặc luôn về nhà, tôi rất lấy làm hân hạnh khi được tặng chị nhân ngày đầu năm mới!
Cô gái tròn xoe đôi mắt, nhìn anh huynh trưởng, rồi nhìn chiếc áo tràng với vẻ kinh ngạc, thản nhiên lắc đầu.
Anh huynh trưởng bực bội, giứ chiếc áo tràng tới, nói:
- Chị làm ơn mặc vào giùm cho. Đừng để mọi người khó chịu, và đừng để chư tăng nhìn thấy được mà tổn đức đó!
Cô gái nhíu cặp chân mày lá liễu, hỏi cộc lốc:
- Vì sao?
Anh huynh trưởng không còn tự chủ được, cáu gắt:
- Chị còn chưa hiểu vì sao ư? Nơi đây là chốn tôn nghiêm, không phải chỗ chợ búa hay sân khấu kịch trường, cho nên trang phục trên người chị không phù hợp chút nào, rất chướng mắt mọi người. Chị thật tình không biết, hay giả bộ không biết?
Cô gái phì cười, một nụ cười tươi tắn tuyệt đẹp, lắc đầu:
- Biết làm gì để vướng? Ai thấy chướng thì đừng nhìn. Mấy người đi chùa lễ Phật bái tăng, hay là đến đây để nhìn ngắm nhau? Ai tu nấy chứng, hãy để cho tôi yên!
 Anh huynh trưởng cứng họng, không biết phải xử sao, trong lúc nhất thời đành đứng đực ra đó với chiếc áo tràng trên tay. Thời may, có một vị sư trẻ bước lại đứng trước cô gái, xá dài một cái, cất giọng từ tốn:
-A Di Đà Phật! Cửa Từ Bi luôn rộng mở để phổ độ chúng sanh, không phân biệt giàu nghèo sang hèn, trẻ già nữ nam… Nhưng, đừng vì vậy mà xem thường chốn thanh tịnh, tạo nên phiền toái. Đi với Bụt mặc áo cà sa, đi với ma mặc áo giấy, chị ăn mặc như vậy mà vào chùa, có khác nào báng bổ đạo giáo, xúc phạm Tam Bảo? Mong chị hoan hỷ mặc áo tràng vào cho…


image
Hình minh họa

Cô gái cười duyên dáng, hỏi:
- Thầy thấy tôi ăn mặc thế nào?
Vị tăng trẻ lúng túng:
- Ờ… thì… rất hở hang … không nghiêm túc kín đáo…và…
Cô gái đưa tay vuốt mái tóc, ưỡn bộ ngực đầy sức sống, thản nhiên nói:
- Thầy tu hành mà còn chấp quá! Tâm của thầy còn động lắm. Lục căn của thầy chưa được tinh tấn, vẫn còn vướng điều phàm tục. Tốt hơn hết, thầy nên đóng cửa nhập thất để khỏi nhìn thấy những điều bất thanh bất tịnh ở phụ nữ đàn bà!
Vị tăng trẻ xanh mặt, cúi đầu, mắt nhìn chăm chăm xuống đất, bước đi lẫn vào đám đông Phật tử ngược xuôi ngoài sân… Cô gái cười nửa miệng, quay sang hỏi anh huynh trưởng:
- Anh có vui lòng chỉ cho tôi tịnh thất của sư trụ trì không? Tôi đang rất muốn được vào vấn an ngài, và thỉnh giáo đôi điều…
Anh huynh trưởng nhíu mày nghĩ ngợi, tặt lưỡi:
- Dẫn chị vào tịnh thất của thầy trụ trì thì thật là không nên chút nào. Nhưng, có lẽ phải làm điều dại dột này, vì chắc tình huống oái oăm khó xử như bây giờ, chỉ có thầy mới đủ đạo lực khai tâm điểm đạo cho chị thấy được phải trái!
Nói rồi, anh ta mời cô gái đi theo mình, băng qua đám đông, vào phía dãy nhà sau chánh điện. Anh ta dừng lại trước cửa một căn phòng, quay sang nói với cô gái:
- Chị vui lòng đứng chờ ở đây một lát, để tôi vào cáo bạch với thầy trước, khi nào thầy đồng ý tiếp khách, tôi sẽ ra mời chị vào. Được chứ?
- Ô-kê!
Anh huynh trưởng nhún vai ngán ngẫm, đưa tay gõ cửa ba cái. Bên trong có tiếng vọng ra: "Ai? Cần gì?". Anh huynh trưởng cao giọng:
- Bạch thầy, con là Tâm Tịnh, huynh trưởng gia đình Phật tử, có việc rất hệ trọng cần cáo bạch với thầy ạ!

image
Hình minh họa

Bên trong phòng vang lên giọng sang sảng:
-Tâm Tịnh đó ư? Vào đi, cửa không khoá!
Anh huynh trưởng mở cửa, bước nhanh vào trong và đóng lẹ cánh cửa lại. Cô gái đứng tủm tỉm cười, chờ đợi với vẻ háo hức. Chừng mười phút sau, cửa mở, anh huynh trưởng bước ra, nói:
- Chị được phép vào. Nhớ giữ ý giữ tứ một chút nhé!
Cô gái cười khẩy, bước vào phòng. Một vị tăng tuổi độ lục tuần đang ngồi trên chiếc phản mun đen bóng trong tư thế kiết già, ánh mắt sáng rực rọi chiếu thẳng vào mặt vị khách mới vào. Cô gái chấp tay xá ba cái, thưa:
- Bạch thầy, con có thắc mắc xin thầy điểm giáo…
- Cứ hỏi. Đây nghe.
- Bạch thầy, con ăn mặc như thế này, vào chùa lễ Phật bái tăng, lại bị mọi người chê trách chỉ trích, bị tăng phê bình bắt lỗi, xin hỏi thầy ai đúng ai sai?
- Ai cũng đúng. Ai cũng sai.
- Bạch thầy, người phàm cố chấp đã đành, nhưng người đã xuất gia tu hành mà vướng mắc những chuyện lễ nghi giáo điều để đi bắt bẻ con, xin hỏi thầy là đúng hay sai?
- Vừa sai, vừa đúng!
- Sao là sai? Sao là đúng?
- Sai, vì tu hành mà chấp nhặt những điều nhỏ nhặt. Đúng, vì giữ gìn thanh tịnh cho chốn già lam tôn nghiêm, đó là bổn phận, là nhiệm vụ phụng sự Tam Bảo, hoằng dương Chánh Pháp!
- Con từng nghe rằng, ngọn cờ phấp phới bay, thật ra cờ không bay mà gió bay, nhưng thật ra gió chẳng động mà do Tâm của con người đang động. Phải vậy chăng?
- Thật hay! Thật hay!
- Vậy, theo thầy thì con ăn mặc ra sao?
- Bình thường.
- Đáng trách hay đáng khen ạ?
- Hợp thời trang. Hiện đại. Gọn gàng. Tiết kiệm. Nếu người mặc không hề thấy ngượng nghịu, không chút gượng gạo, không phải âu lo, thong dong khứ đáo xuất nhập như rồng đạp mây, thì thật là đáng khen ngợi. Nếu mặc vào mà luôn thấy bị gò bó, thấy như bị mang của nợ, mang xích xiềng, không thoải mái đi đứng nằm ngồi thì thật là đáng thương, tội nghiệp, chứ không đáng trách!
 Cô gái cười khanh khách ra điều thích thú. Sư trụ trì bật cười ha hả, tiếng cười tự tại vang động như đã rung chuyển cả giàn ngói rong rêu của tịnh thất. Rồi im lặng như tờ. Cô gái cất tiếng:
- Thầy thật cao thâm, vững như bàn thạch!
- Có phải đó là mục đích chính của cô khi ghé thăm bổn tự?
- Im lặng, tức đã thú nhận.


image

- Cô mang một chút am hiểu giáo lý nhà Phật, một chút kiến thức cơ bản về sự Tĩnh Động, cố tâm cố ý vào chùa để thử thách cái Tâm Đạo của tăng ni giáo đồ. Sự cố ý làm cho người khác chao đảo tâm ý chính là ác tâm, chính là động rồi đó!
- Bạch thầy, quả đúng là con động. Nhưng đâu phải thấy người động mà mình phải động theo, phải vậy không thầy?
- Phải nhớ quanh cô đều là những chúng sanh đang tu, còn tu, chứ chưa có ai đắc đạo, chưa ai giải thoát được mình!
- Chỉ có thầy là tĩnh thôi sao?
- Vì đây là tịnh thất. Tâm người phải tĩnh, phải tịnh.
- Thầy không trách con về chuyện ăn mặc này thật sao?
- Không trách, mà còn khen. Áo quần chỉ là ngoại vật. Chúng vô tri vô giác, không tội tình gì. Chúng là vật ngoại thân, không là một bộ phận của thân thể con người…
- Và thân thể con người cũng chỉ là giả tạm…
- Chỉ là đất, nước, gió, lửa hội tụ tạo nên. Thân xác này còn là thứ bên ngoài, huống chi là quần với áo, xiêm với y?


image
Hình minh họa

- Chỉ cái Tâm bên trong mới là quan trọng?
- Tính động đều từ nơi ấy. Cho nên, nếu cô đã có gan ăn mặc hở hang thiếu thốn vải vóc để vào cửa thiền, thì hãy phát huy thêm bản lĩnh mà trút bỏ hết xiêm y giả tạm ra khỏi tấm thân giả tạm ngay nơi đây đi!
- …
- Trút bỏ hết đi!
Sư trụ trì quát lên. Cô gái giật bắn mình, vội quỳ mọp xuống, đầu dập đất mấy cái. Sư lại quát:
- Trút hết. Rồi đi ra ngoài, dạo một vòng vãn cảnh mau đi!
- Bạch thầy… con không dám. Con không dám .Con xin dập đầu tạ tội. Đội ơn thầy đã khai tâm điểm đạo!


image

Hình minh họa

… Anh huynh trưởng đứng chờ ngoài hành lang với ruột nóng gan sôi, cứ như đang đứng trên tổ kiến bồ nhọt. Và rồi, cánh cửa tịnh thất đã mở toang. Cô gái lạ lùng đã bước ra ngoài với vẻ mặt rạng rỡ tươi vui. Lạ lùng hơn, trên người cô ta đang mặc một chiếc áo nhật bình của tăng chúng. Cô gái cười chào anh huynh trưởng, bước thoăn thoắt hướng về phía chánh điện. Anh huynh trưởng lè lưỡi, bước nhón chân lại khép cánh cửa tịnh thất thật nhẹ nhàng. Rồi anh chấp tay xa ba cái về phía bên trong cánh cửa vô tri, nói:
- Quả đúng là chỉ có thầy mới trị được quỷ sứ ma vương!


image
Hình minh họa

Anh ta thở phào nhẹ nhõm. Đầu năm vui thật. Thật là vui.
Trip to Vietnam Revives Hatred of Communism

It was difficult to control my emotions — specifically, my anger — during my visit to Vietnam last week. The more I came to admire the Vietnamese people — their intelligence, love of life, dignity and hard work — the more rage I felt for the communists who brought them (and, of course, us Americans) so much suffering in the second half of the 20th century.
Unfortunately, communists still rule the country. Yet, Vietnam today has embraced the only way that exists to escape poverty, let alone to produce prosperity: capitalism and the free market. So what exactly did the 2 million Vietnamese who died in the Vietnam War die for? I would like to ask one of the communist bosses who run Vietnam that question. “Comrade, you have disowned everything your Communist party stood for: communal property, collectivized agriculture, central planning and militarism, among other things. Looking back, then, for what precisely did your beloved Ho Chi Minh and your party sacrifice millions of your fellow Vietnamese?”

There is no good answer. There are only a lie and a truth, and the truth is not good.
The lie is the response offered by the Vietnamese communists and which was repeated, like virtually all communist lies, by the world’s non-communist left. It was (and continues to be) taught in virtually every Western university and was and continues to be spread by virtually every news medium on the planet: The Vietnam communists, i.e., the North Vietnamese and the Viet Cong, were merely fighting for national independence against foreign control of their country.

First, they fought the French, then the Japanese and then the Americans. American baby boomers will remember being told over and over that Ho Chi Minh was Vietnam’s George Washington, that he loved the American Constitution, after which he modeled his own, and wanted nothing more than Vietnamese independence.

Here is the truth: Every communist dictator in the world has been a megalomaniacal, cult of personality, power hungry, bloodthirsty thug. Ho Chi Minh was no different. He murdered his opponents, tortured only God knows how many innocent Vietnamese, threatened millions into fighting for him — yes, for him and his blood soaked Vietnamese Communist Party, backed by the greatest murderer of all time, Mao Zedong. But the moral idiots in America chanted “Ho, ho, Ho Chi Minh” at antiwar rallies, and they depicted America as the real murderers of Vietnamese — “Hey, hey, LBJ, how many kids did you kill today?”

The Vietnamese communists were not fighting America for Vietnamese independence. America was never interested in controlling the Vietnamese people, and there is a perfect parallel to prove this: the Korean War. Did America fight the Korean communists in order to control Korea? Or did 37,000 Americans die in Korea so that Koreans could be free? Who was (and remains) a freer human being — a Korean living under Korean communist rule in North Korea or a Korean living in that part of Korea where America defeated the Korean communists?

And who was a freer human being in Vietnam — those who lived in non-communist South Vietnam (with all its flaws) or those who lived under Ho, ho, Ho Chi Minh’s communists in North Vietnam?

America fights to liberate countries, not to rule over them. It was the Vietnamese Communist Party, not America, that was interested in controlling the Vietnamese people. But the lie was spread so widely and so effectively that most of the world — except American supporters of the war and the Vietnamese boat people and other Vietnamese who yearned for liberty — believed that America was fighting for tin, tungsten and the wholly fictitious “American empire” while the Vietnamese communists were fighting for Vietnamese freedom.

I went to the “Vietnam War Remnants Museum” — the Communist Party’s three-floor exhibit of anti-American photos. Nothing surprised me — not the absence of a single word critical of the communist North Vietnamese or of the Viet Cong; not a word about the widespread threats on the lives of anyone who did not fight for the communists; not a word about those who risked their lives to escape by boat, preferring to risk dying by drowning, being eaten by sharks or being tortured or gang-raped by pirates, rather than to live under the communists who “liberated” South Vietnam.

Equally unsurprising is that there is little difference between the history of the Vietnam War as told by the Communist Party of Vietnam and what just about any college student will be told in just about any college by just about any professor in America, Europe, Asia or Latin America.

I will end with the subject with which I began — the Vietnamese. It is impossible to visit Vietnam and not be impressed by the people. I hope I live to see the day when the people of Vietnam, freed from the communist lies that still permeate their daily lives, understand that every Vietnamese death in the war against America was a wasted life, one more of the 140 million human sacrifices on the altar of the most bloodthirsty false god in history: communism.


http://www.dennisprager.com/trip-to-vietnam-revives-hatred-of-communis

Tuesday, April 19, 2016

Chuyến đi Việt Nam làm tôi ghét cộng sản

Cheezburger timelapse transportation mindwarp traffic
Thật khó mà kềm nổi các cảm xúc của tôi — nhất là không tránh được phải nổi giận — trong chuyến viếng thăm Viêt Nam của tôi hồi tuần trước. Tôi càng ngưỡng mộ người dân Việt bao nhiêu — thông minh, yêu đời, tự trọng, và chăm chỉ — thì tôi lại càng tức giận chính phủ cộng sản đã gây đau khổ quá nhiều cho người dân nước này (và dĩ nhiên cả người Mỹ chúng ta) trong nửa thế kỷ sau của thế kỷ 20.

Điều không may là chính phủ cộng sản vẫn cai trị nước này. Mà Việt Nam ngày nay đã đón nhận cách duy nhất, chủ nghĩa tư bản và thị trường tự do, để thoát khỏi cảnh nghèo đói, chứ khoan nói đến chuyện thịnh vượng. Vậy thì 2 triệu người Việt phải bỏ mạng trong Chiến Tranh Việt Nam để làm gì?

Tôi muốn hỏi một trong những người lãnh đạo Cộng Sản đang cai trị Việt Nam câu hỏi đó. 

Tôi muốn hỏi: “Này đồng chí, đồng chí đã bỏ hết tất cả những gì mà đảng Cộng Sản của đồng chí đã tranh đấu cho kỳ được: nào là cộng sản, nông nghiệp tập thể, hoạch định trung ương, và quân phiệt, ngoài những lý tưởng khác nữa. Vậy thì hãy nhìn lại xem Hồ Chí Minh yêu kính của đồng chí và đảng của đồng chí đã hy sinh hàng triệu đồng bào người Việt của đồng chí thì đúng ra là để được cái gì?”

Không có câu trả lời nào là câu trả lời hay. Chỉ có một lời nói dối và một lời nói thật, và lời nói thật thì thật thê lương.

Lời nói dối chính là câu trả lời của Cộng Sản Việt Nam, cũng như hầu hết mọi lời nói dối của Cộng Sản, và đã được khối cánh Tả phi Cộng Sản trên thế giới lặp lại. Lời nói dối này đã (và vẫn tiếp tục đang) được dạy tại hầu hết các viện đại học ở phương Tây, và đã (và vẫn tiếp tục đang) được hầu hết mọi phương tiện truyền thông trên địa cầu truyền tải: Lời nói dối đó là Cộng Sản Việt Nam (tức Bắc Việt), và Việt Cộng chỉ tranh đấu giành độc lập cho nước họ khỏi tay ngoại bang. Trước hết là tranh đấu chống Pháp, sau đó là Nhật, rồi đến Mỹ. 

Những người Mỹ sinh vào thời hậu chiến (sau thế chiến 2) sẽ nhớ là họ cứ được nhắc nhở mãi Hồ Chí Minh là George Washington của Việt Nam, và ông ta yêu mến Hiến Pháp Hoa Kỳ và đã dùng bản hiến pháp này làm nền tảng mô phỏng hiến pháp của ông ta, và chỉ muốn giành độc lập cho Việt Nam.

Sau đây mới là sự thật .

Tất cả những kẻ độc tài Cộng Sản trên thế giới đều là những kẻ côn đồ ngông cuồng, thần thánh hóa cá nhân, tham quyền, khát máu. Hồ Chí Minh cũng thế. Hắn thủ tiêu các đối thủ, tra tấn biết bao nhiêu người Việt vô tội mà chỉ có trời mới biết chính xác được bao nhiêu người, và đe dọa hàng triệu người để họ phải cầm súng ra trận cho hắn — phải, cho hắn và cho đảng Cộng Sản Việt Nam đẫm máu, và được một tên sát nhân “vĩ đại” nhất mọi thời đại khác yểm trợ: Mao Trạch Đông. Nhưng những kẻ ngu ngốc về đạo lý tại Hoa Kỳ lại cứ hô to “Ho, Ho, Ho Chi Minh” trong các cuộc biểu tình chống chiến tranh và gọi Hoa Kỳ là những kẻ giết người.

image
“Hey, Hey, LBJ, hôm nay ngươi giết được bao nhiêu trẻ con?” .

Đảng Cộng Sản Việt Nam không đánh Mỹ để giành độc lập cho Việt Nam. Mỹ không bao giờ muốn kiểm soát người dân Việt, và có một trường hợp tương tự để chứng minh điều đó: 

Chiến Tranh Triều Tiên. Mỹ có đánh Cộng Sản Triều Tiên để kiểm soát Triều Tiên hay không? Hay là 37,000 người Mỹ bỏ mạng tại Triều Tiên để người dân Triều Tiên được hưởng tự do? Ai đã (và vẫn là) người có tự do hơn — một người Triều Tiên sống dưới chế độ Cộng Sản Triều Tiên ở Bắc Triều Tiên hay một người Triều Tiên sống tại nơi mà Hoa Kỳ đã đánh bại Cộng Sản Triều Tiên? .

Và ai đã là người có tự do hơn ở Việt Nam — những người sống ở miền Nam Việt Nam không Cộng Sản (dù là với tất cả các khuyết điểm của chế độ đó) hay những người sống dưới chế độ Cộng Sản của Ho, Ho, Hồ Chí Minh ở Bắc Việt Nam?

Hoa Kỳ tranh đấu để giải phóng các nước, không phải để cai trị họ. Sự thật là, chính đảng Cộng Sản Việt Nam chứ không phải Hoa Kỳ, mới là những kẻ muốn kiểm soát người dân Việt. Nhưng lời dối trá lại được tuyên truyền lan rộng khắp nơi và hiệu nghiệm đến mức đa số mọi người trên thế giới — trừ những người Mỹ hậu thuẫn cho cuộc chiến đó và thuyền nhân người Việt và những người Việt khác khao khát tự do — cứ tin rằng Hoa Kỳ nhập trận là để lấy kẽm, tungsten, và để thành lập cả một “đế quốc Mỹ” giả tưởng trong khi Cộng Sản Việt Nam thì tranh đấu cho tự do của người Việt.

image
Tôi ghé đến “Bảo Tàng Viện Chứng Tích Chiến Tranh Việt Nam” — tòa nhà triển lãm các hình ảnh chống Mỹ cao ba tầng của đảng Cộng Sản. Chẳng có gì để tôi phải ngạc nhiên — tôi chẳng ngạc nhiên vì không có đến một chữ chỉ trích Cộng Sản Bắc Việt hoặc Việt Cộng, không có đến một chữ về việc đe dọa mạng sống của mọi người khắp nơi nếu họ không chiến đấu cho Cộng Sản, không có đến một chữ về những người liều mạng để vượt thoát bằng thuyền, thà chịu nguy hiểm bỏ mạng ngoài biển cả, vào bụng cá mập, hoặc bị hải tặc tra tấn hoặc hãm hiếp tập thể, còn hơn sống dưới chế độ Cộng Sản đã “giải phóng” Nam Việt Nam.

image
Điều cũng không có gì đáng ngạc nhiên là không thấy có khác biệt gì mấy giữa lịch sử Chiến Tranh Việt Nam do Đảng Cộng Sản Việt Nam kể lại với lịch sử cuộc chiến đó mà hầu như sinh viên nào cũng sẽ được nghe kể lại từ hầu như bất cứ giáo sư nào tại bất cứ trường đại học nào ở Mỹ Châu, Âu Châu, Á Châu, hoặc Châu Mỹ La Tinh.

Tôi sẽ kết thúc bằng đề tài tôi đã bắt đầu — người Việt.

Đã đến thăm Việt Nam thì không thể không mang ấn tượng tốt đẹp về người dân nước này. 

image
Tôi hy vọng tôi còn sống để thấy ngày người dân Việt Nam, được giải phóng khỏi những lời dối trá của Cộng Sản hiện vẫn lan tràn trong đời sống hàng ngày của họ, hiểu rằng mỗi mạng người Việt hy sinh trong cuộc chiến chống Mỹ đều bị phí phạm vô nghĩa, là thêm một mạng người nữa trong số 140 triệu sinh mạng bị đem ra hy sinh trước bệ thờ tên giả thần khát máu nhất trong lịch sử: Chủ Nghĩa Cộng Sản.

http://baomai.blogspot.com.au/2016/04/chuyen-i-viet-nam-lam-toi-ghet-cong-san.html

No comments:

Post a Comment