shared
https://www.facebook.com/quyen.di/media_set?set=a.10208969277646908.1073741879.1165402568&type=3
VSU Black April Commenmoration: Currents of the Past
Updated 7 hours ago
Hội Sinh Viên Việt Nam tại UCLA tổ chức lễ Tưởng Niệm biến cố 30 tháng 4 năm 1975 vào ngày 28 tháng 4 vừa qua. Đông đảo sinh viên tham dự, cùng với giáo sư nhà trường, các phụ huynh và đại diện Cộng Đồng Người Việt.
Trong buổi tưởng niệm này, tôi kể lại những gì đã xảy ra cho tôi vào thời điểm đó. Tôi xin tạm dịch sang Việt ngữ trong phần dưới đây.
Lúc ấy tôi đang dạy tại trường trung học Công giáo Nguyễn Bá Tòng tại Sài Gòn. Ngày 2 tháng 5, linh mục Hiệu trưởng mời tôi lên phòng ông. Khi tôi vào phòng, toàn thể các linh mục trong Ban Giám Đốc trường đã có mặt. Linh mục Hiệu trưởng mở lời: "Anh có thể cứu chúng tôi không?" Tôi đáp: "Con là học trò của các cha, đương nhiên các cha cần gì, con xin hết sức." Linh mục Giám học nói: "Chúng tôi đã có nhiều kinh nghiệm về chế độ cộng sản. Không bao giờ họ để chúng tôi tiếp tục điều hành nhà trường đâu. Chúng tôi sẵn sàng rời bỏ, vấn đề ở đây là nếu người khác lên làm Hiệu trưởng, chúng tôi rất dễ gặp nguy hiểm, vì sẽ bị vu cáo nhiều điều. Xin anh làm Hiệu trưởng thay chúng tôi." Tôi đáp: "Con mới 28 tuổi, thiếu kinh nghiệm, ai bằng lòng để con làm Hiệu trưởng?" Linh mục Hiệu trưởng nói: "Anh còn trẻ, nhưng anh đã dạy ở trường này gần 10 năm rồi. Chúng tôi sẽ tổ chức một cuộc họp để toàn thể giáo sư nhà trường bầu Hiệu trưởng mới. Chỉ xin anh đừng từ chối."
(Quả nhiên sau này một nữ giáo sư đã làm đơn vu cáo các linh mục rất nhiều điều. Tôi xé cái đơn này không thương tiếc.)
Cuộc bầu cử đã diễn ra. Hội đồng giáo sư bầu một giáo sư triết học đã trọng tuổi làm Hiệu trưởng và tôi làm phó cho ông. Chỉ ít ngày sau, vị giáo sư này bị đi tù vì trước đây ông đã từng thành lập một đảng chính trị nào đó. Tôi trở thành Hiệu trưởng một trường trung học với hơn 15,000 học sinh.
(Linh mục Giám học chuyển giao cho tôi toàn bộ hồ sơ giáo sư. Ông nói với tôi: "Trong hồ sơ cá nhân giáo sư, có điểm tốt, có điểm không tốt. Tôi đề nghị mình chỉ giữ cái phiếu lý lịch gồm tấm hình, ngày và nơi sinh, địa chỉ, trình độ học vấn; còn lại mình huỷ hết. Anh nghĩ sao?" Đương nhiên là tôi đồng ý. Hai chúng tôi mất hết hai ngày để huỷ những hồ sơ này, vì phải đốt chứ không dám bỏ vào thùng rác, mà đốt một lúc, ngọn lửa to quá cũng không được, phải đốt từ từ cho đến hết.)
Tuy là Hiệu trưởng, nhưng tôi bị theo dõi rất kỹ lưỡng. Tôi phải ăn ngủ ngay trong trường để canh chừng những kẻ phá hoại. Ít lâu sau, chính quyền mới tịch thu trường chúng tôi và đưa về một Hiệu trưởng chính thức. Họ giữ tôi lại để tiếp tục dạy nhưng tôi vẫn bị theo dõi kỹ lưỡng.
Tôi và Hiệu trưởng mới đụng độ nhau nhiều lần vì cách giáo dục của hai bên khác nhau quá! Tôi không chịu được cảnh mình đang dạy học mà Hiệu trưởng xồng xộc vào lớp, lôi học sinh của tôi ra, mắng chửi và phạt. Tôi phản đối, tôi bênh học sinh của tôi, bất cần tương lai của mình sẽ như thế nào.
Hai năm rưỡi sau, tôi và vợ cùng hai người em vượt biên. Chúa thương, chúng tôi vượt thoát. Tháng 4 năm 1978, chúng tôi đặt chân lên đất nước Hoa Kỳ.
Các sinh viên UCLA rất trưởng thành. Họ có suy nghĩ và nhận định của họ; đồng thời họ rất tôn kính các vị khách, chăm chú nghe những lời chia sẻ của các thầy cô giáo, phụ huynh, quý vị đại diện cộng đồng và những đàn anh đi trước. Họ cần được nghe biết về những gì đã xảy ra trong biến cố 30/4/1975 và hậu quả của nó, qua lời kể của những nhân chứng sống.
* Hình ảnh của Anh Q. Nguyễn
* Những phần trong (...) tôi không đủ giờ chia sẻ với sinh viên
Trong buổi tưởng niệm này, tôi kể lại những gì đã xảy ra cho tôi vào thời điểm đó. Tôi xin tạm dịch sang Việt ngữ trong phần dưới đây.
Lúc ấy tôi đang dạy tại trường trung học Công giáo Nguyễn Bá Tòng tại Sài Gòn. Ngày 2 tháng 5, linh mục Hiệu trưởng mời tôi lên phòng ông. Khi tôi vào phòng, toàn thể các linh mục trong Ban Giám Đốc trường đã có mặt. Linh mục Hiệu trưởng mở lời: "Anh có thể cứu chúng tôi không?" Tôi đáp: "Con là học trò của các cha, đương nhiên các cha cần gì, con xin hết sức." Linh mục Giám học nói: "Chúng tôi đã có nhiều kinh nghiệm về chế độ cộng sản. Không bao giờ họ để chúng tôi tiếp tục điều hành nhà trường đâu. Chúng tôi sẵn sàng rời bỏ, vấn đề ở đây là nếu người khác lên làm Hiệu trưởng, chúng tôi rất dễ gặp nguy hiểm, vì sẽ bị vu cáo nhiều điều. Xin anh làm Hiệu trưởng thay chúng tôi." Tôi đáp: "Con mới 28 tuổi, thiếu kinh nghiệm, ai bằng lòng để con làm Hiệu trưởng?" Linh mục Hiệu trưởng nói: "Anh còn trẻ, nhưng anh đã dạy ở trường này gần 10 năm rồi. Chúng tôi sẽ tổ chức một cuộc họp để toàn thể giáo sư nhà trường bầu Hiệu trưởng mới. Chỉ xin anh đừng từ chối."
(Quả nhiên sau này một nữ giáo sư đã làm đơn vu cáo các linh mục rất nhiều điều. Tôi xé cái đơn này không thương tiếc.)
Cuộc bầu cử đã diễn ra. Hội đồng giáo sư bầu một giáo sư triết học đã trọng tuổi làm Hiệu trưởng và tôi làm phó cho ông. Chỉ ít ngày sau, vị giáo sư này bị đi tù vì trước đây ông đã từng thành lập một đảng chính trị nào đó. Tôi trở thành Hiệu trưởng một trường trung học với hơn 15,000 học sinh.
(Linh mục Giám học chuyển giao cho tôi toàn bộ hồ sơ giáo sư. Ông nói với tôi: "Trong hồ sơ cá nhân giáo sư, có điểm tốt, có điểm không tốt. Tôi đề nghị mình chỉ giữ cái phiếu lý lịch gồm tấm hình, ngày và nơi sinh, địa chỉ, trình độ học vấn; còn lại mình huỷ hết. Anh nghĩ sao?" Đương nhiên là tôi đồng ý. Hai chúng tôi mất hết hai ngày để huỷ những hồ sơ này, vì phải đốt chứ không dám bỏ vào thùng rác, mà đốt một lúc, ngọn lửa to quá cũng không được, phải đốt từ từ cho đến hết.)
Tuy là Hiệu trưởng, nhưng tôi bị theo dõi rất kỹ lưỡng. Tôi phải ăn ngủ ngay trong trường để canh chừng những kẻ phá hoại. Ít lâu sau, chính quyền mới tịch thu trường chúng tôi và đưa về một Hiệu trưởng chính thức. Họ giữ tôi lại để tiếp tục dạy nhưng tôi vẫn bị theo dõi kỹ lưỡng.
Tôi và Hiệu trưởng mới đụng độ nhau nhiều lần vì cách giáo dục của hai bên khác nhau quá! Tôi không chịu được cảnh mình đang dạy học mà Hiệu trưởng xồng xộc vào lớp, lôi học sinh của tôi ra, mắng chửi và phạt. Tôi phản đối, tôi bênh học sinh của tôi, bất cần tương lai của mình sẽ như thế nào.
Hai năm rưỡi sau, tôi và vợ cùng hai người em vượt biên. Chúa thương, chúng tôi vượt thoát. Tháng 4 năm 1978, chúng tôi đặt chân lên đất nước Hoa Kỳ.
Các sinh viên UCLA rất trưởng thành. Họ có suy nghĩ và nhận định của họ; đồng thời họ rất tôn kính các vị khách, chăm chú nghe những lời chia sẻ của các thầy cô giáo, phụ huynh, quý vị đại diện cộng đồng và những đàn anh đi trước. Họ cần được nghe biết về những gì đã xảy ra trong biến cố 30/4/1975 và hậu quả của nó, qua lời kể của những nhân chứng sống.
* Hình ảnh của Anh Q. Nguyễn
* Những phần trong (...) tôi không đủ giờ chia sẻ với sinh viên
No comments:
Post a Comment