Tuesday, January 12, 2016

NIỆM PHẬT ĐƯỜNG (HUYỆN PHÙCÁT BÌNH-ĐỊNH XÃCÁT-TRINH)


http://baobinhdinh.com.vn/viewer.aspx?macm=6&macmp=6&mabb=41503
Chuyện ghi ở một ngôi chùa nuôi trẻ mồ côi
Sư cô Thích Nữ Minh Tâm
Nắng tháng Năm gắt gao, hơi nóng phầm phập như theo chân khách vãng lai vào trong niệm phật đường Mỹ Hoá (xã Cát Hanh, huyện Phù Cát). Nhưng vừa đặt chân vào phía sân trong, thấy cảnh một sư cô đang thong thả cạo tóc cho mấy trẻ nhỏ bên cạnh vòi nước, tự dưng thấy lòng thanh thản lạ lùng.

Neo ở chốn phật. 
Nhìn sư cô thành thục đưa lưỡi dao cạo từng mảng tóc tơ cho các cháu, những phụ nữ đứng tuổi làm công quả tại đây chép miệng: "Tắm rửa, cho các cháu ăn chúng tôi làm được, nhưng còn ẵm ngửa cạo tóc thì sợ lắm, chỉ mình sư làm được thôi. Lâu nay tụi nhỏ cũng chỉ chịu mỗi một mình sư cạo tóc cho". Lần lượt từng trẻ một, cả thảy có đến 5 cháu, được sư cô chăm chú cạo đầu, để chỏm trước trán. Trong phòng trẻ, gần chục trẻ đang được ẵm bồng, chăm sóc. Có trẻ lên ba, chạy nhảy như sóc. Có trẻ chừng một năm tuổi chập chững đi men. Cũng có cháu chỉ biết ê a, mang nét mặt điển hình của trẻ bị bại não.
Sư cô tên Thích Nữ Minh Tâm, 39 tuổi, về trụ trì ngôi chùa nhỏ này 12 năm nay. "Ngày tôi mới về trụ trì, chùa đã nhận nuôi một vài trẻ mồ côi. Nhưng khoảng vài ba năm nay, số người bỏ trẻ trước cổng chùa ngày một đông hơn. Có trẻ vì hoàn cảnh gia đình ly tán, hoặc khó khăn nên gửi chùa nuôi tạm; trẻ do mẹ lầm lỡ nên sinh xong đem đến đây bỏ luôn. Như năm 2014, có đến 6 trẻ sơ sinh bị bỏ lại trước cổng chùa vào lúc sáng sớm hoặc trưa vắng..." - sư Minh Tâm kể.

Xe đã chạy rồi mà những đứa trẻ còn ngóng theo xe. 
Nhìn bé Hồ Tâm Phúc (13 tháng tuổi) lanh lẹn, đôi mắt tinh anh, thấy cái gì lạ vội đưa tay níu lấy, có ai ngờ rằng cách đây hơn một năm, bé bị bỏ lại trước cổng chùa vừa khi lọt lòng mẹ nặng đúng 1 cân 4 lạng. Các sư cô trong chùa phải ngược xuôi đưa bé đi bệnh viện nằm lồng kính để qua cơn nguy kịch do sinh thiếu tháng, suy dinh dưỡng nặng.
Bé Tiểu Tâm Như cùng với chị gái được đưa về chùa khi được 7 tháng tuổi, toàn thân bị lở loét đến mức bị nhiễm trùng máu, phải chạy chữa, thuốc thang mất nửa năm trời mới lành lặn hẳn. Bé Tâm Như nay hơn 3 tuổi rất dễ thương, suốt ngày đeo riết sư cô không rời. Chị gái của bé Tâm Như được đặt tên là Tâm Minh cũng đã học lớp 3. Nhắc đến trường hợp hai chị em Tâm Như - Tâm Minh, sư cô không nén nổi chua xót: "Hai cháu  có một người chị em nữa nhưng đã mất rồi. Sau khi ly hôn, cha mẹ các cháu (ở Gia Lai) gửi cả 3 đứa con vào một ngôi chùa ở thị xã An Khê. Đến khi một cháu chết do bệnh nặng, chùa này mới gửi xuống đây cho chúng tôi nuôi".
Nay thì ngôi niệm phật đường này đang là mái nhà của 35 người cả trẻ em lẫn người lớn. Trong đó có 15 trẻ mồ côi từ 1 đến 15 tuổi (5 cháu đang học bậc tiểu học và 2 cháu học bậc THCS). Trẻ nhỏ được nuôi tại chùa, cho đi học; lớn hơn chút nữa được gửi đi tu tập ở tu viện trong tỉnh hoặc tỉnh bạn. Những người phụ nữ đứng tuổi làm công quả tại niệm phật đường này tuy có nhà cửa ở Quy Nhơn hay xã Mỹ Hiệp (Phù Mỹ) gần đó vẫn tình nguyện đến đây ở và chăm sóc các cháu nhỏ vì "Thấy tụi nhỏ bơ vơ không cha không mẹ thương lắm".

Những đứa trẻ được sư Minh Tâm  cạo tóc để chỏm theo đúng nghi thức Phật giáo.
Vì một chữ "Duyên"
Theo năm tháng, cùng với số trẻ thu nhận năm sau cao hơn năm trước, cả sư cô trụ trì, tiểu tăng, lẫn những phụ nữ tình nguyện đến làm công quả tại chùa thành những bảo mẫu, người trông trẻ thực thụ. Nửa đêm nửa hôm bé sốt cao, co giật, mọi người phải tay ẵm chân chạy đưa đến trung tâm y tế huyện, hay cắt cử thay nhau nuôi bé bị bệnh nặng trong lồng kính cả hàng tháng trời trong bệnh viện. Hiện chi phí mỗi tháng cho 35 người đang sống tại chùa ước khoảng 50-60 đồng. Nặng nhất là tiền mua sữa, tã giấy cho các bé; hết tiền, hết sữa lại xin các nhà hảo tâm, phật tử đóng góp, nhờ vào của thập phương.
Khi được hỏi: "Chăm các bé, nhất là khi các bé đau ốm liên miên, có khi nào các sư có nản không?",  sư cô Minh Tâm nhẹ lắc đầu: “Không đâu. Nói như nhà Phật tất cả đều bắt đầu từ chữ duyên. Có duyên thì mới gặp được nhau. Mình đã phát tâm thiện nguyện thì mọi khó khăn đều vượt qua được”.
Bà cũng cho biết thêm, từng có gia đình hiếm muộn đến đặt vấn đề xin trẻ về nuôi nhưng đều bị từ chối. "Bởi nếu có cho thì cho ngay lúc nhận chứ đã mang vào chùa nuôi nấng rồi thì coi như em bé đó có duyên với chùa. Mình mà cho đi, giả sử họ có cho lại mấy triệu đồng, dù mình có lấy hay không người ngoài cũng đồn đãi là mình bán trẻ, như thế không hay chút nào. Mình cứ nuôi lớn, cho các cháu đi học Phật pháp. Nếu cháu nào có duyên với Phật thì sẽ ở lại kế nghiệp chuyên tâm tu tập, còn không thì cho hoàn tục theo sở nguyện" - sư giải thích.
Câu chuyện giữa chúng tôi thi thoảng bị ngắt đoạn vì sư chờ điện thoại của nhà xe đến đón. Ngay trong chiều hôm đó, sư cô cùng với 2 người chuẩn bị nữa bế 3 trẻ đi khám bệnh trong TP Hồ Chí Minh. Bé Hồ Tâm Đạo (12 tháng tuổi) lúc nuôi được vài tháng rất bụ bẫm nhưng càng lớn lại ốm yếu dần, đi khám mới biết bé bị ngoại tạng (ruột nằm ngoài ổ bụng) cần được phẫu thuật. Đạo phải đi khám định kỳ, chờ sức khoẻ tốt để phẫu thuật. Một bé 14 tháng tuổi chưa đi được sư cũng được đưa đi vào trong khám thử xem sao.

Trẻ hiện được những phụ nữ làm công quả tại chùa nuôi dưỡng, chăm sóc.
3 giờ chiều, xe đến. Tay xách, nách mang, các sư vội vã đội thêm chiếc mũ, mặc thêm áo khoác cho các bé trước khi ra xe. Thấy sư Minh Tâm chuẩn bị ra xe, bé Tâm Như lon ton chạy theo, nắm vạt áo của sư thật chặt, thỏ thẻ khóc: "Sư đi rồi, tối con ngủ với ai. Sư đi rồi về mau với con nhé". Sư cô xoa đầu bé Như, dặn: "Con ở nhà ngoan nhé", rồi quay sang dặn một bé trai: "Tí không được chọc em Như đâu nghe". Quay sang chúng tôi, sư cô Minh Tâm nói: "Cứ vài bữa là phải đi như vầy, các bé cũng quen rồi, các sư cô cũng vậy. Thà không nuôi thì thôi, chứ đã nuôi là phải lo hết mình cho các bé”.
Xe đã chạy rồi mà mấy bé còn đứng sau song cửa ngóng theo, trông thật tội. Tôi chợt nghĩ, có một chỗ nương tựa như thế này cho những phận trẻ mồ côi hay bị hắt hủi âu cũng là một sự may mắn cho trẻ. Nhất là khi thi thoảng mở mạng, mở báo lại thấy đâu đó thông tin một bé sơ sinh bị vứt nơi vệ đường, trong thùng rác bị kiến cắn nát người…
Notes:
Niệm Phật Đường Huyện Phù Cát Bình Định Xã Cát Trinh. 
Nuôi 20 trẻ (ung thư máu, bại liệt) và 3 bà lão mù.
Quẻ Ngài CAOĐÀM (mồng 4/09AL 2012) ThơPhú< Tâm Giao<. YThuậtHọc<. VănChuong0
THU HÀ
***
shared http://phapluattp.vn/ho-so-phong-su/nhung-dua-tre-noi-cua-phat-581293.html

(PL)- Trong sự tĩnh mịch, trang nghiêm nơi cửa Phật, cứ chiều chiều lại vang lên những tiếng cười lanh lảnh, vui vẻ của lũ trẻ đang nô đùa. Trước sự hồn nhiên của tuổi thơ, ít ai biết rằng chúng là những đứa trẻ bị bỏ rơi từ khi mới lọt lòng.
Những mảnh đời con bị chối từ
Tiếng chuông chùa cứ thong thả ngân nga trong chiều tạo cảm giác thanh thoát, gần gũi thiêng liêng đến lạ thường. Vừa đặt chân vào phía trong sân, bên cạnh vòi nước, một sư cô đang thong thả cạo đầu cho các bé theo nghi thức nhà chùa. Sư cô thành thục đưa lưỡi dao cạo những mảng tóc tơ cho lần lượt từng bé, cả thảy có đến năm bé được sư cô chăm chú cạo đầu, để chỏm trước trán. Trong phòng, gần chục trẻ đang được ẵm bồng, chăm sóc. Có bé lên ba chạy nhảy như sóc. Có bé chừng một tuổi chập chững đi men. Cũng có cháu chỉ biết ê a, mang nét mặt ngây ngô của trẻ bị bại não. Tiếng trẻ con khóc cười cứ như một bức tranh tương phản giữa hai cuộc sống hoàn toàn biệt lập giữa đời thường.
Ngôi niệm Phật đường tuy nhỏ nhưng sạch sẽ và thoáng mát, nơi đây là mái ấm của tổng cộng 35 con người cả trẻ em lẫn người lớn, trong đó có 15 trẻ từ một đến 15 tuổi mồ côi được nuôi dưỡng chu đáo mỗi ngày. Trẻ nhỏ được nuôi tại chùa, cho đi học, lớn hơn chút nữa được gửi đi tu tập ở tu viện trong tỉnh hoặc ngoài tỉnh. “Ngày tôi mới về trụ trì, chùa đã nhận nuôi một vài trẻ mồ côi. Nhưng vài ba năm nay, số người bỏ trẻ trước cổng chùa ngày một đông hơn. Có cháu vì hoàn cảnh gia đình ly tán hoặc khó khăn nên gửi chùa nuôi tạm, cũng có những đứa trẻ do mẹ chúng lầm lỡ nên sinh xong đem đến đây bỏ luôn. Như năm 2014, chùa chúng tôi có đến sáu trẻ sơ sinh bị bỏ lại trước cổng vào lúc sáng sớm hoặc trưa vắng...” - sư cô Thích Nữ Minh Tâm, trụ trì ngôi chùa, cho biết.
Những đứa trẻ tội nghiệp vốn đã bất hạnh khi phải rời xa hơi ấm của cha mẹ từ lúc mới chào đời nhưng chúng lại may mắn được bàn tay sư trụ trì Minh Tâm chăm bẵm, ấp ủ, bé nào cũng được yêu thương, được tạo điều kiện học tập như bao đứa trẻ khác. Nhìn bé Hồ Tâm Phúc, 13 tháng tuổi, kháu khỉnh, đôi mắt tinh anh, có ai ngờ vào một buổi sáng sớm cách đây hơn một năm, em bị bỏ lại trước cổng chùa khi còn đỏ hỏn, lúc ấy bé nặng đúng 1,4 kg. Sinh ra đã thiếu cân, lại được bao bọc sơ sài trong một tấm khăn mỏng, phơi mình hàng giờ dưới màn sương lạnh ngắt, sinh mạng em lúc đấy chẳng khác gì “chỉ mành treo chuông”. Các sư cô đã phải ngược xuôi đưa em đến bệnh viện nằm lồng kính để qua cơn nguy kịch do bị thiếu tháng, suy dinh dưỡng nặng.
Đưa ánh mắt về từng đứa trẻ đang tinh nghịch hồn nhiên, sư cô nhớ lại hoàn cảnh của hai chị em Tâm Như - Tâm Minh, lòng không giấu nghẹn ngào, chua xót. “Cha mẹ các cháu sau khi ly hôn đã gửi ba đứa con, đứa lớn nhất ba tuổi, nhỏ nhất còn đang ẵm ngửa, vào một ngôi chùa ở thị xã An Khê, Gia Lai. Đến khi một bé chết vì bệnh nặng, đứa út lúc đó cũng bị nhiễm trùng máu nên chùa này mới gửi xuống đây cho chúng tôi nuôi” - trụ trì Minh Tâm nhớ lại.


Những đứa trẻ được sư Minh Tâm cạo tóc để chỏm theo đúng nghi thức Phật giáo.
Theo lời kể của sư trụ trì, bé Tiểu Tâm Như cùng với chị gái Tâm Minh được đưa về chùa cùng một thời điểm. Lúc ấy Tâm Minh được ba tuổi, còn Tâm Như chỉ mới bảy tháng tuổi, toàn thân bị lở loét đến mức bị nhiễm trùng máu, phải chạy chữa, thuốc thang mất nửa năm trời mới lành lặn hẳn. Đến nay bé Như đã hơn ba tuổi, trông rất ngộ nghĩnh, đáng yêu, suốt ngày quấn lấy sư cô không rời. Bé Minh thì được nhà chùa cho đi học, hiện em đang học lớp 3.
Trường hợp bé Hồ Tâm Đạo,12 tháng tuổi, là nặng nhất. Lúc nuôi được vài tháng bé rất bụ bẫm nhưng càng lớn lại càng ốm yếu, đi khám mới biết bé bị ngoại tạng (ruột nằm ngoài ổ bụng) cần được phẫu thuật sắp xếp lại các bộ phận. Rồi có bé bị Down, bị các dị tật bẩm sinh cũng bị cha, mẹ vứt bỏ trước cổng chùa…
Bắt nguồn từ chữ “duyên”
Ngôi chùa từ lâu đã trở thành mái nhà chung của những mảnh đời bất hạnh bị bỏ rơi. Chúng quấn quýt bên sư cô và coi sư cô như mẹ. Bởi trong sâu thẳm những tâm hồn còn non nớt ấy, chúng khát khao tình thương, sự che chở và hai tiếng “gia đình” hơn bao giờ hết. “Có đêm đang ngủ bỗng nghe tiếng khóc văng vẳng, chạy ra cổng thì thấy em bé nằm trong một cái giỏ ai đó bỏ lại trước cổng chùa. Cũng có khi là lúc sáng sớm hay giữa trưa vắng người.
Theo năm tháng, cùng với số trẻ thu nhận ngày càng đông, cả sư cô trụ trì, tiểu tăng lẫn những phụ nữ tình nguyện đến làm công quả tại chùa dần dần trở thành bảo mẫu, những người trông trẻ thực thụ. Bất kể sáng sớm hay tối khuya, các sư đều phải pha sữa cho bé uống. Mỗi khi cho ăn, các sư cô mất thêm vài tiếng đồng hồ để múa hát, làm mặt cười, mặt dữ, cố gắng cho được từng muỗng cơm vào miệng các bé.
Nửa đêm nửa hôm các bé sốt cao, co giật, mọi người phải tay ẵm, chân chạy, nhanh chóng đưa bé đến trung tâm y tế huyện, hay cắt cử thay nhau nuôi bé bị bệnh nặng trong lồng kính hàng tháng trời trong bệnh viện. Mỗi tháng chùa chỉ thu được một khoản tiền không nhiều từ việc cúng dường của Phật tử. Tất cả số tiền đó đều được dành để mua sữa, mua thức ăn và lo cho các em học hành. Hết tiền, hết sữa chùa lại xin các nhà hảo tâm, Phật tử đóng góp, nhờ vào của thập phương. Do đó bữa ăn hằng ngày của 35 con người nơi đây chỉ có cháo rau, củ đậu và mấy món đồ chay đạm bạc. Mặc dù vậy nhưng đó là tất cả những gì tốt nhất mà các sư có thể làm được cho các bé.
“Nhiều người có điều kiện hay những gia đình hiếm muộn từng đến đặt vấn đề xin trẻ về nuôi, ban đầu tôi và các sư cô cũng muốn chu toàn tâm nguyện của họ vì nghĩ cuộc đời của các bé sẽ thêm nhiều may mắn. Nhưng rồi nghĩ đi nghĩ lại, ai cũng không yên tâm vì đời các bé đã một lần bất hạnh, cho đi rồi liệu có được sống sung sướng hay lại càng bất hạnh hơn. Mặt khác, nếu có cho thì cho ngay lúc nhận chứ đã mang vào chùa nuôi nấng rồi thì coi như em bé đó có duyên với chùa, với Phật. Mình mà cho đi, giả sử họ có cho lại mấy triệu đồng, dù mình có lấy hay không thì người ngoài cũng đồn đãi là mình bán trẻ, như thế không hay chút nào. Mình cứ nuôi lớn, cho các cháu đi học Phật pháp. Nếu cháu nào có duyên với Phật thì sẽ ở lại kế nghiệp chuyên tâm tu tập, còn không thì cho hoàn tục theo sở nguyện, như thế không phải tốt hơn sao?” - sư cô Thích Nữ Minh Tâm tâm sự.
Mọi trẻ em trên đời, dù là ai đi chăng nữa, dù xuất thân trong hoàn cảnh nào đi nữa, chúng vẫn có quyền được yêu thương, chăm sóc như bao đứa trẻ khác. Tôi lặng người, đôi mắt cay xè trước những gương mặt ngây thơ, nụ cười hồn nhiên của những bé con vừa chào đời đã phải gánh chịu nhiều khổ đau, bất hạnh. Nhìn bọn trẻ chơi đùa hồn nhiên cùng nhau như anh em một nhà sẽ khiến bất kỳ ai cũng phải vui lây niềm vui đó. NGUYỄN THANH
***

“Đã hướng dẫn chùa thành lập cơ sở nuôi dưỡng trẻ”
Được biết, sau khi báo chí phản ánh chùa Bồ Đề (Hà Nội) mượn danh nuôi trẻ mồ côi làm nhiều việc không tốt, khoảng cuối năm 2014, cơ quan chức năng huyện Phù Cát cũng đã đến kiểm tra, xem xét nơi ăn chốn ở của các bé tại niệm phật đường Mỹ Hoá và đề nghị chùa khắc phục một số hạn chế. Đoàn cũng hướng dẫn sư cô Thích Nữ Minh Tâm, với vai trò là người trụ trì, làm các thủ tục pháp lý cần thiết để việc nhận nuôi, chăm sóc trẻ theo đúng quy định của pháp luật.
Ngày 27.5, trao đổi với PV Báo Bình Định qua điện thoại, ông Trần Hoài Đức, chuyên viên Phòng Nội vụ - UBND huyện Phù Cát, cho biết, việc sư cô Thích Nữ Minh Tâm, trụ trì niệm phật đường Mỹ Hoá, nhận nuôi trẻ mồ côi, trẻ sơ sinh bị bỏ rơi trong mấy năm qua thì chính quyền địa phương đều biết và rất quan tâm đến vấn đề này. Ông cũng khẳng định đến thời điểm này, chưa nghe phản ánh nào về việc ngược đãi, bạo lực hay mua bán trẻ em tại ngôi chùa này. Tuy nhiên, việc sư cô làm trong thời gian qua là mang tính tự phát, chưa theo đúng quy định của pháp luật về việc nhận nuôi trẻ mồ côi như: chưa báo cáo với chính quyền địa phương về việc nhận nuôi trẻ, chưa có đơn xin hình thành cơ sở nuôi dưỡng trẻ mồ côi.
"Việc làm của sư cô xuất phát từ nhân đạo và nhiệt tâm, địa phương thấy rõ điều đó, nhưng làm gì cũng phải tuân thủ đầy đủ các quy định của pháp luật đặc biệt là việc nuôi các trẻ mồ côi sơ sinh, để phòng ngừa những vấn đề không hay có thể nảy sinh sau này. Chúng tôi đã hướng dẫn sư cô làm các thủ tục về pháp lý để thành lập cơ sở nuôi dưỡng trẻ mồ côi trình hội đồng thẩm định ở địa phương phê duyệt..." - ông Đức nói thêm.  

No comments:

Post a Comment