Charles Robert Darwin sanh ngày 12 tháng Hai năm 1809* ở Shrewsbury, trong một thị xã ngái ngủ thuộc miền Tây Midlands của Anh. Cha ông là một bác sĩ giàu có và trọng vọng. Mẹ mất năm Charles mới lên tám tuổi, bà là con gái của Josiah Wedgwood, nhà làm đồ gốm nổi tiếng. Bill Bryson Robert FitzRoy * Đây là ngày hên của lịch sử: Abraham Lincoln cũng sanh nhằm ngày này ở Kentucky, Mỹ. Darwin thỏa thích với tiện nghi của một cậu ấm nhưng luôn luôn bị người cha góa vợ rầy rà về học lực không mấy sáng chói. "Mầy chẳng lo học hành gì cả, tối ngày chỉ biết săn bắn, xúi chó bắt chuột và mầy có biết là làm nhơ danh mày và danh giá cả gia đình mày không," cha ông viết một câu mà gần như nó luôn luôn xuất hiện trong những ghi nhận về cuộc đời tuổi trẻ của Darwin. Mặc dầu ý thích ông nghiêng về vạn vật học, nhưng để vừa lòng cha ông, ông ráng học y khoa ở đại học Edingburgh University nhưng ông không chịu được khi nhìn thấy máu và những khổ đau của bịnh nhân. Kinh nghiệm chứng kiến một cuộc mổ trên một đứa bé không rõ bịnh - thời này chưa có thuốc tê và mê - đã gây thương thẹo trong tâm hồn cả đời ông. Ông xoay qua học luật, nhưng lại thấy không chịu được sự buồn tẻ trong nghề này và cuối cùng, cũng có ít nhiều thất bại thi cử, ông lấy bằng về ngành Thần Học ở Cambridge. Sau khi đậu bằng Thần Học, một cuộc đời âm thầm trong nhà cha xứ ở một thôn xóm nào đó đang chờ đợi ông nhưng rồi bất chợt như trên trời đổ xuống, ông nhận được một đề nghị hấp dẫn hơn như vậy. Darwin được mời tham dự trong chuyến du hành khảo sát trên tàu hải quân HMS Beagle, chính yếu chỉ là để ăn cơm tối cho có bầu bạn với thuyền trưởng Robert FitzRoy, mà đẳng cấp thuyền trưởng của ông cho phép ông được chọn bất cứ người nào đi với ông trừ hàng quí tộc. FitzRoy, một người hơi dị, đã chọn Darwin một phần vì ông thích cái sóng mũi của Darwin. (Ông tin cái mũi đó chỉ chiều sâu của cá tính.) Darwin không phải là người đầu tiên được FitzRoy chọn, mà là người được chọn sau khi người thứ nhứt bỏ cuộc. Theo cái nhìn từ thế kỷ XXI thì hai người bầu bạn chỉ huy con tàu này còn quá trẻ. Vào lúc tàu ra khơi, FitzRoy mới được hai-mươi-ba và Darwin được hai-mươi-hai tuổi. Nhiệm vụ chánh được giao phó cho FitzRoy là lập hồ sơ về các bờ biển, nhưng say mê thực sự của ông là tìm những chứng cớ trong văn chương và kinh sách giải thích về sự sáng tạo (creation.) Darwin vốn được huấn luyện trong nhà dòng nên cũng là điểm chánh khiến ông được chọn lên tàu. Darwin sau đó lại tỏ ra chẳng những có cái nhìn phóng khoáng lại còn không hết lòng ngoan đạo với Thiên Chúa giáo, đó là những căn-để trở thành nguồn chạm trán lẫn nhau lâu dài về sau. Megatherium cá heo: dolphin Thời gian Darwin theo con tàu HMS Beagle là từ 1831 tới 1836, dĩ nhiên đó là một kinh nghiệm học hỏi mà cũng là lần thử thách nặng nề nhứt trong đời ông. Ông và thuyền trưởng ở chung trong một cabin nhỏ ngột ngạt nên không dễ cho ông chịu đựng được những cơn nóng như lửa đốt của FitzRoy rồi sau đó lại phải nghe những lời lầm bầm hối hận của ông ấy. FitzRoy và Darwin thường xuyên cãi nhau, đôi khi "tới bờ điên cuồng," như Darwin nhớ lại sau này. Du hành trên đại dương lặng lẽ thường có những lúc buồn chán tột cùng - ông thuyền trưởng trước của con tàu Beagle này đã lẫy cò súng cho đạn xuyên qua đầu vào một lúc cô đơn trầm cảm - còn FitzRoy thì xuất thân từ một gia đình nổi tiếng là trầm cảm từ bản chất. Chú của FitzRoy, Viscount Castlereagh, đã tự cứa cổ khoảng thập niên trước đó khi ông đang phục vụ cho Chancellor of the Exchequer. (FitzRoy về sau cũng tự sát y như vậy vào năm 1865.) Ngay cả khi tính khí bình thường, FitzRoy cũng biểu lộ một cái gì bất thường khó hiểu. Darwin sửng sốt khi mới vừa dứt chuyến du hành thì FitzRoy cưới ngay một cô gái trẻ mà ông đã đính hôn trước đó. Trong suốt năm năm đi chung, Darwin chưa một lần nghe FitzRoy tỏ dấu gì gắn bó hay một lời nhắc tới tên của cô gái. Tuy nhiên nhìn chung tất cả những mặt khác thì chuyến du hành Beagle là một thành công lớn. Darwin đã trải qua một kinh nghiệm du hành đủ cho cả cuộc đời và đã tích tụ một số mẫu sinh vật đủ để làm ông nổi tiếng và khiến ông bận rộn tới cuối đời. Ông đã tìm được một sưu tập lộng lẫy về các mẫu vật hóa-thạch-cổ to lớn, kể cả một con Megatherium đẹp nhứt tính luôn tới ngày nay; ông đã sống sót qua trận động đất ở Chí lợi; khám phá nhiều dòng cá heo mới (và ông đã khéo đặt cho nó cái tên là Delphinus fitzroyi); thực hiện kiên trì và hữu ích việc thăm dò địa chất xuyên qua rặng Andes (Nam Mỹ châu); và khai triển một lý thuyết mới và được nhiều thán phục về sự tạo thành những chuổi đảo san hô, trong đó ông cho rằng, không phải là sự trùng ngộ, những chuổi san hô này phải gần cả triệu năm mới hình thành - tất cả đánh dấu khởi điểm cho sự gắn bó lâu dài của ông về những tiến trình của trái đất về thời cổ-cổ-đại. Năm 1836, ba-mươi-bảy tuổi, ông trở về nhà sau khi đi xa năm năm hai ngày. Từ đó ông không rời khỏi nước Anh lần nào nữa. Có một chuyện mà Darwin đã không làm trên chuyến du hành là lập ra lý thuyết tiến hóa (hay ngay cả một lý thuyết nào đó liên hệ tới tiến hóa.) Ý niệm về tiến hóa ban đầu là một ý niệm đã có mặt ở Âu châu nhiều thập kỷ trước những năm 1830. Thomas R. Malthus Chính ông của Darwin, Erasmus, đã ca ngợi những nguyên tắc tiến hóa trong một bài thơ lấy cảm hứng từ chuyện tầm thường tên là "The Temple of Nature" hàng nhiều năm trước khi Darwin sanh ra đời. Chỉ sau khi người thanh niên trẻ Darwin trở lại Anh và đọc quyển Essay on the Principle of Population (Luận Văn về Nguyên Tắc Dân Số) của Thomas Robert Malthus (trong đó Malthus đưa ra ý tưởng là thực phẩm không thể tăng kịp theo với dân số tính theo toán học) từ đó Darwin mới nảy ra ý tưởng rằng sự sống là một trường cạnh tranh liên tục và sự sàng lọc thiên nhiên là con đường làm vài dòng sinh vật trở nên cường thịnh còn những dòng khác trở nên phai mờ đi. Đặc biệt nhứt trong cái nhìn của Darwin là tất cả sinh vật giành nhau nguồn thực phẩm, và những loài có bản năng thuận lợi sẽ phát triển và truyền cái bản năng thuận lợi đó cho đàn con cháu. Bằng những con đường đó mà muôn loài tiếp tục cải thiện. Có vẻ đó là ý tưởng hết sức đơn giản - một ý tưởng đơn giản dễ-sợ - nhưng nó đã giải thích một chuyện hết sức lớn, và Darwin chuẩn bị để hết cuộc đời nhằm bảo vệ ý tưởng đó. "Quả tôi đần lắm vì tôi không nghĩ được tới đó!" T.H. Huxley đã la lên sau khi đọc quyển On the Origin of Species. Kể từ đó, câu nói của Huxley tiếp tục vang dội về sau. (Còn tiếp) Ham đọc sách hơn cả Khổng tử (hình của T.H Minh, DDS gửi) N
&&&
shared file:///C:/Users/User/Downloads/2014_10_79_367+370.pdf
NHỮNG QUẢ NHO ... DỮ DỘI!
Nancy Nguyễn (copy đăng từ email của bạn gửi, chưa có phép của tác giả.)
Đất nước tôi, một rẻo đất tẻo teo khốn khó nép mình bên rìa Thái Bình Dương quanh năm giông bão, của cả trời đất lẫn nhân sinh, trong suốt gần một thế kỷ, chưa có một ngày đứng gió. Mỗi một mười năm, là một cơn dâu bể đầy khinh ngạc của kiếp người, của dân tộc. Không cơn dâu bể nào giống cơn dâu bể nào, ngoài một điểm chung duy nhất: niềm đau. Những người sinh ra vào khoảng năm 20 phải chứng kiến đất nước bị xâm lăng và đô hộ. Một đất nước không chùn bước trước vó ngựa Nguyên Mông, bỗng một ngày trở thành thuộc địa, đó, chẳng phải là một biến cố lớn? Nhưng chỉ 10 năm sau đó, những người sinh ra thời 30, phải chứng kiến cảnh đau thương hơn nhiều lần: đất nước chia đôi, nồi da nấu thịt. Súng của ngoại bang chĩa vào da thịt người mình. "Xương chất đầy đồng, máu chảy thành sông". "Niềm đau" có là một danh từ quá nhẹ? Mười năm sau, hơn hai triệu con người người sinh vào những năm 40 phải gồng gánh nhau, dắt díu nhau bỏ lại nhà cửa ruộng vườn, bỏ lại phần mộ tổ tiên để chạy loạn. Dân tộc tôi chứng kiến một cuộc di cư lớn chưa từng có trong lịch sử. Và nếu không phải do bị cấm cản, cuộc thiên di ấy có lẽ sẽ còn vĩ đại hơn nhiều. Và như thế, dân tộc tôi đã bắt đầu rách bào, chia đôi, bắt đầu viết những trang sử sau đó bằng nước mắt và bằng máu. Những người sinh khoảng năm 50, ngắn gọn là: một dân tộc, hai định mệnh! Tôi không còn chữ nghĩa nào hơn để diễn tả nỗi bất hạnh cùng cực ấy. Những người sinh khoảng năm 60, chứng kiến sự sụp đổ của một thể chế, sự tái thống nhất một đất nước, và sự chia đôi vĩnh viễn của lòng người. 40 năm qua đi mà vết cứa vẫn rịn máu tươi. Vết thương lòng chưa thấy ngày se mặt. Những người sinh khoảng năm 70 có cơ hội chứng kiến cuộc thiên di thứ 2 trong lịch sử. Hàng triệu triệu con người phải mạo hiểm tính mạng bản thân, gia đình, để tháo chạy khỏi quê hương. Đất nước tôi đó, những năm tháng lầm than, kêu trời không thấu, kêu đất chẳng nghe. Dân tộc tôi lạc lõng, bơ vơ như những con thuyền lênh đênh trên biển. Và những người sinh vào những năm 80, là tôi đây, 10 năm sau "giải phóng", những-tháng-năm-cấm-vận. Có lẽ ký ức tuổi ấu thơ là những ký ức hằn dấu nhất, ám ảnh nhất của một đời người. Tôi nhớ hoài mẹ tôi, bà đáng ra còn trẻ lắm, mà dáng đã còm cõi, bà bòn từng đồng, lo chạy bữa cho con. Có những ngày trời mưa, mẹ tôi ngồi co ro bên vệ đường, gánh hàng quạnh hiu. Bà chẳng lo mình sẽ nhiễm phong hàn, chỉ lo làm sao? cho đủ sống! Có đất nước nào khốn nạn như đất nước tôi? Có bà mẹ nào khốn nạn như mẹ tôi, người mẹ Việt Nam? Tôi lớn lên, mang theo trong tiềm thức vóc dáng mẹ tôi, còm cõi như đòn gánh, co ro như một dấu chấm hỏi. Một dấu chấm hỏi xiêu vẹo trong những ngày mưa. Tuổi thơ tôi gắn với những ngày mưa Sài Gòn, xoong chảo nồi niêu, có gì ... hứng nấy bởi cái mái tôn nhà tôi ... "đưa ánh nắng vào nhà" (mẹ tôi bảo thế), đêm nằm có thể nhìn thấy trăng sao. Những khi trời trở bão, gió giật từng cơn, tôi sợ sấm sét chui qua lỗ đinh vào nhà. Tôi nhớ đôi dép cọc cạch, bên trái con trai, bên phải con gái, mẹ tôi bảo dép "uyên ương". Chiếc bên trái là của anh Hai để lại, chiếc bên phải mới là của tôi. Và cả hai chiếc đều vá chằng vá đụp, bằng chỉ bố, mẹ để dành từ quân phục của ba. Quần áo mới chỉ được bận 3 ngày tết, và cũng là của anh hai tôi để lại. Mẹ luôn mua rộng ra mấy tuổi, anh Hai bận chật rồi đến phiên tôi. Quần áo của con trai đấy, nhưng chỉ cần mới, chỉ cần không ... vá đít là đủ hấp dẫn rồi! Và quả nho, những quả nho ... dữ dội nhất của tuổi thơ tôi. Tết năm đó, chỉ duy nhất tết năm đó, mẹ tôi mua nho Mỹ về biếu nội. Những quả nho mẹ chắt chiu từ gió sương của cả năm trời, gom góp lại để biếu mẹ chồng dịp tết đến. Những quả nho mập ú, căng tròn, hệt như trong phim Mỹ, giống y chang mấy chùm nho ... giả, loại những quán sinh tố trong xóm hay treo làm cảnh. Trời ơi! Dòn! Mọng! Ngọt! Mẹ đã dặn đi dặn lại không được ăn, mẹ còn cất tuốt lên nóc tủ. Vậy mà mấy trái nho như có ma lực, cái đứa tôi như bị thôi miên! Tôi lén trộm một trái. Trời ơi! Ngon! Rồi 1 trái nữa, rồi trái nữa! Từng trái, từng trái một, như một kẻ đã hoàn toàn mộng muội, không còn có thể cưỡng lại được sự quyến rũ phát ra từ mấy trái nho. Mẹ sẽ đánh nát tay tội ăn vụng, tôi nghĩ, tay ... vẫn tiếp tục công cuộc ... mưu cầu hạnh phúc. Cảm giác tôi lúc đó vừa hoảng loạn, vừa lo sợ, vừa ... sung sướng , vừa sung sướng, vừa hoảng loạn sợ hãi. Tột cùng của sự hoảng loạn sợ hãi là khi chùm nho của mẹ chỉcòn trơ lại cọng. Khốn nạn thân tôi! Rồi tôi sẽ phải sống tiếp phần ... ngày còn lại ra sao đây? Vậy mà mẹ không đánh tôi. Bà chỉ ôm tôi vào lòng ... và khóc, khóc gào lên, khóc trào ra. Khóc như một đứa trẻ. Mẹ tôi đó. Ôm con vào lòng, gào khóc lên như trút hết hơi sinh vào từng tiếng nấc. Năm tháng qua đi, cuộc đời mang lại cho tôi thừa mứa. Giờ tôi muốn ăn gì thì ăn, muốn đi đâu thì đi, muốn mua gì thì mua. Tôi ngán đủ thứ, chả muốn ăn gì, chỉ còn ăn được mỗi nho. Bởi với nho, tôi không ăn bằng trực giác, mà thưởng thức bằng mùi vị của ký ức. Và vì với nho, tôi mua được một vé đi tuổi thơ. Hai mươi mấy năm trôi qua, ký ức vẫn chưa ráo mực. Mỗi lần ăn nho, tôi thấy mình bé lại, và được một bàn tay vô hình kéo tuột về thủa ấy, những-năm-tháng-cấm-vận. Tôi chỉ là một cá nhân, một cá thể, trong một tập thể những con người thế thệ 8x. Và chỉ là 1 thế hệ, trong nhiều thế hệ con người. Nhưng nói như một nhà văn Nga: "Cây đời có hàng triệu chiếc lá, và nói về một chiếc lá, là cũng đang nói về hàng triệu chiếc lá khác". Cứ mỗi mươi năm, con Tạo quái ác xoay vần, là dân tộc tôi lại được gán cho một định mệnh mới. Tôi đã nghe rất nhiều người bảo tôi "thời em sướng rồi, thời của anh khổ lắm", còn tôi, tôi chỉ thấy thời nào cũng khổ. Và chẳng cái khổ nào giống cái khổ nào. Cái nào cũng "đặc thù" và cái nào cũng "nhất"! Người mình khổ quá, đất nước mình đau thương quá. Phải không mẹ? Phải không anh?. …
Trái nho nho nhỏ
Cái vỏ xanh xanh
Mẹ mua để dành
Cất trên nóc tủ
Mất ăn bỏ ngủ
Chiu chắt tảo tần
Để dâng mẫu thân
Thay ba tù ngục
Con như chuột rúc
Tham thói khó dằn
Trộm rứt nho ăn
Mẹ bắt tại trận
Mẹ không nổi giận
Ôm siết lấy con
Nước mắt mỏi mòn
Tim mẹ quặn thắt
Biển đời nghèo ngặt
Một thuở giao mùa…
No comments:
Post a Comment