Nghi ngờ về bản Việt dịch gây ngộ nhận, hiểu lầm về đạo hạnh của Đức Đạt lai Lạt ma thứ 14!
27/02/201606:01(Xem: 411)
Tôi có thế danh là Nguyễn Trọng Minh, 52 tuổi, hiện đang sinh sống tại thành phố Hà Nội. Tôi là một cư sĩ Phật giáo, với pháp danh là Tâm Minh. Là một Phật tử, tôi tôn kính Đức Đạt lai Lạt ma thứ 14 và thường xuyên nghe các bài giảng, bài phỏng vấn, tìm đọc các tác phẩm, các bài viết liên quan đến hoạt động của Ngài. Vừa qua, tôi đã đọc quyển sách "Tổng quan về các pháp môn trong Phật giáo Tây Tạng", trên bìa sách ghi tác giả là Đức Đạt lai Lạt ma thứ 14, dày 160 trang với giá 35.000 đồng. Đây là quyển sách đã được phát hành bởi Nhà xuất bản Tôn giáo do học giả Nguyễn Minh Tiến Việt dịch và chú giải từ sách tiếng Anh với tựa đề "A survey of the paths of Tibetan Buddhism". Đọc xong cuốn sách, tôi cảm thấy nghi ngờ bản dịch Việt ngữ này, trong đó đặc biệt là tại trang 80, có đoạn viết rằng: “Nếu quý vị đặc biệt chú ý đến việc tu tập theo 3 thừa ngoại mật thì điều quan trọng là phải ăn chay”. Với nhiều năm nghe các bài giảng, các bài phỏng vấn, đọc những bài viết về Đức Đạt lai Lạt ma thứ 14 nên tôi nghi ngờ nội dung đã dịch như trên không phải là tuệ ngữ của Ngài mà do học giả Nguyễn Minh Tiến cố ý làm sai lệch để đạt mục đích riêng. Tiếp tục tìm hiểu qua nhiều kênh thông tin, tôi đọc được bài viết dưới đây của tác giả Thinley Nguyên Thành với nội dung như sau:
LỢI DỤNG SỰ ĂN CHAY ĐỂ LẬP LỜ ĐÁNH LẬN CON ĐEN
"Tình cờ tôi đọc bản dịch tác phẩm của Đức Đạt lai Lạt ma 14 bởi học giả Nguyễn Minh Tiến Việt dịch và chú giải, do Công ty Hương Trang, nhà sách Quang Bình (trước đây tên là Quang Minh), liên kết xuất bản với Nhà xuất bản Tôn Giáo. Rất ngạc nhiên, trong quyển sách này có tựa đề là “Tổng quan về các pháp môn trong Phật giáo Tây Tạng” có đoạn như sau: “Nếu quý vị đặc biệt chú ý đến việc tu tập theo 3 thừa ngoại mật thì điều quan trọng là phải ăn chay” (trang 80).
Thực sự đúng như Đức Đạt lai Lạt ma 14 viết như vậy không? Điều này đáng nghi ngờ bởi đây là bản dịch do Nguyễn Minh Tiến chuyển ngữ. Lại nữa, nguyên tác này có phải là Đức Đạt lai Lạt ma 14 viết bằng tiếng Anh hay không? Chưa thể thẩm định được chắc chắn nguồn gốc xuất xứ cho nên tôi đặt dấu hỏi về tính trung thực và tính cá nhân của bản dịch từ Nguyễn Minh Tiến!
Mặt khác, trước đây trong bài đối luận với tác giả Đáo Bỉ Ngạn ông Nguyễn Minh Tiến đã khăng khăng khẳng định rằng nguồn gốc kinh Vu lan bồn phải được xác quyết từ bộ “Càn Long tạng”, đáng được tin cậy hay không từ Đại tạng kinh của Trung Quốc biên soạn? Hai từ “Càn Long” lại càng làm cho bạn đọc nghi ngờ bởi tính chất tự cao tự đại của vị hoàng đế này, mà các vua Thanh triều sau này đều mắc bệnh ấy như báo Tri thức trẻ viết bài “Thanh triệu sụp đổ vì một căn bệnh vô phương cứu chữa”. Do vậy, về vấn đề học thuật (luận cứ, và luận chứng) của ông Nguyễn Minh Tiến không đáng tin cậy khi đưa ra những đoạn văn trên mà khẳng định của Đức Đạt lai Lạt ma 14 viết bằng tiếng Anh!
Lại nữa, những hành giả Mật tông như chúng tôi (Nguyễn Minh Tiến không phải là hành giả Mật tông, chỉ là học giả Phật giáo, theo tông Tịnh độ, đang đảm nhiệm chú giải Mật thừa(!)) đều biết rằng Đức Đạt lai Lạt ma 14 từ nhỏ đã am tường giáo điển, sau này Ngài thực hành giáo pháp theo chế độ đào tạo của một vị hoá thân, cho nên Ngài đã tinh thông 3 thừa ngoại mật (3 Tantra ngoại) mà khi đó Ngài ở Tây Tạng hoàn toàn ăn mặn. Như vậy, lẽ nào Ngài lại phát ngôn về một khía cạnh tâm linh không thuộc về “duy tuệ thị nghiệp” sao? Ông Nguyễn Minh Tiến không biết hay cố tình lờ đi khi một trong những vị Đạo sư được Đức Đạt lai Lạt ma 14 ngưỡng kính và tự nhận đó là một trong những vị thầy của mình là Đạo sư tôn quý, thành tựu giả Dilgo Khenste, chỉ ăn mặn và không ăn chay. Phát biểu về tu pháp đạo Phật, vốn lấy tâm là chủ, coi trí làm đầu, dùng tuệ làm nghiệp mà một học giả, thành tựu giả uyên thâm giáo điển, tinh thông giáo pháp như Đức Đạt lai Lạt ma 14, lẽ nào đưa ra lời lẽ bắt buộc về ăn chay trong tu tập sao? Do vậy, tôi nghi ngờ đoạn văn của Ngài không phải thực nghĩa do ông Nguyễn Minh Tiến dịch lại.
Trở lại vấn đề thực hành giáo pháp Mật thừa, hành giả Mật tông chúng tôi có nhiều tấm gương thành tựu giả, đại thành tựu giả, vĩ đại nhất là Liên Hoa Sanh đại sĩ, vị Đạo sư vĩ đại là Sơ tổ của Mật thừa Tây Tạng, ăn mặn thì lẽ nào Ngài ấy không thực hành được 3 thừa ngoại mật? Trong nhiều kinh sách lưu bố cho hậu thế, từ quyển “Khai thị từ Đức Liên Hoa Sanh”, “Thánh nữ kinh” chưa có một trang dòng nào Ngài dạy tu pháp Mật thừa mà nhấn mạnh đến sự ăn chay. Nếu ăn chay là một sở thích, là một phương diện ẩm thực thì không có gì bàn luận, nhưng nếu đưa yếu tố ăn chay, trường chay vào tu tập nhất là Mật thừa, e rằng là một sai lầm nghiêm trọng bởi đó là lập luận khinh suất, bất kính với các bậc thánh đức. Vì sao? Trong 10 hoạt động tâm linh gọi là tu pháp Phật giáo không có ăn chay (lễ bái, sám hối, cúng dường, cầu nguyện, nghe kinh, giảng kinh, chép kinh, niệm Phật, trì chú, thiền định) (trích từ tác phẩm Khai thị từ Đức Liên Hoa Sanh phần chú giải, NXB Thiện tri thức 1996)
Ngược dòng thời gian, bạn đọc hãy xem lại lịch sử Đức Phật, ai là kẻ đầu tiên đề xuất ăn chay? Đó là phản đồ Đề bà đạt đa muốn chứng tỏ mình khổ hạnh hơn Đức Phật. Đương nhiên, Đức Phật không chấp nhận! Rốt lại cuối đời Đề bà đạt đa bị đoạ địa ngục! Còn ai nữa, Lương Võ Đế – Tiêu Diễn là vị vua Trung Quốc áp đặt nhà sư đạo Phật Trung Quốc trường chay. Hậu quả của vương lệnh này thế nào? Lương Võ Đế chết đói khi bị vây thành bởi tướng quân Hầu Cảnh. Những ngày cuối đời Lương Võ Đế ăn cả trứng chim để cầm hơi. Thật là uổng công trường chay! Sau này, các nhà nghiên cứu phát hiện rằng Lương Võ Đế chay trường vì bị chứng liệt dương và thể chất yếu sức, chớ không phải vì công hạnh, thiện đức gì (theo báo Tri thức trẻ).!
Từ đây có thể kết luận rằng nghi ngờ của chúng tôi, những hành giả Mật tông về bản dịch từ Anh ngữ, sau đó là Việt ngữ là có căn cứ bởi vì chưa có đối chiếu từ bản gốc là Tạng ngữ! Giả sử như đúng như Đức Đạt lai Lạt ma 14 có viết chính xác như vậy, thì đó là lập luận cá nhân của Ngài- một hành giả dòng phái Gelug, chưa phải là điều hoàn toàn đúng tuyệt đối với dòng phái khác như dòng phái Niyngma của chúng tôi hay là dòng phái Sakya, Kagyu. Tuy nhiên, tại sao Nguyễn Minh Tiến chọn dịch tác phẩm này nếu như không muốn nói rằng ông ta đang “khai thác” lợi thế của mình và các thầy tu trong chùa là ăn chay trường chăng, rồi cũng nhằm ám chỉ những hành giả Mật tông chúng tôi không thực hành được 3 thừa ngoại mật? Bạn đọc qua báo chí cũng biết trong 2 năm gần đây những vụ việc đồi bại liên quan đến những vị sư ăn chay đã xuất hiện trên mặt báo. Vậy thì đâu là nền tảng phẩm hạnh nhà tu nếu dựa vào ăn chay? Người dân Ấn Độ có hơn 80% ăn chay nhưng tại sao trở thành nỗi ám ảnh của người nữ trong và ngoài nước: NẠN CƯỠNG HIẾP XẢY RA TRUNG BÌNH 30 VỤ/NGÀY?
Còn những gì ông Nguyễn Minh Tiến dịch thuật và chú giải cần phải xét lại chứ không phải được danh là học giả nổi tiếng thì dịch sách nào cũng đúng, chú giải gì cũng đúng? Vì sao? Một bác sĩ Nha khoa mới có thể dịch ấn phẩm Nha khoa chớ không phải là bác sĩ Nhãn khoa. Cũng vậy, ông Nguyễn Minh Tiến là người tu Tịnh độ , chắc chắn sẽ còn hạn chế trong thuật ngữ, trong thực tiễn tâm linh. Qua sự mượn danh Đức Đạt lai Lạt ma 14 ông Nguyễn Minh Tiến dịch tác phẩm “Tổng quan về các pháp môn trong Phật giáo Tây Tạng” gây sự hiểu lầm, ngộ nhận rằng nếu không ăn chay sẽ không thực hành tốt tu pháp đạo Phật, trong khi Đức Phật tuyên bố “Duy tuệ thị nghiệp”?
Tôi bày tỏ sự nghi ngờ về bản dịch tiếng Anh và tiếng Việt từ sự dịch thuật và giới thiệu của ông Nguyễn Minh Tiến. Tôi khẳng định rằng đối với 3 tantra ngoại (3 thừa ngoại mật) sự ăn chay và ăn mặn không thành vấn đề. Nên biết, không ai sở hữu Pháp ngoài những người tinh tấn thực hành nó (luận Đại thừa Bảo vương Trang nghiêm kinh của luận sư Di lặc (Metreiya). Theo tinh thần đơn sơ với thức ăn như lời Đức Phật dạy trong kinh “Bát đại nhân giác”, tức là không ăn chay cũng không ăn mặn”, chứng tỏ rằng luận kiến trên cần phải xét lại theo tinh thần kinh KALAMA. Và do đó tôi không khỏi nhớ lại thành ngữ của ông bà lưu hành trong dân gian sao trúng với trường hợp bản dịch từ Nguyễn Minh Tiến: “lập lờ đánh lận con đen”
……….
Tôi xin gửi tới Ban biên tập quý báo nội dung nghi ngờ của bản thân cùng bài viết trên. Kính mong quý báo, chư vị đạo hữu lên tiếng làm rõ nội dung bản dịch của học giả Nguyễn Minh Tiến. Đây là việc làm hết sức cấp thiết, ý nghĩa để tránh việc mượn danh theo cách "mượn hơi hùm rung nhát khỉ" của dịch giả. Quan trọng hơn là tránh ngộ nhận, hiểu lầm về đạo hạnh của Đức Đạt lai Lạt ma thứ 14, người có uy tín trong cộng đồng quốc tế nói chung và là lãnh đạo tinh thần của các Phật tử, người dân Tây Tạng nói riêng. Theo truyền thống Tây Tạng, Ngài còn được ví như là hiện thân cho lòng từ bi của chư Phật và Bồ Tát; vì thế, người đã chọn con đường tái sinh trở lại kiếp người để cứu giúp chúng sinh. Trong tiếng Tây Tạng, "Đạt Lai Lạt Ma" có nghĩa là "Đạo sư với trí tuệ như biển cả". Danh hiệu Đạt Lai Lạt Ma cũng được hiểu là "Người bảo vệ đức tin", "Biển lớn của trí tuệ" hay "Vua của Chánh Pháp".
Tôi xin chân thành cảm ơn Ban biên tập quý báo! Cầu chúc cho các thành viên Ban biên tập cùng gia quyến sức khỏe, thân tâm an lạc, vạn sự cát tường!
Hà Nội, ngày 26/02/2016.
Tâm Minh-Nguyễn Trọng Minh cẩn chí.
Email: trongminh.nguyen1964@gmail.com
**
Email: trongminh.nguyen1964@gmail.com
**
https://www.youtube.com/results?search_query=ch%C3%B9a+hu%E1%BB%87+quang+melbourne
http://wartimemusic.com/mp3/ch%C3%B9a-hu%E1%BB%87-quang.html
No comments:
Post a Comment