Monday, September 21, 2015

QUACH HUE TRAN

Bác Sĩ Quách Huệ Trân
16 hrs
Lúc trước khi thầy giáo giảng về ‘tịnh sắc căn’, tôi đã từng hồi tưởng lúc học về ‘thần kinh’, nói đến ‘cảm giác đau’, hoặc là những đường dây dẫn cảm giác khác, nói huỵch toẹt ra thì chỉ là một số [điện tử] Na+ và K+ thay đổi vị trí trong quỹ đạo ở phía trong và ngoài của những tế bào. [Những hạt điện tử này] chạy tới, chạy lui, rồi chạy trở về, chỉ có bấy nhiêu thôi nhưng đó là những gì mà thường ngày chúng ta chấp trước là cảm giác ‘đau’, hoặc là những gì chúng ta chấp trước cho là xúc giác, cảm giác vui mừng hoặc khổ đau! Từ những điểm này hồi tưởng lại từng thứ từng thứ, mới phát hiện ra thật sự đức Phật đã nói đến những đạo lý Y học này rất rõ ràng từ xưa rồi, chỉ là ngày nay chúng ta dùng văn tự (chữ) khác, dùng cách diễn tả khác để nhìn mà thôi! Lúc còn đi học thì học những thứ này, sau này ra trường đi làm thì cũng áp dụng [những kiến thức này] vào công việc.
Giống như câu nói của Xã trưởng ‘Mỗi ngày vui vẻ bắt đầu từ khoá lễ buổi sáng’, tôi nghĩ những bạn đồng học trong học xã chúng ta cũng vậy. Mỗi sáng sớm ở lầu dưới tôi đã nghe từ lầu trên truyền xuống, các học trưởng trong học xã niệm những câu ‘Nam Mô A Di Ðà Phật’ với âm thanh vô cùng trong trẻo. Sau đó mỗi người phát nguyện theo bài ‘Tứ hoằng thệ nguyện’:
‘Chúng sanh vô biên thệ nguyện độ,
Phiền não vô tận thệ nguyện đoạn
Pháp môn vô lượng thệ nguyện học
Phật đạo vô thượng thệ nguyện thành’
Mỗi buổi sáng tôi cũng vậy, cũng viết một số chi phiếu mà phần lớn đều là không bảo chứng (không lãnh tiền được)! Cứ thế mà viết [vài tấm chi phiếu], mỗi ngày đều tụng kinh, không hiểu cũng cứ tụng, hy vọng là: ‘Thư niệm thiên biến, kỳ nghĩa tự hiện’ (Ðọc sách ngàn lần, ý nghĩa trong đó tự hiện ra). Sau này phát hiện ra những thứ này đều dùng được hết, gần đây mới từ từ hiểu được câu ‘Mười hai Như Lai kế tiếp nhau xuất hiện trong một kiếp, đức Phật sau hết tên là Siêu Nhựt Nguyệt Quang, đức Phật đó dạy tôi Niệm Phật Tam Muội’ trong chương Ðại Thế Chí Bồ Tát Niệm Phật Viên Thông. Sau khi đến bịnh viện tôi phát hiện ra không hẳn chỉ có ‘mười hai Như Lai trong một kiếp’ mà là rất nhiều Như Lai mỗi ngày gõ cửa phòng khám bịnh của tôi, đi vào và nói với tôi đạo lý ‘Khổ, Tập, Diệt, Ðạo’, đến dạy tôi niệm Phật, đến để nhắc tôi phải niệm câu Phật hiệu này, để miễn đọa sanh tử luân hồi. Thật ra sau này trong lúc hành nghề bác sĩ tôi mới từ từ hiểu được thêm một chút về những tâm cảnh này (tâm cảnh là những cảnh giới do tâm cảm nhận).
Tôi học Phật vốn là không sốt sắng cho lắm (rất tản mạn), lúc trước cứ nghĩ rằng ‘niệm câu ‘A Di Ðà Phật’ là một chuyện rất đơn giản, [người] ngũ nghịch thập ác niệm mười câu cũng được vãng sanh, chuyện này không có gì khó hết!’ Úi chà! [trình độ] cỡ tôi như vầy, nhất định sẽ không thành vấn đề chi cả! Sau khi làm việc [trong bịnh viện] mỗi ngày có quá nhiều vị Như Lai đến biểu diễn và dạy cho tôi, họ diễn ra sự khó khăn của câu niệm Phật, cho nên [từ đó trở đi] cách suy nghĩ của tôi hoàn toàn thay đổi, tôi không dám coi thường nữa, và cũng phát hiện tấm lòng từ bi vô hạn của chư Phật Bồ Tát! Như Lai vì tôi phải trải qua bao nhiêu sự nhọc nhằn chua cay. Lúc tôi đến [làm việc ở] Khoa Ung Thư mới biết được lòng [từ bi] của chư Phật Bồ Tát đang dạy dỗ chúng sanh [to lớn biết dường nào]. Xin cử ra vài thí dụ:
Có một lần tôi khám cho một người bị ung thư cổ tử cung (đây là bịnh nhân ung thư cổ tử cung thời kỳ thứ 2), có thể nói dùng phóng xạ để chữa trị cho những bịnh nhân này có hiệu quả rất cao, và thường cũng không sanh thêm triệu chứng phụ gì khác, chắc chắn có thể trị lành. Sau khi khám cho bà xong, tôi rất tích cực sắp xếp [thời gian] cho bà chữa trị. Không ngờ lúc đó con bà bị đụng xe, bà nói hoàn cảnh gia đình thiếu thốn phải dành dụm tiền để chữa trị cho con trước nên không thể tiếp tục chữa trị cho mình nữa. Lúc đó trong lòng tôi nghĩ: ‘Nếu bà bỏ mất cơ hội chữa trị ngày hôm nay, đợi đến khi có tiền mới trở lại, lúc đó có lẽ không còn phương pháp nào giúp bà chữa trị nữa!’. Vì vậy nên tôi chuẩn bị cho bà một số tiền, buổi tối sau khi về nhà, tôi cùng một người bạn đi thăm và khuyên bà trở lại bịnh viện tiếp tục chữa trị. Lúc đó bà đang ngồi trước cửa nhà, gác một chân lên, liếc mắt nhìn tôi có lẽ đang nghĩ:
‘Tại sao có hạng bác sĩ nhiều chuyện như vầy! Có lẽ ‘công việc làm ăn’ không tốt lắm, buổi tối còn đến nhà tôi, không biết có âm mưu gì đây?’
Bà vẫn không chịu đến cho dù tôi khuyên bà như thế nào; làm sao nói cho bà biết mức trầm trọng của [căn bịnh], người bịnh [như bà] đều nói: ‘Bịnh của tôi đâu có sao! Không phải là tôi chỉ bị ra máu một ít dưới âm đạo hay sao?’. Bà cứ nghĩ là bịnh của bà không có gì nghiêm trọng, nhưng dựa vào [kiến thức] học Y khoa vài năm, chúng tôi có thể đoán biết bịnh của bà sau này sẽ vô cùng nghiêm trọng, sự đau khổ này vượt quá mức bà có thể chịu đựng nổi nên mới đến nhà bà, đã khuyên đi khuyên lại hai ba lần: ‘Nếu bà gặp khó khăn không sao đâu, tiền thuốc men và nhà thương chúng tôi sẽ giúp bà, bà hãy yên tâm chữa trị.’ Nhưng bà không màng đến, tỏ vẻ như là việc này không liên quan gì với bà, lúc đó tôi nhớ rõ, bạn tôi là chị Giang vô cùng bực tức. Sau khi về nhà tôi rất hối hận, lúc đó nội tâm vô cùng đau khổ, tôi mới phát hiện ra tôi cùng bà đều mắc phải một căn bịnh giống nhau! Ðã bấy lâu nay, từ vô thỉ kiếp đến nay, đức Phật nhìn thấy tôi bị bịnh nặng như vậy, đưa tay ra cứu vớt tôi, thậm chí đã chuẩn bị đầy đủ tất cả phí tổn chữa trị, nhưng tôi vẫn không chịu tiếp nhận sự chữa trị, mãi đến nay vẫn còn lưu lạc trong sanh tử, chịu đựng các sự khổ. Từ sự thể hội tâm cảnh của chính mình như vậy sau khi bị vấp phải cây đinh lớn này, bèn tự mình thật sự thiết tha sám hối.
Nhìn từ một góc độ khác, người bịnh này dựa vào cái gì mà dám tin tôi. Tôi đâu có tu dưỡng chút nào đâu, vóc dáng bề ngoài cũng không giống một người tốt; bà ấy thấy tôi cũng không khỏi hoài nghi!
Tại sao vậy? [Bà ấy sẽ tự hỏi] Cô lấy lý do gì mà giúp tôi trả tiền và kêu tôi đi chữa trị? Tại sao giữa đêm khuya đến nhà tôi? Chắc có âm mưu gì đây? Tôi không thể tin cô được!
Chúng ta ở trong thế giới Sa Bà này nghi ngờ lẫn nhau, đố kỵ lẫn nhau; [lâu dần thành] thói quen chúng ta không thể tin một chuyện tốt nào cả, chúng ta không dám tin tưởng đức Phật A Di Ðà đã thiết lập thế giới Cực Lạc cho chúng ta từ lâu lắm rồi, ngài đang trông đợi chúng ta, mỗi ngày ở bên đó trông đợi chúng ta, dang tay ra chuẩn bị tiếp dẫn chúng ta sang đó. Chúng ta đã mất đi khả năng tin tưởng rồi, trong thời gian này từ từ tôi mới hiểu được [tại sao] đức Phật nói pháp môn Tịnh Ðộ là một pháp khó tin.


Lúc tôi học trong trường Y khoa có một giáo sư tên là Trịnh Thượng Võ, ổng ‘chém’ (đánh rớt) học trò rất ‘thê thảm’. Trong lớp chúng tôi có chín mươi mấy học sinh, ổng đánh rớt hết bảy mươi mấy đứa. Mọi người đều phải thi lại rất cực nhọc, nhưng ổng có nói một câu như vầy: ‘Tôi không thể tùy tiện nương tay thả cho một học sinh nào trong trường Y Khoa cả; nếu tôi tùy tiện nương tay [nâng điểm] cho một học sinh nào, sau này không biết sẽ làm cho bao nhiêu người chết, quan hệ giữa chúng ta là quan hệ ‘thầy trò’, liên đới vô cùng mật thiết, vinh nhục cùng nhau’. Lúc bấy giờ tôi nghĩ là thầy Võ quá khó, đến hôm nay mới cảm thấy con đường này đích thật là không dễ (ý nói hành nghề bác sĩ thật không dễ).
Nếu lúc bạn còn đang học trong trường, bạn không muốn vừa học vừa chơi mà muốn học cho đến nơi đến chốn, khóa học này sẽ rất cực nhọc. Sau khi ra trường, lúc thực sự gánh vác vai trò của người bác sĩ thì còn cực nhọc hơn nhiều. Nhiều người thường nói đùa: ‘Ai không xấu số thì không thể nào làm bác sĩ’!. Bạn phải có vận mạng ‘ăn không ra ăn, ngủ không ra ngủ’ thì mới có thể làm bác sĩ. Có một bác sĩ đã hành nghề hết ba mươi mấy năm đột nhiên nổi trận lôi đình, dằn không được cơn giận và nói với tôi: ‘Tại sao từ sáng đến tối không có người nào nói với tôi một câu vui vẻ hết vậy?’. Lúc đó tôi còn nhỏ, nghe xong nhưng không nghĩ vậy, còn cảm thấy người này không phải là một người học Y khoa, đây không phải là lời nói của một người hành nghề Y [khoa], nhưng đến khi tôi đi trên con đường này một thời gian rồi quay đầu nhìn lại, tôi mới biết trong thời gian qua nếu không được sức mạnh của Phật pháp [giúp đỡ] chắc [ai trong] chúng ta cũng sẽ thốt ra câu này!
Bạn nghĩ xem trên thế giới này đâu có người nào sáng sớm thức dậy cảm thấy thân thể khỏe mạnh, tinh thần sung túc lại đi vô bịnh viện kiếm bác sĩ, cổ võ bác sĩ, và kể một câu chuyện tếu cho bác sĩ nghe. Thậm chí sau này bạn sẽ phát hiện ra nếu không sanh bịnh thì bạn bè cũng không bao giờ liên lạc với mình; nhất định phải đợi đến lúc sanh bịnh mới gọi điện thoại lại và nói: ‘Coi dùm tôi xem sao! Chỗ này có bị trục trặc gì không? Tôi đã đi kiểm tra gan, xin bạn xem dùm tôi [kết quả] ra sao!’. Lúc không sanh bịnh không đời nào họ nghĩ đến bạn, tới lúc sanh bịnh mới đi kiếm bạn hỏi thăm.
[Mạng số của những người như] chúng tôi từ sáng đến tối là phải nghe những thứ này, nói chung là họ ở nhà chịu đựng không nổi, đau quá mức rồi mới đi kiếm mình than phiền, kể lể. Câu đầu tiên trong hồ sơ bịnh lý hỏi: ‘Những sự phàn nàn chánh, miêu tả cơn đau là gì?’ Mỗi người đến [phòng mạch đều] là để than phiền, chúng tôi sanh ra là để nghe người ta than phiền, nếu không có chuẩn bị tâm lý bất cứ lúc nào cũng có thể nghe người ta than phiền thì không thể nào làm nghề này được!
Từ nhỏ tôi sanh trưởng trong một gia đình bác sĩ, phần đông những người lớn tuổi mà tôi tiếp xúc đến đều là bác sĩ, trong đó cũng có rất nhiều lương y, không chỉ là những ‘danh y’ hoặc ‘lợi y’ (bác sĩ chạy theo danh lợi) mà thôi. Cuộc đời của họ giống như phần đông người ta thường nói: địa vị xã hội rất cao, đời sống vô cùng vinh quang, nhưng đến tuổi già họ thường mang cùng một bịnh với những người mà họ săn sóc trước kia, trực tiếp đi từ [chữa trị cho bịnh nhân] ở kế bên giường bịnh đến [mang bịnh] nằm lên giường bịnh. Con đường của chúng tôi so sánh với ai cũng đều vô cùng ngắn ngủi, chúng tôi từ [vai trò bác sĩ chăm sóc bịnh nhân] ở kế bên giường bịnh đến [làm bịnh nhân] nằm lên giường bịnh, vả lại cũng giống như những bịnh nhân khác kết thúc mạng sống mình trong sự khủng bố, đau khổ [của cơn bịnh]. Ðây là những trường hợp điển hình mà tôi trực tiếp nhìn thấy, giống như những bác sĩ thuộc bịnh viện Ðài Ðại vừa qua đời gần đây, đang mổ nửa chừng rồi bị trúng gió (stroke), họ không biết họ bị trúng gió, trước đó không có chuẩn bị gì hết, cả hai mươi mấy năm trời không có một hồ sơ thử máu nào hết. Chúng tôi mỗi ngày đều nghiêm mặt nói với bịnh nhân: ‘Quý vị phải chữa trị, phải đi kiểm tra, thử máu, …’, nhưng bản thân mình thì sao? Mấy hôm trước bác sĩ chủ nhiệm hỏi chúng tôi:
‘Quý vị biết lượng bạch huyết cầu của mình là bao nhiêu không?’. Ai cũng không biết!
‘Quý vị làm việc trong bịnh viện được bao nhiêu năm rồi mà không biết lượng bạch huyết cầu của mình là bao nhiêu!’.
Mỗi ngày đo lượng bạch huyết cầu cho bịnh nhân, nhưng [từ đó đến giờ] lại không biết lượng bạch huyết cầu của mình là bao nhiêu. Có lúc đứng ở vị trí này lâu quá, cứ tưởng mình [luôn luôn] là bác sĩ, họ là bịnh nhân, hình như [sẽ vĩnh viễn] tách lìa bịnh tật. Thật ra chúng tôi cũng giống như họ, chỉ hoàn toàn là chúng sanh [vẫn phải chịu] sanh tử như thường, từ điểm này chúng ta nên rút tỉa ra bài học gì?
Lúc còn học trong trường, giáo sư đã từng thành khẩn nói với chúng tôi: “Các em chăm chỉ học tập, bản thân nghề này là tấm lòng thương yêu, là tâm từ bi, vì không biết những bài vở mà các em học hôm nay, sau này sẽ được áp dụng trên thân thể của ai, có thể kiến thức mà em học được hôm nay tương lai sẽ áp dụng cho người mẹ thân yêu của em, hoặc cho một người hoàn toàn xa lạ. Nhưng các em phải dùng một tâm từ bi bình đẳng để học, đây gọi là ‘huấn luyện’.” Ðây cũng là điều mà người học Phật chúng ta phải ý thức đến. Hãy nghĩ xem nếu không may, bạn chỉ học tà tà [không học đến nơi đến chốn], sau này giữa khuya có người đến phòng cấp cứu, bạn tìm không ra bịnh [không biết làm sao cứu chữa], khiến người ta bị chết oan; trong đời này và nhiều đời sau nữa bạn làm sao đền bù, trả nợ, làm thế nào để chuộc tội này? Ðây là lý do tại sao những người bác sĩ như chúng tôi phải chịu áp lực rất lớn. Mặc chiếc áo khoác màu trắng [của bác sĩ] trên mình xem rất oai phong nhưng thật ra phía sau nó có nhiều thứ rất chua xót phũ phàng.
Có lúc tôi cảm thấy rất may mắn, nội dung và phạm vi môn học Y khoa của chúng tôi gồm có bịnh lý, nội khoa, ngoại khoa, phụ khoa, nhi khoa, …, tất cả [những môn này] đều là lời ghi chú cho kinh Phật, chú giải cho ‘Khổ Ðế’ trong kinh điển Phật giáo. Lúc chúng tôi suy nghĩ kỹ càng từng điều từng chương trong đó, từ hệ thống thần kinh, tim, hệ thống huyết quản, phân tách từng thứ từng thứ rồi phát hiện ra những thứ mà chúng tôi học không có gì tách rời Phật pháp hết. Lúc thường ngày đọc sách tự mình càng thể hội thêm rằng chúng tôi may mắn hơn những người khác, chúng tôi học ‘Tổ chức học’, ‘Sinh lý học’; trong lúc học ‘Tổ chức học’, xem kính hiển vi điện tử thấy rõ trên màng tế bào có lỗ nhỏ, sau này lại phát hiện trong những lỗ nhỏ này lại có màng. Vì lúc trước mức phóng đại của kính hiển vi không đủ nên không thể thấy những lỗ nhỏ trên màng, tôi suy nghĩ [đi sâu thêm vào có lẽ] trong lỗ còn có màng, rồi trong màng lại có lỗ nhỏ nữa. Thí dụ chúng ta xem một phân tử của chất đường trong trái nho, từ phía ngoài đi vào trong tế bào, cũng giống như chúng ta đi đến chùa Liên Nhân vậy. Phải tập hợp ở trước cổng trường, ngồi xe đến trạm xe, đếm đủ số người, đổi xe khác, chạy lên núi, xuống núi, vào đến chùa phải nhờ thầy Tri Khách dẫn đường. Bạn phát hiện một phân tử đường đi vào phía trong của một tế bào cũng giống quá trình [đến chùa Liên Nhân] kể trên.
Thế nên lúc đọc kinh Hoa Nghiêm, so với học sinh ngành khác, chúng ta dễ hiểu câu này hơn: ‘Nhất trần trung hữu trần số sát, nhất nhất sát hữu nan tư Phật, nhất nhất Phật Xử chúng hội trung, ngã kiến hằng diễn Bồ Ðề hạnh’ (Trong một vi trần (hạt bụi) có các cõi nước nhiều như số vi trần, trong một cõi nước có chư Phật không thể nghĩ bàn, mỗi một đức Phật ở trong các pháp hội, tôi thấy [Ngài] thường diễn Bồ Ðề hạnh). Lúc niệm câu ‘trong một lỗ chân lông chuyển đại pháp luân’ cảm thấy có ý nghĩa rất đặc biệt. Bây giờ không biết đức Phật đang dạy pháp gì cho những hồng huyết cầu của tôi? Quý vị niệm rồi suy nghĩ thử xem.
Thuở xưa Ðức Phật đã nói đến nhiều loại trùng (vi khuẩn) trên thân thể chúng ta! Ðến lúc chúng ta học những môn Sinh Vật, môn Y khoa này, nói đến sự vận chuyển của bạch huyết cầu, của ‘trùng biến hình’ (amoeba), có lúc thì nó ở trong mạch máu, có lúc lại chạy ra ngoài mạch máu; chỗ nào có vấn đề [có đau nhức] thì nó chạy đến đó. Trên hai ngàn năm trước Ðức Phật đã nói về những việc này rất rõ ràng. Mỗi lần đọc đến những chỗ này tôi đều có niềm vui khó tả, pháp hỷ sung mãn, đây thật là đại trí huệ. Ngài không cần phải xem kính hiển vi, không cần vặn cái kính hiển vi điện tử, không cần dùng đến viễn vọng kính thì cũng có thể nói: ‘[Trong vũ trụ] có thế giới giống như hình cái mâm (hay cái khay), có thế giới giống hình vòng xoắn’. So với các bạn học ngành khác chúng ta dễ hiểu được đạo lý ‘nhân duyên tánh không’ và dễ thực tập ‘quán bất tịnh’. Chúng ta vô lớp giải phẫu thân thể, [nhìn thấy] mắt, mũi, tóc của một người vẫn còn nhưng hơi thở không còn nữa, tất cả đều ngừng nghỉ, vốn là bạn có thể bắt tay, nói chuyện thăm hỏi người đó, nhưng lúc bấy giờ bạn nhìn thấy họ nhưng họ không ‘nói năng’ gì được hết. Sau đó giải phẫu từng bộ phận trên thân thể của họ ra, mới phát hiện ra ‘người’ đang ở đâu? ‘Tôi’ đang ở đâu vậy? Từ những điểm này chúng ta nên suy nghĩ, thêm một bước để hiểu đạo lý ‘sắc tức thị không, không tức thị sắc, thọ, tưởng, hành, thức diệc phục như thị’ trong Tâm kinh.

Bác Sĩ Quách Huệ Trân's photo.




Bác Sĩ Quách Huệ Trân
September 1 at 11:48am
Có một người bị ung thư ở thực quản, hô hấp bị khó khăn, phải đút một ống từ mũi vào phổi để giúp sự hô hấp và một ống để đút đồ ăn vào bao tử; có khi bà phải rán sức để ho, mỗi lần ho thì đau như xé ruột gan, toàn thân run rẩy vì đau đớn. Chồng bà nhìn thấy cảnh tượng đau lòng như vậy chịu không nổi nên chạy ra hành lang mà khóc. Ðôi lúc tôi đi chợ nhìn thấy những con gà bị treo trên quày thịt cũng tội nghiệp như vậy. Trên cổ của con gà nào cũng có khoét một lỗ để treo, rất ít người thương hại sự đau đớn của chúng nó; nhưng đến khi người đút ống thở vào mũi là vợ, là con, hoặc là mẹ của bạn thì bạn cũng sẽ đau nhót ruột mỗi khi họ ho và thở mạnh.
Có một người làm nghề bán thịt heo, ông bị ung thư phổi được một thời gian thì qua đời. Tôi nghe vợ và con ông kể lại khi ông về nhà mấy ngày hôn mê không tỉnh nhưng miệng cứ la hét và nói:
“Mau mau đem những gan heo treo trên tường đi chỗ khác”. Hoặc là:
“Mau đem đầu heo đi chỗ khác”.
Ông cứ kêu la như vậy suốt mấy ngày đêm, mọi người trong nhà sợ đến lông tóc dựng đứng nhưng không hiểu ông nói cái gì. Cảnh tượng lúc ông chết rất là dễ sợ, ông chịu rất nhiều đau khổ. Từ đó người nhà của ông mới biết nhân quả báo ứng của sự sát sanh; khi ông nằm bịnh viện tôi đã khuyên người nhà ông niệm Phật, nhưng họ nói trong lúc buồn khổ như thế thì làm sao niệm được? Tuy đức Phật A Di Ðà có lòng đại từ bi tiếp dẫn người niệm được mười danh hiệu Phật lúc lâm chung vãng sanh về cõi Cực Lạc, nhưng lúc còn khỏe mạnh người ta rất khó niệm được vì bị mê hoặc bởi tình ái của thế gian, huống chi là lúc gần chết bị sự bịnh khổ giày vò hành hạ thì làm sao có thể niệm được!
Nguyện cho sự thị hiện thuyết pháp của người bịnh này làm cho người khác nghe thấy được và rút tỉa kinh nghiệm để tránh khỏi sự đau khổ tương tợ. Và cũng nguyện công đức cảnh giác chúng sanh của ông có thể giúp ông lìa cảnh khổ và được Phật tiếp dẫn. Và cũng nguyện cho những chúng sanh bị ông giết hại nương vào nước cam lồ của Phật pháp, cởi mở gút mắt trong lòng, đồng niệm Di Ðà, đồng sanh tây phương, đồng thành Phật đạo.
Người khỏe mạnh thường than ngủ không đủ. Trong bịnh viện có quá nhiều nước mắt, sự đau khổ kéo dài lây lất! Người chưa tới số, nằm nướng trên giường và nói đồng hồ reo báo thức quá ồn. Người tới số, suốt đêm chiến đấu và giằng co với sanh tử. Có một người bị ung thư ở hàm dưới và lan đến cuống họng. Ông không thể nuốt được, hô hấp cũng khó khăn, cho nên bác sĩ mới khoét một lỗ ở bụng để đút ống dẫn thức ăn vào dạ dày, và khoét một lỗ ở cổ để giúp sự hô hấp. Chúng ta có thể ăn uống không cần khoét lỗ để đút đồ ăn và hô hấp không cần khoét lỗ đút ống thì thiệt rất quý, rất đáng biết ơn! Vài ngày trước khi ông mất, có thể nói là mỗi ngày đều chảy máu một chút, cách hai ba ngày lại chảy máu nhiều; máu từ miệng và mũi chảy ra, từ chỗ đút ống thở chảy ra. Những người y tá và bác sĩ trực rất muốn cứu ông nhưng chỉ có thể đứng một bên cầm cái thau để hứng máu từ thân ông chảy ra, rồi phải truyền máu cho ông tại vì máu trong mình ông chảy ra từ những chỗ không thể cầm được. Có một lúc máu của ông chảy ra dính vào cả người tôi. Ðôi mắt của ông đỏ ngầu và sưng lớn lên trông rất dễ sợ.
Cả đêm chúng tôi ở bên cạnh chăm sóc và hứng máu cho ông. Sáng ngày hôm sau còn phải tiếp tục khám bịnh nên tôi mới nhờ một người bạn đem áo lại cho tôi thay. Áo tôi có thể thay còn áo của ông thì không thể thay được! Bạn biết không, mỗi lần ông cử động mạnh một chút là máu chảy ra nhiều thêm nữa. Chúng tôi phải không ngừng tiếp máu vào cho ông nhưng cũng không nhanh bằng máu từ người ông tuôn ra; thuốc men gì cũng hết công hiệu; thân thể ông cứ chảy máu như vậy và hành hạ ông cả ngày, cả đêm. Người ta muốn nhắm mắt một cách êm đềm thiệt không phải là một việc đơn giản!
Từ hôm đó tôi hiểu thêm một chút về vấn đề sanh tử, cái hình bóng phản chiếu trên sông Hằng rất có thể cũng là hình bóng của chính mình!
Có một em trai 16 tuổi là một học sinh hạng nhất trong lớp; em bị bịnh ung thư não. Em đã phải mổ não bốn lần mà ba lần mổ được tiến hành trong cùng một năm. Em vào bịnh viện lần này để trị liệu phóng xạ, xương não của em bị cắt đi một khoảng cho nên cái đầu bị lõm vô một bên. May mà tánh mạng còn duy trì và có cơ hội nghe được Phật pháp. Một hôm tôi nhận được một bức thiệp cám ơn của ba em gởi. Trong đó ông nói là em nhờ ông viết và hy vọng nếu thuận tiện thì xin gởi cho em một tượng Phật để em lễ lạy. Ông rất khách sáo sợ làm phiền tôi, và làm như là bất đắc dĩ lắm mới xin tượng Phật. Tôi cảm động đến chảy nước mắt nên lập tức đi thỉnh một tượng Phật A Di Ðà cho em. Ông ở Phong Nguyên, tôi quá bận nên phải nhờ một cô y tá đem cho ông. Cô y tá này kể lại khi cô vừa đến thì em từ trên giường ngồi bật dậy, vì nửa thân người gần như cử động không được nên đi cà nhắc nhưng rất hăng hái và có tinh thần để đi lạy Phật. Nhìn cảnh tượng như vậy nên cô cảm động và nói: “Tứ chi tôi còn khỏe mạnh nhưng từ trước đến nay không bao giờ có ý muốn lạy Phật, nhìn thấy em chí thành như vậy, phấn đấu hết sức lực yếu ớt của mình để lạy Phật, tôi rất xấu hổ”.
Khi người ta còn khoẻ mạnh đi đứng cử động được, thì cứ nghĩ đó là tự nhiên, ít khi nào quý trọng. Thời gian thân thể khỏe mạnh không thể kéo dài hoài được, những đoạn trước có kể người ta có thể mất đi miệng, mất cuống họng, thậm chí đến mất bộ não. Ngày nay chúng ta còn có miệng chúng ta nên học những lời nói ôn hòa tốt đẹp, cùng nhau khuyên nhủ giúp đỡ, cùng nhau niệm câu vạn đức hồng danh ‘A Di Ðà Phật’. Chúng ta không biết khi nào có thể mất đi bộ não, ngày hôm nay nên dùng nó để nghĩ đến hào quang và lòng từ bi của đức Phật.
A Di Ðà Phật. A Di Ðà Phật.
Khi tôi làm bác sĩ nội trú vào năm thứ nhất, có một đêm trực ở phòng cấp cứu. Nửa đêm có một người bị nghẽn động mạch cơ tim, đã ngừng hô hấp và hôn mê không tỉnh. Mặt và lưỡi đã biến thành màu tím ngắt. Máy đo tim và kết quả thử máu cho biết là tim đã bị hư hoại trầm trọng; theo kinh nghiệm của bác sĩ chủ nhiệm thì bịnh trạng nhẹ hơn người này cũng không cứu được nữa huống chi là tình trạng nặng như người này nên nói cho người nhà phải ‘chuẩn bị tinh thần’.
Tôi cứ theo lệ thường vừa niệm Phật vừa lo cấp cứu bịnh nhân.
Dùng hết nhiều thứ thuốc rồi nhưng huyết áp của ông không thế nào đo được, ông vẫn còn hôn mê và không thể tự mình hô hấp. Vợ của ông đau lòng nói với tôi:
“Người ta nói ông trời thương và giúp đỡ người hiền lương, nhưng tại sao ông trời không thương tôi?”. “Xin bác sĩ tìm mọi cách để cứu ông, cho dù ông biến thành ‘người thực vật’ thì tôi cũng chịu chăm sóc cho ông”.
Tôi cảm thấy là bà rất đôn hậu và thật thà nên mới khuyên bà:
“Lúc người gặp tai nạn lớn, phải phát đại nguyện niệm Phật thì hy vọng có thể vượt qua”.
Bà nói: “Làm sao phát đại nguyện?”.
Tôi nói: “Dùng tâm chí thành của mình mà phát đại nguyện”.
Bà liền nói: “Từ nay trở đi hai vợ chồng chúng tôi sẽ ăn chay trường và niệm Phật; ông ta là thầy giáo, khi hết bịnh có thể hoằng dương Phật pháp”.
Tôi đưa bà và mấy người con mỗi người một xâu chuỗi và nói: “Ðêm nay quý vị nóng lòng chờ đợi trong phòng cứu cấp thì cũng không ích lợi gì, không bằng đem tâm bồn chồn này lắng xuống để niệm một vạn danh hiệu Phật A Di Ðà, cầu Phật gia bị, Phật lực không thể nghĩ bàn. Chúng tôi ráng hết sức để cứu ông, quý vị vì ông mà niệm Phật, nếu thọ mạng của ông hết thì ông cũng có thể vãng sanh Cực Lạc”.
Ðêm đó ba người bác sĩ chúng tôi cứ nhìn các điện đồ đo tim và đo máu, điều chỉnh lượng thuốc từ 7 giờ chiều đến 3 giờ khuya. Một trong ba bác sĩ than là: “Chúng ta ba người trực cả đêm để lo cho một người mà không đo áp suất máu được!” (Nghĩa là người này nếu không có gắn máy thì không thể tự mình hô hấp được). Ðiều kỳ lạ là đến khoảng bốn năm giờ sáng thì áp suất máu của ông từ từ tăng lên, ông cũng từ từ tỉnh lại. Tôi lập tức đi thông báo cho người nhà của ông. Tôi rất cảm động khi mở cửa nhìn thấy cả nhà ngồi xếp thành một hàng đang niệm Phật một cách rất chí thành. Con của ông viết trên một trang giấy: “Thưa ba, con rất muốn ba mở đôi mắt hiền từ ra”.
Có một thanh niên đến thăm ông và khóc sướt mướt làm tôi cứ tưởng là con của ông. Người thanh niên đó nói: “Ổng là thầy tôi, lúc trước ổng ở trong một chái nhà lụp sụp, dùng hết tiền lương để cung cấp lo cho đám học sinh chúng tôi. Nếu không có thầy thì hôm nay không có tôi, xin bác sĩ nhất định phải cứu sống ổng”. Lời nói chưa dứt thì lại khóc tiếp; sau đó tôi mới biết ông đã được chọn là một trong ‘mười vị thầy có lòng thương lớn nhất đối với học sinh’.
Sau khi ông tỉnh lại phải tiếp tục dùng máy để trợ giúp hô hấp thêm ba ngày nữa. Lúc đó ông bắt đầu niệm Phật; ngoài bịnh bị nghẽn động mạch cơ tim ông còn bị bịnh phổi nữa. Cuối cùng ông cũng lành bịnh và tự mình bước đi ra khỏi bịnh viện.
Sau đó ông trở lại bịnh viện kiếm tôi để hợp tác in kinh. Những bác sĩ xem qua tâm điện đồ và kết quả thử máu và thấy sức khoẻ ông từ từ bình phục đều cảm thấy không thể tưởng tượng nổi.


Bác Sĩ Quách Huệ Trân
September 1 at 11:48am
Có một người bị ung thư ở thực quản, hô hấp bị khó khăn, phải đút một ống từ mũi vào phổi để giúp sự hô hấp và một ống để đút đồ ăn vào bao tử; có khi bà phải rán sức để ho, mỗi lần ho thì đau như xé ruột gan, toàn thân run rẩy vì đau đớn. Chồng bà nhìn thấy cảnh tượng đau lòng như vậy chịu không nổi nên chạy ra hành lang mà khóc. Ðôi lúc tôi đi chợ nhìn thấy những con gà bị treo trên quày thịt cũng tội nghiệp như vậy. Trên cổ của con gà nào cũng có khoét một lỗ để treo, rất ít người thương hại sự đau đớn của chúng nó; nhưng đến khi người đút ống thở vào mũi là vợ, là con, hoặc là mẹ của bạn thì bạn cũng sẽ đau nhót ruột mỗi khi họ ho và thở mạnh.
Có một người làm nghề bán thịt heo, ông bị ung thư phổi được một thời gian thì qua đời. Tôi nghe vợ và con ông kể lại khi ông về nhà mấy ngày hôn mê không tỉnh nhưng miệng cứ la hét và nói:
“Mau mau đem những gan heo treo trên tường đi chỗ khác”. Hoặc là:
“Mau đem đầu heo đi chỗ khác”.
Ông cứ kêu la như vậy suốt mấy ngày đêm, mọi người trong nhà sợ đến lông tóc dựng đứng nhưng không hiểu ông nói cái gì. Cảnh tượng lúc ông chết rất là dễ sợ, ông chịu rất nhiều đau khổ. Từ đó người nhà của ông mới biết nhân quả báo ứng của sự sát sanh; khi ông nằm bịnh viện tôi đã khuyên người nhà ông niệm Phật, nhưng họ nói trong lúc buồn khổ như thế thì làm sao niệm được? Tuy đức Phật A Di Ðà có lòng đại từ bi tiếp dẫn người niệm được mười danh hiệu Phật lúc lâm chung vãng sanh về cõi Cực Lạc, nhưng lúc còn khỏe mạnh người ta rất khó niệm được vì bị mê hoặc bởi tình ái của thế gian, huống chi là lúc gần chết bị sự bịnh khổ giày vò hành hạ thì làm sao có thể niệm được!
Nguyện cho sự thị hiện thuyết pháp của người bịnh này làm cho người khác nghe thấy được và rút tỉa kinh nghiệm để tránh khỏi sự đau khổ tương tợ. Và cũng nguyện công đức cảnh giác chúng sanh của ông có thể giúp ông lìa cảnh khổ và được Phật tiếp dẫn. Và cũng nguyện cho những chúng sanh bị ông giết hại nương vào nước cam lồ của Phật pháp, cởi mở gút mắt trong lòng, đồng niệm Di Ðà, đồng sanh tây phương, đồng thành Phật đạo.
Người khỏe mạnh thường than ngủ không đủ. Trong bịnh viện có quá nhiều nước mắt, sự đau khổ kéo dài lây lất! Người chưa tới số, nằm nướng trên giường và nói đồng hồ reo báo thức quá ồn. Người tới số, suốt đêm chiến đấu và giằng co với sanh tử. Có một người bị ung thư ở hàm dưới và lan đến cuống họng. Ông không thể nuốt được, hô hấp cũng khó khăn, cho nên bác sĩ mới khoét một lỗ ở bụng để đút ống dẫn thức ăn vào dạ dày, và khoét một lỗ ở cổ để giúp sự hô hấp. Chúng ta có thể ăn uống không cần khoét lỗ để đút đồ ăn và hô hấp không cần khoét lỗ đút ống thì thiệt rất quý, rất đáng biết ơn! Vài ngày trước khi ông mất, có thể nói là mỗi ngày đều chảy máu một chút, cách hai ba ngày lại chảy máu nhiều; máu từ miệng và mũi chảy ra, từ chỗ đút ống thở chảy ra. Những người y tá và bác sĩ trực rất muốn cứu ông nhưng chỉ có thể đứng một bên cầm cái thau để hứng máu từ thân ông chảy ra, rồi phải truyền máu cho ông tại vì máu trong mình ông chảy ra từ những chỗ không thể cầm được. Có một lúc máu của ông chảy ra dính vào cả người tôi. Ðôi mắt của ông đỏ ngầu và sưng lớn lên trông rất dễ sợ.
Cả đêm chúng tôi ở bên cạnh chăm sóc và hứng máu cho ông. Sáng ngày hôm sau còn phải tiếp tục khám bịnh nên tôi mới nhờ một người bạn đem áo lại cho tôi thay. Áo tôi có thể thay còn áo của ông thì không thể thay được! Bạn biết không, mỗi lần ông cử động mạnh một chút là máu chảy ra nhiều thêm nữa. Chúng tôi phải không ngừng tiếp máu vào cho ông nhưng cũng không nhanh bằng máu từ người ông tuôn ra; thuốc men gì cũng hết công hiệu; thân thể ông cứ chảy máu như vậy và hành hạ ông cả ngày, cả đêm. Người ta muốn nhắm mắt một cách êm đềm thiệt không phải là một việc đơn giản!
Từ hôm đó tôi hiểu thêm một chút về vấn đề sanh tử, cái hình bóng phản chiếu trên sông Hằng rất có thể cũng là hình bóng của chính mình!
Có một em trai 16 tuổi là một học sinh hạng nhất trong lớp; em bị bịnh ung thư não. Em đã phải mổ não bốn lần mà ba lần mổ được tiến hành trong cùng một năm. Em vào bịnh viện lần này để trị liệu phóng xạ, xương não của em bị cắt đi một khoảng cho nên cái đầu bị lõm vô một bên. May mà tánh mạng còn duy trì và có cơ hội nghe được Phật pháp. Một hôm tôi nhận được một bức thiệp cám ơn của ba em gởi. Trong đó ông nói là em nhờ ông viết và hy vọng nếu thuận tiện thì xin gởi cho em một tượng Phật để em lễ lạy. Ông rất khách sáo sợ làm phiền tôi, và làm như là bất đắc dĩ lắm mới xin tượng Phật. Tôi cảm động đến chảy nước mắt nên lập tức đi thỉnh một tượng Phật A Di Ðà cho em. Ông ở Phong Nguyên, tôi quá bận nên phải nhờ một cô y tá đem cho ông. Cô y tá này kể lại khi cô vừa đến thì em từ trên giường ngồi bật dậy, vì nửa thân người gần như cử động không được nên đi cà nhắc nhưng rất hăng hái và có tinh thần để đi lạy Phật. Nhìn cảnh tượng như vậy nên cô cảm động và nói: “Tứ chi tôi còn khỏe mạnh nhưng từ trước đến nay không bao giờ có ý muốn lạy Phật, nhìn thấy em chí thành như vậy, phấn đấu hết sức lực yếu ớt của mình để lạy Phật, tôi rất xấu hổ”.
Khi người ta còn khoẻ mạnh đi đứng cử động được, thì cứ nghĩ đó là tự nhiên, ít khi nào quý trọng. Thời gian thân thể khỏe mạnh không thể kéo dài hoài được, những đoạn trước có kể người ta có thể mất đi miệng, mất cuống họng, thậm chí đến mất bộ não. Ngày nay chúng ta còn có miệng chúng ta nên học những lời nói ôn hòa tốt đẹp, cùng nhau khuyên nhủ giúp đỡ, cùng nhau niệm câu vạn đức hồng danh ‘A Di Ðà Phật’. Chúng ta không biết khi nào có thể mất đi bộ não, ngày hôm nay nên dùng nó để nghĩ đến hào quang và lòng từ bi của đức Phật.
A Di Ðà Phật. A Di Ðà Phật.
Khi tôi làm bác sĩ nội trú vào năm thứ nhất, có một đêm trực ở phòng cấp cứu. Nửa đêm có một người bị nghẽn động mạch cơ tim, đã ngừng hô hấp và hôn mê không tỉnh. Mặt và lưỡi đã biến thành màu tím ngắt. Máy đo tim và kết quả thử máu cho biết là tim đã bị hư hoại trầm trọng; theo kinh nghiệm của bác sĩ chủ nhiệm thì bịnh trạng nhẹ hơn người này cũng không cứu được nữa huống chi là tình trạng nặng như người này nên nói cho người nhà phải ‘chuẩn bị tinh thần’.
Tôi cứ theo lệ thường vừa niệm Phật vừa lo cấp cứu bịnh nhân.
Dùng hết nhiều thứ thuốc rồi nhưng huyết áp của ông không thế nào đo được, ông vẫn còn hôn mê và không thể tự mình hô hấp. Vợ của ông đau lòng nói với tôi:
“Người ta nói ông trời thương và giúp đỡ người hiền lương, nhưng tại sao ông trời không thương tôi?”. “Xin bác sĩ tìm mọi cách để cứu ông, cho dù ông biến thành ‘người thực vật’ thì tôi cũng chịu chăm sóc cho ông”.
Tôi cảm thấy là bà rất đôn hậu và thật thà nên mới khuyên bà:
“Lúc người gặp tai nạn lớn, phải phát đại nguyện niệm Phật thì hy vọng có thể vượt qua”.
Bà nói: “Làm sao phát đại nguyện?”.
Tôi nói: “Dùng tâm chí thành của mình mà phát đại nguyện”.
Bà liền nói: “Từ nay trở đi hai vợ chồng chúng tôi sẽ ăn chay trường và niệm Phật; ông ta là thầy giáo, khi hết bịnh có thể hoằng dương Phật pháp”.
Tôi đưa bà và mấy người con mỗi người một xâu chuỗi và nói: “Ðêm nay quý vị nóng lòng chờ đợi trong phòng cứu cấp thì cũng không ích lợi gì, không bằng đem tâm bồn chồn này lắng xuống để niệm một vạn danh hiệu Phật A Di Ðà, cầu Phật gia bị, Phật lực không thể nghĩ bàn. Chúng tôi ráng hết sức để cứu ông, quý vị vì ông mà niệm Phật, nếu thọ mạng của ông hết thì ông cũng có thể vãng sanh Cực Lạc”.
Ðêm đó ba người bác sĩ chúng tôi cứ nhìn các điện đồ đo tim và đo máu, điều chỉnh lượng thuốc từ 7 giờ chiều đến 3 giờ khuya. Một trong ba bác sĩ than là: “Chúng ta ba người trực cả đêm để lo cho một người mà không đo áp suất máu được!” (Nghĩa là người này nếu không có gắn máy thì không thể tự mình hô hấp được). Ðiều kỳ lạ là đến khoảng bốn năm giờ sáng thì áp suất máu của ông từ từ tăng lên, ông cũng từ từ tỉnh lại. Tôi lập tức đi thông báo cho người nhà của ông. Tôi rất cảm động khi mở cửa nhìn thấy cả nhà ngồi xếp thành một hàng đang niệm Phật một cách rất chí thành. Con của ông viết trên một trang giấy: “Thưa ba, con rất muốn ba mở đôi mắt hiền từ ra”.
Có một thanh niên đến thăm ông và khóc sướt mướt làm tôi cứ tưởng là con của ông. Người thanh niên đó nói: “Ổng là thầy tôi, lúc trước ổng ở trong một chái nhà lụp sụp, dùng hết tiền lương để cung cấp lo cho đám học sinh chúng tôi. Nếu không có thầy thì hôm nay không có tôi, xin bác sĩ nhất định phải cứu sống ổng”. Lời nói chưa dứt thì lại khóc tiếp; sau đó tôi mới biết ông đã được chọn là một trong ‘mười vị thầy có lòng thương lớn nhất đối với học sinh’.
Sau khi ông tỉnh lại phải tiếp tục dùng máy để trợ giúp hô hấp thêm ba ngày nữa. Lúc đó ông bắt đầu niệm Phật; ngoài bịnh bị nghẽn động mạch cơ tim ông còn bị bịnh phổi nữa. Cuối cùng ông cũng lành bịnh và tự mình bước đi ra khỏi bịnh viện.
Sau đó ông trở lại bịnh viện kiếm tôi để hợp tác in kinh. Những bác sĩ xem qua tâm điện đồ và kết quả thử máu và thấy sức khoẻ ông từ từ bình phục đều cảm thấy không thể tưởng tượng nổi.
Like   Comment   




  • XIN KÍNH CHÀO BÁC SĨ CON RẤT MÙNG VÌ MÌNH ĐÃ CÓ NHÂN DUYÊN DC BIẾT BS TRÊN F CON XIN DC CHIA SẼ NHỮNG BÀI VIET RẤT HAY VÀ BỔ ÍCH CỦA BS ĐẾN MỌI NGƯỜI .CON XIN CHÚC BS LUÔN CÓ SƯC KHỎE TỐT ĐỂ DẠY LẠI CHO HẬU THẾ NHỮNG ĐIỀU THẬT LỢI LẠC

  • Cô ơi! Cho con hỏi , bé nhà con năm nay dc 4t bị ung thư hạch đang điều trị tại bệnh viện ung buớu . Bệnh này có chữa hết ko cô ? Hiện nay bé đang dc hóa trị nhưng nhìn bé vô thuốc đau đớn quá. Cô có cách nào giúp con với. A DI ĐÀ PHẬT cám ơn cô.
      Comments
    • Bác Sĩ Quách Huệ Trân A di đà phật. Bệnh nghiệp này chỉ có sám hối bằng cách Ăn chay, phóng sanh, niệm Phật, đem công đức lành hồi hướng cho bé. Dạy bé niệm Phật cầu sanh Cực lạc, thọ mạng bé còn thì nghiệp tiêu bệnh hết. Thọ mạng bé hết thì Phật A di đà tiếp dẫn Tây phương vĩnh ly 
    • khổ thế gian. Tốt nhất hiện tại bạn hãy thường niệm Phật và dạy bé niệm Phật liên tục, niệm Phật sẽ ko cảm thấy đau đớn. _()_
      • Hide 11 Replies
      • Hải Hạnh Dạ con cám ơn cô. Cô làm ở BV nào vậy . Con cũng ăn chay trường từ lúc mang thai nó tới h dc 5 năm rồi. Con hay mua cá phóng sanh hồi hướng cho bé rồi đi chùa tụng kinh hồi hướng . Nhưng mỗi lần thấy bé vô thuốc đau đớn bỏ ăn bỏ uống ,ói lên ói xuống con xót quá. Hiện nay mẹ bé cũng đi Chùa cầu nguyện cho bé và mẹ bé cũng ăn chay hồi hướng cho bé. Bác sĩ QUÁCH VĨNH PHÚC đang điều trị cho bé. Cô giúp con với cô ơi.
      • Bác Sĩ Quách Huệ Trân A di đà phật, hãy dạy bé niệm phật cho nhiều sẽ ko đau đớn. Bệnh do nghiệp, trị o hết phải dùng tâm sám trừ. Ai là mẹ bé? Còn bạn là gì?
      • Hải Hạnh Dạ! Thưa cô , con là ba của bé ạ, bé còn nhỏ niệm Phật dc vài câu thì ngưng vì bé đau đớn và ham chơi nên con thường hay mở nhạc niệm Phật cho bé nghe bé cũng ham nghe lắm , con cũng có khuyên bé niệm rất nhiều . Hiện nay con thường hay mua cá phóng sanh và đi Chùa hồi hướng cho bé. Nhưng con thương nó lắm con lo cho nó quá , con nguyện bé hết bịnh con sẽ tu tâm dưỡng tính làm thiện bao nhiêu công đức con đều hồi hướng cho bé hết. Trong hình là mẹ bé đó cô, còn bé trong hình là em của bé.
      • Hải Hạnh A Di ĐÀ PHẬT. Con xin cô giúp đỡ cháu. Bây giờ cô khuyên gì con cũng nghe hết. Con cám ơn cô.
      • Bác Sĩ Quách Huệ Trân A Di Đà Phật, bạn đã làm được những việc rất tốt, và hãy nên kiên trì hàng ngày thay con quỳ trước bàn Phật sám hối niệm Phật lạy Phật ko bỏ cuộc, tâm chân thành có cảm ứng đấy.
      • Bác Sĩ Quách Huệ Trân A Di Đà Phật. Bạn có thể xem bài thực tế tại đây. Cô bé này hiện tại đang khỏe, sống rất tốt:https://www.facebook.com/photo.php?fbid=371630732974642&set=a.102729973198054.4012.100003831546625&type=1&theater
        Huong Thi Tran with Duc Phat Tu Biand 43 others
        Bé Hạnh Thoát Chết Nhờ Câu Niệm Phật
        Nguyễn Ngọc Mỹ Hạnh 9 tuổi (2010) Cha của cháu là Bùi Ngọc Châu 42 tuổi và mẹ là Nguyễn thị Hương 37 tuổi (bé lấy họ mẹ, tên lót của cha) Cư ngụ Phường 11, Quận Bình Thạnh, TP.HCM.
        Như mọi ngày bình thường cháu Hạnh vẫn mạnh khỏe vui chơi, nhưng hôm đó vào ngày 08 tháng 9 năm 2010 khoảng gần 11 giờ đêm đang xem Tivi bỗng nhiên Bé bị ngất xỉu. Sau một lúc sơ cứu không hiệu quả gia đình và bà con chòm xóm vội chở đi cấp cứu ở bệnh viện Nhân Dân Gia Định các BS đã chẩn đoán là chứng bệnh “Viêm não nhật Bản” !
        Một ngày nằm ở phòng cấp cứu thấy không khả quan, các BS nơi đây cho chuyển bé Hạnh đến bệnh viện Nhi Đồng 2 và được nhập viện vào ngày 09 tháng 9 năm 2010, trong sự thương yêu tận tình chăm sóc của tất cả các Y, BS, hộ lý….
        Qua 21 ngày hôn mê sâu, không ăn uống, dù cho nền y học hiện đại cộng với tình thương yêu và dốc hết sức cứu chữa của các Y Bác Sĩ nơi đây, nhưng sức khỏe của Bé Hạnh mỗi ngày mỗi cạn kiệt và suy hô hấp nặng, cuối cùng các BS đành phải bó tay…rút ống dưỡng khí và cho xuất viện về nhà lo phần… hậu sự.
        Hôm đó là ngày 29/10/2010 trước khi gia đình đưa bé về nhà, vị BS Trưởng khoa nhân từ đã nói với Ba mẹ cháu “ Người ta bảo còn nước thì còn tát, nhưng cháu nó đâu còn giọt nước nào nữa mà tát !”
        BS còn nói : “Nếu tôi mà có phép nhiệm mầu, tôi cũng phải cứu cháu nhưng rất tiếc….. Chỉ có Phật Trời mới cứu được cháu !”
        “Chỉ có Phật Trời mới cứu được cháu !”…Vâng! Vị Bác sĩ này đã nói đúng!
        Cháu Hạnh từ bệnh viện về đến nhà chỉ còn là một bộ xương cách trí, thoi thóp trong hơi thở như một con mèo quặc quẹo sắp sẽ ra đi.
        Bà con lối xóm người người đến thăm, ai ai cũng xót xa thương cảm (nhìn trong nhà giấy báo che hết bàn thờ, tủ rương, hình ảnh thờ lật úp vào trong, cảnh tang tóc mà ta thường thấy khi nhà có người chết).
        Ông ngoại cháu đã mua đất xong, mướn người đào huyệt mộ, và đã lo xong hòm, vải, trà khô ….những thứ cần thiết cho hậu sự.
        Nhưng mọi việc đổi thay khi tôi (ở cạnh nhà) nghe cháu Hạnh từ bệnh viện trả về cũng qua thăm. Là một người Phật tử sau khi xem xét cháu Hạnh ( * ), tôi nói với Ba mẹ cháu: “ Nếu anh chị đồng ý tôi sẽ mời Ban Hộ Niệm đến niệm Phật cho cháu, nếu cháu hết số thì sẽ về với Phật, nếu còn phước thì tai qua nạn khỏi.”
        Ba mẹ cháu đồng ý, thế là tôi gọi điện thoại, một lát có một nhóm Phật tử đến cùng tôi thiết lễ bàn Phật. Sau 1 giờ tụng Kinh Sám hối và niệm Phật hồi hướng cầu nguyện cho cháu Hạnh xong ai nấy từ giã trở về nhà, còn lại những người gia đình, bỗng thấy bé chớp mắt và sau đó cháu mở cặp mắt yếu ớt nhìn mọi người.
        Ngạc nhiên và mừng rỡ, gia đình cháu Hạnh chạy qua gặp lại tôi mong sao mời được Phật tử tiếp tục đến niệm Phật.
        Thế là chỉ mấy cú điện thoại của tôi mà gần cả trăm người đến thay nhau niệm Phật vang trời, niệm suốt mấy ngày mấy đêm. Nào là Đoàn Phật tử Ban trợ niệm Chùa Vạn Đức Thủ Đức, Cô Thanh Lý làm trưởng ban. Đoàn Phật tử Ban Hộ niệm ở Gò Vấp Bác Huệ Nguyện dẫn đầu. Các Phật tử chùa Hoằng Pháp, Phật tử các chùa ở Bình Thạnh, các chị tiểu thương chợ Gò vấp, Phật tử chùa Như Lai và các Phật tử khắp nơi trong các quận huyện trong Thành phố Hồ Chí Minh, thông tin nhau qua điện thoại, tự túc mang theo lương thực, không quản ngày đêm cùng niệm câu “Nam mô A Di Đà Phật”.
        Những người mà trước giờ gia đình cháu Hạnh chưa hề quen biết !
        Khu phố nơi đây mọi ngày bình yên nay bỗng ồn ào hẳn lên, ngày cũng như đêm rất khuya thế mà không biết Phật tử từ đâu ùn ùn kéo đến tay cầm chuỗi, đồng phục áo dài lam từng tốp thay nhau niệm Phật vang trời, bà con lối xóm vui mừng đến thăm cháu Hạnh cũng chắp tay đồng thanh niệm Phật …
        Sau một tuần, Bé tỉnh táo lại nhưng đôi lúc co giật làm kinh. Để tiếp tục điều trị cho cháu Hạnh, ngày 04 tháng 11 năm 2010 Ba mẹ cháu đến BV Nhi đồng 2 xin hồ sơ bệnh án về mục đích là chuyển bé đến khoa Thần Kinh BV Chợ Rẫy.
        Thấy Ba mẹ cháu Hạnh vừa đến mọi người ùa ra hỏi han ( ai cũng nghĩ rằng Bé Hạnh đã chết ) nhưng khi nghe Bé Hạnh đã khỏe, và ăn uống lại rồi, ai nấy thật sự không tin, cứ tưởng đùa !
        Mọi người ngỡ ngàng khi nghe ba mẹ cháu Hạnh nói Bé đã sống lại rồi.­
        Điều kỳ diệu nào đã làm cho Bé Hạnh từ cõi chết trở về?
        Bác Sĩ (trưởng khoa) khi cho cháu Hạnh xuất viện cũng đã có nói “Chỉ có Phật Trời mới cứu được cháu!”
        Vâng ! Nhờ Phật Trời cháu Hạnh đã sống lại ngay buổi niệm Phật đầu tiên và tỉnh dần sau những buổi niệm Phật tiếp theo, thật sự cháu Hạnh đã sống lại nhờ câu niệm: NAM MÔ A DI ĐÀ PHẬT của số đông Phật tử qua mấy ngày đêm.
        Khi không còn phương điều trị được nữa, Bệnh viện cho cháu Hạnh xuất viện về nhà là sẽ chết, điều đó tập thể Y, Bác sĩ tại khoa Nhiễm Bệnh viện Nhi Đồng 2 và tất cả mọi người không ai chối cãi.
        Nhưng tại sao niệm Phật mà Cháu Hạnh sống lại?
        Quý vị thử nghĩ đi, chiếc đèn kia ít dầu quá, sắp cạn rồi đèn sẽ tắt. Nhưng nhờ nhiều người thương tình đến, người tiếp cho 1 ít dầu, thì đèn sẽ đầy dầu lại và tiếp tục sáng!
        Người sống thọ, sống khỏe, sống vui là nhờ cái Phước Nhân đời trước đã tạo. Cháu Hạnh kiếp trước thiếu tu nên thiếu phước, giờ mạng sống đã cạn, nhưng còn chút duyên nào đó đối với Phật Pháp nên được nhiều người đến niệm Phật để tiếp phước, nhờ phước đó mà cháu Hạnh thoát cơn nguy hiểm, mạng sống tăng thêm.
        Vậy cho nên chúng ta, ngay từ bây giờ ai nấy cũng nên thành tâm niệm câu NAM MÔ A DI ĐÀ PHẬT để tăng thêm phước thọ. Nếu đang bệnh tật, ngoài thuốc men điều trị, cũng nên niệm Phật hằng ngày (đó là phương thuốc A Dà Đà !)
        Mà cháu Hạnh đây đã trải qua bao nhiêu kiếp trước tạo nghiệp gì đó không lành nên giờ bị chứng bệnh nặng ( nghiệp bệnh ), mạng sống sắp tàn, may nhờ còn chút duyên lành nên gặp số đông Phật tử đến trợ niệm tiếp phước cho ( mà phần đông là Phật tử ở xa không ai là người quen với gia đình mới lạ chứ, thậm chí tôi cầm máy gọi cũng đâu có quen nhiều người, chỉ biết số Điện thoại đó là của Ban hộ niệm thôi).
        Đã qua rồi cơn nguy hiểm, gia đình tiếp tục xin nhập viện Nhi Đồng 1, gần 1 tháng nằm viện và được trở về nhà, tuy thần kinh còn co giật liên tục, nhưng gia đình mong tôi ghé châm cứu mỗi ngày. Cháu Hạnh giờ hoàn toàn tỉnh táo, hết co giật, nói được, ăn ngủ tốt, đùa giỡn suốt ngày.Tuy nhiên vẫn phải thường xuyên đến Bệnh viện tái khám theo dõi.
        Hôm nay, ngoài sự tri ơn Phật Trời đã cứu sống con mình, Ba mẹ cháu Hạnh tỏ lời biết ơn đến với quý Phật tử trong các Ban Hộ Niệm không quản ngày đêm mưa gió đến niệm Phật cầu an cho cháu.
        Cám ơn Các Y, Bác sĩ đã tận tâm chăm sóc cháu Hạnh thời gian qua. Riêng Ba cháu Hạnh, lúc mọi người đang chuẩn bị lo hậu sự cho cháu, thì ba cháu vì quá thương con gái út, ba cháu có tự đập đầu vào tường và ngất xỉu, anh tự vận để theo con, nhưng mọi người ngăn cản kịp thời.
        Giờ đây, đã qua rồi cơn biến cố gia đình và thấy sự nhiệm mầu quá sức tưởng tượng của câu NAM MÔ A DI ĐÀ PHẬT. Ba của cháu anh Châu đã từng vô tù ra tội vì tánh khí hung hăng quậy phá… nên có biệt danh “Châu điên” (dân Sở Thùng ấy mà ) nay đã nguyện xuống tóc, tại gia thờ Phật A Di Đà, bỏ ác làm lành, tập ăn chay, tu học.
        Câu niệm NAM MÔ A DI ĐÀ PHẬT đến nơi đâu sự mầu nhiệm đến đó.
        (Lương y Phan Văn Sang - Số 87 Nguyễn Văn Nghi, P.7, Gò Vấp)
      • Bác Sĩ Quách Huệ Trân A Di Đà Phật, và đây nữa:https://www.facebook.com/photo.php?fbid=381044822033233&set=a.102729973198054.4012.100003831546625&type=1&theater
        Huong Thi Tran with Duc Phat Tu Biand 22 others
        GƯƠNG NHÂN QUẢ: CẮT CỔ GÀ VỊT - QUẢ BÁO UNG THƯ LƯỠI PHẢI MỔ QUANH CỔ ĐAU ĐỚN Y NHƯ TỪNG GIẾT HẠI CHÚNG SANH
        Cô Đàm Thị Hoa, pháp danh Diệu Phước, sinh năm 1970, sống ở quận 12. Cô sinh ra trong một gia đình miền quê, thuộc tỉnh Thanh Hóa. Năm 1984 cô theo cha vào Nam sống chung với chú thím. Thấy hoàn cảnh chú thím khó khăn, nên cô bắt đầu xin đi làm ở hãng kem ăn để kiếm tiền phụ giúp thêm gia đình. Làm việc được hai năm, cô thấy lương quá ít, nên chuyển sang cắt cổ gà cho nhà hàng bán Hambuger. Sau ba năm nhà hàng phá sản, cô lại chuyển sang phụ bếp tại các nơi khác, công việc vẫn là cắt cổ gà. Ngày tháng trôi qua, cô vẫn sống bình yên như vậy, cho đến khi cô lập gia đình và sinh em bé. Chồng cô làm việc ở xa thỉnh thoảng mới về nhà, một mình cô vừa đi làm, vừa nuôi con nhỏ. Nhưng vì em bé ốm yếu, bệnh tật liên miên, và cô cũng phát bệnh liên tục, nên cô đành phải bỏ việc phụ bếp. Cô ở nhà, nhận vài đứa trẻ chăm sóc để có tiền chi phí hàng ngày, vừa tiện lo cho con.
        Năm 2007, lưỡi cô bắt đầu lở bên phải. Cô đã đi khắp các bệnh viện như Tai Mũi Họng, Da Liễu, Thống Nhất, Hòa Hảo, Hoàn Mỹ v.v. Nhưng các bác sĩ đều bảo, lưỡi cô bị viêm nóng và mọc nấm, chỉ cho thuốc uống. Cô uống suốt mấy tháng vẫn không hết bịnh.
        Năm 2008, lưỡi cô đã bị thủng một lỗ lớn bằng đầu ngón tay. Cô thường khóc vì rất đau nhức, ăn cơm không được chỉ ăn cháo và ngày nào cũng phải ghé bác sĩ gần nhà để xin chích thuốc giảm đau. Cô hoàn toàn không biết bịnh này là do nghiệp sát sanh trước đây chiêu cảm. Sau đó, cô đến bệnh viện Da Liễu tái khám. Bác sĩ bảo chữa không khỏi, nên chuyển sang bệnh viện Ung Bướu. Sang bệnh viện này, cô bị cắt một ít ở lưỡi để sinh thiết. Sau một tuần có kết quả, bác sĩ không giấu mà báo thẳng cho biết cô đã bị ung thư lưỡi nên phải nhập viện mổ gấp. Vừa nghe xong, cô bủn rủn tay chân, giống như người mất hồn; cô đi lang thang mãi về đến nhà cô chỉ biết khóc và thở than với người thân.
        Đến tháng 3 năm 2009, cô bị mổ nguyên đường vòng ngang cổ, giống như cô từng cắt cổ gà, lưỡi cũng bị cắt một nửa, hành cô đau đớn quằn quại; lại không nói được, không ăn được, thức ăn loãng xay nhuyễn lỏng mà phải đưa ống dẫn vào đường mũi, đau đớn vô cùng. Cô lâm vào tình cảnh đúng như trong kinh nói, sống không được mà chết cũng không xong. Mổ hơn một tuần thì bác sĩ điều trị yêu cầu cô phải nhổ năm cái răng cấm mới tiến hành xạ trị ung thư. Cơn đau này chưa dứt thì cơn đau khác lại đến, sức khỏe suy yếu, cô phải chịu nỗi đau không thể nào diễn tả được, miệng lúc nào cũng đầy máu, đêm không ngủ được. Bệnh tật ập đến khiến cô tuyệt vọng không còn tha thiết sống, nhưng phải cố vì đứa con nhỏ.
        Sau khi nhổ răng xong được hai tuần thì cô đi xạ trị. Xạ đến tia thứ mười lăm thì mặt cô đen thui giống như da con gà ác, miệng và cổ cứng ngắc, không ăn, không nói được, cô quyết định bỏ cuộc.
        Lúc cô lâm vào tình cảnh đau đớn thể xác cần người động viên, an ủi thì chồng cô lặng lẽ chạy theo bóng hồng khác. Lần này, chồng chất lên cô nỗi đau tinh thần, cô chỉ biết ôm mà con khóc. Ba tháng cô ăn cháo liên tục, có uống chút sữa nào cũng ói ra, cô nằm thiêm thiếp một chỗ. Cô phải dùng thuốc ngủ nhiều lần, vẫn không thể ngủ được, thức trắng suốt ngày đêm bị suy nhược thần kinh.
        Cũng may! Cô còn một chút duyên lành, bà Phật tử gần nhà biết chuyện của cô. Bà đến động viên, khích lệ cô ăn chay, niệm Phật. Ban đầu cô không nghe, bà vẫn kiên nhẫn khuyên bảo, mang các loại đĩa giảng về Phật pháp, đĩa niệm Phật chuyển hóa tế bào ung thư tặng cho cô và muốn dẫn cô đi chùa, cô vẫn không chịu đi.
        Một hôm ở chùa gần bên nhà, có mở khóa tu một ngày, bà dìu cô đi. Cô vào nghe quý Thầy giảng kinh, niệm Phật, cũng không hiểu nhiều. Cứ nhiều lần đi như vậy, dần dần cô được bà hướng dẫn quy y Tam bảo. Nhờ đó cô mới biết rõ quả báo, mình mắc bệnh là do sát sinh, vì cắt cổ gà quá nhiều, khiến cô sợ hãi vô cùng. Bà tiếp tục hướng dẫn cô thỉnh Phật về nhà, hàng ngày tụng kinh, niệm Phật, lạy sám hối.
        Từ đó, ngày nào cô cũng đến trước Bồ-tát Quán Thế Âm chí thành sám hối, phát nguyện ăn chay, niệm Phật, không dám sát sinh. Tâm cô bắt đầu chuyển biến tốt, không còn nghĩ đến chuyện tự tử, mà biết chấp nhận trả nghiệp, đi phóng sinh chung với các Phật tử ở chùa Hoằng pháp, khuyên người phóng sinh v.v. Ban đầu, cô ăn chay kỳ dần dần về sau cô ăn chay trường. Từ khi, cô phát tâm sám hối, ăn chay, tụng kinh, niệm Phật thì sức khỏe cô ngày càng tiến triển tốt. Cô tăng lên được mười mấy ký và bệnh cô từ từ thuyên giảm, cô không còn nghĩ đến bệnh tật và người chồng bội bạc. Cô dạy cho con không được sát sinh, ngay cả con kiến cũng thương nó; bởi vì trải nghiệm từ bản thân mình mà cô sợ hãi.
        Đến tháng 9 năm 2011, cô khi đi xét nghiệm máu ở bệnh viện thì bác sĩ báo sức khỏe cô hoàn toàn bình phục và không còn một chút tế bào ung thư. Cô cảm động mừng rỡ khóc nức nở. Nhờ cô chí thành sám hối mà được cảm ứng đến Bồ-tát Quán Thế Âm. Thật đúng như trong kinh dạy:
        Tội từ tâm khởi đem tâm sám
        Tâm được tịnh rồi tội liền tiêu
        Tội tiêu tâm tịnh thảy đều không
        Thế mới thật là chân sám hối.
        Phật pháp đã cứu cuộc đời cô như thế. Phật pháp thật sự không thể nghĩ bàn. Hiện nay cô trở thành một Phật tử tin theo Phật pháp tuyệt đối.
        Con người sinh ra ở cõi đời này ai cũng phải làm việc để mà tồn tại, nhưng phần đông hàng phàm phu chúng ta đều tạo nghiệp ác. Có người vì chén cơm manh áo mà tạo nghiệp nói dối; có người vì cơm áo gạo tiền bức bách mà tạo nghiệp sát sinh v.v. khi nhân duyên chín muồi thì quả báo đến chúng ta phải nhận lãnh. Vì thế trong kinh Đức Phật thường nói: “Bồ-tát sợ nhân, chúng sinh sợ quả”. Câu chuyện của Phật tử Diệu Phước trả quả báo ngay đời hiện tại, là do cô tạo nghiệp sát sinh.
        Diệu Âm Lệ Hiếu kính ghi lại từ Phật pháp nhiệm mầu kỳ 27 (4/2014)
        Xin hãy thường niệm A Di Đà Phật.
      • Bác Sĩ Quách Huệ Trân A Di Đà Phật. Bệnh nghiệp là do túc nghiệp đời quá khứ, chỉ có cách ăn chay, phóng sinh, niệm Phật quyết cầu sanh Tây Phương. Thọ mạng còn thì nghiệp tiêu bệnh hết, thọ mạng dứt thì Phật tiếp dẫn về Tây Phương. Bạn hãy tìm cách làm cho cháu tin sâu Phật pháp mà cố gắng niệm Phật nhiều. Người cha như bạn có thể thay con sám hối nữa thì hiệu quả cũng lớn lắm. _()_

      • Tôi xin giới thiệu thêm chuyện của bác Phan Tạ Ánh Mai. Vốn là một đêm trước tết khi tôi mở cửa phòng khám bịnh chuẩn bị đi về thì nhìn thấy một người trẻ tuổi nói là họ từ Mỹ về thăm bà má vợ (chồng) bị đụng xe. Bà này đã dặn dò chuyện ra đi của bà từ một năm trước, bà dặn khi bà qua đời thì kêu họ mời ngài Sám Công và các vị bạn sen trong liên xã trợ niệm cho bà. Tại vì họ kêu điện thoại đến chùa Liên Nhân không gặp thầy và có người kêu họ lại kiếm tôi để nhờ giúp đỡ.
        Tôi nghe nói bà đã thọ giới Bồ Tát, rất siêng năng niệm Phật, và đã dặn dò con cái không được di động thân thể của bà sau khi bà lâm chung, không cho con cái khóc lóc, và phải niệm Phật trợ giúp bà. Tôi nghĩ: “Bà siêng năng tu hành như vậy mà còn gặp phải tai nạn đụng xe, huống chi là người như tôi” nên mau mau đi trợ niệm giúp bà, phải làm cho bà được mãn nguyện, giúp bà vãng sanh. Khi tôi đến bịnh viện thì gặp con bà đang nói chuyện điện thoại bàn bạc về hậu sự. Tôi cảm nhận được sự khổ của tất cả chúng sanh đang trôi lăn trong vòng sanh, lão, bịnh, tử.
        Bà nằm trong phòng cấp cứu hôn mê đã mấy ngày không tỉnh. Nhưng đến khi niệm Phật cho bà thì bà chảy nước mắt. Ðêm đó các bạn ở liên xã chưa ăn cơm xong vừa nghe liền nhiệt tâm đến giúp chồng bà chuẩn bị và giải thích rõ về việc trợ niệm. Con bà rất hiếu thảo, muốn làm cho bà được mãn nguyện và vãng sanh tây phương; họ đem các hình gia đình họ hàng đang treo trên tường đem cất để cho bà khỏi động tâm lưu luyến thế giới Sa bà này. Bà ra đi ngay đêm giao thừa; có ba bốn mươi người bạn trong liên xã đến để trợ niệm mà trước đó không có người nào quen biết bà.
        Tôi rất xúc động khi thấy tờ giấy viết bài phát nguyện (bài kệ phát nguyện trong phẩm Phổ Hiền Hạnh Nguyện) đã nhuốm vàng bởi khói nhang. Con bà nói trước đó bà thường đi trợ niệm và có viết sẵn tên của những người quen có thể đến trợ niệm cho bà. Nhưng gặp ngay đêm giao thừa có một số đi về quê, một số khác thì bận việc nên không đến được. Con bà rất lo không có ai đến, nhưng không ngờ lại có nhiều người không quen biết nhiệt tâm đến để trợ niệm cho bà. Thiệt là nhân quả không sai, người niệm Phật chỉ cần tu nhân, ‘nhân’ đúng thì ‘quả’ chắc chắn sẽ đúng.
        Người Á đông vốn rất kỵ chuyện tang lễ vào dịp tết, nhất là vào đêm giao thừa, nhưng Phật tử thì không màng đến chuyện này, chúng ta chỉ hy vọng có thêm một người vãng sanh thành Phật thì có thể độ được vô lượng chúng sanh; chúng ta chỉ sợ người trong gia đình trong lúc buồn rầu làm cho họ mất đi ‘tín’ và ‘nguyện’. Sau khi hỏa táng bà để lại vài viên xá lợi màu xanh, vàng, và trắng. Chồng bà rất cảm động; trước đó ông thường phàn nàn: “Tôi nghèo như vầy cũng vì bà bố thí hết trơn và không nấu thịt cá cho tôi ăn!” (từ điểm này có thể biết được bà là người như thế nào).
        Ông nói tiếp: “Mỗi khi tôi ngồi coi truyền hình, bà đều ngồi xếp bằng, dùng gốc cây nhang để tính số niệm Phật; nhiều lúc tôi trách bà nhưng không ngờ là bà đã tu thành công!”. Tôi cảm thấy một việc rất không thể nghĩ bàn là xâu chuỗi của bà làm bằng hột ‘Tinh Nguyệt Bồ Ðề’, sau khi hỏa thiêu xong còn lại hai hột y nguyên không bị cháy hết. Con trai, con gái, và con rể bà đều là tiến sĩ ở Mỹ, đối với việc này cũng nói là không thể tưởng tượng nổi. Thật thà niệm Phật, công phu đắc lực thì sẽ thành công; nhân quả tơ hào chẳng sai.
        Hồi xưa có một đệ tử hỏi Phật: “Nếu gặp chuyện bất trắc mà chết đi bất ngờ thì có thể vãng sanh được không?” Phật thí dụ: “Nếu có một cây mọc nghiêng về phía đông, nếu bị gẫy thì cũng sẽ ngã về hướng đông”. Chúng ta niệm Phật cũng như cây mọc nghiêng về hướng tây, mỗi ngày đều hướng về tây mà lớn thêm, nếu bị gẫy thì cũng sẽ ngã về hướng tây. Chúng ta phải tự hỏi mình có nghiêng về hướng tây không? (chỉ sợ là không có!). Cái tâm của mình thường thường đều hướng về bốn phương tám hướng nhảy tùm lum, và không nhất tâm hướng thẳng về tây. Hai mươi bốn giờ trong ngày, thời gian thiệt thà niệm Phật cũng không quá năm phút; nếu người siêng năng hơn một chút thì một ngày niệm được vài giờ, trong đó cũng không biết có bao nhiêu câu niệm được đàng hoàng (không xen tạp và không gián đoạn). Cho nên cây này đúng là mọc tùm lum, nếu bị gẫy bất ngờ rồi ngã về hướng nào thì rất khó mà biết trước được.
        Trong nhật ký bà đã viết sẵn di chúc dặn con cháu phải lo chuyện lâm chung như thế nào, đến sau này thì con bà mới tìm ra. Cũng may là hậu sự cũng được làm giống theo ý muốn của bà. Có một đoạn trong nhật ký làm cho tôi có ấn tượng rất sâu. Bà có một người con đã từng làm khoa trưởng ở đại học Phùng Giáp bị tai nạn xe đã qua đời. Lúc đó bà chưa học Phật và cảm biết được sự đau khổ trong đời người, bà viết: “Hôm nay là ngày vĩnh biệt con tôi và là ngày đau khổ nhất trong đời tôi”. Một người mẹ nhận chịu sự đau khổ của người ‘tóc trắng tiễn đưa người tóc đen’ thật là chua xót biết bao.
        Một người không tầm thường sẽ không vùi đầu vào sự đau khổ và tối ngày than vắn thở dài. Người đó sẽ từ những sự khổ: ‘sanh, lão, bịnh, tử, thương xa lìa, ghét gặp mặt, năm ấm hừng hực (ngũ ấm xí thạnh)’ giác ngộ trở lại và bước theo gót chân của những thánh nhân hồi xưa. Chúng ta hãy cùng nhau hướng về pháp hội Di Ðà vĩnh hằng vô tận, hướng về Liên Trì Hải Hội thanh tịnh, hoan hỷ, sáng lạng, tràn ngập tiếng cười. Ấn Quang đại sư đã từng nói:
        Ưng đương phát nguyện nguyện vãng sanh.
        Khách lộ khê sơn nhậm bỉ luyến
        Tự thị bất quy, quy tiện đắc
        Cố hương phong nguyệt hữu thùy tranh?
        Tạm dịch:
        Vãng sanh phát nguyện đi thôi,
        Suối non đất khách mặc người quẩn quanh,
        Quê nhà chẳng chịu về nhanh,
        Hễ về ắt được, ai giành gió trăng?
        Chúng ta đừng đi lang thang nữa. Hãy học theo thế giới nội tâm của Hoằng Nhất đại sư: “Hoa chi xuân mãn, thiên tâm nguyệt viên”; hãy niệm Phật cho đàng hoàng. Pháp môn niệm Phật là một pháp môn đặc biệt nhất trong tám vạn bốn ngàn pháp môn của đức Phật Thích Ca, pháp môn này dễ thành công nhất. Mỗi ngày niệm đến khi vô cùng thành khẩn thì giống như hồi nhỏ trẻ em thường ca:
        “Xe lửa mau bay, xe lửa mau bay, bay qua núi cao, bay qua khe suối …”
        Lúc niệm Phật trong tâm càng trải qua nhiều sự khó khăn thì cũng như xuyên qua núi cao, băng qua khe suối. Và cũng giống như lời ca: “Mẹ hiền trông thấy thiệt là vui mừng”. Cha mẹ từ bi vô tận vô biên của chúng ta, đức Phật A Di Ðà đã dang tay ra từ lâu rồi, rất lâu rồi, khi nhìn thấy chúng ta quay trở về nhà thì vui mừng biết bao!
        Nghĩ đến “Bồ Tát đón mừng, Di Ðà đợi ở ngưỡng cửa” tiếng vang dội từ xa truyền lại thì làm sao không bước mau lên….



      Có một cô gái rất đẹp lúc trước từng là hoa khôi trong trường. Trên mặt bị bịnh ung thư sưng lớn lên khoảng gần bằng ba cái đầu chụm lại. Lúc tôi mới gặp và nhìn thấy cô thì có cảm tưởng như là có đứa bé đang ngồi trên đầu. Tuy cô phải chịu đựng sự đau khổ to lớn này nhưng nghĩ lại cũng còn may.
      Trong thời gian đau khổ này cô biết đến Phật pháp, cô than là: “Rất tiếc tôi nghe được quá trễ!”. Nhưng nếu kịp thời phát tâm thì cũng không trễ. Trong trường hợp đau khổ như vậy nếu người khác thì đã kêu trời kêu đất rồi, ngược lại cô còn có thể niệm Phật. Cô đem sự đau khổ biến thành nước cam lồ của lòng từ bi, đổi sự áo não buồn rầu thành ánh sáng thanh lương, tâm cô đã nương dựa vào đức Phật A Di Ðà. Cô đem tất cả tài sản của cô ra để cúng dường cho mọi người và dặn dò chuyện lâm chung đại sự. Rất nhiều pháp sư và liên hữu cũng cảm động và từ bi niệm Phật tiếp cô.
      Một hôm cô đưa năm trăm đồng nhờ tôi mua hột giống hoa đem gieo trong chùa hoặc là phía trước của Tịnh Nghiệp Tinh Xá Niệm Phật Ðường; cô nói là để khi nào hoa nở có thể cúng Phật, có hoa nở ra hoài để cúng Phật. Chúng ta là người khoẻ mạnh nhưng không ai có tâm niệm đẹp như cô. Có lẽ bạn sẽ nói mặt của cô rất xấu xí, diện mạo không còn đẹp như xưa nữa, nhưng nghĩ lại chúng ta có tâm niệm đẹp như cô không? Cô đưa tôi sợi dây chuyền quý nhất mà má cô tặng cho cô lúc trước và nói: “Nhờ bác sĩ bán sợi dây chuyền này xong rồi đem tiền đi in kinh, cúng dường Tam Bảo… tuỳ tiện làm thế nào cũng được, miễn là có thể làm lợi ích cho chúng sanh”. Thật là hiếm có, trong lúc cô chịu đựng muôn vàn đau khổ mà lại có được tâm niệm đẹp như vậy, bạn đã thể hội được sức lực của Phật pháp hay không? Rất nhiều người vào thăm cô, cô nói: “Tôi bị bịnh này là do nghiệp báo [của những chuyện ác mà tôi làm lúc trước], quý vị thăm tôi rồi sau này phải đừng làm việc ác, nên làm việc lành, luôn luôn nhớ như vậy, phải biết dự trữ đồ ăn phòng khi đói kém. Mau sớm niệm Phật thì mới không uổng chuyến đi thăm tôi lần này”.
      Có một ông già tám mươi tuổi bị ung thư phổi từ viện dưỡng lão đến. Ông nói: “Lúc ông năm tuổi thì cha ông mất, tám tuổi thì mẹ mất, một người sống cô đơn đến nay đã 80 năm”. Có thể nói là ông đã nếm đủ hết mùi vui, buồn, ly, hiệp trong đời. Ðến nay đã già lại mắc phải bịnh nặng, suốt ngày phải nằm trên giường. Có một đêm ông ngồi dậy ôm gối tự nói chuyện với mình : “Tôi muốn đi về, tôi muốn đi về”; giọng nói rất là thê lương, nhưng lúc đứng dậy thì đứng không vững và lại té bị thương. Răng trong miệng đã bám đầy bựa, mỗi ngày y tá phí bao nhiêu sức lực để kêu ông chà răng, ông nhất định không chịu chà và nói: “Người muốn chết rồi, chà răng để làm gì nữa!”. Ðã gần hai tháng ông không chịu ăn gì hết nên gần kiệt lực vì đói. Rất khó khăn lắm tôi mới để thuốc và thức ăn vào miệng ông, nhưng ông nhất định không chịu nuốt và quyết tâm muốn chết. Sau đó đại và tiểu tiện cũng không khống chế và điều kiển được; đi đại tiểu tiện ngay trên giường bịnh.
      Ông không có gia đình, người làm trong bịnh viện không đủ, không có người túc trực ở kế bên để thay vải trải giường và thay quần áo. Sau đó cả quần áo cũng không còn sức để mặc mà cũng không chịu mặc, chỉ còn trơ da bọc xương như vậy nằm trên giường. Vì ông không chịu ăn cơm cho nên chỉ có thể chích thuốc. Tay ông bấy hết vì kim đâm để chích thuốc hoặc lấy máu. Ðây là cái khổ của sự già nua. Khuyên ông niệm Phật nhưng ông cũng rất khó niệm được, mỗi lần nhìn ông thì không có bút mực nào diễn tả hết những sự đau lòng khổ não này. Ông cũng đã từng khoẻ mạnh như chúng ta, đã từng bước đi thoăn thoắt trèo non vượt suối, cũng đã từng giống như chúng ta, khi đói thì kiếm ăn, cười tươi như hoa nở. Nhưng những đợt sóng sanh tử của sông Hằng một giây phút, một tích tắc cũng không chịu ngừng lại… Thân thể chúng ta cũng như căn nhà có thể bị hư hoại và bị sụp đổ; sống trong căn nhà cũ bị hư, bị dột mưa thì rất khổ, rất khó khăn. Nếu lúc đó chúng ta niệm Phật, đem tâm an trú tại cõi Tây phương tự do tự tại, kiên cố thanh tịnh, bất cứ lúc nào cũng có thể dọn nhà đi thì rất trang nghiêm tốt đẹp. Nếu buồn rầu áo não theo căn nhà cũ nát, sợ là tương lai bạn cũng sẽ dọn đến căn nhà còn hư dột và cũ hơn hiện tại nữa, đời đời chịu khổ!
      Có một bịnh nhân đã già, có người nói ông đã 80 tuổi, có người nói ông đã 90 tuổi. Hình như trước kia ông là giáo sư trường đại học Bắc Kinh, diện mạo của ông rất giống người trí thức. Ông không phải là bịnh nhân thuộc chuyên khoa chữa trị của tôi. Từ lúc đầu tiên khi tôi gặp ông thì ông đã hôn mê bất tỉnh. Mỗi lần đi vào phòng bịnh tôi chỉ có thể niệm ‘A Di Ðà Phật, A Di Ðà Phật’ vào tai ông. Cứ như vậy cả hai tháng ông chưa khi nào có một chút phản ứng gì hết. Sau cùng ông tỉnh lại, có chút phản ứng và nhìn tôi, ra hết sức hình như muốn niệm ‘A Di Ðà Phật’, nhưng không có sức để niệm ra tiếng. Tay ông cử động hình như muốn chắp tay, chắp tay lại đối với người khoẻ mạnh là một chuyện rất là dễ dàng, nhưng đối với ông thì lại vô cùng khó khăn. Không phải là lúc còn trẻ da ông cũng rất hồng hào mềm mại hay sao? Nhưng thế gian vô thường, hồng hào mập mạp trẻ trung sẽ từ từ biến thành già nua lụm cụm!
      Hình như tôi đã đem hình tượng của những người lớn tuổi kéo xuống tận đáy thẳm vực sâu, như thế có phải quá tàn nhẫn hay không? Nhưng nếu không diễn tả rõ ràng thì mọi người không hiểu rõ những chuyện trong thế gian, không buông xả được, như vậy thì không thể đạt được hạnh phúc tự tại. Nếu không kịp lúc hồi đầu niệm Phật e rằng sẽ hối hận vĩnh kiếp về sau!
      Phần đông khi người ta sắp chết thì hô hấp rất khó khăn. Nếu đang ở trong bịnh viện thì bác sĩ sẽ đút một ống vào miệng hoặc vào mũi vô khí quản đến phổi để duy trì sự hô hấp. Ðến lúc nguy cấp thì đẩy vào phòng có y tá túc trực thường xuyên để theo dõi bịnh nhân. Có khi dùng duỡng khí chụp vào mũi để giúp cho bịnh nhân thở. Khắp nơi trên thân thể chỗ nào có thể đút ống vào thì cũng đều đút ống, thí dụ đường tiểu thì đút ống vào để thông tiểu, miệng thì đút ống vào để dẫn thức ăn vào bao tử, hoặc mũi thì đút ống vào phổi, chỉ thiếu một thứ là không có một ống gì để dẫn ánh sáng của đức Phật A Di Ðà vào tâm khảm của người ta. Một phòng bịnh có y tá túc trực (intensive care) thì cũng giống như một địa ngục ở trần gian. Có lẽ những thiết bị tối tân này đã cứu sống rất nhiều người, nhưng thiệt ra đối với bịnh nhân, không kể là chữa lành bịnh hay không đều là địa ngục rất dễ sợ, không người nào thích bị đưa vào thêm một lần nữa!
      Lúc trước khi đọc kinh Ðịa Tạng tôi thường nghĩ là chư Phật Bồ Tát sợ chúng sanh làm chuyện ác, cố ý nói ra để dọa người, đâu có chỗ nào là địa ngục thiêu đốt, địa ngục cắt lưỡi, … cái khổ gì cũng có, rất là dễ sợ, hình như đều là dọa người ta. Ðến khi tôi vô bịnh viện thì mới biết đức Phật nói câu nào cũng đều là sự thật, và cũng hiểu được tại sao đức Phật ở trong kinh đã nhiều phen dặn dò và phó chúc Ðịa Tạng Bồ Tát là: “Ðừng để chúng sanh đọa vào ác đạo [cho dù chỉ là] một ngày một đêm”. Nhất định phải nói rõ cho chúng sanh biết những sự khổ trong nhân quả báo ứng này, đừng để cho chúng sanh đọa vào ác đạo chịu khổ một ngày một đêm.” Nhưng lúc bình thường chúng ta có để ý và hiểu tâm từ bi này của Phật không?
      Khi bịnh nhân kêu tôi nửa đêm, lúc tôi rất mệt và buồn ngủ nhưng phải tỉnh dậy để đi thăm họ, săn sóc, cho thuốc hoặc là trị liệu, lúc đó thấy chúng sanh đang chịu đựng bên bờ sanh tử, những câu trong kinh Bát Ðại Nhân Giác liền hiện ra trong tâm: “Sanh tử thiêu đốt, khổ não vô lượng, phát đại thừa tâm, phổ tế tất cả, nguyện chịu thay vô lượng khổ cho chúng sanh, làm cho chúng sanh đến được sự sung sướng viên mãn”. Nhưng khi nhìn thấy cảnh tượng quá khổ này kêu bạn đi chịu khổ thay cho chúng sanh bạn có thể làm được không?
      Thử hỏi những sự khổ đã kể ở đoạn trước, bạn có thể thay thế cho họ một đêm không? Tôi không nói chuyện ‘thay thế’ này quá khó, chỉ là ở một bên để săn sóc an ủi người bịnh liên tục mấy đêm liền không ngủ, cả ngày lẫn đêm thì đã quá khó rồi (thường thì bạn sẽ cảm thấy đầu nặng, tim đập mạnh hơn lúc trước…). Tu hành trong nhà Phật trừ tâm từ bi ra, còn cần có lòng tin vững chắc, nguyện lực rộng lớn, niệm Phật chuyên cần thì mới có khả năng thoát ra khỏi lục đạo sanh tử luân hồi khổ não. Thiệt ra không nói là thay thế chịu khổ, chỉ ‘nghe’ thôi, cả ngày ngồi ở đó từ sáng đến tối nghe người ta than thở: “Tôi khổ như thế nào”, “nhà tôi có sự khổ vô cùng”, để cho bạn nghe một ngày 24 giờ, liên tục mấy ngày liền thì bạn sẽ hiểu. Sau khi tôi ‘nghe’ một thời gian, có một hôm khi tôi đang niệm Quán Thế Âm Bồ Tát thì nghe có tiếng người khác cũng đang niệm “Nam mô Ðại từ Ðại bi Quán Thế Âm Bồ Tát”, nghe xong câu này tôi liền có một niềm xúc động vô hạn, chảy nước mắt lúc nào không hay. Thật đúng như vậy, đừng nói để bạn thay thế chúng sanh chịu vô lượng khổ, chỉ để bạn ‘nghe’ sự khổ thì liền biết lòng từ bi vô biên của Bồ Tát. Ngài đã phát nguyện “lắng nghe chuyện khổ nạn trong thế gian”, chỗ nào có người chịu khổ liền lập tức đến để cứu họ. Chúng ta lắng tâm để niệm Bồ Tát, từ danh hiệu của một vị Bồ Tát thì biết được lòng từ bi vô cùng tận của chư Bồ Tát, tâm địa rộng lớn không thể nghĩ bàn của quý ngài.
      Khi đôi mắt tôi nhìn thấy sự buồn rầu, lo sợ, khủng bố của những người sắp chết, đôi tai nghe vô số tiếng khóc lúc sanh ly tử biệt, quay lại niệm ‘vô lượng quang minh và vô lượng thọ’ của đức Phật A Di Ðà, tự nhiên lại tràn đầy nước mắt và cảm nhận được sự từ bi thông cảm vô cùng thân thiết chứa đựng trong danh hiệu đức Phật A Di Ðà. Thì ra đức Phật A Di Ðà từ xưa đã biết được những sự đau buồn đen tối và sự lo sợ trong vòng sanh tử của phàm phu chúng ta, nên ngài phóng vô lượng quang đến khắp mọi nơi để cứu độ, không nhàm chán mà an ủi chúng sanh. Ngài không nghỉ ngơi, không ‘lấy vacation!’, ngày cũng như đêm, chí nguyện vĩnh viễn không bao giờ ngừng nghỉ mà cứu giúp chúng sanh trong biển khổ sanh tử, đem sự thanh lương ở cõi Cực Lạc ban bố cho chúng sanh. Bạn có để ý những khi mưa suốt mấy ngày liền nhưng mặt trời vẫn không mất đi. Vô Lượng Quang Thọ là một nguồn từ bi vĩnh hằng, chiếu rọi vô tận, không bị bất an vì mất đi quang minh, không có sự đau khổ của sanh ly tử biệt.
      Có khi đêm đã khuya, thuốc ngủ và thuốc chống đau đều không còn hiệu lực nữa, tôi thường ở bên giường bịnh nhân giúp họ niệm Phật (thật ra phải nói là ‘Bồ Tát bịnh nhân’ giúp tôi niệm Phật, vì nếu không có họ ở một bên, tôi không siêng đến nỗi nửa đêm không ngủ, thức dậy niệm Phật). Hòa hợp vào nhịp thở và tiếng niệm Phật của bịnh nhân, vừa niệm vừa nghe từng câu từng tiếng một cách an tịnh.
      Khi thuốc men không còn công hiệu nữa, hết sức thành khẩn cầu cứu đức Phật A Di Ðà có công hiệu mạnh nhất, có thể an ủi thân tâm đau khổ của bịnh nhân; lắng nghe được một tiếng thì ngay khi đó liền được giải thoát, nếu an tịnh mà nghe rõ ràng từng chữ từng chữ thì sự đau khổ trong mỗi phút này biến mất cũng như sương tan khi mặt trời mọc. Phật A Di Ðà giống như một công ty cung cấp điện lực miễn phí, chỉ cần bạn đừng rút đồ cắm điện ra thì sẽ thâu nhận được nguồn năng lượng vĩnh viễn không bao giờ chấm dứt này.

      Có một người bị ung thư ở thực quản, hô hấp bị khó khăn, phải đút một ống từ mũi vào phổi để giúp sự hô hấp và một ống để đút đồ ăn vào bao tử; có khi bà phải rán sức để ho, mỗi lần ho thì đau như xé ruột gan, toàn thân run rẩy vì đau đớn. Chồng bà nhìn thấy cảnh tượng đau lòng như vậy chịu không nổi nên chạy ra hành lang mà khóc. Ðôi lúc tôi đi chợ nhìn thấy những con gà bị treo trên quày thịt cũng tội nghiệp như vậy. Trên cổ của con gà nào cũng có khoét một lỗ để treo, rất ít người thương hại sự đau đớn của chúng nó; nhưng đến khi người đút ống thở vào mũi là vợ, là con, hoặc là mẹ của bạn thì bạn cũng sẽ đau nhót ruột mỗi khi họ ho và thở mạnh.
      Có một người làm nghề bán thịt heo, ông bị ung thư phổi được một thời gian thì qua đời. Tôi nghe vợ và con ông kể lại khi ông về nhà mấy ngày hôn mê không tỉnh nhưng miệng cứ la hét và nói:
      “Mau mau đem những gan heo treo trên tường đi chỗ khác”. Hoặc là:
      “Mau đem đầu heo đi chỗ khác”.
      Ông cứ kêu la như vậy suốt mấy ngày đêm, mọi người trong nhà sợ đến lông tóc dựng đứng nhưng không hiểu ông nói cái gì. Cảnh tượng lúc ông chết rất là dễ sợ, ông chịu rất nhiều đau khổ. Từ đó người nhà của ông mới biết nhân quả báo ứng của sự sát sanh; khi ông nằm bịnh viện tôi đã khuyên người nhà ông niệm Phật, nhưng họ nói trong lúc buồn khổ như thế thì làm sao niệm được? Tuy đức Phật A Di Ðà có lòng đại từ bi tiếp dẫn người niệm được mười danh hiệu Phật lúc lâm chung vãng sanh về cõi Cực Lạc, nhưng lúc còn khỏe mạnh người ta rất khó niệm được vì bị mê hoặc bởi tình ái của thế gian, huống chi là lúc gần chết bị sự bịnh khổ giày vò hành hạ thì làm sao có thể niệm được!
      Nguyện cho sự thị hiện thuyết pháp của người bịnh này làm cho người khác nghe thấy được và rút tỉa kinh nghiệm để tránh khỏi sự đau khổ tương tợ. Và cũng nguyện công đức cảnh giác chúng sanh của ông có thể giúp ông lìa cảnh khổ và được Phật tiếp dẫn. Và cũng nguyện cho những chúng sanh bị ông giết hại nương vào nước cam lồ của Phật pháp, cởi mở gút mắt trong lòng, đồng niệm Di Ðà, đồng sanh tây phương, đồng thành Phật đạo.
      Người khỏe mạnh thường than ngủ không đủ. Trong bịnh viện có quá nhiều nước mắt, sự đau khổ kéo dài lây lất! Người chưa tới số, nằm nướng trên giường và nói đồng hồ reo báo thức quá ồn. Người tới số, suốt đêm chiến đấu và giằng co với sanh tử. Có một người bị ung thư ở hàm dưới và lan đến cuống họng. Ông không thể nuốt được, hô hấp cũng khó khăn, cho nên bác sĩ mới khoét một lỗ ở bụng để đút ống dẫn thức ăn vào dạ dày, và khoét một lỗ ở cổ để giúp sự hô hấp. Chúng ta có thể ăn uống không cần khoét lỗ để đút đồ ăn và hô hấp không cần khoét lỗ đút ống thì thiệt rất quý, rất đáng biết ơn! Vài ngày trước khi ông mất, có thể nói là mỗi ngày đều chảy máu một chút, cách hai ba ngày lại chảy máu nhiều; máu từ miệng và mũi chảy ra, từ chỗ đút ống thở chảy ra. Những người y tá và bác sĩ trực rất muốn cứu ông nhưng chỉ có thể đứng một bên cầm cái thau để hứng máu từ thân ông chảy ra, rồi phải truyền máu cho ông tại vì máu trong mình ông chảy ra từ những chỗ không thể cầm được. Có một lúc máu của ông chảy ra dính vào cả người tôi. Ðôi mắt của ông đỏ ngầu và sưng lớn lên trông rất dễ sợ.
      Cả đêm chúng tôi ở bên cạnh chăm sóc và hứng máu cho ông. Sáng ngày hôm sau còn phải tiếp tục khám bịnh nên tôi mới nhờ một người bạn đem áo lại cho tôi thay. Áo tôi có thể thay còn áo của ông thì không thể thay được! Bạn biết không, mỗi lần ông cử động mạnh một chút là máu chảy ra nhiều thêm nữa. Chúng tôi phải không ngừng tiếp máu vào cho ông nhưng cũng không nhanh bằng máu từ người ông tuôn ra; thuốc men gì cũng hết công hiệu; thân thể ông cứ chảy máu như vậy và hành hạ ông cả ngày, cả đêm. Người ta muốn nhắm mắt một cách êm đềm thiệt không phải là một việc đơn giản!
      Từ hôm đó tôi hiểu thêm một chút về vấn đề sanh tử, cái hình bóng phản chiếu trên sông Hằng rất có thể cũng là hình bóng của chính mình!
      Có một em trai 16 tuổi là một học sinh hạng nhất trong lớp; em bị bịnh ung thư não. Em đã phải mổ não bốn lần mà ba lần mổ được tiến hành trong cùng một năm. Em vào bịnh viện lần này để trị liệu phóng xạ, xương não của em bị cắt đi một khoảng cho nên cái đầu bị lõm vô một bên. May mà tánh mạng còn duy trì và có cơ hội nghe được Phật pháp. Một hôm tôi nhận được một bức thiệp cám ơn của ba em gởi. Trong đó ông nói là em nhờ ông viết và hy vọng nếu thuận tiện thì xin gởi cho em một tượng Phật để em lễ lạy. Ông rất khách sáo sợ làm phiền tôi, và làm như là bất đắc dĩ lắm mới xin tượng Phật. Tôi cảm động đến chảy nước mắt nên lập tức đi thỉnh một tượng Phật A Di Ðà cho em. Ông ở Phong Nguyên, tôi quá bận nên phải nhờ một cô y tá đem cho ông. Cô y tá này kể lại khi cô vừa đến thì em từ trên giường ngồi bật dậy, vì nửa thân người gần như cử động không được nên đi cà nhắc nhưng rất hăng hái và có tinh thần để đi lạy Phật. Nhìn cảnh tượng như vậy nên cô cảm động và nói: “Tứ chi tôi còn khỏe mạnh nhưng từ trước đến nay không bao giờ có ý muốn lạy Phật, nhìn thấy em chí thành như vậy, phấn đấu hết sức lực yếu ớt của mình để lạy Phật, tôi rất xấu hổ”.
      Khi người ta còn khoẻ mạnh đi đứng cử động được, thì cứ nghĩ đó là tự nhiên, ít khi nào quý trọng. Thời gian thân thể khỏe mạnh không thể kéo dài hoài được, những đoạn trước có kể người ta có thể mất đi miệng, mất cuống họng, thậm chí đến mất bộ não. Ngày nay chúng ta còn có miệng chúng ta nên học những lời nói ôn hòa tốt đẹp, cùng nhau khuyên nhủ giúp đỡ, cùng nhau niệm câu vạn đức hồng danh ‘A Di Ðà Phật’. Chúng ta không biết khi nào có thể mất đi bộ não, ngày hôm nay nên dùng nó để nghĩ đến hào quang và lòng từ bi của đức Phật.
      A Di Ðà Phật. A Di Ðà Phật.
      Khi tôi làm bác sĩ nội trú vào năm thứ nhất, có một đêm trực ở phòng cấp cứu. Nửa đêm có một người bị nghẽn động mạch cơ tim, đã ngừng hô hấp và hôn mê không tỉnh. Mặt và lưỡi đã biến thành màu tím ngắt. Máy đo tim và kết quả thử máu cho biết là tim đã bị hư hoại trầm trọng; theo kinh nghiệm của bác sĩ chủ nhiệm thì bịnh trạng nhẹ hơn người này cũng không cứu được nữa huống chi là tình trạng nặng như người này nên nói cho người nhà phải ‘chuẩn bị tinh thần’.
      Tôi cứ theo lệ thường vừa niệm Phật vừa lo cấp cứu bịnh nhân.
      Dùng hết nhiều thứ thuốc rồi nhưng huyết áp của ông không thế nào đo được, ông vẫn còn hôn mê và không thể tự mình hô hấp. Vợ của ông đau lòng nói với tôi:
      “Người ta nói ông trời thương và giúp đỡ người hiền lương, nhưng tại sao ông trời không thương tôi?”. “Xin bác sĩ tìm mọi cách để cứu ông, cho dù ông biến thành ‘người thực vật’ thì tôi cũng chịu chăm sóc cho ông”.
      Tôi cảm thấy là bà rất đôn hậu và thật thà nên mới khuyên bà:
      “Lúc người gặp tai nạn lớn, phải phát đại nguyện niệm Phật thì hy vọng có thể vượt qua”.
      Bà nói: “Làm sao phát đại nguyện?”.
      Tôi nói: “Dùng tâm chí thành của mình mà phát đại nguyện”.
      Bà liền nói: “Từ nay trở đi hai vợ chồng chúng tôi sẽ ăn chay trường và niệm Phật; ông ta là thầy giáo, khi hết bịnh có thể hoằng dương Phật pháp”.
      Tôi đưa bà và mấy người con mỗi người một xâu chuỗi và nói: “Ðêm nay quý vị nóng lòng chờ đợi trong phòng cứu cấp thì cũng không ích lợi gì, không bằng đem tâm bồn chồn này lắng xuống để niệm một vạn danh hiệu Phật A Di Ðà, cầu Phật gia bị, Phật lực không thể nghĩ bàn. Chúng tôi ráng hết sức để cứu ông, quý vị vì ông mà niệm Phật, nếu thọ mạng của ông hết thì ông cũng có thể vãng sanh Cực Lạc”.
      Ðêm đó ba người bác sĩ chúng tôi cứ nhìn các điện đồ đo tim và đo máu, điều chỉnh lượng thuốc từ 7 giờ chiều đến 3 giờ khuya. Một trong ba bác sĩ than là: “Chúng ta ba người trực cả đêm để lo cho một người mà không đo áp suất máu được!” (Nghĩa là người này nếu không có gắn máy thì không thể tự mình hô hấp được). Ðiều kỳ lạ là đến khoảng bốn năm giờ sáng thì áp suất máu của ông từ từ tăng lên, ông cũng từ từ tỉnh lại. Tôi lập tức đi thông báo cho người nhà của ông. Tôi rất cảm động khi mở cửa nhìn thấy cả nhà ngồi xếp thành một hàng đang niệm Phật một cách rất chí thành. Con của ông viết trên một trang giấy: “Thưa ba, con rất muốn ba mở đôi mắt hiền từ ra”.
      Có một thanh niên đến thăm ông và khóc sướt mướt làm tôi cứ tưởng là con của ông. Người thanh niên đó nói: “Ổng là thầy tôi, lúc trước ổng ở trong một chái nhà lụp sụp, dùng hết tiền lương để cung cấp lo cho đám học sinh chúng tôi. Nếu không có thầy thì hôm nay không có tôi, xin bác sĩ nhất định phải cứu sống ổng”. Lời nói chưa dứt thì lại khóc tiếp; sau đó tôi mới biết ông đã được chọn là một trong ‘mười vị thầy có lòng thương lớn nhất đối với học sinh’.
      Sau khi ông tỉnh lại phải tiếp tục dùng máy để trợ giúp hô hấp thêm ba ngày nữa. Lúc đó ông bắt đầu niệm Phật; ngoài bịnh bị nghẽn động mạch cơ tim ông còn bị bịnh phổi nữa. Cuối cùng ông cũng lành bịnh và tự mình bước đi ra khỏi bịnh viện.
      Sau đó ông trở lại bịnh viện kiếm tôi để hợp tác in kinh. Những bác sĩ xem qua tâm điện đồ và kết quả thử máu và thấy sức khoẻ ông từ từ bình phục đều cảm thấy không thể tưởng tượng nổi.
      Có một người bị ung thư ở thực quản, hô hấp bị khó khăn, phải đút một ống từ mũi vào phổi để giúp sự hô hấp và một ống để đút đồ ăn vào bao tử; có khi bà phải rán sức để ho, mỗi lần ho thì đau như xé ruột gan, toàn thân run rẩy vì đau đớn. Chồng bà nhìn thấy cảnh tượng đau lòng như vậy chịu không nổi nên chạy ra hành lang mà khóc. Ðôi lúc tôi đi chợ nhìn thấy những con gà bị treo trên quày thịt cũng tội nghiệp như vậy. Trên cổ của con gà nào cũng có khoét một lỗ để treo, rất ít người thương hại sự đau đớn của chúng nó; nhưng đến khi người đút ống thở vào mũi là vợ, là con, hoặc là mẹ của bạn thì bạn cũng sẽ đau nhót ruột mỗi khi họ ho và thở mạnh.
      Có một người làm nghề bán thịt heo, ông bị ung thư phổi được một thời gian thì qua đời. Tôi nghe vợ và con ông kể lại khi ông về nhà mấy ngày hôn mê không tỉnh nhưng miệng cứ la hét và nói:
      “Mau mau đem những gan heo treo trên tường đi chỗ khác”. Hoặc là:
      “Mau đem đầu heo đi chỗ khác”.
      Ông cứ kêu la như vậy suốt mấy ngày đêm, mọi người trong nhà sợ đến lông tóc dựng đứng nhưng không hiểu ông nói cái gì. Cảnh tượng lúc ông chết rất là dễ sợ, ông chịu rất nhiều đau khổ. Từ đó người nhà của ông mới biết nhân quả báo ứng của sự sát sanh; khi ông nằm bịnh viện tôi đã khuyên người nhà ông niệm Phật, nhưng họ nói trong lúc buồn khổ như thế thì làm sao niệm được? Tuy đức Phật A Di Ðà có lòng đại từ bi tiếp dẫn người niệm được mười danh hiệu Phật lúc lâm chung vãng sanh về cõi Cực Lạc, nhưng lúc còn khỏe mạnh người ta rất khó niệm được vì bị mê hoặc bởi tình ái của thế gian, huống chi là lúc gần chết bị sự bịnh khổ giày vò hành hạ thì làm sao có thể niệm được!
      Nguyện cho sự thị hiện thuyết pháp của người bịnh này làm cho người khác nghe thấy được và rút tỉa kinh nghiệm để tránh khỏi sự đau khổ tương tợ. Và cũng nguyện công đức cảnh giác chúng sanh của ông có thể giúp ông lìa cảnh khổ và được Phật tiếp dẫn. Và cũng nguyện cho những chúng sanh bị ông giết hại nương vào nước cam lồ của Phật pháp, cởi mở gút mắt trong lòng, đồng niệm Di Ðà, đồng sanh tây phương, đồng thành Phật đạo.
      Người khỏe mạnh thường than ngủ không đủ. Trong bịnh viện có quá nhiều nước mắt, sự đau khổ kéo dài lây lất! Người chưa tới số, nằm nướng trên giường và nói đồng hồ reo báo thức quá ồn. Người tới số, suốt đêm chiến đấu và giằng co với sanh tử. Có một người bị ung thư ở hàm dưới và lan đến cuống họng. Ông không thể nuốt được, hô hấp cũng khó khăn, cho nên bác sĩ mới khoét một lỗ ở bụng để đút ống dẫn thức ăn vào dạ dày, và khoét một lỗ ở cổ để giúp sự hô hấp. Chúng ta có thể ăn uống không cần khoét lỗ để đút đồ ăn và hô hấp không cần khoét lỗ đút ống thì thiệt rất quý, rất đáng biết ơn! Vài ngày trước khi ông mất, có thể nói là mỗi ngày đều chảy máu một chút, cách hai ba ngày lại chảy máu nhiều; máu từ miệng và mũi chảy ra, từ chỗ đút ống thở chảy ra. Những người y tá và bác sĩ trực rất muốn cứu ông nhưng chỉ có thể đứng một bên cầm cái thau để hứng máu từ thân ông chảy ra, rồi phải truyền máu cho ông tại vì máu trong mình ông chảy ra từ những chỗ không thể cầm được. Có một lúc máu của ông chảy ra dính vào cả người tôi. Ðôi mắt của ông đỏ ngầu và sưng lớn lên trông rất dễ sợ.
      Cả đêm chúng tôi ở bên cạnh chăm sóc và hứng máu cho ông. Sáng ngày hôm sau còn phải tiếp tục khám bịnh nên tôi mới nhờ một người bạn đem áo lại cho tôi thay. Áo tôi có thể thay còn áo của ông thì không thể thay được! Bạn biết không, mỗi lần ông cử động mạnh một chút là máu chảy ra nhiều thêm nữa. Chúng tôi phải không ngừng tiếp máu vào cho ông nhưng cũng không nhanh bằng máu từ người ông tuôn ra; thuốc men gì cũng hết công hiệu; thân thể ông cứ chảy máu như vậy và hành hạ ông cả ngày, cả đêm. Người ta muốn nhắm mắt một cách êm đềm thiệt không phải là một việc đơn giản!
      Từ hôm đó tôi hiểu thêm một chút về vấn đề sanh tử, cái hình bóng phản chiếu trên sông Hằng rất có thể cũng là hình bóng của chính mình!
      Có một em trai 16 tuổi là một học sinh hạng nhất trong lớp; em bị bịnh ung thư não. Em đã phải mổ não bốn lần mà ba lần mổ được tiến hành trong cùng một năm. Em vào bịnh viện lần này để trị liệu phóng xạ, xương não của em bị cắt đi một khoảng cho nên cái đầu bị lõm vô một bên. May mà tánh mạng còn duy trì và có cơ hội nghe được Phật pháp. Một hôm tôi nhận được một bức thiệp cám ơn của ba em gởi. Trong đó ông nói là em nhờ ông viết và hy vọng nếu thuận tiện thì xin gởi cho em một tượng Phật để em lễ lạy. Ông rất khách sáo sợ làm phiền tôi, và làm như là bất đắc dĩ lắm mới xin tượng Phật. Tôi cảm động đến chảy nước mắt nên lập tức đi thỉnh một tượng Phật A Di Ðà cho em. Ông ở Phong Nguyên, tôi quá bận nên phải nhờ một cô y tá đem cho ông. Cô y tá này kể lại khi cô vừa đến thì em từ trên giường ngồi bật dậy, vì nửa thân người gần như cử động không được nên đi cà nhắc nhưng rất hăng hái và có tinh thần để đi lạy Phật. Nhìn cảnh tượng như vậy nên cô cảm động và nói: “Tứ chi tôi còn khỏe mạnh nhưng từ trước đến nay không bao giờ có ý muốn lạy Phật, nhìn thấy em chí thành như vậy, phấn đấu hết sức lực yếu ớt của mình để lạy Phật, tôi rất xấu hổ”.
      Khi người ta còn khoẻ mạnh đi đứng cử động được, thì cứ nghĩ đó là tự nhiên, ít khi nào quý trọng. Thời gian thân thể khỏe mạnh không thể kéo dài hoài được, những đoạn trước có kể người ta có thể mất đi miệng, mất cuống họng, thậm chí đến mất bộ não. Ngày nay chúng ta còn có miệng chúng ta nên học những lời nói ôn hòa tốt đẹp, cùng nhau khuyên nhủ giúp đỡ, cùng nhau niệm câu vạn đức hồng danh ‘A Di Ðà Phật’. Chúng ta không biết khi nào có thể mất đi bộ não, ngày hôm nay nên dùng nó để nghĩ đến hào quang và lòng từ bi của đức Phật.
      A Di Ðà Phật. A Di Ðà Phật.
      Khi tôi làm bác sĩ nội trú vào năm thứ nhất, có một đêm trực ở phòng cấp cứu. Nửa đêm có một người bị nghẽn động mạch cơ tim, đã ngừng hô hấp và hôn mê không tỉnh. Mặt và lưỡi đã biến thành màu tím ngắt. Máy đo tim và kết quả thử máu cho biết là tim đã bị hư hoại trầm trọng; theo kinh nghiệm của bác sĩ chủ nhiệm thì bịnh trạng nhẹ hơn người này cũng không cứu được nữa huống chi là tình trạng nặng như người này nên nói cho người nhà phải ‘chuẩn bị tinh thần’.
      Tôi cứ theo lệ thường vừa niệm Phật vừa lo cấp cứu bịnh nhân.
      Dùng hết nhiều thứ thuốc rồi nhưng huyết áp của ông không thế nào đo được, ông vẫn còn hôn mê và không thể tự mình hô hấp. Vợ của ông đau lòng nói với tôi:
      “Người ta nói ông trời thương và giúp đỡ người hiền lương, nhưng tại sao ông trời không thương tôi?”. “Xin bác sĩ tìm mọi cách để cứu ông, cho dù ông biến thành ‘người thực vật’ thì tôi cũng chịu chăm sóc cho ông”.
      Tôi cảm thấy là bà rất đôn hậu và thật thà nên mới khuyên bà:
      “Lúc người gặp tai nạn lớn, phải phát đại nguyện niệm Phật thì hy vọng có thể vượt qua”.
      Bà nói: “Làm sao phát đại nguyện?”.
      Tôi nói: “Dùng tâm chí thành của mình mà phát đại nguyện”.
      Bà liền nói: “Từ nay trở đi hai vợ chồng chúng tôi sẽ ăn chay trường và niệm Phật; ông ta là thầy giáo, khi hết bịnh có thể hoằng dương Phật pháp”.
      Tôi đưa bà và mấy người con mỗi người một xâu chuỗi và nói: “Ðêm nay quý vị nóng lòng chờ đợi trong phòng cứu cấp thì cũng không ích lợi gì, không bằng đem tâm bồn chồn này lắng xuống để niệm một vạn danh hiệu Phật A Di Ðà, cầu Phật gia bị, Phật lực không thể nghĩ bàn. Chúng tôi ráng hết sức để cứu ông, quý vị vì ông mà niệm Phật, nếu thọ mạng của ông hết thì ông cũng có thể vãng sanh Cực Lạc”.
      Ðêm đó ba người bác sĩ chúng tôi cứ nhìn các điện đồ đo tim và đo máu, điều chỉnh lượng thuốc từ 7 giờ chiều đến 3 giờ khuya. Một trong ba bác sĩ than là: “Chúng ta ba người trực cả đêm để lo cho một người mà không đo áp suất máu được!” (Nghĩa là người này nếu không có gắn máy thì không thể tự mình hô hấp được). Ðiều kỳ lạ là đến khoảng bốn năm giờ sáng thì áp suất máu của ông từ từ tăng lên, ông cũng từ từ tỉnh lại. Tôi lập tức đi thông báo cho người nhà của ông. Tôi rất cảm động khi mở cửa nhìn thấy cả nhà ngồi xếp thành một hàng đang niệm Phật một cách rất chí thành. Con của ông viết trên một trang giấy: “Thưa ba, con rất muốn ba mở đôi mắt hiền từ ra”.
      Có một thanh niên đến thăm ông và khóc sướt mướt làm tôi cứ tưởng là con của ông. Người thanh niên đó nói: “Ổng là thầy tôi, lúc trước ổng ở trong một chái nhà lụp sụp, dùng hết tiền lương để cung cấp lo cho đám học sinh chúng tôi. Nếu không có thầy thì hôm nay không có tôi, xin bác sĩ nhất định phải cứu sống ổng”. Lời nói chưa dứt thì lại khóc tiếp; sau đó tôi mới biết ông đã được chọn là một trong ‘mười vị thầy có lòng thương lớn nhất đối với học sinh’.
      Sau khi ông tỉnh lại phải tiếp tục dùng máy để trợ giúp hô hấp thêm ba ngày nữa. Lúc đó ông bắt đầu niệm Phật; ngoài bịnh bị nghẽn động mạch cơ tim ông còn bị bịnh phổi nữa. Cuối cùng ông cũng lành bịnh và tự mình bước đi ra khỏi bịnh viện.
      Sau đó ông trở lại bịnh viện kiếm tôi để hợp tác in kinh. Những bác sĩ xem qua tâm điện đồ và kết quả thử máu và thấy sức khoẻ ông từ từ bình phục đều cảm thấy không thể tưởng tượng nổi.
      Like   Comment   

No comments:

Post a Comment