“Người con gái sông Hương” đoạt giải nhất International Book Award 2012
LGT: Sách của W. Nicole Dương (Dương Như Nguyện), cuốn ” Mimi and Her Miror” và “Postcards From Nam”, nữ thẩm phán Hoa Kỳ đầu tiên gốc Việt, vừa đoạt luôn giải nhất và giải nhì của cuộc giải thưởng sách quốc tế 2012 (International Book Awards 2012), dạng tiểu thuyết đa văn hóa (category: multicultural fiction), được tổ chức bởi JPX Media Group của Los Angeles, tiểu bang California, Hoa Kỳ. Chào đời tại Hội An, Quảng Nam và đến Hoa Kỳ năm 1975, Nicole tốt nghiệp Cử Nhân Báo Chí tại ĐH Southern Illinois, sau đó Tiến Sĩ Luật của DH Houston và LLM của Harvard. Tuổi 24, cô đã làm Tổng Giám Đốc Vụ Bồi Thường Rủi Ro cho Quận Học Chánh Houston, rồi tốt nghiệp luật sư năm 1984. Hành nghề luật được 18 năm thì cô trở thành giáo sư luật thực thụ ở đại học Denver.Cô viết văn từ khi còn ở Việt Nam và là người cuối cùng đoạt giải danh dự cuộc thi Văn Chương Phụ Nữ Toàn Quốc Lễ Hai Bà Trưng của Việt Nam Cộng Hòa. Cuốn “Con gái của sông Hương” xuất bản năm 2005 gây nhiều tiếng vang.
Trích phần kết của bài phỏng vấn này:
HLC: xin cảm ơn cô Dương Như Nguyện. Ông Nguyễn Ngọc Anh, Cựu Chủ Tịch cộng đồng NVQG Arizona đã viết cho tôi như sau trong những trao đổi cá nhân qua mail :“Cô ấy(DNN) là viên ngọc quý, cần được khám phá (hay đúng hơn, cần tạo cơ hội cho người khác khám phá.) Tư cách. Thâm thuý. Có tình tự dân tộc. Có chiều sâu triết học. Anh không dùng chữ ‘khôn khéo’ vì nó thường đồng nghĩa với không chân thật, nhưng cô ấy là người biết cách trả lời để lôi kéo độc giả về với suy nghĩ của mình.” Tôi nghĩ, tôi đã phần nào hoàn thành nhiệm vụ. Bài tâm tình này là cơ hội tôi gửi DNN đến với mọi người. Trước tôi đã có Lưu Nguyễn Đạt, [1] Nguyễn Xuân Hoàng,[2] Việt Bằng nhưng… cái cách một phụ nữ đến với một phụ nữ như tôi đến với cô, có lẽ tôi là người đầu tiên? Con đường thiên lý có ngắn hơn chăng khi có người khám phá? Xin tạm biệt và hẹn một tâm tình khác. (Ngưng trích)
Trích phần kết của bài phỏng vấn này:
HLC: xin cảm ơn cô Dương Như Nguyện. Ông Nguyễn Ngọc Anh, Cựu Chủ Tịch cộng đồng NVQG Arizona đã viết cho tôi như sau trong những trao đổi cá nhân qua mail :“Cô ấy(DNN) là viên ngọc quý, cần được khám phá (hay đúng hơn, cần tạo cơ hội cho người khác khám phá.) Tư cách. Thâm thuý. Có tình tự dân tộc. Có chiều sâu triết học. Anh không dùng chữ ‘khôn khéo’ vì nó thường đồng nghĩa với không chân thật, nhưng cô ấy là người biết cách trả lời để lôi kéo độc giả về với suy nghĩ của mình.” Tôi nghĩ, tôi đã phần nào hoàn thành nhiệm vụ. Bài tâm tình này là cơ hội tôi gửi DNN đến với mọi người. Trước tôi đã có Lưu Nguyễn Đạt, [1] Nguyễn Xuân Hoàng,[2] Việt Bằng nhưng… cái cách một phụ nữ đến với một phụ nữ như tôi đến với cô, có lẽ tôi là người đầu tiên? Con đường thiên lý có ngắn hơn chăng khi có người khám phá? Xin tạm biệt và hẹn một tâm tình khác. (Ngưng trích)
Hoàng Lan Chi -Dương Như Nguyện tại VA 2006
1-HLC: Xin chào Cô Dương Như Nguyện. Chúc mừng cô đã đoạt cùng lúc hai giải nhất và nhì của “International Book Awards” năm 2012. Được biết Amazon gửi 2 tác phẩm này dự thi trong khi cô vắng mặt tại Hoa Kỳ. Như vậy ai là người đầu tiên báo tin vui này và cảm tưởng của cô?
DNN: Cám ơn chị Lan Chỉ đã cho tôi nói chuyện với đồng hương. Amazon đưa sách dự thi và báo tin, nhưng tôi không nhận được vì không có mặt ở Mỹ. Lúc đó, tôi đang phục vụ chương trình Fulbright của Hoa Kỳ ở ngoại quốc. Mới đây, khi về Mỹ tôi mới biết, qua nhà xuất bản Amazon.
2-HLC: Giả dụ bây giờ cho cô hồi tưởng về quá khứ thì tâm lý của cô qua hai lần đoạt giải: năm 1975 giải văn học của Việt Nam Cộng Hòa và giải International Book Awards năm 2012 có những điểm gì giống nhau và khác nhau?
DNN: Năm 1975, đang học 12 C Trưng Vương, tôi được giải Danh Dự Văn Chương Phụ Nữ Toàn Quốc vào Lễ Hai Bà Trưng. Trước khi dự thi, bà Hiệu Trưởng, Giám Học và Tổng Giám Thị đã mang tôi đi thắp hương, quỳ lạy trước bàn thờ Hai Bà Trưng ở Sài Gòn. Giải thưởng trao ở Vườn Tao Đàn cùng với nhiều phụ nữ xuất sắc khác. Ngoài khánh vàng còn được quyền chọn học bổng du học trong 6 quốc gia.
Lần này tôi không vui mấy và không thể so sánh một cách tương xứng được, vì giải thưởng bây giờ không có tầm vóc quốc gia như năm 1975. Tuy nhiên, có một niềm an ủi: những gì tôi viết bằng tiếng Anh đã được đọc và công nhận giá trị.
Có một điểm tương đồng: Giải Văn Chương Lễ Hai Bà Trung là kết quả của cuộc thi “nặc danh”, hội đồng giám khảo không được biết tên các thí sinh. 40 năm sau ở Mỹ cũng thế. Ban tổ chức International Book Awards hoàn toàn không biết tôi là ai, và tôi không hề biết họ.
Điểm khác biệt: Giải ở ViệtNam dựa trên sáng tác viết cho cuộc thi, chưa bao giờ xuất bản. Giải ở Mỹ bây giờ dựa trên tác phẩm đã được xuất bản, do nhà xuất bản của tôi đem di dự thi.
DNN: Năm 1975, đang học 12 C Trưng Vương, tôi được giải Danh Dự Văn Chương Phụ Nữ Toàn Quốc vào Lễ Hai Bà Trưng. Trước khi dự thi, bà Hiệu Trưởng, Giám Học và Tổng Giám Thị đã mang tôi đi thắp hương, quỳ lạy trước bàn thờ Hai Bà Trưng ở Sài Gòn. Giải thưởng trao ở Vườn Tao Đàn cùng với nhiều phụ nữ xuất sắc khác. Ngoài khánh vàng còn được quyền chọn học bổng du học trong 6 quốc gia.
Lần này tôi không vui mấy và không thể so sánh một cách tương xứng được, vì giải thưởng bây giờ không có tầm vóc quốc gia như năm 1975. Tuy nhiên, có một niềm an ủi: những gì tôi viết bằng tiếng Anh đã được đọc và công nhận giá trị.
Có một điểm tương đồng: Giải Văn Chương Lễ Hai Bà Trung là kết quả của cuộc thi “nặc danh”, hội đồng giám khảo không được biết tên các thí sinh. 40 năm sau ở Mỹ cũng thế. Ban tổ chức International Book Awards hoàn toàn không biết tôi là ai, và tôi không hề biết họ.
Điểm khác biệt: Giải ở ViệtNam dựa trên sáng tác viết cho cuộc thi, chưa bao giờ xuất bản. Giải ở Mỹ bây giờ dựa trên tác phẩm đã được xuất bản, do nhà xuất bản của tôi đem di dự thi.
Nicole và Bà Hoàng Đức Nhã trong buổi trao giải Văn Chương 1975
3-HLC: Chúng ta đi vào 2 tác phẩm đoạt giải nhé. Cuốn “Mimi and Her Mirror” và cuốn “Postcards From Nam” khởi sự lúc nào và viết trong bao lâu? Nội dung là gì?
DNN: Nội dung: “Mimi and her Mirror” là một trong 3 cuốn của bộ trường thiên tiểu thuyết nói về việc sụp đổ của Saigon và lớp người Việt di dân đầu tiên: giới trung lưu của xã hội Việt Nam Cộng Hoà (VNCH). Đây là một tiểu thuyết văn chương hiện đại đúng nghĩa (modern literary fiction), đi vào nội tâm của nhân vật chính, không phải tiểu thuyết thương mại (genre fiction). Cuốn thứ nhất (“Sông Hương”) nói về thời Pháp Thuộc và cuộc di tản 1975, nhân vật chính là con gái đầu lòng của một nhà giáo. Cuốn thứ hai (“Mimi”) nói về người em gái. Cuốn thứ ba (“Postcards”) , lẽ ra viết về người em trai út nhưng tôi lại viết về người hàng xóm, một thuyền nhân. Hình như độc giả Việt Nam chưa ai nhận ra rằng bộ ba tiểu thuyết nầy dựa trên một gia đình trung lưu của VNCH 2 gái, 1 trai: “Vương Quan là chữ, nối dòng Nho gia. Đầu lòng 2 ả Tố Nga…”
Chu trình viết: Tôi bắt đầu viết trường thiên này năm 1995 khi đang làm luật sư cho Mobil ở Á châu. Viết xong bản nháp đầu tiên của “Sông Hương” năm 1997; “Mimi va Postcards” năm 1999. Hoàn thành 3 cuốn vào năm 2000 thì tôi bị xe tải đụng suýt chết. Sau đó tôi từ chối việc làm ở Texaco Chevron và đi dạy luật; 3 cuốn sách bỏ vào tủ vì việc dạy học và biên khảo ngành luật thương mại ở đại học Denver rất nặng nề, đòi hỏi khoảng 50 giờ một tuần.
Năm 2003, tự nhiên nhà Xuất Bản Tự Lực Ravensyard gọi điện thoại cho tôi. Từ đó, “Sông Hương” được xuất bản. Đến 2009 thì Amazon Publishing, một chi nhánh của Amazon Corporation, lựa Mimi từ một cuộc thi văn chương họ tổ chức cùng với Penguin. Khi biết có 3 cuốn, họ mua hết cả 3. Từ trước đến nay, tôi vẫn chưa hề có đại diện mại bản văn chương (literary agent). Do duyên nghiệp mà Ravensyard và Amazon tìm ra tôi. Vì thế con đường xuất bản sách của tôi có thể nói là hi hữu, trái với thông lệ bình thường.
Nicole Dương ngày học Trưng Vương (hình phải)
4- HLC: cô đến Hoa Kỳ năm 1975. Chất liệu cô lấy từ đâu? Cá nhân mình và những người đồng cảnh ngộ chung quanh?
DNN: Từ những gì tôi trải qua, biết, thấy, và áp dụng vào cảnh trí giả tưởng của tiểu thuyết: một phương pháp dùng trong kịch nghệ gọi là “sense memory recollection.” Vài ví dụ: tôi đưa vào tiểu thuyết cảnh gia đình tôi rời Việt Nam bằng máy bay vận tải C130; kinh nghiệm ngoài đời của tôi khi hành nghề quốc tế trực thuộc Châu Á khoảng thời gian Mỹ bỏ cấm vận; và kinh nghiệm tôi làm việc trong những tổ hợp luật sư lớn của Hoa Kỳ. Ngay cả bối cảnh lịch sử cũng là kinh nghiệm đại gia đình của tôi, hai bên nội ngoại. Thí dụ: cuộc thanh trừng địa chủ ở Bắc, cuộc di cư 1954, hai cuộc thảm sát ở Huế (đồn Mang Cá — phong trào Cần Vương với vua Hàm Nghi –rồi Tết Mậu Thân 1968), việc hai vua Thành Thái và Duy Tân bị lưu đày… Cuộc sống đạm bạc (nhưng tự do và không đói khát) của công chức và giáo chức cũ ởSaigon, rồi cuộc tranh sống ở Mỹ mà học vẫn là động cơ và phương tiện tiến thân, cũng chính là cuộc sống của tôi trước và sau 1975.
DNN: Từ những gì tôi trải qua, biết, thấy, và áp dụng vào cảnh trí giả tưởng của tiểu thuyết: một phương pháp dùng trong kịch nghệ gọi là “sense memory recollection.” Vài ví dụ: tôi đưa vào tiểu thuyết cảnh gia đình tôi rời Việt Nam bằng máy bay vận tải C130; kinh nghiệm ngoài đời của tôi khi hành nghề quốc tế trực thuộc Châu Á khoảng thời gian Mỹ bỏ cấm vận; và kinh nghiệm tôi làm việc trong những tổ hợp luật sư lớn của Hoa Kỳ. Ngay cả bối cảnh lịch sử cũng là kinh nghiệm đại gia đình của tôi, hai bên nội ngoại. Thí dụ: cuộc thanh trừng địa chủ ở Bắc, cuộc di cư 1954, hai cuộc thảm sát ở Huế (đồn Mang Cá — phong trào Cần Vương với vua Hàm Nghi –rồi Tết Mậu Thân 1968), việc hai vua Thành Thái và Duy Tân bị lưu đày… Cuộc sống đạm bạc (nhưng tự do và không đói khát) của công chức và giáo chức cũ ởSaigon, rồi cuộc tranh sống ở Mỹ mà học vẫn là động cơ và phương tiện tiến thân, cũng chính là cuộc sống của tôi trước và sau 1975.
Hai thí dụ nữa: để biết cảnh thuyền nhân, đích thân tôi đã ra biển 2 lần, ở Singapore và Mã Lai, bằng tàu nhỏ, rồi leo lên tàu lớn để vào bờ. Chuyện hãm hiếp phụ nữ hay trẻ em vị thành niên trong Postcards và Mimi trở thành biểu tượng cho cuộc hãm hiếp văn hóa của cả một thế hệ hay dân tộc: tôi cũng hiểu thảm trạng này vì đã từng là luật sư thiện nguyện cho những phụ nữ và trẻ em bị bạo hành. (Đây là lý do tôi quan tâm đến truyện ngắn Bóng Đè của Đỗ Hoàng Diệu, một biểu tượng xuất hiện ngay trong lòng nước ViệtNam. Tuy nhiên lối hành văn hay cách dùng biểu tượng của tôi về đề tài nhạy cảm này khác hẳn cô ta).
5-HLC: Năm 2005, cuốn “Con gái của Sông Hương” gây tiếng vang và dường như gồm cả vài sóng gió. “Mimi and her Miror” sẽ có những hiệu ứng tương tự trong cộng đồng Việt?
DNN: Tôi không nghĩ thế. Cha tôi nhờ Ravensyard gửi vài “review copies” cho một ít báo chí ViệtNammà ông là độc giả trung thành. Oái ăm thay một vài người ViệtNamnhân cơ hội đó công kích tôi, chỉ trích lỗi chính tả trong “review copies” và thóa mạ luôn nghề luật của tôi. Theo thông lệ của giới xuất bản Hoa Kỳ, “review copies” là sách nháp được gửi cho giới điểm sách trước khi sửa bản kẽm.
Động cơ chỉ là lòng tỵ hiềm và nhu cầu gây tiếng vang trong cộng đồng mình. Đây là vấn đề mạ lị, phỉ báng, và quấy nhiễu chứ không phải sóng gió văn chương, mà mạ lỵ quấy nhiễu thì phải đưa vào tòa án. Thật ra hiện tượng này thường có mặt trong những cộng đồng thiểu số bị chấn động bởi những biến cố lịch sử và xáo trộn xã hội. Không xứng đáng có chỗ đứng trong ký ức tập thể.
“Sông Hương” và “Postcards fromNam” đã được các giáo sư của VNCH ngày xưa dịch cho cộng đồng người Việt rồi. Tôi chưa thấy có nhu cầu dịch Mimi sang tiếng Việt. Mimi là một tiểu thuyết tâm lý, văn chương (literary fiction), trong bối cảnh lịch sử 1975. Mimi không theo bất cứ một công thức nào. Nội dung, theo tôi, khá táo bạo, đòi hỏi việc hiểu tâm lý nhân vật và cách dùng biếu tượng.
DNN: Tôi không nghĩ thế. Cha tôi nhờ Ravensyard gửi vài “review copies” cho một ít báo chí ViệtNammà ông là độc giả trung thành. Oái ăm thay một vài người ViệtNamnhân cơ hội đó công kích tôi, chỉ trích lỗi chính tả trong “review copies” và thóa mạ luôn nghề luật của tôi. Theo thông lệ của giới xuất bản Hoa Kỳ, “review copies” là sách nháp được gửi cho giới điểm sách trước khi sửa bản kẽm.
Động cơ chỉ là lòng tỵ hiềm và nhu cầu gây tiếng vang trong cộng đồng mình. Đây là vấn đề mạ lị, phỉ báng, và quấy nhiễu chứ không phải sóng gió văn chương, mà mạ lỵ quấy nhiễu thì phải đưa vào tòa án. Thật ra hiện tượng này thường có mặt trong những cộng đồng thiểu số bị chấn động bởi những biến cố lịch sử và xáo trộn xã hội. Không xứng đáng có chỗ đứng trong ký ức tập thể.
“Sông Hương” và “Postcards fromNam” đã được các giáo sư của VNCH ngày xưa dịch cho cộng đồng người Việt rồi. Tôi chưa thấy có nhu cầu dịch Mimi sang tiếng Việt. Mimi là một tiểu thuyết tâm lý, văn chương (literary fiction), trong bối cảnh lịch sử 1975. Mimi không theo bất cứ một công thức nào. Nội dung, theo tôi, khá táo bạo, đòi hỏi việc hiểu tâm lý nhân vật và cách dùng biếu tượng.
Nicole Dương 1996
Nicole Dương 2006
6-HLC: Giáo sư đại học Florida State và nhà văn đoạt giải Pulitzer, Ông Robert Olen Butler năm 2010 nhận xét rằng cô kết hợp tuyệt vời giữa văn chương và luật học. Ông ta nói về tác phẩm “Mimi and Her Mirror”?Cô có thể giải thích rõ hơn?
DNN: Butlercho rằng đây là cuốn tiểu thuyết xứng đáng được đọc. Còn sự kết hợp giữa văn chương và luật học là điều ông nói về tư duy và tiến trình nghề nghiệp của tôi: vừa làm luật sư vừa viết văn.
DNN: Butlercho rằng đây là cuốn tiểu thuyết xứng đáng được đọc. Còn sự kết hợp giữa văn chương và luật học là điều ông nói về tư duy và tiến trình nghề nghiệp của tôi: vừa làm luật sư vừa viết văn.
7-HLC: Được biết cô ưa thích các tác giả Graham Greene, Albert Camus, Pat Conroy, Isabelle Allende, Vladimir Nabokov. Các tác giả này ảnh hưởng thế nào đến các tác phẩm của cô nhất là cuốn “Mimi and Her Mirror?
DNN: Tính nhân bản và tài năng của họ là động lực và khuôn thước cho tôi viết. Đặc biệt triết lý nhân bản của Albert Camus; nghệ thuật viết chính trị rất “wry” (chua chát mà hững hờ) của Graham Greene; khả năng viết như vẽ tranh vừa tượng hình vừa siêu hình của Isabelle Allende; cách trình bầy quá sức xúc tích những câu chuyện khó kể nhất của Pat Conroy. Tôi vẫn còn mong được đem hết những điều này vào chu trình viết lách của mình. Ba cuốn tiểu thuyết đã xuất bản chỉ là bước đầu, giúp tôi trả món nợ văn hóa với lịch sử ViệtNam. Nghiệp văn chương: tôi cho là “Con Đường Thiên Lý.”
Trong Mimi, tôi hy vọng độc giả sẽ tìm thấy cách mô tả gợi hình về những bóng ma của quá khứ, một chút chua chát về lịch sử và chính trị, những thảm thương khó nói về những nỗi khổ tâm phải vùi lấp, và một chút gì của triết lý nhân bản.
8-HLC: Tôi tò mò rất muốn biết cô đọc cái gì và ảnh hưởng cái gì từ Vladimir Nabokov?
DNN: Tôi đã trả lời vấn đề này, đăng trong sách dịch Postcards from Nam, do Văn Mới xuất bản. Tôi thán phục Nabokov vì ông viết văn 3 thứ tiếng: Anh, Pháp, Nga. Văn chương của ông vừa bi thảm vừa khôi hài. Sự tỉ mỉ về chi tiết thì tuyệt vời, và ông hoàn toàn đứng ngoài cái gọi là đạo đức. Điều này tôi không chấp nhận được: tôi không thể viết một cách phi đạo đức như ông.
Sông Hương” của tôi giống Lolita của Nabokov ở điểm trong tiểu thuyết có một tình yêu trái cấm. Nhưng tình yêu trong Sông Hương” là tình yêu đích thực, được thăng hoa thành sợi giây gắn bó giữa hai văn hóa trái ngược, qua dòng lịch sử, còn Lolita theo tôi chỉ là ám ảnh tội lỗi (obsession) vì có sự chiếm đoạt và hủy hoại người mình yêu.
Tôi hy vọng trong Mimi, độc giả sẽ thấy sự tỉ mỉ của nghệ thuật mô tả, trong bi thảm cũng có những điểm khôi hài thú vị, cũng như vấn để đạo đức, được biểu tượng không những qua các nhân vật anh hùng, mà còn qua nhân vật “phản diện.” Nghệ thuật viết văn gọi đó là “hero” và “anti-hero.”
9-HLC: Bút pháp nào thường được sử dụng cho “Con gái của sông Hương” và “Mimi and her Miror”?
DNN: tôi viết theo vô thức nên không chú trọng bút pháp. Gọi là cách kể truyện thì đúng hơn. Với “Sông Hương,” tôi viết như kể lại một cuộn phim, nhưng không đi “dưới da” nhân vật về tâm lý, mà trái lại, tôi dựa trên ký ức của nhân vật. Sông Hương là sự kết hợp giữa 3 hồi ký của 3 nhân vật nữ: bà cố, mẹ, và con gái. Còn bà ngoại thì luôn luôn có mặt, nhưng không viết hồi ký. Tâm trạng của nhân vật bà ngoại được diễn tả qua hồi ký của 3 nhân vật kia.
Với “Mimi,” tôi viết bằng cách đi sâu dưới da nhân vật. Cũng có “hồi tưởng về quá khứ,” nhưng không dựa trên nhật ký của nhân vật.
DNN: Tôi đã trả lời vấn đề này, đăng trong sách dịch Postcards from Nam, do Văn Mới xuất bản. Tôi thán phục Nabokov vì ông viết văn 3 thứ tiếng: Anh, Pháp, Nga. Văn chương của ông vừa bi thảm vừa khôi hài. Sự tỉ mỉ về chi tiết thì tuyệt vời, và ông hoàn toàn đứng ngoài cái gọi là đạo đức. Điều này tôi không chấp nhận được: tôi không thể viết một cách phi đạo đức như ông.
Sông Hương” của tôi giống Lolita của Nabokov ở điểm trong tiểu thuyết có một tình yêu trái cấm. Nhưng tình yêu trong Sông Hương” là tình yêu đích thực, được thăng hoa thành sợi giây gắn bó giữa hai văn hóa trái ngược, qua dòng lịch sử, còn Lolita theo tôi chỉ là ám ảnh tội lỗi (obsession) vì có sự chiếm đoạt và hủy hoại người mình yêu.
Tôi hy vọng trong Mimi, độc giả sẽ thấy sự tỉ mỉ của nghệ thuật mô tả, trong bi thảm cũng có những điểm khôi hài thú vị, cũng như vấn để đạo đức, được biểu tượng không những qua các nhân vật anh hùng, mà còn qua nhân vật “phản diện.” Nghệ thuật viết văn gọi đó là “hero” và “anti-hero.”
9-HLC: Bút pháp nào thường được sử dụng cho “Con gái của sông Hương” và “Mimi and her Miror”?
DNN: tôi viết theo vô thức nên không chú trọng bút pháp. Gọi là cách kể truyện thì đúng hơn. Với “Sông Hương,” tôi viết như kể lại một cuộn phim, nhưng không đi “dưới da” nhân vật về tâm lý, mà trái lại, tôi dựa trên ký ức của nhân vật. Sông Hương là sự kết hợp giữa 3 hồi ký của 3 nhân vật nữ: bà cố, mẹ, và con gái. Còn bà ngoại thì luôn luôn có mặt, nhưng không viết hồi ký. Tâm trạng của nhân vật bà ngoại được diễn tả qua hồi ký của 3 nhân vật kia.
Với “Mimi,” tôi viết bằng cách đi sâu dưới da nhân vật. Cũng có “hồi tưởng về quá khứ,” nhưng không dựa trên nhật ký của nhân vật.
10-HLC: Dược biết cô ưa thích nhà văn Khái Hưng. Tôi rất thú vị khi thấy cô nhận xét rất tinh tế khi nói rằng đọc Khái Hưng, cô liên tưởng đến Beethoven. Bao giờ cô bắt tay vào việc dịch một truyện ngắn của Khái Hưng và đó sẽ là truyện gì? Ngoài Khái Hưng, cô có nghĩ rằng cần giới thiệu cho thế giới biết nhiều hơn về văn chương Việt Nam qua bản dịch của cô? Và nếu vậy cô sẽ ưu tiên dịch những tác giả nào?
DNN: Tôi không chỉ yêu thích Khái Hưng (KH). Tôi xa xót cho ông như xa xót cho chính mình và cho nước ViệtNam. Văn chương của KH không có tính trầm, trang trọng, bao quát như Beethoven (dịch chữ dark, grand, panoramic), nhưng cả 2 đối với tôi đều là nhà cách mạng tư tưởng và nghệ sĩ lãng mạn – họ đưa chúng ta đi vào những giấc mơ tuyệt đối.
Nếu có dịp, tôi sẽ dịch “Anh Phải Sống” (Khái Hưng viết chung với Nhất Linh). Mỗi lần nghĩ đến Bắc Việt, tôi luôn muốn hỏi, “Đê Yên Phụ ở đâu?” Đê Yên Phụ là nơi “thằng Bò, Cái Nhớn, Cái Bé, Không Anh Phải Sống.” “Anh phải sống,” chỉ 3 chữ, là tất cả triết lý của đời người, thế nhưng, người phụ nữ đã chọn cái chết một mình thay vì chết cả đôi, vì “Bò, Nhớn, và Bé” – cũng 3 chữ – con người sinh ra để biết bò, lớn lên, rồi bé lại, và mẹ hy sinh cho con tức là bảo vệ sự trường tồn của nhân loại.
Chắc chị Lan Chi sẽ ngạc nhiên, nhưng tôi cũng sẽ dịch “Ông Đồ Bể,” loại sách Hồng mà Khái Hưng viết cho con nít – giấc mộng của KH, và giấc mộng của tôi!
Chắc chắn tôi cũng sẽ phải dịch “Trống Mái”, biểu tượng của tình yêu, cái đẹp, bờ biển Việt Nam hình chữ S, và cuộc cách mạng san bằng giai cấp trong tình yêu đôi lứa.
Ngoài Khái Hưnh, chắc tôi sẽ chọn mỗi tác giả sau đây một truyện ngắn mà tôi ưa thích: Thạch Lam, Thế Lữ, Lan Khai, Trùng Dương, Nguyễn Mạnh Côn, Nguyễn Mộng Giác, Doãn Quốc Sỹ. Tôi cũng sẽ ưu tiên cho một truyện ngắn rất khó dịch và có lẽ ít người biết “Những Ngày Cạn Sữa” của Minh Quân.
9-HLC: Vâng, xin chia sẻ với cô về suy nghĩ “ Mỗi lần nghĩ đến Bắc Việt là tự hỏi là Đê Yên Phụ ở đâu”. Tôi cũng thế. “Đôi bạn” của Nhất Linh đã để trong tôi một xã hội, một phong cảnh và một văn hóa rất đặc trưng Bắc Việt và khiến tôi, một cô gái Bắc rời quê hương từ 1954, di cư vào Nam, luôn hoài niệm về một vùng đất của giòng họ.
Tạm ngưng đề tài văn chương ở đây. Học luật, nữ thẩm phán người Việt đầu tiên và bây giờ nữ văn sĩ Việt đầu tiên chiếm giải Hoa Kỳ mà vẫn còn viết được tiếng Việt. Cô còn đam mê trong lãnh vực hội họa. Cô thú vị với cái mà cô gọi là “Art in Frugality”. Với những gì có trong tay lúc đó, từ bút chì, bút mực đến sơn móng tay, son môi, cô phác họa trong 20 phút và chỉ dành 40 phút còn lại để hoàn chỉnh bức họa. Tôi tự hỏi như vậy là “sáng tạo tùy hứng” hay “sáng tạo theo lý trí”? Vì sao cô tự đặt cho mình một kỷ luật như vậy?
DNN: Đó là “sáng tạo bốc đồng” vì không còn sự lựa chọn nào khác. Kỷ luật thời gian mà thôi, chứ không phải là kỷ luật của việc tạo hình. Tôi không có diễm phúc được học vẽ đến nơi đến chốn. Lý do: tôi chọn nghề luật để sinh nhai, trong giai đoạn cộng đồng người Việt còn phôi thai, it người học luật, lại “bị” các tổ hợp luật của Mỹ thuộc loại “mega” chiếu cố, tôi luôn luôn phải làm việc quá nhiều giờ trong ngành luật, không thể theo đuổi nghệ thuật như mình mong muốn. Bắt buộc tôi phải hoàn thành họa phẩm trong vòng một tiếng — cái gì hiện ra trên mặt phẳng là cái gì tôi muốn nói bằng vô thức. Nếu tỉ mỉ vẽ nhiều giờ, tức là tôi vẽ nhiều bức nhỏ, mỗi bức khoảng 1 tiếng, rồi họp lại thành một bức lớn. Tôi gọi việc vẽ vời của mình là “sáng tạo thô sơ” (Raw Art, không theo trường phái nào cả), “sáng tạo theo ngẫu hứng” (inspirational) và “sáng tạo theo vô thức” (subconscious painting). Nói chung là sáng tạo của người không học vẽ (L’Art Brut).
Tạm ngưng đề tài văn chương ở đây. Học luật, nữ thẩm phán người Việt đầu tiên và bây giờ nữ văn sĩ Việt đầu tiên chiếm giải Hoa Kỳ mà vẫn còn viết được tiếng Việt. Cô còn đam mê trong lãnh vực hội họa. Cô thú vị với cái mà cô gọi là “Art in Frugality”. Với những gì có trong tay lúc đó, từ bút chì, bút mực đến sơn móng tay, son môi, cô phác họa trong 20 phút và chỉ dành 40 phút còn lại để hoàn chỉnh bức họa. Tôi tự hỏi như vậy là “sáng tạo tùy hứng” hay “sáng tạo theo lý trí”? Vì sao cô tự đặt cho mình một kỷ luật như vậy?
DNN: Đó là “sáng tạo bốc đồng” vì không còn sự lựa chọn nào khác. Kỷ luật thời gian mà thôi, chứ không phải là kỷ luật của việc tạo hình. Tôi không có diễm phúc được học vẽ đến nơi đến chốn. Lý do: tôi chọn nghề luật để sinh nhai, trong giai đoạn cộng đồng người Việt còn phôi thai, it người học luật, lại “bị” các tổ hợp luật của Mỹ thuộc loại “mega” chiếu cố, tôi luôn luôn phải làm việc quá nhiều giờ trong ngành luật, không thể theo đuổi nghệ thuật như mình mong muốn. Bắt buộc tôi phải hoàn thành họa phẩm trong vòng một tiếng — cái gì hiện ra trên mặt phẳng là cái gì tôi muốn nói bằng vô thức. Nếu tỉ mỉ vẽ nhiều giờ, tức là tôi vẽ nhiều bức nhỏ, mỗi bức khoảng 1 tiếng, rồi họp lại thành một bức lớn. Tôi gọi việc vẽ vời của mình là “sáng tạo thô sơ” (Raw Art, không theo trường phái nào cả), “sáng tạo theo ngẫu hứng” (inspirational) và “sáng tạo theo vô thức” (subconscious painting). Nói chung là sáng tạo của người không học vẽ (L’Art Brut).
Sáng tạo bốc đồng của Nicole Dương khi trả lời 14 câu hỏi của Hoàng Lan Chi
10-HLC: Cô đã ép luật phải chung sống với văn chương trong tác phẩm của mình. Thế còn hội họa? Cách chung sống trong văn chương của hội họa “ made in Nicole” mang sắc thái gì?
DNN: Tôi đă giải thích ở trên. Xin nói thêm như sau:
Luật và văn chương: Tôi luôn luôn công nhận đó là hai thái cực. (Xin đọc bài nghị luận của tôi về vấn đề này đăng trong tạp chí của đại học California/Los Angeles: về phuong diện sáng tạo, tôi không đồng ý với luật gia-tư tưởng gia-thẩm phán Richard Posner trong giới trí thức Mỹ. Ông ta chủ trương luật, văn chương, và kinh tế có thể liên kết với nhau — cả 3 bộ môn có thể nhập một!
Vẽ và viết: Trái lại, hội họa và văn chương thì rất dễ gặp nhau. Tôi kết hợp hai bộ môn này trong Postcards from Nam, bối cảnh di dân và thuyền nhân. Văn chương và hội họa chỉ là hai con đường để con người đi tìm cái đẹp.
Văn chương chung sống với hội họa à la Chez Nicole: tôi viết văn y hệt như vẽ tranh hay làm phim: có lúc phác họa, có lúc cũng tỉ mỉ. Tôi đi theo “stream of consciousness” (luồng ý thức thôi thúc bằng vô thức), vi` thế tiểu thuyết của tôi không kể theo thời gian tính, và có thểkhó đọc cho một số độc giả.
DNN: Tôi đă giải thích ở trên. Xin nói thêm như sau:
Luật và văn chương: Tôi luôn luôn công nhận đó là hai thái cực. (Xin đọc bài nghị luận của tôi về vấn đề này đăng trong tạp chí của đại học California/Los Angeles: về phuong diện sáng tạo, tôi không đồng ý với luật gia-tư tưởng gia-thẩm phán Richard Posner trong giới trí thức Mỹ. Ông ta chủ trương luật, văn chương, và kinh tế có thể liên kết với nhau — cả 3 bộ môn có thể nhập một!
Vẽ và viết: Trái lại, hội họa và văn chương thì rất dễ gặp nhau. Tôi kết hợp hai bộ môn này trong Postcards from Nam, bối cảnh di dân và thuyền nhân. Văn chương và hội họa chỉ là hai con đường để con người đi tìm cái đẹp.
Văn chương chung sống với hội họa à la Chez Nicole: tôi viết văn y hệt như vẽ tranh hay làm phim: có lúc phác họa, có lúc cũng tỉ mỉ. Tôi đi theo “stream of consciousness” (luồng ý thức thôi thúc bằng vô thức), vi` thế tiểu thuyết của tôi không kể theo thời gian tính, và có thểkhó đọc cho một số độc giả.
11- HLC: Từ văn chương rồi hội họa, Cô có nghĩ tương lai mình sẽ có những đam mê mới để từ đó khám phá mới và hy vọng thành công mới hay không?
DNN: Tôi muốn được nặn tượng, làm đồ gốm, làm phim, kiến tạo sân khấu, kiến tạo các vũ điệu, và vẽ kiểu áo, trang trí nhà cửa và cắm hoa, vân vân. Độc giả có thể không biết, nhưng đam mê lớn nhất của tôi, theo sát tôi song song với ngòi bút tự hồi tấm bé, là âm nhạc. Nếu tôi dễ tính về hội hoạ – gì cũng được (anything goes), thì ngược lại, tôi vô cùng khó tính về âm nhạc. Nếu trời thương, tôi muốn đi từ văn chuong đến sân khấu và nhạc kịch. Ngoài âm nhạc và viết, thi tôi thích lập luận, tức là thích trao đổi quan điểm và đối chiếu tư tưởng.
12- HLC: Độc giả nào không biết chứ vùng DC có thể biết. Ông Phạm Bá Vinh, chủ nhiệm Sóng Thần ở DC có nói rằng Cô mặc áo tứ thân và hát trong một buổi nhạc của cụ Nguyễn Túc, rất hay. Cá nhân tôi đã có dịp nghe cô hát nhạc ngoại quốc trong một sinh nhật của Cỏ Thơm. Giọng hơi khàn, rất đạt tiêu chuẩn cho một dòng nhạc ngoại. Nhưng có lẽ tạm ngưng hội họa và các bộ môn nghệ thuậttại đây. Quan sát Dương Như Nguyện, tôi nghĩ rằng có vẻ như cô được thượng đế ưu đãi và gặp khá nhiều may mắn, cô có thấy vậy không? Đẹp, học giỏi, thông minh, thông thạo Anh Việt để có tác phẩm văn chương trong cả hai ngôn ngữ. Với sự ưu đãi của thượng đế, cô đã làm gì để duy trì và phát triển những tài năng bẩm sinh, những vốn trời cho? Cụ thể hơn, nhan sắc ấy trang sức gì cho đời, văn chương ấy nói gì cho đời, kiến thức luật ấy cứu vớt gì cho đời và hội họa ấy tô điểm gì cho đời?
DNN: Tôi không cảm thấy mình may mắn vì “đẹp học giỏi thông minh.” Còn về “thông thạo Anh Việt” thì phải học rồi phải hành. Cái may mắn độc nhất là tôi không phải vượt biên sau 1975. Sự kém mày mắn thì rất nhiều , đặc biệt là bị người chung quanh hại vì ganh ty chẳng hạn. Hơn nữa, sinh ra làm đàn bà và phải sống giữa hai dòng văn hóa, bước đầu 1975 không ai dẫn dắt, chưa hẳn là một may mắn. Người may mắn được trời đãi ngộ là người “không đẹp, không học giỏi, không thông minh” mà vẫn thành công và sung sướng, có được tất cả những gì xã hội ao ước. Ngồi mát mà ăn bát vàng” thì quả thực là may mắn trời cho.
Về những vấn đề chị Lan Chi đã sâu sắc nêu lên:
Nhan sắc: Ai đẹp hơn Thúy Kiều? Thẩm Thúy Hằng? Ava Gardner? Marilyn Monroe? Chuyện gì xảy ra cho họ? Sắc đẹp là phù du. Thí dụ: năm 2000, bị xe vận tải đụng, tôi bị thương ở mặt. Như được ơn trên bảo vệ, mặt tôi không bị tàn phá dù có chấn thương. Ở tuổi này, tôi công nhận: Sắc đẹp phải từ trong toát ra ngoài. Món trang sức chính là gánh nặng.
Thông mình và tài năng xuất chúng, đặc biệt hơn người: Chuyện gì đã xảy ra cho Cao Ba Quát, Nguyễn Trãi, Hồ Xuân Hương, và ngay cả Nguyễn Du của chúng ta? Nguyễn Du sống đời quyền quý, nhưng tôi cho rằng định mệnh của ông cũng thảm khốc: một rung chuyển về ý thức hệ, kẻ sĩ và thân phận nhược tiểu trong những chuyến đi sứ qua Tàu, và nỗi cô đơn mà ông đã phải gánh chịu. “Bất tri tam bách dư niên hậu, thiên hạ hà nhân khấp Tố Như?”
Tôi xin dẫn chứng thêm một câu nữa lấy từ một cuốn phim của Hollywood, nói bởi nữ tài tử Susan Sarandon: “The world is made for people who aren’t cursed with self- awareness.” Thế giới nầy dành cho những người không phải chịu lời nguyền của tri thức. (Tri không có dấu sắc, có nghĩa là “biết”).
DNN: Tôi không cảm thấy mình may mắn vì “đẹp học giỏi thông minh.” Còn về “thông thạo Anh Việt” thì phải học rồi phải hành. Cái may mắn độc nhất là tôi không phải vượt biên sau 1975. Sự kém mày mắn thì rất nhiều , đặc biệt là bị người chung quanh hại vì ganh ty chẳng hạn. Hơn nữa, sinh ra làm đàn bà và phải sống giữa hai dòng văn hóa, bước đầu 1975 không ai dẫn dắt, chưa hẳn là một may mắn. Người may mắn được trời đãi ngộ là người “không đẹp, không học giỏi, không thông minh” mà vẫn thành công và sung sướng, có được tất cả những gì xã hội ao ước. Ngồi mát mà ăn bát vàng” thì quả thực là may mắn trời cho.
Về những vấn đề chị Lan Chi đã sâu sắc nêu lên:
Nhan sắc: Ai đẹp hơn Thúy Kiều? Thẩm Thúy Hằng? Ava Gardner? Marilyn Monroe? Chuyện gì xảy ra cho họ? Sắc đẹp là phù du. Thí dụ: năm 2000, bị xe vận tải đụng, tôi bị thương ở mặt. Như được ơn trên bảo vệ, mặt tôi không bị tàn phá dù có chấn thương. Ở tuổi này, tôi công nhận: Sắc đẹp phải từ trong toát ra ngoài. Món trang sức chính là gánh nặng.
Thông mình và tài năng xuất chúng, đặc biệt hơn người: Chuyện gì đã xảy ra cho Cao Ba Quát, Nguyễn Trãi, Hồ Xuân Hương, và ngay cả Nguyễn Du của chúng ta? Nguyễn Du sống đời quyền quý, nhưng tôi cho rằng định mệnh của ông cũng thảm khốc: một rung chuyển về ý thức hệ, kẻ sĩ và thân phận nhược tiểu trong những chuyến đi sứ qua Tàu, và nỗi cô đơn mà ông đã phải gánh chịu. “Bất tri tam bách dư niên hậu, thiên hạ hà nhân khấp Tố Như?”
Tôi xin dẫn chứng thêm một câu nữa lấy từ một cuốn phim của Hollywood, nói bởi nữ tài tử Susan Sarandon: “The world is made for people who aren’t cursed with self- awareness.” Thế giới nầy dành cho những người không phải chịu lời nguyền của tri thức. (Tri không có dấu sắc, có nghĩa là “biết”).
13-HLC: Vâng, có nghĩa là nhan sắc đôi khi là tai họa và chữ tài liền với chữ tai một vần. Tuy thế, tôi nghĩ rằng cô vẫn còn “nợ” tôi hai câu hỏi. Nợ vì văn chương của cô, đã nói gì cho người phụ nữ VN, đã có “giải thoát” cho họ một vài giây trói nào không? Kiến thức luật đã từng giúp cho phụ nữ VN được những gì và hội họa với sáng tạo bốc đồng đã làm “mềm” lòng ai chưa?
DNN: Câu hỏi tuyệt vời. Vấn đề cần được đặt ra cho những nhân vật nổi tiếng khác của ViệtNamvì họ đã từng được quần chúng ViệtNamtôn sùng!
Quan niệm của tôi: việc đo lường ảnh hưởng của một cá nhân trên tập thể, lại là một con đường thiên lý thứ hai! Có khi đã chết rồi, sự đo lường vẫn chưa ngã ngũ. Đây là cưu mang của tất cả chúng ta. Tôi muốn nói đến một từ tiếng Anh, lấy từ tiếng Pháp, gọi là “Noblesse Oblige.” Tạm dịch ra tiếng Việt là “nghĩa vụ.” Trong một bài diễn thuyết cho học sinh thủ khoa và á khoa các trường trung học ởTexas, tôi đã giải nghĩa từ nầy bằng cách kể lại câu chuyện mà cha tôi luôn kể cho các con nghe: chuyện con voi của Đức Trần Hưng Đạo. Sẽ nhắc lại ở dịp khác.
Ở đây tôi phải trả lời chị Lan Chi một cách cụ thể:
1) Nhan sắc: Có thể đem phục vụ tha nhân. Điển hình là Huyền Trân Công Chúa. Nhan sắc cũng có thể làm phụ nữ ấm thân và tạo công danh (trường hợp của tài tử Pia Zadora chẳng hạn. Ngay cả con người tài năng Georgia O’Keefe cũng đã phô trương cái nhan sắc rất đặc biệt của mình qua ống kính của người bạn đời.) Có thể vì tôi quá độc lập, cho nên từ trước đến giờ, tôi chưa hề muốn đi theo thông lệ ở Mỹ, lấy tên một người đàn ông làm tên mình. Trước sau, ở dòng chính tôi vẫn là “Ms. Duong” lúc nào cũng phải tranh sống. Nhan sắc, nếu có, có thể đã giúp tôi gặp một số người rất đặc biệt, nhưng nói chung, nhan sắc là … vô tích sự, chỉ làm tốn thì giờ, tốn tiền bảo dưỡng và ăn diện mà thôi!
1) Nhan sắc: Có thể đem phục vụ tha nhân. Điển hình là Huyền Trân Công Chúa. Nhan sắc cũng có thể làm phụ nữ ấm thân và tạo công danh (trường hợp của tài tử Pia Zadora chẳng hạn. Ngay cả con người tài năng Georgia O’Keefe cũng đã phô trương cái nhan sắc rất đặc biệt của mình qua ống kính của người bạn đời.) Có thể vì tôi quá độc lập, cho nên từ trước đến giờ, tôi chưa hề muốn đi theo thông lệ ở Mỹ, lấy tên một người đàn ông làm tên mình. Trước sau, ở dòng chính tôi vẫn là “Ms. Duong” lúc nào cũng phải tranh sống. Nhan sắc, nếu có, có thể đã giúp tôi gặp một số người rất đặc biệt, nhưng nói chung, nhan sắc là … vô tích sự, chỉ làm tốn thì giờ, tốn tiền bảo dưỡng và ăn diện mà thôi!
2) Tư tưởng: Trong luận án ở Harvard, “Phụ nữ ViệtNam: chiến sĩ và thi sĩ.” tôi nêu lên 8 yếu tố rủi ro khi phải đối diện với vấn đề nữ quyền ở ViệtNam trong đầu thập niên 1990 – được giới hàn lâm về luật ở Mỹ coi là “seminal” (chính yếu, nổi bật). Từ lúc đó cho đến bây giờ, có tác dụng gì không ở nước ViệtNam? Thưa không. Tuy nhiên tôi hy vọng rằng, luận án sẽ là niềm an ủi cho bất cứ phụ nữ Việt Nam nào phải chịu đựng bất công xã hội, vì sự chiến đấu với hoàn cảnh phải bắt đầu bằng ý chí tu dưỡng tinh thần: Ý thức rằng tất cả chúng ta đều có thể trở thành chiến sĩ và thi sĩ: từ Trưng Vương cho đến Hồ Xuân Hương, cả hai đều trở thành bất tử!
Từ đó, trong suốt hơn thập niên trong nghề khoa bảng, 8 tập nghị luận của tôi được đăng tải trong dòng chính: từ việc khai thác dầu khí quốc tế, cho đến cuộc tranh chấp chủ quyền quốc gia ở đảo và biển Đông, qua đến vấn đề công nghệ hóa và vi tính hoá các nước chậm tiến trong kỷ nguyên toàn cầu cho thế kỷ 21 bằng thông minh nhân tạo (artificial intelligence). Tổng cộng khoảng 3000 footnotes cho 8 tập. Những cái đó có tác động gì không trên các chính trị gia làm chính sách? Tôi nghĩ là không. Thế mà tôi vẫn tiếp tục làm công việc “gieo mạ này dù có về hưu sớm. Lại một con đường thiên lý thứ 3.
Từ đó, trong suốt hơn thập niên trong nghề khoa bảng, 8 tập nghị luận của tôi được đăng tải trong dòng chính: từ việc khai thác dầu khí quốc tế, cho đến cuộc tranh chấp chủ quyền quốc gia ở đảo và biển Đông, qua đến vấn đề công nghệ hóa và vi tính hoá các nước chậm tiến trong kỷ nguyên toàn cầu cho thế kỷ 21 bằng thông minh nhân tạo (artificial intelligence). Tổng cộng khoảng 3000 footnotes cho 8 tập. Những cái đó có tác động gì không trên các chính trị gia làm chính sách? Tôi nghĩ là không. Thế mà tôi vẫn tiếp tục làm công việc “gieo mạ này dù có về hưu sớm. Lại một con đường thiên lý thứ 3.
3) Giáo dục: Trong hơn 11 năm dạy học, các sinh viên (nam có nữ có, đen, trắng, vàng, đủ sắc, tìm đến tôi như một người hướng dẫn (mentor), và một số đoàn thể cộng đồng Việt Nam hay đưa cho tôi việc đọc diễn văn (keynote speaker). Thế nhưng, tất cả các sinh viên nghèo, kém khả năng tiếng Anh ở Việt Nam, rất nhiều em xanh xao ốm yếu từ đồng quê lên tỉnh, không bao giờ có cơ hội du học tại Mỹ: tôi bó tay không giúp được các em. Tiếng nói, lời giảng bài của tôi cũng chẳng đến được tất cả các em một cách hữu hiệu và trực tiếp.
4) Nghề luật: Từ 1986, bắt đầu ngay lúc mới ra trường, tôi đã bào chữa một số các vụ án thiện nguyện không lấy thù lao, mà phí tổn tổng cộng lên cả trăm ngàn Mỹ Kim (nhiều vụ án). Thí dụ: tổ hợp Wilmer Cutler (bây giờ là Wilmer Hale), ởWashington,D.C. đã đài thọ cho tôi cãi miễn phí cho người con của một cựu quân nhân VNCH. Tuy thế, tôi chưa hề mở văn phòng phục vụ cho người Việt để kiếm sống trong cộng đồng người Việt. Cũng chưa hề phổ biến trước công chúng về những công trình và các vụ án thiện nguyện nầy.
Năm tôi làm thẩm phán, xảy ra vụ một sinh viên y khoa ViệtNambị giết chết vì tổ chức skinhead. Nếu vụ này đã xử và kẻ phạm tội đã phải đền tội, như một “hate crime,” thì qua cuộc phỏng vấn nầy, 20 năm sau, tôi xin nhờ blog Hoàng Lan Chi chính thức gửi lời tôi xin lỗi đến người mẹ của sinh viên bị đánh chết. Lúc ấy, vì chức vụ thẩm phán, tôi không thể can thiệp vào vụ án, và tôi đã phải bó tay lặng yên đứng ngoài nỗi đau khổ và tiếng kêu thương của bà.
Tôi đã nói thẳng với đồng nghiệp trong nghề luật: xin đừng vì sự hiện diện của tổng thống Obama trong tòa Bạch Ốc mà nghĩ rằng việc kỳ thi chủng tộc đã hết ở đất nước nầy. Hiện nay, có một gia đình Việt Nam ở một thành phố xa xôi không thuộc về thủ phủ của người ty nạn Việt Nam, đã lên tiếng xin sự ủng hộ của cộng đồng vì họ là nạn nhân kỳ thị chủng tộc. Tôi đã nói chuyện này với một số đoàn thể thiện nguyện Á Châu, kể cả tổ chức 80-20 (sáng lập bởi người Á Đông đầu tiên đắc cử chức vụ Phó Thống Đốc tiểu bang Delaware). Không tổ chức nào muốn giúp gia đình Việt Nam này. Tôi vẫn còn tiếp tục cố gắng tìm. Rất buồn mà phải nói với chị Lan Chi, rằng đã 40 năm qua, cộng đồng Việt Nam vẫn chưa có một cơ sở toàn quốc (national) với ngân sách để chúng ta bênh vực lẫn nhau về mặt luật pháp (legal defense fund), nhất là về kỳ thi chủng tộc hay vi phạm nhân quyền.
Tôi đã nói thẳng với đồng nghiệp trong nghề luật: xin đừng vì sự hiện diện của tổng thống Obama trong tòa Bạch Ốc mà nghĩ rằng việc kỳ thi chủng tộc đã hết ở đất nước nầy. Hiện nay, có một gia đình Việt Nam ở một thành phố xa xôi không thuộc về thủ phủ của người ty nạn Việt Nam, đã lên tiếng xin sự ủng hộ của cộng đồng vì họ là nạn nhân kỳ thị chủng tộc. Tôi đã nói chuyện này với một số đoàn thể thiện nguyện Á Châu, kể cả tổ chức 80-20 (sáng lập bởi người Á Đông đầu tiên đắc cử chức vụ Phó Thống Đốc tiểu bang Delaware). Không tổ chức nào muốn giúp gia đình Việt Nam này. Tôi vẫn còn tiếp tục cố gắng tìm. Rất buồn mà phải nói với chị Lan Chi, rằng đã 40 năm qua, cộng đồng Việt Nam vẫn chưa có một cơ sở toàn quốc (national) với ngân sách để chúng ta bênh vực lẫn nhau về mặt luật pháp (legal defense fund), nhất là về kỳ thi chủng tộc hay vi phạm nhân quyền.
5) Nói qua địa hạt văn chương: Những nhận xét của độc giả về 3 cuốn sách của tôi trên amazon.com cho thấy độc giả Mỹ có thay đổi cách nhìn về Việt Nam và người di dân, và có hiểu được tiếng nói của nhân vật và tác giả. Tuy nhiên, những định kiến, những sai lầm về dữ kiện, những xuyên tạc, ác ý, bỏ quên hay bóp méo lịch sử, vẫn đầy dẫy ngoài kia…
6) Việc vẽ vời của tôi có ảnh hưởng đến ai không? Tôi không rõ vì chưa bao giờ có diễm phúc được triển lãm, dù rằng có đem tranh di cho công tác xã hội. Vài lần tôi diễn thuyết trước công chúng về L’Art Brut, đều có người muốn mua tranh, nhưng tôi chưa bán, thì những người muốn mua tranh đã… biến mất! Tuy nhiên, tôi cảm nhận rằng kiểu vẽ “sáng tạo bốc đồng” của tôi gần gũi với những phụ nữ bình thường, bất kể màu da. Thí dụ: có một bức tôi vẽ người phụ nữ tập hát mà không hát được vì đã bị chận ngay cổ họng bởi một cành hoa uất kim hương mềm mại, mang vóc dáng của một nàng vũ nữ tý hon….tôi đặt tên bức tranh này là “Diva and her tulip dancer…” Hai phụ nữ, một người chặn họng người kia? Hay là 2 hình thái khác nhau trong cùng một phụ nữ: một xung đột nội tâm? Bức tranh này, khi tôi chiếu bằng powerpoint, đã làm một phụ nữ da đen trong cử tọa vô cùng xúc động. Nhưng rồi bà ta cũng…biến mất!
13-HLC: Tôi xin ghi nhận câu nói của cô “ 40 năm qua, cộng đồng vẫn chưa có một cơ sở toàn quốc để bênh vực đồng hương về mặt luật pháp, nhất là lãnh vực kỳ thị và định kiến”. Hy vọng bài tâm tình này sẽ đến tai các vị luật sư Việt khác và …biết đâu? Tôi nghĩ là mình có quyền hy vọng! Tôi rất thú vị khi được biết cô có vẻ chú tâm lãnh vực giải trừ nạn buôn người. Cô đã làm những gì trong lãnh vực này? Và còn chương trình học bổng Fulbright?
DNN: 1) Tệ trạng buôn người: Năm 2005, sau khi giới truyền thông của Mỹ đã cảnh tỉnh chúng ta về các nhà chứa ởCambodia và trẻ em ViệtNam. tôi cũng như bao người khác đã căm phẫn và rung động. Ở đại họcDenver, tôi một mình làm công tác nghiên cứu luật quốc tế về tệ trạng buôn người. Năm 2008, tôi lên Hoa Thịnh Đốn để diễn thuyết cho sinh viên thực tập về vấn đề nầy. Mãi đến năm 2010, đại họcSeattle tìm đến tôi và xin phép được đăng kết quả của công trình nghiên cứu. Qua năm 2011, bài, “Câu chuyện thương tâm của Đông Nam Á,” được đăng ở Seattle Journal for Social Justice, có tất cả 183 footnotes. Seattle có đưa lên mạng lưới và quý vị có thể “download.” Tôi đưa ra 13 thử thách, 1 đề nghị về xã hội, và 8 đề nghị về luật pháp, trong đó có mục tiêu nới rộng chủ thuyết “trách nhiệm của chính phủ” (state responsibility doctrine) trong công pháp quốc tế (public international law). Muốn thực hiện được chủ thuyết này để chống nạn buôn người xuyên quốc gia, cần sự áp dụng của thẩm phán liên bang Hoa Kỳ trong các vụ án liên quan đến đạo luật “Alien Tort Claims Act” của Mỹ, và sự thành hình các cơ cấu luật pháp xuyên quốc gia, xuyên chính phủ, gọi là “international criminal tribunals.”
DNN: 1) Tệ trạng buôn người: Năm 2005, sau khi giới truyền thông của Mỹ đã cảnh tỉnh chúng ta về các nhà chứa ởCambodia và trẻ em ViệtNam. tôi cũng như bao người khác đã căm phẫn và rung động. Ở đại họcDenver, tôi một mình làm công tác nghiên cứu luật quốc tế về tệ trạng buôn người. Năm 2008, tôi lên Hoa Thịnh Đốn để diễn thuyết cho sinh viên thực tập về vấn đề nầy. Mãi đến năm 2010, đại họcSeattle tìm đến tôi và xin phép được đăng kết quả của công trình nghiên cứu. Qua năm 2011, bài, “Câu chuyện thương tâm của Đông Nam Á,” được đăng ở Seattle Journal for Social Justice, có tất cả 183 footnotes. Seattle có đưa lên mạng lưới và quý vị có thể “download.” Tôi đưa ra 13 thử thách, 1 đề nghị về xã hội, và 8 đề nghị về luật pháp, trong đó có mục tiêu nới rộng chủ thuyết “trách nhiệm của chính phủ” (state responsibility doctrine) trong công pháp quốc tế (public international law). Muốn thực hiện được chủ thuyết này để chống nạn buôn người xuyên quốc gia, cần sự áp dụng của thẩm phán liên bang Hoa Kỳ trong các vụ án liên quan đến đạo luật “Alien Tort Claims Act” của Mỹ, và sự thành hình các cơ cấu luật pháp xuyên quốc gia, xuyên chính phủ, gọi là “international criminal tribunals.”
2) Chương trình Fulbright: Đây là chương trình giáo dục quốc tế nổi tiếng, lấy ngân sách từ Quốc Hội, qua Bộ Ngoại Giao và các toà Đại Sứ Mỹ. Tôi chỉ là phần tử thi hành. Có 2 cơ chế trong Fulbright: cơ chế học bổng cho sinh viên, và cơ chế học giả – Ở ngoài vào Mỹ là để tu nghiệp, nhưng từ Mỹ bước ra là các học giả hay chuyên gia xuất sắc được tuyển chọn để giảng dạy, nghiên cứu, và truyền bá văn hóa Hoa Kỳ. Tôi thuộc về cơ chế học giả, giảng dạy luật kinh doanh và hiến pháp Mỹ bằng tiếng Anh, bao gồm luôn một công trình nghiên cứu hàn lâm gọi là “Law and Society.” Tôi cho rằng mục tiêu của Fulbright là vận dụng giáo dục để thay đổi bề mặt thế giới cũng như cái nhìn về nước Mỹ. Fulbright đã được đưa vào VNCH trước 1975, và chính cha tôi là một trong những học giả Fulbright đầu tiên của Việt Nam được người Mỹ đưa qua đây tu nghiệp. Theo tôi, chương trình Fulbright tiêu biểu cho một phần chính sách đối ngoại của Hoa Kỳ đối với Việt Nam ngày hôm nay.
14-HLC: Trước khi tạm biệt xin cho biết kế hoạch 5 năm, 10 năm sắp tới của cô?
DNN: Tôi có nhắc đến sơ sơ rồi. Những cái gì chưa làm mà muốn làm thì sẽ phải cố gắng làm trước khi già lão. Còn được hay không là chuyện khác. Tôi nhắc lại, những con đường thiên lý… Nếu chị Lan Chi đòi hỏi chi tiết kể hoạch tương lai, tôi xin trả lời gián tiếp:
Nhà kinh tế John Maynard Keynes đã thốt lên câu bất hủ: “Trong dài hạn, tất cả chúng ta đều sẽ chết.” Tư tưởng gia Benjamin Franklin thì nói theo kiểu Mỹ rất ư là thực tế: “Trên đời này chỉ có hai việc chắc chắn: đóng thuế, và chết.” Albert Camus thì đăm chiêu: “Cách cống hiến thật hào hiệp cho tương lai là cống hiến tất cả cho hiện tại.” (Câu này khó dịch; tôi xin viết nguyên tác: “La véritable générosité envers l’avenir consiste à tout donner au present!”).
Chúc blog Hoàng Lan Chi luôn luôn như đóa hoa lan quý tỏa hương dưới nắng ấm.
HLC: Xin cảm ơn cô Dương Như Nguyện. Ông Nguyễn Ngọc Anh, Cựu Chủ Tịch cộng đồng NVQG Arizona đã viết cho tôi như sau trong những trao đổi cá nhân qua mail : “ Cô ta (DNN) là viên ngọc quý, cần được khám phá (hay đúng hơn, cần tạo cơ hội cho người khác khám phá.) Tư cách. Thâm thuý. Có tình tự dân tộc. Có chiều sâu triết học. Anh không dùng chữ ‘khôn khéo’ vì nó thường đồng nghĩa với không chân thật, nhưng cô ta là người biết cách trả lời để lôi kéo độc giả về với suy nghĩ của mình.”
Tôi nghĩ, tôi đã phần nào hoàn thành nhiệm vụ. Bài tâm tình này là cơ hội tôi gửi DNN đến với mọi người. Trước tôi đã có Lưu Nguyễn Đạt, Nguyễn Xuân Hoàng, Việt Bằng nhưng ..cái cách một phụ nữ đến với một phụ nữ như tôi đến với cô, có lẽ tôi là người đầu tiên? Con đường thiên lý có ngắn hơn chăng khi có người khám phá?
Xin tạm biệt và hẹn một tâm tình khác.
Hoàng Lan Chi thực hiện 2012
DNN: Tôi có nhắc đến sơ sơ rồi. Những cái gì chưa làm mà muốn làm thì sẽ phải cố gắng làm trước khi già lão. Còn được hay không là chuyện khác. Tôi nhắc lại, những con đường thiên lý… Nếu chị Lan Chi đòi hỏi chi tiết kể hoạch tương lai, tôi xin trả lời gián tiếp:
Nhà kinh tế John Maynard Keynes đã thốt lên câu bất hủ: “Trong dài hạn, tất cả chúng ta đều sẽ chết.” Tư tưởng gia Benjamin Franklin thì nói theo kiểu Mỹ rất ư là thực tế: “Trên đời này chỉ có hai việc chắc chắn: đóng thuế, và chết.” Albert Camus thì đăm chiêu: “Cách cống hiến thật hào hiệp cho tương lai là cống hiến tất cả cho hiện tại.” (Câu này khó dịch; tôi xin viết nguyên tác: “La véritable générosité envers l’avenir consiste à tout donner au present!”).
Chúc blog Hoàng Lan Chi luôn luôn như đóa hoa lan quý tỏa hương dưới nắng ấm.
HLC: Xin cảm ơn cô Dương Như Nguyện. Ông Nguyễn Ngọc Anh, Cựu Chủ Tịch cộng đồng NVQG Arizona đã viết cho tôi như sau trong những trao đổi cá nhân qua mail : “ Cô ta (DNN) là viên ngọc quý, cần được khám phá (hay đúng hơn, cần tạo cơ hội cho người khác khám phá.) Tư cách. Thâm thuý. Có tình tự dân tộc. Có chiều sâu triết học. Anh không dùng chữ ‘khôn khéo’ vì nó thường đồng nghĩa với không chân thật, nhưng cô ta là người biết cách trả lời để lôi kéo độc giả về với suy nghĩ của mình.”
Tôi nghĩ, tôi đã phần nào hoàn thành nhiệm vụ. Bài tâm tình này là cơ hội tôi gửi DNN đến với mọi người. Trước tôi đã có Lưu Nguyễn Đạt, Nguyễn Xuân Hoàng, Việt Bằng nhưng ..cái cách một phụ nữ đến với một phụ nữ như tôi đến với cô, có lẽ tôi là người đầu tiên? Con đường thiên lý có ngắn hơn chăng khi có người khám phá?
Xin tạm biệt và hẹn một tâm tình khác.
Hoàng Lan Chi thực hiện 2012
Bài liên quan:
[1] http://www.vietbang.com/index.php?c=article&p=1788. Bài viết của ông Lưu Nguyễn Đạt có tựa đề “ THÂN PHẬN, ĐỊNH MỆNH VÀ TRUYỀN THỐNG TRONG DAUGHTERS OF THE RIVER HƯƠNG [CON GÁI CỦA SÔNG HƯƠNG]
[2] http://vanmagazine.saigonline.com/HTML-N/NguyenXuanHoangST/STNguyenXuanHoang200507.php. Bài viết của Nguyễn Xuân Hoàng
[2] http://vanmagazine.saigonline.com/HTML-N/NguyenXuanHoangST/STNguyenXuanHoang200507.php. Bài viết của Nguyễn Xuân Hoàng
Người con
gái sông Hương
· February
6, 2015
No comments:
Post a Comment