Tuesday, September 29, 2015

AnhThư*ThuGiang.


shared http://emdep.vn/goc-sao/gap-go-ba-chu-hang-tram-cong-thuc-tu-lam-my-pham-tai-nha-20141006090141544.htm
Em đẹp) - "Chúng tôi làm ra cuốn sách này, hy vọng rằng bạn đọc có thể hiểu rằng mỹ phẩm gần gũi hơn chúng ta tưởng, và chúng ta có thể làm được nếu muốn", đó là tâm sự của Đỗ Anh Thư - một trong 2 tác giả cuốn "Tự làm mỹ phẩm".

Tự làm mỹ phẩm tại nhà! Tôi đoán chắc khi đặt vấn đề này, có đến 99% phụ nữ Việt đều yêu thích, nhưng có đến 50% vì quá bận, chẳng có thời gian, 30% còn lại chỉ xem rồi để đấy, 19% còn lại cũng lọ mọ tự chế nhưng chưa thực sự tư duy về nó một cách nghiêm túc. Và điều khiến tôi ngạc nhiên khi cầm trên tay cuốn "Tự làm mỹ phẩm tại nhà" - NXB Nhã Nam của tác giả Anh Thư và Thu Giang, là lần đầu tiên, ở Việt Nam có những "tín đồ làm đẹp" đã thực sự nghĩ về việc tự chế mỹ phẩm một cách nghiêm túc và bài bản. Bất chợt tôi mơ ước có một ngày, Việt Nam sẽ có ngành công nghiệp mỹ phẩm có "màu" riêng, song song với lĩnh vực thời trang đã và đang khẳng định mình. Sẽ chẳng ai "đánh thuế" giấc mơ của tôi cả, vậy nên, hãy cứ ước mơ khi còn có thể!

Và biết đâu đấy! trong tương lai không xa, đôi bạn Đỗ Anh Thư (1987) và Đỗ Thu Giang (1989) có thể sẽ làm được điều kỳ diệu đó chăng? Bởi không chỉ làm suông, viết sách suông, Đỗ Anh Thư đã có riêng một công ty TNHH Thực Mỹ Phẩm có tên Grandpa’s Garden và Thu Giang là trợ thủ đắc lực của cô trong quá trình chế mỹ phẩm này. 

Bìa cuốn sách "Tự làm mỹ phẩm tại nhà" của đồng tác giả Đỗ Anh Thư và Nguyễn Thu Giang.

Hãy cùng Emdep.vn trò chuyện với Đỗ Anh Thư, một trong những tác giả của cuốn sách "Tự làm mỹ phẩm tại nhà" để hiểu hơn về quá trình tự làm mỹ phẩm cũng như ý tưởng để cho ra mắt cuốn sách này!

- Chào Anh Thư, bạn và Thu Giang quen nhau là nhờ “cầu nối” tự làm mỹ phẩm hay quen từ trước đó?

Tôi và Giang biết đến nhau vì cùng có sở thích làm mỹ phẩm. Chúng tôi tự học độc lập với nhau cùng từ khoảng năm 2009, và đến gần cuối năm 2011 thì Giang mới "phát hiện" ra tôi (cười). Từ đó chúng tôi có nhiều trao đổi, đầu tiên về xà phòng và son dưỡng. Có một thời gian tôi sinh em bé, lúc đó tôi nhờ Giang trực yahoo giúp và lập đơn hàng (lúc đó Giang vẫn học ở Nga), và Giang trở thành "nhân viên" đầu tiên mà tôi có được. Về sau, Giang và tôi vẫn có nhiều cơ hội giao lưu, học hỏi lẫn nhau.



Đỗ Anh Thư - bén duyên với việc tự làm mỹ phẩm thông qua một khóa học tại Mỹ năm 2009.

Giang cũng tiếp cận với cách làm mỹ phẩm handmade tại Nga từ năm 2009 và nghiên cứu sâu về nó.

- Thư yêu thích công việc tự làm mỹ phẩm từ bao giờ và lý do nào khiến bạn vẫn "nuôi dưỡng" sở thích đó đến tận bây giờ?


Tôi nghĩ đúng thật nó là một cái duyên. Công việc nó đến với mình, chứ ban đầu tôi không có ý thức về nó để mà chọn. Tôi phải cảm ơn những người bạn, người chị đã làm "cầu nối" giúp tôi. Năm lớp 8, lần đầu tiên thấy một thỏi son dưỡng - của bạn tôi - tôi đã có ấn tượng rất mạnh và "thèm muốn" có một bộ sưu tập son và... ước luôn khi lớn lên sẽ được làm trong một công ty sản xuất mỹ phẩm. Năm lớp 12, tôi ở với chị họ, chị thường nói sau này sẽ mở một trường học làm xà phòng và làm nến (lúc đó cả chị tôi và tôi đều chưa biết gì về xà phòng hay nến; sau này chị cũng không làm gì liên quan đến nó). 

Năm cuối đại học, ngay trước khi tôi sang Mỹ, tôi được một người bạn tặng 2 miếng xà phòng. Nó đã "kích thích" tôi quyết định học làm xà phòng từ lần đi Mỹ đó. Công việc này như tôi thấy, nó đáp ứng được mơ ước thủa nhỏ của tôi. 

Từ nhỏ, tôi ghét nấu nướng, nhưng lại thích công đoạn trộn khuấy, như đánh trứng chẳng hạn. Tôi thích làm một nhà khoa học mà có thể pha vài thứ nước vào với nhau thành ra một hỗn hợp có thể gây hại (cười đùa) hoặc biến người ta thành siêu nhân. 

- Thông thường, các du học sinh khi sang trời Âu hoặc Mỹ thường học những chuyên ngành nghe rất “sang tai” như quản trị kinh doanh, thiết kế, mỹ thuật, truyền thông, bạn và Thu Giang lại sang đó và chọn học làm mỹ phẩm, bạn có thấy “phí” không vì rất nhiều công thức tự làm mỹ phẩm cũng được nhiều blogger chia sẻ nhiều trên trang web quốc tế?

Tôi xin khẳng định: miễn phí không thể bằng mất phí được! 

Đầu tiên, các công thức nước ngoài, về đến Việt Nam phải chỉnh lại, nhưng chỉnh như thế nào thì nếu không học, bạn sẽ mất hàng năm để điều chỉnh (có những công thức xà phòng làm xong đến 6 tháng mới kiểm tra được). Hoặc khí hậu và phong cách khác nhau, sinh ra nhu cầu về mỹ phẩm khác nhau, làn da khác nhau, hạn sử dụng của mỹ phẩm khác nhau... Thực ra nếu tôi ở Mỹ thì sẽ áp dụng ngay công thức của Mỹ, nhưng đã ở Việt Nam thì phải có sự điều chỉnh.

Thứ hai, kể cả các công thức tôi chia sẻ miễn phí trên các phương tiện tôi có, nó cũng chỉ là có ích đối với những bạn muốn thử làm mỹ phẩm một vài lần trong đời, để làm cho bản thân và một vài người bạn. Còn với những người muốn kinh doanh mỹ phẩm, lượng kiến thức chuyên môn như thế còn rất nông.

Một người thực sự muốn làm trong lĩnh vực này sẽ cần có vài thứ: một là năng lực lập ra một phác đồ chăm sóc da cho các loại da, các loại nhu cầu khác nhau (phác đồ bao gồm một bộ sản phẩm gì, và đến thời gian nào sẽ điều chỉnh sản phẩm như thế nào - cái này đòi hỏi họ còn phải hiểu biết tốt khoa học về da, không chỉ về làm mỹ phẩm); hai là kỹ năng kiểm soát chất lượng sản phẩm; đây là hai vấn đề theo tôi là quan trọng nhất về chuyên môn. Ngoài ra, đối với một sản phẩm, còn có những kỹ năng khác như lựa chọn đồ chứa (cái này không chỉ là thẩm mỹ mà còn ảnh hưởng đến chất lượng), thiết kế nhãn mác... 

Thực ra Giang sang Nga để học về tài chính ngân hàng, và khóa học của tôi ở Mỹ hồi đó cũng rất cơ bản, không đáng để nói rằng mình sang Mỹ chỉ để học làm mỹ phẩm. Tôi nghĩ rằng nếu chưa hiểu sự quan trọng của việc "có học", thì chắc không ai, kể cả chúng tôi, sẽ đầu tư "cả một chuyến đi Mỹ" chỉ cho khóa học như thế.



"Chúng tôi làm ra cuốn sách này, hy vọng rằng bạn đọc có thể hiểu rằng mỹ phẩm gần gũi hơn chúng ta tưởng, và chúng ta có thể làm được nếu muốn", Anh Thư chia sẻ.

- Theo bạn đánh giá, những dòng mỹ phẩm dưỡng da cao cấp từ nước ngoài có giá rất đắt, hàng triệu, hàng chục triệu đến hàng trăm triệu, nhưng chất lượng và thành phần của dòng sản phẩm này có khác nhiều so với những mỹ phẩm có nguồn gốc tự nhiên tự sản xuất, hay chỉ đắt ở tên thương hiệu và bị đội giá bởi chi phí công đoạn và quy trình?
Chất lượng của mỹ phẩm handmade nó phụ thuộc rất lớn vào kiến thức của người làm ra nó, nhìn chung những người làm mỹ phẩm handmade nghiêm túc thì chất lượng sản phẩm của họ rất cao. Về chất lượng của các hãng mỹ phẩm nhập ngoại có tương đương giá của họ hay không, thì tôi không dám nói vì không đủ kiến thức.

- Khi xem bạn trực tiếp làm body lotion, tôi thực sự ngạc nhiên vì không nghĩ làm mỹ phẩm lại giản đơn đến thế, tất cả những mỹ phẩm tại nhà đều làm nhanh và làm dễ như vậy sao? Có loại nào cầu kỳ và cần quy trình phức tạp không?

Cách làm một sản phẩm thì rất đơn giản và nhanh chóng. Mỹ phẩm công nghiệp cũng được sản xuất tương tự, họ chỉ dùng máy móc chuyên dụng thôi. Như khi trộn kem, tôi dùng máy đánh trứng, còn họ dùng máy trộn kem.

Cái khó và mất thời gian nhất là việc lên một công thức thế nào. Để lên được một công thức khiến bạn tạm hài lòng, có thể phải mất nhiều năm nghiên cứu.

Nói nôm na, nó giống như nấu cơm vậy! Bạn chỉ cần cho nước vào gạo và cắm lên. Nhưng bao nhiêu nước với loại gạo nào và lượng gạo nhiều ít thế nào, nấu như thế nào với các loại nồi/bếp khác nhau, nó lại là chuyện khác. Bạn nấu cơm ở nhà ngon không có nghĩa là sang nhà hàng xóm cũng nấu được một nồi cơm ngon như thế. Và để trở thành một người đi đâu nấu cơm cũng ngon thì không phải chuyện học một tuần mà được (cười).


- Nghiên cứu mỹ phẩm ở Mỹ và Nga nhưng thời tiết bên đó dễ chịu hơn rất nhiều, liệu khi về Việt Nam với khí hậu nhiệt đới gió mùa và đầy khói bụi, chất da của người Việt cũng khác, bạn có gặp khó khăn gì trong việc nghiên cứu và cho ra sản phẩm của mình?

Tôi cũng mất một khoảng thời gian để tìm hiểu nhu cầu của người tiêu dùng và điều chỉnh các công thức - hiện tôi làm để thỏa mãn sở thích cá nhân và để đào tạo, chứ chưa kinh doanh mỹ phẩm.

Thực ra khí hậu của Mỹ và Nga không dễ chịu lắm đâu. Nắng của Mỹ rất hại, độ ẩm thấp, đây cũng là một trong các nguyên nhân khiến người Mỹ trông già hơn người Việt. 

Trong quá trình nghiên cứu, đôi khi tôi cũng hoang mang, nhưng sau đó, tôi vẫn có lời giải đáp. Xuyên suốt quá trình này, tôi thấy rất vui và không nhớ là có khó khăn lớn gì không. Tôi nghĩ Giang cũng vậy!

- Bạn xuất bản cuốn sách "Tự làm mỹ phẩm tại nhà" và cũng có clip cụ thể hướng dẫn cách làm mỹ phẩm tự chế, bạn không sợ người khác sẽ học làm và mất đi lượng khách hàng cho những sản phẩm của mình sao?


Tôi kinh doanh mảng đào tạo, thực ra, cho một cuốn sách này, tôi nghĩ số người hỏi về khóa học ở chỗ tôi cũng sẽ giảm. Nhưng những người hỏi sẽ là những người thực sự nghiêm túc. Được làm việc với những học viên nghiêm túc, thường là các chị chủ spa uy tín, tôi lại học hỏi được rất nhiều.

Một điều nữa tôi luôn nghĩ, việc kinh doanh thì sẽ biến động nhiều, có thể hôm nay thành công, ngày mai phá sản (trộm vía). Nhưng một cuốn sách để lại cho đời thì là mãi mãi. Tôi thấy mãn nguyện khi làm ra được một tác phẩm. "Xuất bản một cuốn sách" cũng là nguyện vọng của tôi từ 8 năm nay.

Cảm ơn những chia sẻ của bạn, 


Đôi điều về cuốn sách "Tự làm mỹ phẩm":

Được viết bởi tác giả Đỗ Anh Thư (1987) và Nguyễn Thu Giang (1989). Sách được xuất bản bởi nhà sách Nhã Nam.

Về tác giả: 

Nguyễn Thu Giang là cựu du học sinh Nga chuyên ngành tài chính ngân hàng. Hiện tại, song song với việc "trợ thủ" cho Đỗ Anh Thư về việc tự chế mỹ phẩm, cô vẫn tiếp tục với công việc là nhân viên ngân hàng. Trong khi Đỗ Anh Thư, từng là du học sinh ở Mỹ, cô trở về nước và mở riêng một công ty có tên Grandpa’s Garden. Đây là công ty tiên phong trong lĩnh vực đào tạo làm mỹ phẩm tự chế tại Việt Nam.

Về nội dung cuốn sách: 

Cuốn sách được xem là cuốn "từ điển mở" dành cho các tín đồ ưa lọ mọ tự chế mỹ phẩm. Trong cuốn sách bao gồm rất nhiều công thức cụ thể để có thể tự chế son môi, nước hoa, kem nền, kem dưỡng, sáp lăn nách, thậm chí cả kem đánh răng. Không chỉ vậy, 2 tác giả còn nêu rõ cách đi tìm công thức lý tưởng, cách phân biệt thế nào là dầu, thế nào là tinh dầu, cách luyện tập trực giác về mùi vị.





Hà miu

Xuân Oanh

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia
shared https://vi.wikipedia.org/wiki/Xu%C3%A2n_Oanh
Xuân Oanh
XuanOanh.jpg
Thông tin nghệ sĩ
Tên khai sinhĐỗ Xuân Oanh
Sinh4 tháng 1 năm 1923
Quảng YênQuảng Ninh
Mất27 tháng 3, 2010 (87 tuổi)
Hà Nội
Nghề nghiệpNhạc sĩDịch giảNhà báo
Thể loạiNhạc đỏ, nhạc phim, nhạc cho kịch, giao hưởng
Ca khúc tiêu biểu19 tháng Tám
Ca sĩ trình bày thành côngNghệ sĩ Nhân dân Lê Dung
Thiếu tướng Bắc Việt
Xuân Oanh (4/1/1923-27/3/2010) là một nhạc sĩ, dịch giả của Việt Nam. Quê ông ởQuảng YênQuảng Ninh.

Tiểu sử[sửa | sửa mã nguồn]

Nhạc sĩ Xuân Oanh tên thật là Đỗ Xuân Oanh sinh ngày 4 tháng 1 năm 1923 trong một gia đình nghèo [1]. Cha ông là thợ may. Từ nhỏ ông được người cậu làm nghề thuyền chài nuôi dưỡng. Mẹ ông bệnh nặng và qua đời khi ông được 6 tuổi, sau khi bố ông đưa ông về từ nhà người cậu ít hôm.
Năm 14 tuổi, khi học xong tiểu học, ông bắt đầu tự kiếm sống bằng đủ các nghề như: thợ đúc, thợ mỏ, dạy học, vẽ tranh, nhạc công phòng trà.
Năm 19 tuổi, ông đến Hà Nội và bắt đầu học thêm.
Trước 1945, ông tham gia tuyên truyền cho Mặt Trận Việt Minh[2]. Sau Cách Mạng Tháng Tám, ông lên chiến khu Việt Bắc và làm việc cho Báo Cứu quốc. Ông rất giỏi ngoại ngữ, ông biết 7 thứ tiếng. Ông từng là phát thanh viên chương trình Tiếng Anh thế hệ đầu tiên của Đài Tiếng nói Việt Nam. Ông từng làm phiên dịch viên cho các lãnh đạo cao cấp của Đảng và Nhà nước Việt Nam như Cố Chủ tịchHồ Chí Minh và cố thủ tướng Phạm Văn Đồng.
Năm 1951, tham gia thành lập Ủy ban Bảo vệ Hòa bình Thế giới của Việt Nam, làm Tổng Thư ký kiêm Phó Chủ tịch Ủy ban.
Từ 1968 đến 1972, tại Hội nghị Paris về Việt Nam, tham gia Phái đoàn Việt Nam Dân chủ Cộng hòa với tư cách đại diện cho Ủy ban Bảo vệ Hòa bình Việt Nam và Ủy ban Việt Nam đoàn kết với nhân dân Mỹ - Pháp, vận động phong trào chống chiến tranh xâm lược của Mỹ.[3]. Năm 1989 ông tham gia xuống đường chống bom nguyên tử tại Nhật Bản, ông phổ nhạc thành công bài thơ Trời sẽ lại trong xanh của tác giả người Nhật Umeda Shyozi đã để lại ấn tượng sấu sắc cho bạn bè thế giới [2]. Trong khoảng những năm 90 của thế kỷ trước ông chuyển sang nghề dịch giả với bút danh Anh Thư[4].
Sau thời gian dài bệnh nặng, ông qua đời sáng ngày 27 tháng 3 năm 2010, thọ 87 tuổi.

Tác phẩm[sửa | sửa mã nguồn]

Âm nhạc[sửa | sửa mã nguồn]

  • Ca khúc 19 tháng 8 (1945), ca khúc nổi tiếng nhất của ông.
  • Ca khúc Cây súng bạn đường.
  • Ca khúc Đời vẫn tươi.
  • Ca khúc Quê hương anh bộ đội(1949).
  • Ca khúc Ca mừng chế độ ta tươi đẹp.
  • Ca khúc Hồ Chí Minh người là muôn ánh sao.
  • Ca khúc Ngôi sao thế kỷ.
  • Ca khúc Hà Nội ở Lâm Đồng.
  • Hợp xướng 4 chương Quê hương hai tiếng ấy.
  • Phổ nhạc Trời sẽ lại trong xanh(Thơ:Umeda Shyozi).
  • Phổ nhạc Gọi thu (Thơ:Nguyễn Thị Hồng)

Dịch giả[sửa | sửa mã nguồn]

  • Dịch Thơ Hồ Xuân Hương trong Tuyển tập thơ nữ Việt Nam - Nhà xuất bản Phụ nữ sang tiếng Anh.
  • Dịch các tác phẩm sau đây từ tiếng nước ngoài sang Tiếng Việt:
    • Trần trụi giữa bầy sói(Bruno Apitz, cùng Hoàng Tố Vân).
    • Hai số phận(Jeffrey Archer).
    • Lucky.
    • Nửa đêm về sáng.
    • Một lần chưa đủ (Jacqueline Susann).
    • Mãi mãi xanh.
    • Máy yêu(Jacqueline Susann).
    • Cổng vàng.
    • Vườn Thượng Hải.
    • Phía sau tình yêu.
    • Bảo bối Thượng Hải(Vệ Tuệ).
  • Dịch vở kịch Hồn Trương Ba, da hàng thịt (Lưu Quang Vũ) sang Tiếng Anh.
  • Dịch Ông Cố Vấn (Hữu Mai) sang Tiếng Anh.

Đánh giá[sửa | sửa mã nguồn]

  • "Đa tài, là một nghệ sĩ có tài cầm, kì, thi, họạ, thông thạo 7 ngoại ngữ, với vốn kiến thức đông - tây, kim - cổ".[3]

Giải thưởng[sửa | sửa mã nguồn]

Chú thích[sửa | sửa mã nguồn]

  1. ^ “Nhạc sĩ Đỗ Xuân Oanh ung dung ở tuổi 80”. VNExpress. Truy cập ngày 28 tháng 3 năm 2010.
  2. a ă “Nhạc sĩ ca khúc "19 tháng 8" qua đời”. Báo Đắc Lắc online. Truy cập ngày 28 tháng 3 năm 2010.
  3. a ă â “Nhạc sỹ Xuân Oanh - Nhà ngoại giao nhân dân”. TPO. Truy cập ngày 21 tháng 8 năm 2010.
  4. ^ “Xuân Oanh - đa tài, vui sống”. Báo Quảng Trị online. Truy cập ngày 28 tháng 3 năm 2010.
***
shared http://giaitri.vnexpress.net/tin-tuc/gioi-sao/trong-nuoc/nhac-si-do-xuan-oanh-ung-dung-o-tuoi-80-1875892.html

Vừa đi vừa huýt sáo một giai điệu vui, tác giả của ca khúc "19/8 chớ quên ngày khởi nghĩa" trông vẫn trẻ trung ở độ tuổi này. Ngoài sáng tác âm nhạc, ông còn là một dịch giả, họa sĩ và một người làm công tác đối ngoại tài ba.
ânh
Nhạc sĩ Đỗ Xuân Oanh.
- Ông đã bước vào đời như thế nào?
- Tôi sinh ra trong một gia đình nghèo. Bố tôi là thợ may, biết chữ Hán. Mẹ tôi sinh 6 lần nhưng chỉ còn một mình tôi. Khi còn nhỏ, tôi được ông cậu làm nghề thuyền chài nuôi. Lên 6 tuổi, tôi được bố đón về nhà. Lúc này, mẹ tôi lại ốm nặng, chỉ sau ít ngày bà qua đời. Bố cho tôi học hết tiểu học, rồi nói rằng ông chỉ lo được cho tôi đến đây, giờ tôi phải tự lao động kiếm sống. Thế là 14 tuổi, tôi lăn vào đời với đủ mọi nghề, từ thợ đúc, thợ mỏ đến dạy học, vẽ tranh và đàn hát trong phòng trà. Phần lớn kiến thức mà tôi có được là tự học: nhạc, họa, ngoại ngữ. Năm 19 tuổi, tôi lưu lạc lên Hà Nội làm nghề đóng giày và kèm con cái nhà khá giả học thêm. Người giác ngộ tôi là nhà thơ Nguyễn Đình Thi.
- Con đường nào đưa ông đến với cây cọ?
- Ngày bé tôi thích vẽ lắm, còn được khen là có hoa tay. Tôi cũng từng vẽ để kiếm sống. Những năm sau Cách mạng Tháng Tám, tôi được lên chiến khu Việt Bắc, công tác ở báo Cứu quốc và làm công việc in ấn, viết bài, vẽ tranh. Hồi đó làm báo khó khăn lắm, không có máy ảnh như bây giờ, tôi được giao vẽ minh họa cùng với họa sĩ Trần Đình Thọ, sau này là Giám đốc Đại học Mỹ thuật Hà Nội. Bây giờ, khi nào dịch sách mệt, tôi lại quay sang vẽ tranh thư giãn. Lương hưu cũng dùng để mua sơn dầu vẽ tranh tặng bạn bè.
- Ông còn là phát thanh viên tiếng Anh của Đài tiếng nói Việt Nam ngay từ khi có chuyên mục này năm 1946. Ông học ngoại ngữ khi nào?
- Thời học tiểu học, tôi có chút vốn tiếng Pháp. Khi lặn lội kiếm sống ở vùng biển Quảng Ninh, tôi có cơ hội tiếp xúc với nhiều thủy thủ nước ngoài, nên đã nâng cao trình độ giao tiếp tiếng Pháp và học lỏm được tiếng Anh. Phải nói là cái tai âm nhạc giúp tôi nhiều trong việc học ngoại ngữ. Khi nghe người nước ngoài nói, tôi cố gắng nghe phần âm nhạc trong tiếng của họ, thuộc từng câu trọn vẹn, rồi hát lên. Nhớ lần chuẩn bị bài phát biểu ở hội nghị quốc tế Chống chiến tranh hạt nhân ở Hiroshima (Nhật Bản), tôi đã nhờ một bạn Nhật đọc cho nghe, rồi tập lại và lên nói rất thành công. Các bạn Nhật cứ hỏi tôi đã học ở đâu mà phát âm như người Nhật vậy. Sau này, mỗi lần đi nước ngoài, tôi cố học thêm một ngoại ngữ, nên bây giờ có thể dùng thành thạo 5 thứ tiếng.
- Ông sử dụng thời gian nghỉ hưu như thế nào?
- Tôi lúc nào cũng có việc để làm. Sáng vào Internet đọc tin tức, check e-mail, sau đó quay ra dịch sách. Tôi đang dịch dở cuốn Star Wars. Khi nào mệt thì vẽ tranh hoặc đàn một khúc nhạc tình. Nhưng, có làm gì thì cứ đúng 4h30' chiều là ra quán bia ở Cửa Nam làm một cốc với bạn bè.
(Theo Thể Thao & Văn Hóa)

No comments:

Post a Comment