Thursday, January 7, 2016

cuộc đời sc


Nạn thứ nhất: 
Nửa đêm trời tối đen như mực mưa ầm ầm nước sông chảy cuồn cuộn chiếc ghe máy chở ba mẹ và bé bị đụng đá hàn dưới sông chìm lĩm.Bé chưa đầy tháng đã bị lọt xuống sông khóc óe rồi nín tuởng đã chết. Mẹ lội xuống mò tay vớt được bé lên. Ba và mẹ thay phiên nhau lúc thì mẹ ẵm trên đôi tay lúc thì ba đội bé giơ cao trên đầu vì cơn nước ngày càng cao..Thật không may bé lại bị lọt xuống sông do ba đuối sức may nhờ ông giăng câu đang cắm sào gần đó lội xuống bốc bé thảy ngay lên ghe. Bé khóc một lúc rồi im tưởng chết rồi nhưng một hồi lại óe lên khóc thế là sống.



Nạn thứ hai: 
Đang ngồi trước nhà tự nhiên có một cơn trốt ở đâu xóay ngang qua làm bé ngã vật ra đất tay chân giựt giựt. May nhờ ông Bảy Nhớ (chợ Cá) dùng dao lam cắt nặn máu 10 đầu ngón chân, cắt lễ sau lưng, chích thuốc...Ở ngòai sân Mẹ bày bàn Hương Án xin keo nhưng không được đến khi Ngoại khấn thì xin được keo. Bên trong nhà bé ngủ thiếp đi một giấc đến hôm sau tỉnh lại mình mẩy bằm giăp đau nhức vì giác lễ, chích...

Nạn thứ ba: 
14 tuổi bé bị nổi 2 cục amidan ở hai bên cuống hong. Cục thứ nhứt được bác sĩ Úc dùng kéo cắt (tay chân bị cột, bịt mắt..) nhưng tới cục thứ hai thì hết thuốc mê nên chỉ chích thuôc tê ngay cục hạch rồi phải há miệng cho bác sĩ đưa cây kéo vào miệng cắt 3,4 nhát...Không nghe đau nhưng thật hãi hùng.


Ở chung với bà ngoại, ba má và em trai.Năm 25t hốt đầu hụi 3000 đồng chia cho bamá và 2 em, bày biên ngày tết là xong hết. 

ta bà khổ:
biến động là ngày cha mất trong bệnh viện hưởng dương 55 tuổi ròi ngoại mất sau đó. mẹ lúc ấy chỉ mới 45 tuổi chỉ biết nhờ con gái..ngồi buồn ngẫm nghĩ người thân rồi sẽ mất, rồi mình cũng sẽ chết, khó nhọc để làm gì..

Cơ duyên:
rồi có một phật tử ở xóm trong rủ sc ở xóm ngòai đi tx nb (sở cải) đi bộ ngang qua bến xe lam bước vô thấy sc trang nghiêm trong lòng rúng động> Hôm đó nhằm ngày đại lễ phật tử đông đảo về nhà âm thầm chuẩn bị..

Khảo:

sư phụ ĐL cho câu điện (gieo ánh sáng) cho đi học. thử thách bằng cách phân công ra cây số 46 đường đi Phan Thiết đãm trách việc lợp nóc bằng cây tranh, lợp vách bằng lá tranh, kèo cột cây. 
quán lợp tranh (ảnh minh họa)

Nạn thứ tư. 
Trước khi đi sp dặn dò phải cẩn thận. Lạ nước lạ cái bị lạc đường đọc ba biến chú cứu khổ tự nhiên thấy lối ra. Lần thứ hai là nạn bẫy thợ săn số là khi đến nơi thấy phần tranh dầy lòi ra không ai cắt nên nằm ra mà cắt. Mãi mê cắt chừng ngó lên thấy cái bẫy của thợ săn (mà 2 lần như vậy). Chỉ cần tiến lên chút là bẫy sập xuống là thôi rồi(

Giai đọan nhớ nhà, muốn trở về.
Muốn vào chùa tu vì thích vận cà sa trang nghiêm thân tướng, muốn làm công quả: thấy chùa khó khăn không gạo đồ ăn muốn tạo phương tiện cho sư bà quý cô có sống..chớ chưa hiểu sâu xa tu là thế nào
Trong lúc ở rẫy cây số 40 đường đi Phan Thiết nhân ngày cận tết sư phụ cho về. Bao nhiêu tháng ở ngòai rẫy thực tình sc chỉ nhớ nhà chứ không nhớ chùa nên thay vì ghé chùa trước nhưng lòng nhớ nhà nhớ mẹ nên quẹo theo đường về nhà. Vừa mới vô nhà kêu "Má!" đã nghe mẹ nói vọng ra: "Mày còn kêu tao là má? Mày đi thì đi luôn đi còn về làm gì...Tao không phải là má mày..!" thay vì như người ta "..thôi con về nhà..đừng đi đâu nữa..khổ nhọc quá.." Tâm trạng xa nhà nhớ nhung về gặp cảnh má khóc lóc thì sẽ ở lại nhà không đi tu nữa. Nhưng nghe mẹ nói vậy đi lên chùa luôn không về nữa...có lẽ đã hêt nợ trần...

Chiều tối mẹ sc đi lên chùa và nói với sư phụ: 

"Bà có bảo đảm đời sống con tôi không mà bà bắt nó ở đây?" 

Cũng nói thêm lúc ở nhà với mẹ sư cô là 1 đứa con gái rất giỏi, một tay quán xuyến, nên mẹ tiếc lắm. Sư phụ làm thinh cho sc Đắp Y Tiến lên một Bậc.

Trở về chùa.  mới giải phóng sp ĐL (còn có cô Thoa phụ giúp) nuôi trong chùa 5 sư bà và trẻ mồ côi ...các sư bà xin gạo đồ ăn không có cái ăn (thời 1975 có gì để ăn?) nên đuổi đánh sư phụ....  Nhìn cảnh tượng đau lòng nên sc xin phép nấu bánh rao bán ngòai chợ. Sau làm thêm đồ chay bán buổi sáng vào những ngày Rằm, mồng 1...

Đợt 1: nấu chay bỏ vào khay bán buổi sớm hẻm 16.
12.30 trưa nấu bánh tét, bánh ú vô từng hẻm rao bán (lò bò..)
đợt 2: sư phụ nấu thê ở nhà kêu đệ tử đem ra đưa bán tiếp


bánh tét
bánh ú
(ảnh minh họa)

Từ thiện.
Tháng 7 phát gạo từ thiện cho dân xe ôm, dân đạp xích lô, mấy bé bán vé số, người nghèo..Phát mỗi đầu người 5kg gạo, thùng mì gói, nước tương, đường, bột nêm (mứt têt...)Còn kết hợp với phật tử chợ BH phát cho người mù ở Cẩm Mỹ vùng sâu vùng xa; người dân tộc Định Quán; 120 người mù; ở Long Thành 200 người; ở bến Sắn (BìnhDương) 700 đến 800 người. Thỉnh thỏang mỗi người còn được thêm 1/2kg xà bông giặt đồ, bánh kẹo, khăn, sữa, đường, mền...

3 nỗi lo sợ ngại ngùng trong tuhành:

Ngồi kiết già ăn cơm
Ra chợ xin đồ ăn
Phát loa niệm Phật tiếp dẫn hương linh (dẫn vong đi trứoc trong đám tang)

Đặt điều kiện với sư phụ:
Xin được ngồi ăn cơm trong phòng (ngồi kiết già rủi ro tê chân thất kính....)
Xin được làm bánh đi bán kiếm tiền đem về (thay vì ra chợ xin đồ ăn)
Xin dứt khóat không cầm micro phát loa đi trước (giữa chợ, bá quan văn võ đều nghe:) chỉ xin đi theo sau, ai cầm thì cầm...

Sư phụ thương ưng thuận đủ 3 điều.
Sau đó ở chùa 2 năm thêm một năm tập sự phụ trách việc làm bánh, đi bán đồ chay các ngày Rằm, mồng 1, 14, 28, 29. Không được ở chùa cúng kiến. Ngày thường vẫn bán bánh (tét, ú...) Chiều lại gánh nước tưới bông, tối khuya hai thời tụng kinh (~1975-1976)

Được sư phụ ưu ái, ưu tiên, thương mến nên ỷ lại. 
Có một lần, sư phụ dẫn về một cô Phật tử (đệ tử nầy ở Xuân Hội mấy năm về trước) Lúc này sc chỉ mới bận đồ nâu, ý sư phụ múon cho sc Đắp Y nên cho người thay thế làm công chuyện đỡ đần để nâng vai trò sc lên một bậc. Nhưng cứ nghĩ đưa cô này về nghĩa là sư phụ không thương mình nữa nên giận hờn (do thường ngày không lo tu nên không nhận thức vấn đề, không rõ nhân duyên, chỉ tu Phước quên tu Huệ) bị sư phụ la rầy nên càng tự ái thế là muốn về nhà. Về nhà được mấy hôm thì sư phụ đến nhà năn nỉ, nói chuyện, nhưng do không hiểu vấn đề (bị cái gì án) nên vẫn có giận, vẫn còn giận. Nhưng vì sư phụ nói riết nên nghe lời về lại chùa.

Đắp Y.
Lúc này thì không còn bán bánh làm công chuyện nữa chỉ lo học tu, giữ giới, chiều không được ăn. Lần lần học bài vở hiểu ra bớt ngã chấp, sống yên ổn, vui vẻ, không còn buồn. Cô Phật tử không biết gì vẫn ở lại chùa thực tập xuất gia tiếp tục làm công chuyện như sc đã làm trước đây...


Tâm không vụ lợi mong cầu: mọi việc tốt đẹp sẽ đến.
Là một đệ tử lâu năm, tòan tâm tòan ý...nhưng sự kiện sư phụ mất sớm chỉ mới 59 tuổi thật sự buồn ân hận khi nhớ lại những lúc hay cãi lại thầy, nói lời cho thầy buồn. Nhưng nhớ lại tâm niệm sư phu muốn cất Tịnh xá (lúc giờ chỉ mới lên 4 cột) nên dốc lòng quyên góp xây cất do trong lòng chỉ muốn đền ơn thầy nên  vui vẻ mà làm không suy tính gì, nghĩ nếu tịnh xá xong chỉ cần hộ khẩu và một góc chùa để tu. Không ngờ các huynh đệ hiểu lầm ý sc muốn làm trụ trì nên quậy dữ lắm: viết đớn từ thưa gởi...Làm tịnh xá thiếu cả 500,600 triệu (1997-1998) các sc quậy trí nhỏ không hiểu "..tao cho mầy thiếu nợ trả chết.." Sư cô chỉ tâm niệm là có lẽ mình tu chưa tốt..

3 sự kiện lớn trong đời.

khánh thành tịnh xá 
bổ nhiệm trụ trì
tấn phong ni sư

những người quậy tự động ra khỏi chùa mua nhà lập tịnh thất riêng
những người không có khả năng quậy thì ở lại chùa theo sc tu.
cất xong chùa mọi người đều biết đến tên -  giáo hội đn đưa ý kiến xin bổ nhiệm trụ trì danh chánh ngôn thuận - được các ni trưởng hoan hỉ làm lễ bổ nhiệm và lễ tấn phong.





No comments:

Post a Comment