Wednesday, September 23, 2015

xuân huyệt





Huyệt Đại chùy

Là huyệt “chư dương chi hội” (hội của 6 kinh dương và mạch Đốc) và “dương mạch chi hải” (là bể của dương mạch), có công dụng giải biểu sơ phong, thanh tâm định thần, kiện não, tiêu trừ mệt mỏi, tăng cường thể chất và cường tráng cơ thể. Nghiên cứu hiện đại cho thấy, cứu huyệt Đại chuỳ đặc biệt có tác dụng gia tăng số lượng bạch cầu, nâng cao năng lực miễn dịch tế bào, cải thiện lưu lượng tuần hoàn não, phòng chống cảm mạo và các bệnh lý hệ hô hấp.


Cách xác định huyệt: Cúi đầu và quay đầu qua lại phải trái, dùng tay xác định u xương tròn cao nhất động đậy dưới ngón tay nhiều, đó là mỏm gai của đốt sống cổ thứ 7, huyệt Đại chuỳ nằm ngay dưới đầu mỏm gai này.


* Huyệt Trung quản: 





Là huyệt hội của phủ, thuộc mạch Nhâm, có công dụng điều lý tràng vị, bổ khí, tiêu tích hoá trệ, lợi thấp hoà trung, giáng nghịch chỉ ẩu. Nghiên cứu hiện đại cho thấy, cứu huyệt Trung quản đặc biệt có tác dụng nâng cao công năng tỳ vị, làm tăng nhu động dạ dày và ruột, thúc đẩy quá trình tiêu hoá thức ăn và hấp thu các chất dinh dưỡng, điều tiết bài tiết dịch tiêu hoá, cải thiện miễn dịch tế bào và phòng chống các bệnh lý dạ dày, ruột, túi mật và tuyến tụy.

Cách xác định huyệt: Nằm ở điểm giữa đường nối nơi gặp nhau của bờ cung xương sườn và rốn, phía trên rốn 4 thốn.


Day huyệt Túc Tam lý. Ảnh: H.K.T
* Huyệt Quan nguyên:



Là huyệt hội của ba kinh âm và mạch Nhâm, là nơi chứa đựng nguyên khí rất cần cho sự sống, có công dụng bồi thận cố bản, bổ khí hồi dương, thông điều Xung Nhâm, thăng thanh giáng trọc, điều nguyên tán tà, bảo kiện phòng bệnh. Nghiên cứu hiện đại cho thấy, cứu huyệt quan nguyên đặc biệt có tác dụng cải thiện huyết động học, làm ổn định và gia tăng chỉ số SI và LVSWI của cơ tim, tăng cường lưu lượng tuần hoàn vành, nâng cao khả năng chịu đựng của cơ thể trong điều kiện thiếu ôxy, cải thiện và điều tiết miễn dịch.

Cách xác định huyệt: Nằm trên đường trục giữa cơ thể, dưới rốn 3 thốn hoặc ở điểm nối 3/5 trên và 2/5 dưới của đường nối điểm giữa bờ trên xương mu và rốn.



* Huyệt Túc Tam lý:




Là huyệt nằm trên đường kinh Vị, có công dụng điều lý tỳ vị, kiện vận tỳ dương, ôn trung tán hàn, bổ trung ích khí, điều hòa khí huyết, tuyên thông khí cơ, đạo khí thượng hành, phù bản cố nguyên, bổ hư cường thân. Y thư cổ có câu: “Đỗ phúc Tam lý lưu”, ý muốn nói cứu huyệt vị này có thể phòng chống các bệnh lý đường tiêu hoá.



Trong dân gian Nhật Bản lưu truyền câu tục ngữ: “Nhược yếu an, Tam lý mạc yếu can”, nghĩa là muốn khoẻ mạnh và sống lâu thì huyệt Túc Tam lý không được để cho khô, ý là phải cứu huyệt vị này liên tục. Bởi vậy, Túc Tam lý còn được gọi là Trường thọ huyệt hay Vô bệnh trường thọ huyệt.
Nghiên cứu hiện đại cho thấy, cứu Túc Tam lý đặc biệt có tác dụng kháng lão rõ rệt thông qua việc cải thiện hàng loạt các chỉ tiêu về tuần hoàn, hô hấp, thần kinh, tiết niệu, nội tiết, miễn dịch và vận động ở người có tuổi và cao tuổi.

Cách xác định huyệt: Sờ bờ trước xương ống chân (mào chày) từ dưới cổ chân ngược lên, đến gần khớp gối ngón tay bị mắc lại ở đâu thì đó là lồi củ trước xương chày, từ đây đo ngang ra ngoài một khoát ngón tay là vị trí của huyệt, khi ấn có cảm giác tê tức lan xuống bàn chân.

* Huyệt Tam âm giao


Là huyệt hội của 3 kinh âm, có công dụng kiện tỳ hoà vị, sơ can lý khí, bổ thận tăng tinh, thông kinh hoạt lạc, chủ về công năng sinh dục. Nghiên cứu hiện đại cho thấy, cứu huyệt vị này đặc biệt có tác dụng phòng chống các bệnh lý thuộc hệ tiết niệu sinh dục, đồng thời cũng có hiệu đối với các bệnh lý thần kinh, tim mạch và tiêu hoá.

Cách xác định huyệt: Từ đỉnh mắt cá chân trong đo lên 3 thốn, huyệt ở chỗ hõm sát bờ sau phía trong xương chày.





Day huyệt Tam âm giao. Ảnh: H.K.T

* Huyệt Dũng tuyền


Là một trong 27 huyệt vị châm cứu nằm trên đường kinh Túc thiếu âm Thận, có công dụng tỉnh thần khai khiếu, giáng nghịch chỉ ẩu, thanh tâm tả nhiệt, hồi dương cứu nghịch.






















No comments:

Post a Comment