Saturday, September 26, 2015

Ngày này năm xưa



Là triết học, vấn đề tỉnh thức
Hình thành từ lịch sử ngàn năm
Tình thương trí huệ cao thâm
Truy cầu kiến thức vạn năng siêu phàm
Trước Tây lịch 563 Bắc Ấn
Một hòang nam nhân quả sanh ra
Chào đời lộng lẫy xa hoa
Khổ đau kích động sâu xa tâm lòng
Từ bỏ vợ con mong đường Đạo
Sáu năm Thiền định não phiền tan
Du hành diễn thuyết vạn nan
Người ngừơi quy phục lạc an phúc trường
Phật tịch diệt nhưng gương mãi sáng
Vạn lời vàng vang thẳng tim mê
Nụ cười từ ái vỗ về
Mùi hương đức hạnh đệ đầu Quy Y
Một tuyệt đối hòan hảo chí khí
Tòan giác nhân cao quý vẹn tòan
Con người nhất điểm trung tâm
Chẳng Thần chẳng Thánh hòan tòan nơi tâm
Tìm hỉêu biết nội tâm soi sáng
Sự hòan tòan cũng rạng nơi tâm
Chớ tìm ngọai cảnh xa xăm
Tròn nguyên vĩnh cửu trụ tâm an lành.

11/02/11

Thuy Tran Đối diện vầng dương rạng ánh Đông
Cầu cho thân mẫu nhận ân hồng
Trăm năm tuổi hạc xin gìn giữ
Bách lạc miên trường phước con đông.







Phước ngắm con đông, cháu chắt đầy
Phước chi-tiêu-dụng, chẳng loay-hoay
Phước không bệnh họan, người vui khỏe
Phước cận người thương, nỗi khỏa-khuây
Phước vượt nguy nan, cơn hiểm nạn
Phước trong thử thách, vượt bủa vây
Phước quanh thiện hữu, đồng thanh Pháp
Phước giữ tâm an, trí huệ dầy.

June2011.


Không nên quay đầu đũa về phía ngực mình
Nói về cách xử dụng đôi đũa để gắp thức ăn thì không ai hơn người Á châu, nhưng có ai biết được chính đôi đũa này cũng có thể gây ra hậu quả nghiêm trọng cho chính người dùng nó nếu không để ý.
Có người dùng đôi đũa gắp thức ăn xong, không chịu bỏ đũa xuống bàn mà xoay ngược lại nắm trong lòng bàn tay (hai đầu đũa hướng về ngực) để dùng ba ngón tay (cái, trỏ và giữa) cầm muỗng để chan canh. Vì thói quen và ngày qua ngày, hành động vô tình này đã làm hại tâm phế, mà nguyên nhân là do chính khí lực mình truyền vào hai đầu đũa phát ra đi thẳng vào tim, phổi (xuyên sát). Con cháu cũng sẽ bắt chước thói quen này, có hại cho sức khỏe chúng ta về sau.
Theo Tướng Mệnh: Ngườ i bị trúng lực xuyên tâm sát này, bị hao tán tiền bạc, hậu vận nghèo khổ.



Nếu cõi trần này biết đủ,
Chốn nhân gian đây, đã trụ Thiên Đàng.


Thong dong giữa đôi dòng thuận nghịch
Ta làm và nói sai, nhưng ta lại được nhiều người khen ngợi mỗi ngày, như vậy mỗi ngày đi qua đời ta là mỗi ngày đưa đời sống của ta đi dần vào bóng đêm và từ bóng đêm này dẫn ta đi tới bóng đêm khác.
Ta làm đúng và nói đúng, nhưng ta lại bị nhiều người chỉ trích mỗi ngày, và như vậy mỗi ngày đi qua đời ta là mỗi ngày đưa ta từ bóng đêm bước ra ánh sáng và từ ánh sáng này, ta bước tới ánh sáng khác.
Chân lý không thuộc về sự khen ngợi hay chỉ trích, mà thuộc về ở nơi người nào thấy và biết đúng, nghe và cảm nhận đúng, sống đúng, nói và làm đúng. (Thầy ThíchPhápHòa).



Những điều hối tiếc nhất trước khi lìa đời

Hôm nay đọc được một bài viết hay, nói về 5 điều hối tiếc nhất trước khi lìa đời do một cô y tá chuyên chăm sóc bệnh nhân trong một thời gian dài đã ghi lại. Cô nhận ra rằng khi người sắp qua đời được hỏi có điều gì trong cuộc đời mà họ hối hận vì đã không làm khác đi, đã có một số câu trả lời rất phổ biến trong tâm lý chung của con người ở giai đoạn này mà cô có thể tổng kết lại thành năm điều và viết thành cuốn sách cùng tên: “5 điều hối tiếc nhất lúc sắp lìa trần”.
Trong đó có một điều tôi băn khoăn mãi đó là điều thứ nhất:” Giá mà tôi có đủ can đảm để sống một cuộc sống đúng với bản thân mình, chứ không phải là cuộc sống mà những người khác mong đợi ở tôi”
Tôi đã sống đúng một cuộc sống với bản thân mình, tôi từ chối mọi cuộc sống mà người khác mong đợi ở tôi. Tôi chọn lựa những điều tôi thích, tôi làm những việc tôi muốn, tôi yêu người tôi chọn, tôi sống cuộc sống tôi tự tạo ra và tự chịu trách nhiệm. Nhưng hành trình này rất gian nan và mệt mỏi, không phải muốn sống đúng với bản chất là được. Trên hành trình đó bạn phải trả giá và tôi rất mệt mỏi. Rất nhiều lần buông xuôi và muốn bỏ cuộc, nhưng phút cuối tôi lại tự động viên mình tiếp tục cố gắng dù đôi khi tưởng chừng sắp gục ngã. Như một hành trình vô định, không biết nơi nào là đích đến, không biết phía trước là thứ gì.
Có lẽ vì vậy, nhiều người bỏ cuộc, họ sống một cuộc sống do người khác vẽ ra, do xã hội mong muốn. Và đến cuối đời họ tiếc nuối, liệu ngày đó họ làm ngược lại, họ có tiếc nuối không? Hay tiếc nuối hơn nữa…
Sau đây là 5 điều tôi muốn nhắc lại:
1. Giá mà tôi có đủ can đảm để sống một cuộc sống đúng với bản thân mình, chứ không phải là cuộc sống mà những người khác mong đợi ở tôi.
“Đây là niềm hối tiếc phổ biến nhất. Khi con người ta nhận ra rằng cuộc đời của họ đang gần đến điểm kết thúc, ngoảnh nhìn lại, thật dễ dàng để nhận ra có bao nhiêu giấc mơ đã trôi đi mà chưa thành hiện thực. Hầu hết mọi người đã không tôn trọng thậm chí chỉ một nửa giấc mơ của mình và giờ đây họ phải ra đi trong suy nghĩ rằng điều này hoàn toàn do những gì họ đã lựa chọn, hoặc không lựa chọn. Sức khỏe mang lại một sự tự do mà rất ít người nhận ra, cho đến khi họ không còn có nó được nữa”.
2. Giá mà tôi đã không làm việc một cách cật lực.
“Điều hối tiếc này này đến từ tất cả các bệnh nhân nam mà tôi chăm sóc. Họ đã bỏ lỡ tuổi trẻ của con cái họ cũng như sự đồng hành của người bạn đời. Phụ nữ cũng có nhắc đến điều hối tiếc này, nhưng vì hầu hết họ đến từ thế hệ cũ, họ đã không cần phải là trụ cột gia đình. Tất cả những người đàn ông mà tôi đã chăm sóc đều hối hận một cách sâu sắc rằng họ đã chi tiêu quá nhiều cuộc sống của họ để chạy đua với công việc”.
3. Giá mà tôi có đủ can đảm để bộc lộ cảm xúc của mình.
“Nhiều người phải ức chế cảm xúc của mình để giữ hòa khí với những người xung quanh. Kết quả là, họ phải tự nén mình xuống sống một cuộc sống tầm thường và không bao giờ trở thành người mà họ đã thực sự có khả năng trở thành. Nhiều căn bệnh phát triển liên quan đến sự cay đắng và oán giận mà họ đã phải ôm trong người”.
4. Giá mà tôi giữ liên lạc với bạn bè của tôi.
“Thường thì họ sẽ không thực sự nhận ra những lợi ích đầy đủ của những người bạn cũ cho đến những tuần cuối cùng của cuộc đời, và không phải lúc nào cũng có thể tìm lại được bạn bè. Nhiều người đã bị kẹt trong cuộc sống riêng của họ đến nỗi đã để những tình bạn vàng trôi đi theo năm tháng. Đến cuối đời họ cảm thấy rất ân hận bởi đã không dành đủ thời gian và nỗ lực để chăm chút cho tình bạn của mình. Tất cả họ đều nhớ đến những người bạn của mình khi họ đang hấp hối”.
5. Giá mà tôi để cho bản thân mình được hạnh phúc hơn.
“Đây là một niềm hối hận phổ biến đến mức ngạc nhiên. Nhiều người cho đến phút cuối cùng mới nhận ra hạnh phúc chính là một sự lựa chọn cho cuộc sống. Họ bị kẹt trong những mô hình và thói quen cũ. Cái gọi là “sự dễ chịu” của sự quen thuộc đã lấn át đời sống tinh thần cũng như thể chất của họ. Sự sợ phải thay đổi đã khiến họ phải giả vờ với mọi người xung quanh và với chính bản thân họ, rằng họ đang rất mãn nguyện, nhưng thực ra, ở sâu bên trong, họ thèm được cười hết mình và có được lại sự khờ dại”



No comments:

Post a Comment