shared
Thì xin hẹn đến mai sau
Hoa xanh khi chưa nở
Tình xanh khi chưa lo sợ
Hoa xanh khi chưa nở
Tình xanh khi chưa lo sợ
Cảm ơn chia sẻ của bài viết.
Binh Bong BotFollow
Kiếp nào có yêu nhau
Người phụ nữ xinh đẹp và ăn mặt rất có gu này là Minh Đức Hoài Trinh, tác giả bài thơ "Kiếp nào có yêu nhau" mà Phạm Duy đã rải lên đó những nốt nhạc buồn tan tác.
Tên thật là Võ Thị Hoài Trinh, bà là một nhân vật hiếm có. Bà thông thạo ba ngoại ngữ là Anh, Pháp, Hoa. Bà làm thơ, viết văn, viết kịch bản sân khấu, viết báo và dạy cả đàn tranh. Bà còn là một nhà đấu tranh dân quyền và hoạt động văn nghệ sôi nổi sau khi ra hải ngoại.
Nhưng tất nhiên, người ta chỉ biết đến bà nhiều nhất thông qua hai bài thơ được Phạm Duy phổ nhạc là "Kiếp nào có yêu nhau" và "Đừng bỏ em một mình". Đây là hai trong số hơn chục bài Phạm Duy lấy chủ đề là hiện sinh và cái chết.
Hoài Trinh từng thừa nhận: nếu không có nét nhạc thần tình của Phạm Duy, "Kiếp nào có yêu nhau" đã không có một sức sống mãnh liệt đến thế. Bài hát mở đầu với một lời nửa yêu cầu, nửa van xin, được cất lên một cách đầy thảng thốt:
“Đừng nhìn em nữa anh ơi”
Hoài Trinh không bao giờ nói quang cảnh của cuộc gặp gỡ trong bài thơ này là khi nào. Nhưng người nghe bàng bạc nhận ra nó là cõi mộng. Đấy là cái cõi mà Phạm Duy từng đau khổ đến mức muốn "giết người trong mộng vẫn đi về" sau này.
Bài "Kiếp nào có yêu nhau" rất đau khổ, nhưng qua giọng ca Thái Thanh còn được phủ thêm một chút liêu trai. Nếu nghe thêm bản "Đừng bỏ em một mình" cũng của Hoài Trinh, nói về lời van xin, năn nỉ của một cô gái... đã chết ở trong nguyệt, sẽ càng nhận ra: quang cảnh của cuộc gặp gỡ này khó có thể ở ngoài đời thực. Trong một đoạn sau, Hoài Trinh viết:
"Kiếp nào có yêu nhau
Nhớ tìm khi chưa nở
Hoa xanh tận ngàn sau
Tình xanh không lo sợ"
Nhớ tìm khi chưa nở
Hoa xanh tận ngàn sau
Tình xanh không lo sợ"
Đoạn thơ ấy nghe như một lời trối. Phạm Duy còn sợ thính giả chưa hiểu, đã cẩn thận thêm vô mấy câu không có trong bài thơ gốc:
"Đôi mi đã buông xuôi,
môi răn đã quên cười."
môi răn đã quên cười."
Bài thơ lẫn bài hát là sự dằn vặt muôn đời của những kẻ yêu nhau. Ở đây, nỗi dằn vặt ấy lại mang một màu sắc rất phụ nữ. Nàng quay mặt đi bảo "Anh đừng nhìn em nữa", nhưng đến câu áp chót lại thảng thốt lần nữa: " Anh đâu, anh đâu rồi".
Bài này, Phạm Duy sửa lời nhiều, không phải vì ông không có khả năng giữ nguyên tác mà vì ông sợ người ta không thật sự cảm được tinh thần bài thơ. Bởi nếu chỉ là chuyện yêu đương bình thường, giận hờn bảo "Đừng nhìn nhau nữa" thì không có gì đặc biệt. Phạm Duy sửa lời một vài chỗ để nổi bật sự bất lực của con người, tình yêu và thân phận trước cái chết. Những người yêu nhau có thể làm gì trước tạo hóa, trước "trăng thu gãy đôi bờ, chim bay xứ xa mờ". Họ còn biết làm gì trước cái chết, ngoài việc "Nhắn cho ta. Hoa xanh đã bơ vơ. Đêm sâu gối ơ thờ".
Hoài Trinh là một trong những "Huế nữ" mà Phạm Duy đã gặp những ngày ở Huế khi đi theo gánh hát của Đức Huy hơn nửa thế kỷ trước. Họ gặp nhau lần thứ hai ở vùng kháng chiến. Phạm Duy kể khi nàng rời Huế để ra vùng kháng chiến đã mang theo "đôi gót chân đỏ như son và đôi mắt sáng như đèn pha ô tô". Lần thứ ba tương hội là ở Paris. Họ đã nói với nhau những chuyện gì, giữa họ là một mối giao tình văn nghệ nào rất ít người biết. Chỉ biết Phạm Duy đã trổ hết tài nghệ để chấp cánh cho hai bài thơ của nàng. Trong đó, "Kiếp nào có yêu nhau" xứng đáng được gọi là một kiệt tác.
Ca khúc có những đoạn chuyển rất đột ngột để diễn tả cái tột cùng của tình yêu lẫn khổ đau. Nữ trung Thái Thanh, nam trung Tuấn Ngọc. Cả hai đều đã hát bài này và đưa cái buồn lên tột đỉnh sầu. Bản của Thái Thanh đã nghe ngót trăm lần. Bản của Tuấn Ngọc thì góp phần tạo nên thành công của "Nửa đời hương phấn" do Hoàng Thái Thanh dựng cách đây ít lâu.
Tối nay đi coi "Bao giờ có yêu nhau", bảy phần là vì Dustin Nguyễn và thành công của "Trúng số", ba phần vì "Kiếp nào có yêu nhau" và mối giao cảm tuyệt vời của Phạm Duy và nàng "Huế nữ" Hoài Trinh.
No comments:
Post a Comment