Wednesday, September 16, 2015

Bích Nham Lục * 無門関 (Vô Môn Huệ Khai) * CHỨNG ĐẠO CA (Thiền Sư Huyền Giác)

shared
http://thuvienhoasen.org/a13286/vo-mon-quan
VÔ MÔN QUAN 
無門関

Nguyên tác Vô Môn Quan: Vô Môn Huệ Khai
Dẫn nhập và chú giải: Nishimura Eshin
Bình luận: Giáo sư Akizuki Ryomin
Biên dịch: Nguyễn Nam Trân

MỤC LỤC

Lời người biên dịch
I) Dẫn Nhập của Nishimura Eshin
II) Tựa của Tập Am Trần Huân
III) Lời tâu của Huệ Khai
IV) Tựa Thiền Tông Vô Môn Quan do Huệ Khai
V) Bốn Mươi Tám Tắc Vô Môn Quan
- bản tắc, bình xướng, tụng của Huệ Khai
- chú giải theo Nishimura Eshin
- bình luận theo Akizuki Ryômin
VI) Hậu Tự
- Thiền Châm
- Hoàng Long Tam Quan của Vô Lượng Tôn Thọ
- Bạt của Vô Am Cư Sĩ Mạnh Củng
- Bạt của An Vãn Trịnh Thanh Chi
VII) Về tắc thứ 49
VIII) Vài đề nghị của Akizuki Ryômin về thứ tự đọc Vô Môn Quan.
IX) Thư tịch tham khảo.

Lời người biên dịch
Truyện thiền không những có tính tôn giáo, triết lý mà còn có giá trị văn học cao. Nó mang ý nghĩa siêu hình, với hình thức ngụ ngôn, bố cục giản lược, trào lộng, kết thúc đột ngột, lại dùng những phương pháp tu từ đặc biệt như điệp ngữ, nghịch lý, đa nghĩa, chữi để mà khen, buông thỏng nửa chừng không kết thúc, lấy câu hỏi để trả lời câu hỏi vv…Đó là đặc sắc của truyện thiền. Cho nên đọc chuyện thiền là vừa học đạo[1] vừa thưởng thức một tác phẩm văn chương kỳ thú.
Tuy trong lòng lúc nào cũng có một ngôi chùa làng, thời thơ ấu từng ngồi một năm trên ghế trường Bồ Đề, lại từng giao lưu thân mật với các bạn Phật tử tại Paris trong nhiều thập niên, người biên dịch không phải là đệ tử nhà Phật, cũng chẳng biết bao lăm về thiền. May mắn là cách đây gần bốn mươi năm đã được chút kiến thức nhập môn qua những truyện thiền đầu tiên được dịch ra tiếng Việt trong Tập San Gió Nội (ở Pháp) in bằngronéo. Gần đây, trên mạng lại được thưởng thức bản dịch các tập Lâm Tế Lục, Bích Nham Lục, Vô Môn Quan, Uyển Đăng Lục, Thập Ngưu Đồ… của các cao tăng và chư hiền. Nhân vì muốn lợi dụng vị trí của mình đang sống trên đất Nhật, nên chúng tôi mới thử tìm hiểu xem các ông bạn láng giềng vốn có truyền thống Thiền tông lâu đời này đã tiếp xúc với thể loại này bằng cách nào. Tuy nhiên, trộm nghĩ trước đây đã có nhiều người dịch đạt rồi, còn mình thì vừa vớ được một hai cuốn sách, chưa hiểu thâm sâu, vội vã bắt tay vào việc, tất sẽ có những sai lầm, thừa thiếu, không thể tha thứ. Do đó, dám mong chư độc giả nhẹ tay roi vọt.
Nội dung của truyện thiền vốn đã khó nắm thế mà cách chư tổ trình bày lại bí ẩn, những lời bình luận của đời sau vì muốn trung thành, hàm súc nên cũng có khuynh hướng bí ẩn nốt, tất cả dẫn người đọc vào một mê hồn trận. Cái đặc biệt của các nhà nghiên cứu Nhật Bản là với tinh thần thực dụng, họ lúc nào cũng cố gắng giản dị hóa, sử dụng ngôn ngữ đời thường để giải thích các công án cho đối tượng của mình tức người ngoài đường phố, trong số đó có bản thân kẻ viết những dòng này. Dĩ nhiên, thực hiện được điều ấy không phải dễ, nên chuyện họ thành công đến mức nào trong ý định đó thì chúng ta sẽ xét lại khi thử cùng đi chung một thôi đường trong những trang sắp tới.
Người dịch chân thành cảm ơn các văn hữu Phạm Vũ Thịnh, Nguyên Đạo và Cung Điền đã bỏ thời giờ quí báu để đọc lại bản thảo, góp ý kiến và chỉnh lý những chỗ sai lầm, khiếm khuyết.
Tôkyô ngày 24 tháng 2 năm 2009.
Nguyễn Nam Trân
***
Vĩnh Gia Đại Sư
CHỨNG ĐẠO CA 

Hòa Thượng Tuyên Hóa 
Thuyết Giảng tại Kim Luân Thánh Tự 
Los Angeles, California, Mỹ Quốc, tháng 2 năm 1985
Nhà xuất bản Tôn Giáo
chung_dao_ca_biaBài Chứng Đạo Ca là do một vị tổ sư người Trung Hoa, tên là Huyền-Giác trước tác. Sư quê quán ở Vĩnh-Gia, một địa danh của Trung Quốc thuộc Ôn Châu (tỉnh Triết-Giang), huyện Vĩnh-Gia. Ôn-châu cũng như Phúc-châu, Ninh-ba, Quảng-đông, mỗi nơi đều có tiếng nói địa phương riêng, người ở vùng khác nghe rất khó hiểu. Cái đó là do tiếng nói ở Trung Quốc không thống nhất, giọng nói cũng như tiếng nói có sự khác biệt tùy theo từng vùng. Khi lên bốn tuổi, Sư đã được cha mẹ gởi vào chùa cho xuất gia, và sau này trở thành một người học rộng vô cùng. Số là, mới bốn tuổi đã xuất gia, nên nhà chùa phải kiếm người chuyên môn, đặc biệt dạy riêng cho Sư. Vì vậy mà căn bản học vấn của Sư rất vững vàng. Học đã rộng, lại dụng công tu tập nên Sư đã được khai ngộ. Ngộ rồi, Sư không giữ pháp riêng cho lợi ích của chính mình, nên đã viết thành bài ca chứng đạo khai thị mọi người, muốn cho tất cả được hiểu thấu và nhận thức đúng chánh pháp để tu hành.
Hồi đó, Sư nghe nói lối truyền tâm ấn (Nhĩ đề diện mệnh, khẩu thọ tâm hội, tức là "đối diện rỉ tai, lời trao tâm lãnh") của phái Tào-khê, tức Lục-tổ ở Chùa Nam Hoa, được truyền thừa y bát từ Phật Thích Ca, Sư bèn không quản ngàn dặm đường xa, tới kiếm Lục-tổ để cầu ấn chứng.
Sư tới Chùa Nam Hoa thì gặp Lục-tổ đương thuyết pháp. Sư đắp y, tay cầm tích trượng tiến lên pháp tòa, đi nhiễu bên phải ba vòng, rồi đứng trước Lục-tổ, không cúi đầu đảnh lễ mà quát lên một tiếng lớn. Tổ hỏi:
–Người xuất gia gọi là Sa-môn phải có phép tắc, phải đủ ba trăm oai nghi, ba ngàn tế hạnh. Tại sao ông tới đây mà lại có thái độ thô lỗ như vậy, một chút lễ phép cũng không có?
Sư đáp:
–Sanh tử là việc lớn, vô thường quá mau.
Sư muốn nói rằng việc dụng công tu tập quá cấp bách, làm gì còn thời gian để làm lễ nữa? Làm gì còn thời gian để lo những điều tiểu tiết? Để nghiên cứu cái gì là ba trăm oai nghi, ba ngàn tế hạnh? Chẳng còn chuyện gì to lớn bằng chuyện sanh tử, quỷ vô thường đến bất chợt lúc nào không hay, vậy tôi còn thời gian nào để hành lễ nữa?

***

Bích Nham Lục - Thiền Sư Tuyết Đậu sọan thảo & Thiền Sư Viên Ngộ chú gỉai.

LỜI NGƯỜI DỊCH Bích Nham Lục là tập sách rất quan thiết trong Thiền môn, cần phải được phiên dịch. Song nó rất khó dịch, vì cố gắng giúp phần nào cho người sau, buộc lòng chúng tôi phải dịch ra. Khi dịch, chúng tôi chia mỗi tắc thành năm phần hoặc bốn phần: Lời dẫn (Thùy thị), Công án, Giải thích, Tụng, Giải tụng. Có tắc không có lời dẫn (Thùy thị), chỉ còn bốn phần. Chúng tôi lược bớt lời giải ngắt quãng trong công án và trong bài tụng, để độc giả đọc công án và lời tụng có mạch lạc hơn. Bản dịch này, chúng tôi y cứ theo bản Hán văn Bích Nham Lục trong tập Thiền Học Đại Thành và Thiền Tông Tập Thành bổ túc cho nhau. Phần tựa đầu dịch đủ, phần hậu tự, chúng tôi lược bớt. Dám mong Thiền giả đọc nó cốt “đạt lý, đừng kẹt lời”, “ứng dụng tu hành không nói rỗng”, thế là mãn nguyện của chúng tôi. Kính ghi THÍCH THANH TỪ Tu viện Chân Không, Ngày cuối thu 1980. 


 Tắc 53 - BÁ TRƯỢNG CON VỊT TRỜI LỜI DẪN: Khi khắp cõi chẳng giấu, toàn cơ riêng bày. Khi chạm đến không ngăn ngại21, rõ ràng có cơ xuất thân22. Khi trong câu nói không riêng tư (chủ quan), ở mỗi chỗ đều có ý giết người. Hãy nói, ở đâu cứu cánh dừng nghỉ23, thử cử xem? CÔNG ÁN: Mã Tổ và Bá Trượng dạo vườn, thấy bầy vịt trời bay qua. Mã Tổ hỏi: “Cái gì vậy?” Bá Trượng thưa: “Bầy vịt trời.” Mã Tổ hỏi: “Đi đâu rồi?” Bá Trượng thưa: “Bay qua rồi.” Mã Tổ liền nắm lỗ mũi Bá Trượng vặn mạnh. Bá Trượng đau quá la lên. Mã Tổ bảo: “Bay qua mất ở đâu.” 21 Khi chạm đến không ngăn ngại: (BA) “Người này diệu dụng vô bờ có thể vào Phật hay ma giới không bị ngăn ngại.” 22 có cơ xuất thân: (BA) “Chuyển động đều có cách thoát ra.” 23 dừng nghỉ: (BA) “Có nghĩa giải thoát sanh tử.” 357 TỤNG: Dã áp tử Tri hà hứ Mã Tổ kiến lai tương cộng ngữ Thoại tận sơn vân hải nguyệt tình Y tiền bất hội hoàn phi khứ. Dục phi khứ Khước bả trụ Đạo! Đạo! (Con vịt trời Biết là mấy Mã Tổ thấy rồi cùng nhau nói Nói tột biển trăng mây núi lòng Như xưa chẳng hội lại bay mất24. Muốn bay mất Lại nắm đứng Nói! Nói!25) GIẢI THÍCH: Chánh nhãn xem ra lại là Bá Trượng đủ chánh nhân. Mã Tổ không gió dậy sóng. Các ông cần cùng Phật, Tổ làm thầy tham lấy Bá Trượng, cần tự cứu chẳng 24 Như xưa chẳng hội lại bay mất: (BA) “Tuy Mã Tổ đã nói ra hết, Bá Trượng vẫn không nhận biết; chính Bá Trượng bay mất chớ không phải vịt trời, nên Mã Tổ véo lỗ mũi.” 25 Nói! Nói!: (BA) “Đây là cốt tủy của tông Vân Môn.” 358 xong tham lấy Mã Tổ. Xem cổ nhân trong mười hai giờ chưa từng chẳng ở trong ấy. Bá Trượng xuất gia từ thuở bé, học tập giới định tuệ, gặp lúc Mã Tổ xiển hóa ở Nam Xương tận tâm nương đỗ, hai mươi năm làm Thị giả, cho đến tái tham dưới tiếng hét mới được đại ngộ. Hiện nay có người nói: “Vốn không chỗ ngộ, làm cái cửa ngộ, dựng lập việc này.” Nếu kiến giải thế ấy, như trùng trong thân sư tử ăn thịt sư tử. Đâu chẳng thấy cổ nhân nói: “Nguồn chẳng sâu thì dòng không dài, trí chẳng lớn thì thấy chẳng xa.” Nếu hiểu là dựng lập thì Phật pháp đâu đến ngày nay. Xem Mã Tổ cùng Bá Trượng đi dạo vườn thấy bầy vịt trời bay qua, Mã Tổ đâu không biết vịt trời, tại sao lại hỏi thế ấy? Hãy nói ý Ngài rơi tại chỗ nào? Bá Trượng chỉ biết chạy theo sau. Mã Tổ nắm lỗ mũi Sư vặn mạnh, Bá Trượng chịu đau không nổi la lên. Mã Tổ bảo: “Bay qua mất ở đâu.” Bá Trượng liền tỉnh. Ngày nay có người hiểu lầm, vừa hỏi đến liền la lên, buồn cười nhảy chẳng ra. Hàng Tông sư vì người phải chỉ dạy cho thấy tột. Nếu họ chưa hiểu, chẳng nệ chạm bén đứt tay, chỉ cốt dạy họ rõ được việc này. Vì thế nói, hội thì giữa đường thọ dụng, chẳng hội thì thế đế lưu bố. Mã Tổ đương thời, nếu chẳng nắm đứng thì chỉ thành thế đế lưu bố. Phải là thấy cảnh gặp duyên xoay trở, dạy trở về chính mình, trong mười hai giờ không chỗ khiếm khuyết, gọi đó là tánh địa 359 minh bạch. Nếu chỉ nương cỏ gá cây, nhận cái trước lừa sau ngựa, có dùng vào chỗ gì? Xem Mã Tổ, Bá Trượng dụng thế ấy, tuy giống như sáng tỏ tinh lanh, mà chẳng ở chỗ sáng tỏ tinh lanh. Bá Trượng chịu đau không nổi la lên, nếu thấy thế ấy thì khắp cõi chẳng giấu, mỗi mỗi hiện thành. Vì thế nói, một chỗ thấu thì ngàn chỗ muôn chỗ đồng thời thấu. Hôm sau, Mã Tổ lên toà, chúng vừa tụ họp, Bá Trượng ra cuốn chiếu. Mã Tổ xuống tòa về phương trượng, hỏi Bá Trượng: “Ta vừa lên tòa chưa nói pháp, vì sao ông lại cuốn chiếu?” Bá Trượng thưa: “Hôm qua bị Hòa thượng nắm lỗ mũi đau.” Mã Tổ hỏi: “Hôm qua ông nhằm chỗ nào lưu tâm?” Bá Trượng thưa: “Ngày nay lỗ mũi lại chẳng đau.” Mã Tổ bảo: “Ông biết sâu việc ngày nay.” Bá Trượng làm lễ, trở về liêu thị giả khóc. Đồng sự thị giả hỏi: “Ông khóc cái gì?” Bá Trượng nói: “Huynh đến hỏi Hòa thượng.” Thị giả đến hỏi Mã Tổ. Mã Tổ bảo: “Ông hỏi lấy y xem?” Thị giả lại về liêu hỏi Bá Trượng. Bá Trượng cười hả hả! Thị giả nói: “Ông vừa rồi khóc, giờ đây tại sao lại cười?” Bá Trượng nói: “Tôi vừa rồi khóc, giờ đây cười.” Xem Sư sau khi ngộ lăn trùng trục ngăn chặn chẳng đứng, tự nhiên linh hoạt. Tuyết Đậu tụng ra. 360 GIẢI TỤNG: Tuyết Đậu ngay đầu liền tụng “Con vịt trời, biết là mấy,” hãy nói có nhiều ít? “Mã Tổ thấy rồi cùng nhau nói,” tụng này Mã Tổ hỏi Bá Trượng “Là cái gì,” Bá Trượng đáp “Bầy vịt trời.” “Nói tột biển trăng mây núi lòng” là tụng hỏi Bá Trượng “Đi đâu rồi.” Mã Tổ vì Sư ý chỉ tự nhiên thoát thể. Bá Trượng như trước chẳng hội, lại nói “Bay qua rồi.” Hai lớp lầm qua. Hai câu “Muốn bay mất, Lại nắm đứng,” Tuyết Đậu cứ bản án kết tội. Lại nói “Nói! Nói!” đây là chỗ Tuyết Đậu chuyển thân. Hãy nói, nói cái gì? Nếu la đau là lầm. Nếu chẳng la đau, lại làm sao hội? Tuy nhiên, Tuyết Đậu tụng thật khéo, song cũng nhảy không khỏi. 

No comments:

Post a Comment