Nhiều bạn vô cùng giỏi giang hiểu biết nhưng làm không ra tiền, không ra thành tựu. Tuyển vô làm tưởng hiểu biết nhiều vậy sẽ được việc, nhưng không, chỉ có cái miệng nói tào lao bí đao chứ không có kết quả gì. Viết cũng hay, nói cũng hay....nhưng không làm được, dạng này nhiều vô kể trong xã hội.
Vì các bạn "học" là để "biết", chứ không phải để "làm". Thể loại này, nếu không thay đổi, thì đến lúc 60 tuổi vẫn như 25 tuổi bây giờ, chả có gì trong tay trừ tuổi già.
Kỷ luật là tính mà ít bạn trẻ chúng ta có được. Người có được thì đã thành công hết rồi.
Chúng ta có thể thay đổi?
Bệnh hào hứng 1 phút
Các bạn trẻ thường có 1 bệnh rất lớn, đó là bệnh “hào hứng một phút”. Đọc 1 bài về ngoại ngữ, cũng lên khí thế hừng hực, cũng mở Youtube ra, cũng lên trung tâm… nhưng chỉ học đúng 1 buổi. Bữa sau vẫn ôm ipad coi tiếp thằng A, con B hôm nay ăn gì làm gì tự sướng cái gì trên FB. Đọc 1 bài về khởi nghiệp, cũng hầm hầm khí thế, đứng lên đi thuê nhà tìm chỗ mở công ty, nhưng tìm 3 bữa thôi mệt, nắng nóng quá chạy tới chạy lui mệt. Đọc 1 bài về du học, cái cũng lên công ty du học tư vấn, đem 1 đống giấy tờ về nhà rồi quên để bụi bám lên mốc lên meo. Đọc 1 bài về thể dục thể thao, cái cũng đi mua cái máy chạy bộ, mua cái tạ về đẩy lên đẩy xuống đúng 2 lần. Rồi hết, mọi thứ “nguyễn y vân, vũ như cẩn”.
Các bạn họ hàng với 2 anh Vân Nguyễn và Cẩn Vũ này, tìm cách unfriend nó. Nguyên nhân là do cái Ý CHÍ không nằm sâu trong tâm khảm của bạn, nên bị giật dây thì có chút khí thế, nhưng sức ỳ lớn hơn. Nhà càng khá giả, học vấn càng tốt, tuổi càng cao thì sức ỳ này càng lớn. Nên vượt khó thì dễ hơn vượt sướng gấp nhiều lần. Sinh ra trong một gia đình khá giả thì đó là bất hạnh, vì nó sẽ dễ dàng triệt tiêu động cơ phấn đấu. Sinh ra trong một hoàn cảnh khó khăn, đứng trước một sự chọn lựa quá hẹp, thì mình phải vui mừng. Vì đó là cơ hội.
Giữa việc ra sân tập thể dục thể thao với ngồi coi ca sĩ diễn viên cởi áo trên mạng, người ta dễ chọn cái thứ 2. Nên nhiều người nghiện ma túy, bỏ thuốc lá…kêu từ bỏ, phần lớn không bỏ được. Cứ trả về với cộng đồng lại tái nghiện ngay. Vì bản chất của con người là “cái lười” và “thèm” bao giờ cũng hiện hữu trong tâm trí, nên phải có ý chí thật mãnh liệt, thì mới chiến thắng được.
Để rèn ý chí mãnh liệt này, người ta phải có chiêu. Trước một cám dỗ, bạn nên bặm môi, dùng răng cắn cho thật đau, đau đến mức bạn còn có thể chịu đựng được. Đứng thẳng, nắm chặt 2 bàn tay lại, nín thở, mắt lườm lườm giả bộ ở trước là đối tượng khủng bố cần tiêu diệt. Hồi đó Tony đi thi hùng biện trên sân khấu, cứ chuẩn bị lên là tay chân quíu, giọng nói lạc đi, đầu óc nghĩ cái gì chả nhớ. Nhưng lúc trước mặt mọi người, mình mím môi thật chặt, cắn thật đau (yên tâm không có chuyện chảy máu vì mình tự biết điều chỉnh đau quá thì thôi không cắn nữa, kiểu như nhịn thở ấy, không sợ nhịn rồi chết vì chịu không nổi nữa là tự động thở cái phì). Lúc mình nắm chặt tay và mím môi như vậy, hệ thần kinh sẽ được kích hoạt, máu dồn về não nhiều, giúp mình sáng suốt, và tràn đầy ý chí. Bạn cứ thử, có thể sẽ khinh công lên tận ngọn cây chứ không phải chơi. Đây là bí quyết của vận động viên người Triều Tiên mỗi khi thi đấu thể thao. Liều doping này tự nhiên giúp họ đạt thành tích rất cao.
Các bạn thử áp dụng khi mình cần quyết tâm 1 cái gì đó nhé. Tay nắm chặt sẽ giúp bạn tay mạnh mẽ hơn. Môi mím chặt sẽ giúp đôi môi hồng hơn, đỏ tự nhiên rất đẹp. Bạn gái sau khi mím môi, mình thè lưỡi liếm 1 cái cho nó bóng như son, khỏi tốn thời gian trang điểm.
Mình vô cái nhà, dù biệt thự đẹp đẽ cách mấy, thấy bếp núc lạnh lẽo, bạn có ớn không? Bạn dù có tài giỏi xinh đẹp cách mấy, mà không có lửa nhiệt tình, thì cũng như cái biệt thự hoang vắng kia. Bạn có thấy những ngôi nhà tranh, những ngôi nhà gỗ dù bé nhỏ nhưng vẫn ấm cúng vì có 1 bếp lửa hồng?
Mình có một cuộc đời thôi, đừng có tro tàn bếp lạnh. Dù ngoài kia lạnh lẽo, lòng người quyết tâm thì vẫn rực lửa. “Ngoài phố mùa đông, đôi môi em là đốm lửa hồng”.
Trích sách Trên đường băng, sáng nay các bạn nên uống cà phê và ngồi đọc lại. Đọc 10 lần thì các bạn sẽ bị lây cái hài hước, ăn nói vui vẻ và nhập tâm cái hào sảng, tư tưởng thoáng đạt ấy...
***
shared
CHỮA BỆNH LƯỜI NÓI TIẾNG ANH
Căn bệnh “lười nói” thế kỉ tồn tại dai dẳng trong đa số những người học tiếng Anh thật đáng sợ và là trở ngại cực lớn trên con đường chinh phục tiếng Anh giao tiếp của bạn. Cùng STEP UP chẩn đoán nguyên nhân và học cách “đánh bay” bệnh lười nói ngay hôm nay:
Nguyên nhân 1: Không có áp lực phải nóiCách chữa: Lập nhóm học nói. Nên lập nhóm nhỏ từ 2-3 người. Nhóm phải đề ra quy tắc nghiêm ngặt: đảm bảo 100% những lời nói trong buổi học là tiếng Anh (tin mình đi, khi học chỉ cần nói lẫn vài câu tiếng Việt thì sau vài phút, nhóm sẽ chuyển sang họp chợ bằng tiếng Việt cả buổi), phạt nặng về tài chính (ví dụ như 5k cho 1 lần lỡ nói tiếng Việt, đi học muộn phạt 5k, không chuẩn bị bài trước ở nhà phạt 10k,...). Mất tương lai, tụt hậu với nhân loại vì kém tiếng Anh đối với bạn có thể không là gì (vì cái này còn mơ hồ quá, hậu quả chưa hiển hiện trước mắt) nhưng mất hơn chục ngàn cho mỗi buổi học chỉ vì không theo đúng nội quy mới thật xót ruột. Bạn còn dám lười nữa không?Mỗi người có thể tự chuẩn bị một bộ câu hỏi ở nhà để đến lúc học hỏi chéo nhau trong nhóm. Hoặc cả nhóm có thể cùng bàn luận về một chủ đề nào đó. Không phải nói về những vấn đề cao siêu như tình hình chính trị Trung Đông hay vấn nạn ô nhiễm môi trường, chỉ cần chọn một chủ đề hấp dẫn như một nhân vật tất cả cùng thích/ghét, chuyện trường lớp, chuyện tình cảm,..., tóm lại là một hình thức “buôn dưa lê” bằng tiếng Anh. Đến lúc này, yên tâm là bạn không những sợ nói mà còn hăng máu, say mê nói tới sáng luôn.
Nguyên nhân 2: Không có không khí thích hợpCách chữa: Học nhóm, như đã nói ở trên, là một cách cực kì hay để tạo bầu không khí phù hợp cho việc học nói. Nếu bạn không lập nhóm, chỉ đơn giản là kiếm một nơi yên tĩnh, không TV, laptop, Internet và các phương tiện giải trí không cần thiết cũng đủ để việc luyện nói trở nên tập trung, hiệu quả hơn rồi. Thỉnh thoảng thay đổi không khí lên bờ Hồ, lăng Bác hoặc nơi nào có nhiều người nước ngòai đến du lịch Việt Nam để gặp họ làm quen và bắt chuyện. Đừng hoảng sợ khi vốn từ của mình quá ít ỏi. Có gì nói nấy, bắt đầu nói với họ từ những câu nói đơn giản nhất như “Excuse me, are you busy right now? Can I talk to you for a minute?”, kèm theo sự bổ trợ của body language. Hãy yên tâm là đa phần người nước ngoài rất thân thiện, không những họ sẵn sàng nói chuyện mà còn sửa giúp chúng ta những lỗi sai. Chỉ cần một lần giao tiếp vài câu với người nước ngoài thành công, bạn sẽ thấy hào hứng hẳn lên và tần suất ra ngoài gặp Tây của bạn tự động tăng vù vù.
Nguyên nhân 3: Không tự tin, không dám mở miệng nói, sợ nói saiCách chữa: Học lại ngay phát âm và ngữ âm. Học chắc ngữ âm giúp bạn tăng khả năng nghe và nói gấp 3 lần bình thường. Biết cách phát âm chuẩn rồi thì không những bạn hiểu rõ người ta nói gì mà bản thân bạn cũng thích nói tiếng Anh hơn hẳn. Khi giọng mình hay thì ngại gì mà không dám nói?
Nguyên nhân 4: Chưa có niềm yêu thíchTăng cường xem thật nhiều phim ảnh, chương trình TV nghe ca nhạc Anh-Mỹ - những nguồn luyện nghe-nói phong phú, lại cực hấp dẫn, giúp bạn hiểu thêm về văn hóa, đất nước, con người. Đặc biệt, khi bạn hâm mộ nhân vật nào đó, bạn sẽ thích mê mỗi khi họ cất lời. Giọng nói ngọt ngào của một cô MC xinh đẹp hay giọng cứng cỏi hút hồn của một nam diễn viên điển trai sẽ khiến bạn thích thú, muốn nhại theo, cảm nhận được tiếng Anh là một ngôn ngữ đẹp, hay từ chỗ nối âm đến những đoạn cong lưỡi,lên xuống giọng điệu... Một khi đã có cảm tình với tiếng Anh, bạn không còn lười nói ngôn ngữ này nữa. Nói tiếng Anh sẽ tự khắc trở thành sở thích, thành điều bạn muốn làm hàng ngày.
Bạn còn chần chừ gì nữa? Bắt tay vào “đuổi” bệnh lười nói ngay hôm nay thôi grin emoticon!
Bạn còn chần chừ gì nữa? Bắt tay vào “đuổi” bệnh lười nói ngay hôm nay thôi grin emoticon!
Share về nhà nào.
No comments:
Post a Comment