Monday, May 9, 2016

NORMAN MORRSON.

BÀI THƠ BẤT DIỆT !!!
Ngày 2-11-1965, tại Washington, ngay trước cửa tòa nhà làm việc của Bộ Quốc phòng Mỹ, một sự kiện khác đã gây xúc động hàng triệu trái tim người Mỹ và toàn thế giới. Ấy là khi anh Norman Morrison, 31 tuổi, ôm chặt con gái Emilymới 18 tháng tuổi vảo ngực, sau khi hôn con lần cuối cùng, anh tẩm xăng vào người mình, châm lửa tự đốt để phản đối cuộc chiến tranh xâm lược của Mỹ ở Việt Nam. Hành động của anh đã khơi dậy làn sóng phản chiến mạnh mẽ tại Mỹ cũng như trên toàn thế giới sau đó.
Lá thư viết lời chào tạm biệt của Morrison gởi cho vợ mình - Anne - trước khi chết :
"Anne yêu quý, đừng chỉ trích anh. Đã nhiều tuần, thậm chí nhiều tháng, anh chỉ cầu nguyện được thấy điều anh phải làm. Sáng nay, thật tình cờ anh đã thấy nó, rõ ràng như điều anh biết vào đêm thứ sáu, tháng 8/1955 rằng em sẽ trở thành vợ anh....Hãy hiểu rằng anh yêu các con, nhưng phải hành động vì những đứa trẻ trong ngôi làng của vị linh mục".
Nhà thơ Tố Hữu sau đó đã sáng tác bài thơ " Emily con ơi" thể hiện nõi xúc động trước con người ấy:
Emily, con ơi
Êmily, con đi cùng cha
Sau khôn lớn con thuộc đường khỏi lạc..
- Đi đâu cha?
- Ra bờ sông Pô tô mác
- Xem gì cha?
- Không con ơi, chỉ có lầu Ngũ giác.
Ôi con tôi , đôi mắt tròn xoe
Ôi con tôi, mái tóc vàng hoe
Đừng có hỏi cha nhiều con nhé
Cha bế con đi, tối con về với mẹ...
Oa-sinh-tơn
Buổi hoàng hôn
Ôi những linh hồn
Còn, mất
Hãy cháy lên, cháy lên sự thật
Giôn-xơn
Tội ác bay chồng chất
Cả nhân loại căm hờn
Con quỷ Vàng trên mặt đất
Mày không thể mượn nước sơn
Của Thiên chúa, và màu vàng của Phật
Măc Na-ma-ra
Mày trốn đâu? Giữa bãi tha ma
Của toà nhà năm góc
Mỗi góc một châu
Mày vẫn chui đầu
Trong lửa nóng
Như đà điểu rúc đầu trong cát bỏng
Hãy nhìn đây!
Nhìn ta phút này!
Ôi không chỉ là ta với con gái nhỏ trong tay
Ta là Hôm nay
Và con ta, Êmily ơi, con là Mãi Mãi
Ta đứng đây,
Với trái tim vĩ đại
Của năm triệu con người
Nước Mỹ.
Để đốt sáng đến chân trời
Một ngọn đèn
Công lý.
Hỡi tất cả chúng bay, một bầy ma quỷ
Nhân danh ai?
Bay mang những B52
Những napan, hơi độc
Từ tòa Bạch Ốc
Từ đảo Guam
Đến Việt Nam
Để ám sát hoà bình và tự do dân tộc
Để đôt những nhà thương trường học
Giết những con người chỉ biết yêu thương
Giết những trẻ em chỉ biết đến trường
Giết những đồng xanh bốn mùa hoa lá.
Và giết cả những dòng sông của thơ ca nhạc họa.
Nhân danh ai
Bay chôn tuổi thanh xuân của chúng ta trong những quan tài
Ôi những người con trai khoẻ đẹp
Có thể biến thiên nhiên thành điện, thép
Cho con người hạnh phúc hôm nay
Nhân danh ai?
bay đưa ta đến những rừng dày
Những hố chông những đồng lầy kháng chiến
Những làng phố đã trở nên những pháo đài ẩn hiện
Những ngày đêm đất chuyển trời rung...
Ôi Việt nam, xứ sở lạ lùng
Đến em thơ cũng hoá những anh hùng
Đến ong dại cũng luyện thành chiến sĩ
Và hoa trái cũng biến thành vũ khí!
Hãy chết đi, chết đi
Tất cả chúng bay, một bầy ma quỷ!
Và xin nghe, nước Mỹ ta ơi
Tiếng thương đau, tiếng căm giận đời đời
Của một người con. Của một con người thế kỷ.
Êmily con ơi
Trời sắp tối rồi...
Cha không thể bế con về được nữa
Khi đã sáng bùng lên ngọn lửa
Đêm nay mẹ đên tìm con
Con sẽ ôm lấy mẹ mà hôn
Cho cha nhé.
Và con sẽ nói giùm với mẹ
Cha đi vui, xin mẹ đừng buồn!
Oa-sinh-tơn
Buổi hoàng hôn
Ôi những linh hồn
Còn, mất?
Đã đến phút lòng ta sáng nhất!
Ta đốt thân ta
Cho ngọn lửa chói loà
Sự thật......
Nguồn : Theo bài đăng của bạn Thuốc Hút Suốt Ngày lên tường 
(http://www.facebook.com/thuochut.suotngay)
----------------------Và còn nhiều, còn nhiều những bản hùng ca bất diệt của người Việt. những con người nhỏ bé ngày xưa đã viết lên những câu chuyện thần tiên, để lại cho đời sau mãi tự hào về những chặng đường dân tộc Việt đã đi qua. Tự hào để biết đến nỗi buồn, nỗi trăn trở của thế hệ người Việt ngày nay, của cuộc sống, của những ước mơ nhìn về thời xa xưa đã qua. biết đến bao giờ "dân tộc Việt Nam bước tới đài vinh quang để sánh vai với các cường quốc năm châu".........
ADMIN (TP)


Đâu rồi bài thơ về em bé VN đi cùng mẹ biểu tình Bảo vệ môi trường biển VN (Luật bảo vệ môi trường) 8/05/2016???

No comments:

Post a Comment