Wednesday, September 23, 2015

HUYỆT ĐẠO & THỰC PHẨM GIÚP LÀM SẠCH ĐỘNG MẠCH


SHARED 

http://dothimoitnhanchinh.blogspot.com.au/2012/08/day-huyet-on-inh-tim-mach.html








Những huyệt cần day ấn phục vụ ổn định tim mạch.

Người nhà tôi ở Đồng Nai bị bệnh tim mạch đã kiên trì tìm các huyệt phục vụ ổn định tim mạch thấy chuyển biến dần, sau một năm thấy tốt và tiếp tục kiên trì tập hàng ngày không phải dùng thuốc như trước nữa.

Ông ta cho tôi biết có 21 huyệt sau:

1.     Huyệt Thiếu Xung: Nằm ở bờ trong ngón út, cách 1 phân sau chân móng tay út. (Đối xứng là Huyệt Thiếu trạch).

2.     Huyệt Trung Xung: Nằm ở đầu ngón giữa, cách đầu móng một phân ( Nằm ở trên ngón áp út , cách góc sau chân móng tay một phân là Huyệt Quan Xung - ảnh dưới)

 

3.     Huyệt Thiếu phủ: Nắm ngón tay, ngay đầu ngón út trên lòng bàn tay là Huyệt Thiếu Phủ;

4.     Huyệt Trung Chử: Nằm trên mu bàn tay, đối diện với Huyệt Thiếu Phủ  (Thuận tiện khi đồng thời dùng ngón cái và ngón chỏ đồng thời day ấn 2 huyệt này. Huyệt này ở giữa đầu xương bàn tay ngón út và áp út)

5.     Huyệt Lao Cung: Nắm ngón tay, ngay đầu ngón giữa trên lòng bàn tay là Huyệt Lao cung.

6.     Huyệt Đại Lăng: 


Nằm ngay mặt trước cánh tay, giữa đường lằn cổ tay, giữa 2 đường gân (chính giữa chỉ cổ tay)

7.     Huyệt Thần Môn: Nằm ở phía ngón út, trên đường nếp lằn ngang cổ tay, phía lòng bàn tay (thẳng đường giữa ngón út và áp út trên lòng bàn tay)

8.     Huyệt Âm Kỵ: Nằm ở giữa huyệt Thần Môn và huyệt Thông Lý trên cùng đường thẳng.

9.     Huyệt Thông Lý: Nằm ở cổ tay dưới Huyệt Thần Môn  một thốn cùng đường thẳng.

10.                        Huyệt Nội Quan: Nằm trên đường thẳng Huyệt Đại Lăng xuống phía cánh tay khoảng 1 thốn rưỡi, trước huyệt Gian Sử nửa thốn.

11.                        Huyệt Khích Môn: 


Nằm nửa trên cẳng tay, phía sâu kẽ 2 xương cẳng tay.

12.                        Huyệt Khúc Trạch: 
Nằm ở khuỷu tay  phía trong Huyệt Xích Trạch.

13.                        Huyệt không tên: Ở ngoài tai

14.                        Huyệt không tên: Ở trong tai ( hai huyệt này đối xứng nhau trong vành tai, dùng ngón cái và ngòn trỏ cùng day)

15.                        Huyệt Nhũ Thượng: Ở trên đầu vú.

16.                        Huyệt Nhũ Căn: Ở dưới đầu vú

17.                        Huyệt Đản Trung: Ở giữa ngực.

18.                        Huyệt Cưu Vĩ:









ở xương Mỏ quạ.

19.                        Huyệt Cự Khuyết: ở xương Mỏ quạ.

20.                        Huyệt Hoang Du: 

Ở hai bên rốn.

21.                        Huyệt Thiên Khu: 


ở hai bên rốn phía ngoài xa hơn
Ghi chú:

1.     Điểm huyệt chữa hôn mê co giật : 

Huyệt Thiếu Trạch,


Thiếu Xung,

 Quan Xung 



và 

Trung Xung 


(chữa khẩn cấp khi bị trúng gió, cảm nắng, trẻ nhỏ bị hôn mê, ngất hoặc những bệnh về thần kinh khác có thể kích thích vào các huyệt trên, có thể kết hợp huyệt Nhân trung tăng kích thích; khi tỉnh có thể hết hợp huyệt Hợp Cốc. Ấn mạnh rồi lại buông ra, làm liên tục 14 lần, có thể không hạn chế cho đến khi nào tỉnh thì thôi.)

2.     Chữa suy nhược thần kinh: Xoa bóp huyệt Lao cung, huyệt Thông Lý, Huyệt Thần Môn có tác dụng ổn định tinh thần, phòng suy nhược thần kinh, phiền não. Trước khi đi ngủ tăng cường xoa bóp giúp cho ngủ sâu, phòng chứng suy nhược thần kinh. Huyệt Trung chử có tác dụng tăng cường sức khỏe, thường dùng để trị các bệnh tuổi già . 

Huyệt Cực tuyền,

 huyệt Trung Chử,


 huyệt Thông Lý 

Huyệt thông lý

có tác dụng phòng chứng liệt rung Parkinson (Huyệt Thông Lý để phòng trị bệnh ở tay, an dưỡng tinh thần; Huyệt Cực Tuyền ở trung ương dưới nách trong cánh tay có động mạch đập ngay cạnh huyệt có tác dụng phòng chống các bệnh ở vai, cổ tay)

3.     Xoa bóp huyệt Nội Quan 


phòng bệnh Tảo Tiết (xuất tinh quá sớm): Có tác dụng trấn tĩnh tinh thần, điều trị thần kinh, phong trị suy nhược thần kinh.

4.     Huyệt Lao cung:

làm thanh nhiệt ở lục phủ ngũ tạng; kết hợp huyệt Biên lịch (trên huyệt Dương Khê ở giữa 2 gân cơ co duỗi cổ tay, từ huyệt Dương Khê do lên 3 thốn) sẽ có tác dụng phòng trị bệnh Meniere ( tổn thương bệnh lý Tai như mất thăng bằng, chóng mặt, cảm âm kém, ảnh hưởng đến các thao tác vận động ).

5.     Bấm 
huyệt Khúc Trạch,

 Thiếu Phủ 
trị bệnh chậm nhịp soang: Nhịp tim không đều, chậm dẫn đến lượng máu chảy không đủ nên đau đầu, mất ngủ suy nhược dế bị xúc động. Huyệt Khúc Trạch thuộc Thủ Quyết âm tâm bào; Huyệt Thiếu phủ thuộc Thủ thiếu âm tâm kinh có quan hệ mật thiết với nhau để phòng trị bệnh ở tim huyết quản.

6.     Bấm huyệt phòng trị bệnh mạch vành

Chủ yếu huyệt Gian Sử

Huyệt Thông Lý 

và huyệt Thần môn
***
Bonus:



shared http://phuctamduong.com/news/Cac-huyet-van-C/CAO-HOANG-DU-959/

http://200huyetdaoquantrongtrencothenguoi.blogspot.com.au/search/label/



***
shared http://www.dongyhongduc.com/content/detail/10/405

PNO - Những căn bệnh về tim và mạch máu (gọi tắt là CVDs) đang là chủ đề nóng hổi của ngành y. Các chuyên gia dinh dưỡng cho rằng, thế kỷ 21 là thế kỷ của dịch bệnh với rất nhiều căn bệnh nguy hiểm.

Một trong những nguyên nhân nguy hiểm nhất gây ra các căn bệnh có liên quan đến tim và mạch máu chính là sự tắc nghẽn của các động mạch. Mối nguy hiểm này không xuất hiện ngay mà chúng là kết quả tích tụ của hàng loạt lựa chọn sai lầm trong lối sống và chế độ ăn uống.

Động mạch chính là các mạch máu vận chuyển ô-xy và chất dinh dưỡng từ tim đến các phần còn lại trong cơ thể. Chúng chạy từ não cho đến các đầu ngón chân. Những động mạch khỏe mạnh sẽ dẻo dai, đàn hồi tốt và không có chất lắng đọng. Nhờ đó, máu lưu thông trong động mạch dễ dàng. Khi cơ thể đã có tuổi, các chất béo, cholesterol, chất thải từ các tế bào, can-xi sẽ hình thành ở mặt bên trong của động mạch. Những mảng bám động mạch này làm hạn chế sự lưu thông máu. Trong một số trường hợp có thể gây tắc nghẽn.

Mảng bám hình thành sẽ dẫn đến tình trạng xơ vữa động mạch. Tình trạng này làm cho động mạch trở nên hẹp và cứng. Những động mạch bị tắc nghẽn ở các phần khác nhau của cơ thể có thể kéo theo hàng loạt những rắc rối về y học, bao gồm: hạn chế sự lưu thông của máu đến phần chân bên dưới và những bộ phận ở xa (do sự tắc nghẽn của những động mạch ngoại biên); bệnh viêm họng (cơn đau ngực), bệnh tim và những cơn đau tim (do sự tắc nghẽn của động mạch vành), đột quỵ (do tắc nghẽn động mạch cảnh có nhiệm vụ cung cấp ô-xy cho não).

Nguyên nhân khiến cho động mạch bị tắc nghẽn có liên quan tới việc ăn quá nhiều thức ăn được chế biến sẵn vốn rất giàu các chất béo bão hòa, chất hóa học và nhiều chất độc khác. Một số loại thực phẩm có thể làm động mạch bị tắc nghẽn nhưng cũng có những loại thực phẩm lại làm được điều ngược lại: làm sạch các động mạch. Do vậy, nếu đã từng bị những cơn đau ở ngực và thở dốc, bạn nên chú ý tăng cường thêm những loại thực phẩm sau trong khẩu phần mỗi ngày

1. Tỏi

Từ thời cổ đại đến nay, tỏi vẫn được sử dụng để điều trị các căn bệnh có liên quan đến tim và cao huyết áp. Kết quả nghiên cứu (của Tạp chí y khoa Prevention) cho thấy tỏi có thể ngăn chặn sự vôi hóa ở động mạch vành (sự lắng đọng can-xi trong động mạch vành, từ đó tạo ra những mảng bám trong động mạch). Một kết quả nghiên cứu khác đã phát hiện ra khả năng của tỏi trong việc hạn chế sự hình thành các mảng bám li ti (những phân tử đầu tiên tạo ra các mảng bám ở động mạch) lên tới 40% và làm giảm kích thước của các phân tử mảng bám này tới 20%. 

2. Nho

Những lợi ích của nho đối với sức khỏe bắt nguồn từ flavonoid, chất tạo nên màu tím cho những quả nho, nước ép nho và rượu vang đỏ. Flavonoids, quercitin và resveratrol là những chất tập trung ở lớp vỏ, cành và hạt của quả nho nhiều hơn là phần thịt và nước ép của loại trái cây này. Những chất này đã được chứng minh là có khả năng ngăn ngừa sự ô-xy hóa của các cholesterol LDL (cholesterol “xấu”) - là nguyên nhân dẫn đến sự hình thành các mảng bám ở thành động mạch. Chúng còn có tác dụng hạ thấp nguy cơ phát triển các cục máu đông có thể gây ra những cơn đau tim.

3. Các loại dâu



Những loại trái cây mang họ dâu như dâu tây, mâm xôi, việt quất và dâu tằm đều giàu các chất chống ô-xy hóa flavonoids (như anthocyanins), có thể giúp ngăn ngừa tình trạng xơ cứng của động mạch và tẩy sạch các mảng bám đang hình thành ở thành động mạch.

4. Táo




Táo có chứa pectin, một loại chất xơ hòa tan giúp hạ thấp cholestreol bằng cách cản trở ruột hấp thu a-xít mật. Từ đó buộc gan phải sử dụng lượng cholesterol đang có để sản xuất ra nhiều mật hơn. Lượng chất quercetin, kali và ma-giê trong táo giúp hạ thấp mức cholesterol nằm trong vòng kiểm soát. Những loại trái cây giàu pectin khác là lê và những loại quả có họ cam, quít.

5. Rau bina 




Rau bina cung cấp nhiều lutein, một chất carotenoid từ thực vật. Chất lutein không chỉ bảo vệ cơ thể chống lại tình trạng thoái hóa điểm đen do lão hóa ở mắt (hay còn gọi là đục thủy tinh thể) mà còn giúp ngăn ngừa những cơn đau tim bằng cách giữ cho các thành động mạch luôn sạch sẽ, ngăn chặn sự lắng đọng của các cholesterol. Rau bina còn giàu kali và a-xít folic, hai chất dinh dưỡng quan trọng để phòng ngừa chứng cao huyết áp.

6. Cá


Các loại cá có nhiều dầu như cá hồi và cá ngừ chứa nhiều a-xít béo omega 3, có tác dụng ngăn ngừa sự hình thành các cục máu đông và cholesterol. Một kết quả nghiên cứu của trường ĐH Southampton cho thấy chất dầu omega 3 làm ngừng quá trình lắng đọng của các chất béo trong động mạch.

7. Dầu ôliu

Theo các kết quả nghiên cứu, những phân tử cholesterol xấu khi được hòa trộn với chất béo đơn chưa no có trong dầu ôliu hầu như đều ít bị ô-xy hóa (sau khi bị ô-xy hóa, các cholesterol đã đủ khả năng để bám vào thành động mạch và hình thành nên các mảng bám).

8. Cà chua

Cà chua giàu carotenoid lycopene, hợp chất giữ chức năng tạo màu cho quả cà chua và là một chất chống ô-xy hóa có khả năng hạ thấp mối nguy từ chứng xơ vữa động mạch rất đáng kể, lên tới 50%. Các nhà nghiên cứu Hàn Quốc kết luận lycopene có thể giúp ngăn ngừa sự xơ cứng động mạch và cả chứng xơ vữa động mạch. Theo kết quả của cuộc nghiên cứu, họ nhận thấy những phụ nữ có hàm lượng lycopene trong máu cao nhất chính là những người có tỷ lệ xơ cứng của động mạch thấp nhất và ngược lại.

9. Trà xanh

Trong trà xanh cũng có một chất chống ô-xy hóa khá mạnh mẽ đó là flavonoids. Chúng có khả năng cải thiện “sức khỏe” cho những tế bào mỏng manh của mạch máu (còn gọi là tế bào màng trong) và làm giảm nguy cơ mắc bệnh tim. Sự khác thường của tế bào màng trong đóng vai trò chủ chốt trong việc phát triển các động mạch bị tắc nghẽn. Các nhà nghiên cứu nhận thấy ở những người uống trà xanh thường xuyên, độ giãn nở của động mạch tăng lên rất đáng kể. Đây chính là dấu hiệu rất tốt đối với việc thực hiện chức năng của các mạch máu.

10. Lựu

Lựu và nước ép loại trái cây này có chứa hàm lượng chất chống ô-xy hóa cao, giúp đánh bại sự xơ cứng ở các động mạch. Kết quả nghiên cứu mới nhất cho thấy nước ép lựu không chỉ có công dụng ngăn ngừa sự xơ cứng cho động mạch bằng cách làm giảm những tổn hại cho mạch máu mà còn đẩy lùi sự phát triển của căn bệnh. Các thử nghiệm cho thấy nước ép lựu làm giảm những ảnh hưởng của sự căng thẳng lên các tế bào mạch máu ở người bằng cách kích thích sự sản xuất ô-xít nitric. Chất hóa học này được cho là có khả năng giúp các động mạch mở rộng và giữ cho máu lưu thông tốt.

Ngoài việc chú ý đến những loại thực phẩm nêu trên, bạn có thể tham khảo thêm một số bí quyết sau để giúp làm sạch động mạch một cách nhanh chóng:

- Tập thể dục thường xuyên để cơ thể và tim luôn khỏe mạnh.
- Hạn chế việc tiếp nhận chất béo bão hòa bằng cách giảm việc tiêu thụ thực phẩm chế biến sẵn. Ngoài ra, cũng cần chú ý tránh những thực phẩm có chứa chất béo trans vì chúng làm gia tăng lượng LDL cholesterol.
- Uống thật nhiều nước.

 Theo Lifemojo.com

No comments:

Post a Comment