shared
http://taminhdc.blogspot.com.au/search?updated-min=2016-01-01T00:00:00-08:00&updated-max=2017-01-01T00:00:00-08:00&max-results=2
http://taminhdienchan.blogspot.com.au/
Chủ Nhật, ngày 14 tháng 2 năm 2016
CÁC PHÁC ĐỒ CĂN BẢN TRONG TRỊ BỆNH
Thứ Tư, ngày 27 tháng 7 năm 2011
GIÃM ĐAU TỔNG QUÁT.
shared http://taminhdc.blogspot.com.au/search?updated-min=2011-01-01T00:00:00-08:00&updated-max=2012-01-01T00:00:00-08:00&max-results=5
... nếu đã tìm ra sinh huyệt (SH), đã làm đủ kiểu,dùng đủ các kỹ thuật của DC mà không giãm đau được thì………
1. Đúng là đã tìm đúng SH nhưng không đúng vùng cần tác động.
2. Cái đau này có một cường độ cao quá ngưỡng điều chỉnh của DC.
Vậy, bạn cần thay đổi :
1. Với trường hợp 1, bạn tìm vùng cần tác động theo bài
“Làm sao để đạt Tứ Đắc”, sau đó dò SH trong vùng này theo kỹ thuật thích hợp.
2. Nếu đã làm theo như trên 2-3 phút mà vẫn không hiệu quả, bạn nên uống thuốc giãm đau, đợi thuốc ngấm (độ 30 phút), bạn lập lại thao tác nêu trên. Hiệu quả giãm đau sẽ cao và nhanh hơn chỉ có thuốc.
Trong mọi trường hợp, bạn nên day các huyệt sau đây trước khi tác động vào SH :
124 + -, 34+ -, 106, 26. Đây là bộ huyệt an thần giãm đau tổng quát cho toàn thân.
**
THỞ
DỤNG biện pháp này khi có cái gì làm cho tim bạn bị thắt lại, làm cho hơi thở bạn hỗn loạn, làm cho ngực bạn như đông cứng, làm cho đầu bạn bị nóng lên, làm cho máu bạn bị sôi lên…tóm lại là những gì làm cho bạn đau lòng,tức giận... mà thôi. Hoặc khi bạn mỏi mệt tinh thần sau thời gian làm việc,học hành.
bạn tập thở sâu. Hít vào thật đầy ngực rồi bụng, theo dỏi luồng không khí từ mũi, vào ngực rồi tràn xuống bụng. Cho đến khi không còn hít vào được nữa.Bạn thở ra, theo dỏi luồng hơi thoát ra cho đến hết. Cứ thế, bất cứ lúc nào có thể. Theo kinh nghiệm của tôi, không cần quan tâm đến việc thở nhẹ hay mạnh. Cứ thở , cơ thể bạn sẽ tự điều chỉnh. Hơi thở bạn bắt đầu lúc nào cũng mạnh và nhanh, nhưng sẽ nhẹ và chậm dần khi bạn thở được vài lần như vậy. Rồi sau này khi đã quen bạn, không cần thở căng ngực bụng nữa mà chỉ cần thở bình thường, nhưng cần duy trì sự chú ý vào hơi thở vào và ra đang đến đâu mà thôi.
**
theo dõi sự hoạt động của kim đồng hồ HAK. Thoạt đầu cũng chỉ vì sợ đau tai thôi. Một thời gian sau tôi nhận thấy sự hoạt động của kim HAK trên các bệnh nhân đều khác nhau. Chú ý khảo sát một thời gian dài, kết hợp với các chẩn đoán cận lâm sàng như Điện tâm đồ (ECG), Siêu âm màu (Doppler) tôi có các kết luận sau:
1- Kim khựng lại 5 nhịp trở lên trước khi giật lui: đa số là bệnh nhân có bị thiểu năng mạch vành tim. Khi kết hợp với xem lưỡi của Đông y, nếu thấy lưỡi bệu (thân lưỡi to bè ra choán gần hết miệng) và chất lưỡi nhạt, đồng thời kim khựng 7 nhịp trở lên thì đa số là thiếu máu cơ tim. Tôi không dám khẳng định kết luận này đúng 100% (vì độc lập nghiên cứu và không dám chắc là mình có thể đã gặp hết tất cả các kiểu của loại bệnh này) nhưng hầu hết là đúng, nhất là sau này có phương tiện siêu âm màu 3 chiều (Doppler). Trong một tài liệu về tim mạch, GS Alain Carpentier có nêu 0,5% bệnh nhân thiếu máu cơ tim không có triệu chứng lâm sàng (nặng ngực khó thở,đau thắt ngực lan lên cổ đầu và ra cánh tay) và cũng không thể hiện trên ECG mà chỉ thể hiện trên siêu âm màu mà thôi. Cho nên tuy kết quả ECG bình thường mà có hiện tượng của HA kế nêu trên ta cũng nên khuyên bệnh nhân đi siêu âm màu tim để loại trừ hoặc xác định có đang mắc căn bệnh nguy hiễm này hay không.
2- Kim giật lui có hai giai đoạn khác nhau: giai đoạn đầu ngắn, giai đoạn sau dài hơn là có hở van 2 lá. Kinh nghiệm cho biết tỉ lệ dài/ngắn=2 là van hở ¼ ; Tây Y cho rằng hở 1/4 là hở sinh lý. Tỉ lệ này nhỏ hơn 2 là val tim không bị hở. Tỉ lệ này lớn hơn 2 là val tim hở bệnh lý. Nếu BN kèm thêm hiện tượng thỉnh thoảng phải thở dài cho dễ chịu thì thường có hở các val bên tim phải : val Tỉnh mạch chủ, val Động mạch phổi hoặc val 3 lá. Muốn biết chính xác val nào thì cần siêu âm màu tim.
3- Khoảng giật lui của kim ngắn – từ 3mmHg (thủy ngân) trở lại, đa số là bệnh nhân thuộc thể Dương suy. Tôi đặt tên là “Huyết Áp Âm Chứng”.Một nấc nhỏ trên mặt đồng hồ HA kế có giá trị bằng 2mmHg.
4- Khoảng giật lui của kim dài – từ 4mmHg trở lên, đa số là BN thuộc thể Âm suy.Tôi đặt tên là “Huyết Áp Dương chứng”.
5- Khoảng giật lui của kim nằm trong mức độ từ 3mmHg đến 4mmHg, đa số là BN cân bằng về Âm Dương.
6- Kim giật lui lúc nhanh lúc chậm, lúc ngắn lúc dài, có lúc bỏ nhịp là thần kinh tim của BN có vấn đề.
**
MẶT TRÁI CỦA ĐIẾU NGÃI CỨU.
... BN nữ viêm đa xoang, đã lâu năm, là thân chủ thường xuyên của Viện Răng Hàm Mặt TP.HCM,phải súc xoang và uống kháng sinh liên tục từng đợt. Hơ lần đầu xong BN cảm thấy dễ chịu, phấn khởi. Lần thứ nhì, vừa ngồi xuống cô nói “em nghe danh thầy chữa viêm xoang rất giỏi, nhưng sao trị xong về nhà, đầu em lại đau hơn? Hay là bệnh chuyển phải không thầy?”. Hiện tượng này đôi khi cũng có trong lâm sàng, nên tôi an ủi cô “có lẻ vậy, bình tỉnh đi, sẽ khỏi thôi”. Nhưng tôi cũng thắc mắc vì đây là lần đầu tiên bị phản tác dụng. Tôi nghĩ rằng có lẻ mình chưa mạnh tay, thế là tăng liều. Điều trị xong, cô cho biết không giãm đau chút nào mà có vẽ còn tăng lên. Tôi ngạc nhiên và bắt đầu bối rối. Lần thứ ba cô trở lại, cô khóc “không biết sao, từ khi chữa ở thầy đầu em ngày càng đau, chắc em lại phải đi BV thôi, thầy nghĩ sao?”. Tôi đành tuyên bố đầu hàng bệnh của cô và khuyên cô đi BV như cô tỏ ý. Lòng tôi đầy thắc mắc mà không tìm ra giải đáp.
Một thời gian ngắn sau đó, tôi đọc được một bài viết về viêm xoang, đề cập đến viêm xoang mũ là một thể đặc biệt nặng trong viêm xoang. Tôi vở lẻ. Thế là tôi hại cô ấy mà không biết, tôi đau lòng và ân hận lắm (vì cái dốt của mình) nhưng không thể nào khắc phục được sai lầm của mình vì không liên lạc được với cô. Lại càng buồn hơn khi cô là BN rất nghiêm túc khi trở lại lần thứ ba để thông báo bệnh trạng và xin ý kiến của tôi. Hiếm có ai chịu khó trở lại khi không có kết quả như cô. Thế là tôi còn phải mang ơn cô vì nhờ cô mà tôi biết nghiên cứu của mình còn lổ hổng. Và nhờ đó mà lời dặn dò của thầy Viễn mới in sâu trong lòng tôi được cho đến bây giờ. Vì thường thì BN biến mất sau vài lần điều trị, có khi chỉ sau lần điều trị đầu tiên mặc dù được người thân giới thiệu đến tôi.
... lại một ca tương tự. Lần này, tôi không dám hơ nóng nữa mà chỉ dùng dầu để trị. Thoạt đầu bệnh giãm nhanh, nhưng sau đó bệnh lại dừng và có chiều hướng tăng lên lại. Nhờ kinh nghiệm và tôn trọng nguyên tắc chẩn đoán về hàn nhiệt, tôi khám phá ra rằng cô BN thứ hai này viêm xoang với cả hai thể hàn và nhiệt. Tôi đổi kỹ thuật, thế là thành công hoàn toàn. Từ đó tôi không bao giờ dùng ngãi cứu trong viêm xoang và không còn bị thất bại ê chề như xưa. Trị VX như thế nào, bạn đọc hãy tìm đọc trong Blog này nhé.
Chưa hết, thỉnh thoảng tôi lại gặp hiện tượng xấu khi dùng ngãi cứu mà không suy xét cẩn thận. Đó là các hiện tượng; khô người khát nước, mất ngũ, chán ăn, tăng huyết áp, táo bón, ra mồ hôi nhiều hơn, mệt mỏi bứt rứt, đau nhức hơn, hiện tượng viêm tăng lên….vv….
Lý giải hiện tượng
Sức nóng là nhiệt năng, làm tan khí lạnh, làm giãn nở mạch máu giúp máu lưu thông tốt hơn, kích thích thần kinh hoạt động mạnh hơn giúp các tổ chức do nó điều khiển phát huy tối đa chức năng. Là nhiệt năng nên tăng sinh lực cho cơ thể bằng cách biến đổi sang các dạng năng lượng khác (điện năng,hóa năng, từ năng…cần thiết, dĩ nhiên là không quá liều).Đó là năng lực của ngãi cứu.
Sức nóng làm khô vật chất, trong cơ thể thì còn làm hao huyết-dịch. Đó là mặt trái của ngãi cứu.
Vì thế, khi xoang có mũ, ta hơ nóng sẽ khiến mũ bị khô lại cô đặc hơn khó lòng tan được. Thần kinh lại được kích hoạt tăng cường nên tăng cảm giác đau.
Vì thế, với các bệnh ở gân càng hơ gân lại càng khô cứng khiến vận động khó khăn hơn vì gân là tổ chức có nhiều dây thần kinh mà mạch máu lại ít, việc dinh dưỡng khá khó khăn. Tuy rằng khi mới hơ xong, khớp có vẻ mạnh hơn lên nhờ thần kinh được kích hoạt, BN có thể có cảm giác dễ chịu hơn ngay lúc đó, nhưng đó chỉ là cảm giác chớ chưa chắc là có hiệu quả điều trị. Hiệu quả điều trị chỉ được nhận định đúng sau khi bệnh giãm kèm theo cảm giác dễ chịu.
Vì thế với các dạng u xơ, u bướu thể cứng càng hơ nó lại càng cứng hơn. Mặc dù, sau vài lần điều trị, khối u nhỏ đi. Nhưng một khối u bao giờ cũng gây bế tắc quanh nó khiến khối u to hơn trên hình ảnh siêu âm hay CT,MRI. Khi hơ nóng, các bế tắc xung quanh được giải tỏa nhưng cục nhân thì không đổi và còn có thể cứng hơn nữa. Vì thế, mới trị thời gian ngắn, thấy hình ảnh khối u nhỏ lại không có nghĩa là trị được khối u. Tương đối, hơ ngãi thích hợp với các u-nang, nhưng dùng dầu vẫn đạt hiệu quả mà an toàn hơn, vì nang không chỉ chứa nước thuần túy. Nang chứa huyết tương gồm nước và các sinh chất khác, nước chỉ là dung môi cho nhiều chất hòa tan có trong huyết tương. Nước khô đi thì các chất kia cũng cô đặc lại. Vì vậy mà tôi dùng chữ tương đối.
Kết luận
Hơ Ngãi cứu rất tuyệt vời, rõ ràng với những trường hợp nhiễm lạnh nặng, không dùng điếu ngãi là không xong, nhưng xin hãy để ý đến mặt trái của kỹ thuật này.
Hà Nội,5-4-2011.
Một thời gian ngắn sau đó, tôi đọc được một bài viết về viêm xoang, đề cập đến viêm xoang mũ là một thể đặc biệt nặng trong viêm xoang. Tôi vở lẻ. Thế là tôi hại cô ấy mà không biết, tôi đau lòng và ân hận lắm (vì cái dốt của mình) nhưng không thể nào khắc phục được sai lầm của mình vì không liên lạc được với cô. Lại càng buồn hơn khi cô là BN rất nghiêm túc khi trở lại lần thứ ba để thông báo bệnh trạng và xin ý kiến của tôi. Hiếm có ai chịu khó trở lại khi không có kết quả như cô. Thế là tôi còn phải mang ơn cô vì nhờ cô mà tôi biết nghiên cứu của mình còn lổ hổng. Và nhờ đó mà lời dặn dò của thầy Viễn mới in sâu trong lòng tôi được cho đến bây giờ. Vì thường thì BN biến mất sau vài lần điều trị, có khi chỉ sau lần điều trị đầu tiên mặc dù được người thân giới thiệu đến tôi.
... lại một ca tương tự. Lần này, tôi không dám hơ nóng nữa mà chỉ dùng dầu để trị. Thoạt đầu bệnh giãm nhanh, nhưng sau đó bệnh lại dừng và có chiều hướng tăng lên lại. Nhờ kinh nghiệm và tôn trọng nguyên tắc chẩn đoán về hàn nhiệt, tôi khám phá ra rằng cô BN thứ hai này viêm xoang với cả hai thể hàn và nhiệt. Tôi đổi kỹ thuật, thế là thành công hoàn toàn. Từ đó tôi không bao giờ dùng ngãi cứu trong viêm xoang và không còn bị thất bại ê chề như xưa. Trị VX như thế nào, bạn đọc hãy tìm đọc trong Blog này nhé.
Chưa hết, thỉnh thoảng tôi lại gặp hiện tượng xấu khi dùng ngãi cứu mà không suy xét cẩn thận. Đó là các hiện tượng; khô người khát nước, mất ngũ, chán ăn, tăng huyết áp, táo bón, ra mồ hôi nhiều hơn, mệt mỏi bứt rứt, đau nhức hơn, hiện tượng viêm tăng lên….vv….
Lý giải hiện tượng
Sức nóng là nhiệt năng, làm tan khí lạnh, làm giãn nở mạch máu giúp máu lưu thông tốt hơn, kích thích thần kinh hoạt động mạnh hơn giúp các tổ chức do nó điều khiển phát huy tối đa chức năng. Là nhiệt năng nên tăng sinh lực cho cơ thể bằng cách biến đổi sang các dạng năng lượng khác (điện năng,hóa năng, từ năng…cần thiết, dĩ nhiên là không quá liều).Đó là năng lực của ngãi cứu.
Sức nóng làm khô vật chất, trong cơ thể thì còn làm hao huyết-dịch. Đó là mặt trái của ngãi cứu.
Vì thế, khi xoang có mũ, ta hơ nóng sẽ khiến mũ bị khô lại cô đặc hơn khó lòng tan được. Thần kinh lại được kích hoạt tăng cường nên tăng cảm giác đau.
Vì thế, với các bệnh ở gân càng hơ gân lại càng khô cứng khiến vận động khó khăn hơn vì gân là tổ chức có nhiều dây thần kinh mà mạch máu lại ít, việc dinh dưỡng khá khó khăn. Tuy rằng khi mới hơ xong, khớp có vẻ mạnh hơn lên nhờ thần kinh được kích hoạt, BN có thể có cảm giác dễ chịu hơn ngay lúc đó, nhưng đó chỉ là cảm giác chớ chưa chắc là có hiệu quả điều trị. Hiệu quả điều trị chỉ được nhận định đúng sau khi bệnh giãm kèm theo cảm giác dễ chịu.
Vì thế với các dạng u xơ, u bướu thể cứng càng hơ nó lại càng cứng hơn. Mặc dù, sau vài lần điều trị, khối u nhỏ đi. Nhưng một khối u bao giờ cũng gây bế tắc quanh nó khiến khối u to hơn trên hình ảnh siêu âm hay CT,MRI. Khi hơ nóng, các bế tắc xung quanh được giải tỏa nhưng cục nhân thì không đổi và còn có thể cứng hơn nữa. Vì thế, mới trị thời gian ngắn, thấy hình ảnh khối u nhỏ lại không có nghĩa là trị được khối u. Tương đối, hơ ngãi thích hợp với các u-nang, nhưng dùng dầu vẫn đạt hiệu quả mà an toàn hơn, vì nang không chỉ chứa nước thuần túy. Nang chứa huyết tương gồm nước và các sinh chất khác, nước chỉ là dung môi cho nhiều chất hòa tan có trong huyết tương. Nước khô đi thì các chất kia cũng cô đặc lại. Vì vậy mà tôi dùng chữ tương đối.
Kết luận
Hơ Ngãi cứu rất tuyệt vời, rõ ràng với những trường hợp nhiễm lạnh nặng, không dùng điếu ngãi là không xong, nhưng xin hãy để ý đến mặt trái của kỹ thuật này.
Hà Nội,5-4-2011.
**
Bô THIẾU DƯƠNG
Một BN khai đau gối trái, không duỗi thẳng chân được. Chẩn đoán: viêm khớp gối. Điều trị theo phương hướng này hơn 1 tuần chỉ giãm mà không khỏi hẳn. Tình cờ BN vươn vai và phát hiện ra khớp vai trái của mình cũng đau nhẹ và không đưa tay thẳng tay lên bằng tay phải được. Tôi xoay qua hơ bộ Thiếu Dương, huyệt tỉnh và nguyên của hai kinh Tam Tiêu và Đởm; mỗi huyệt 3 lần. Chỉ một lần điều trị này, bệnh khỏi hoàn toàn.
***
Một BN khai đau gối trái, không duỗi thẳng chân được. Chẩn đoán: viêm khớp gối. Điều trị theo phương hướng này hơn 1 tuần chỉ giãm mà không khỏi hẳn. Tình cờ BN vươn vai và phát hiện ra khớp vai trái của mình cũng đau nhẹ và không đưa tay thẳng tay lên bằng tay phải được. Tôi xoay qua hơ bộ Thiếu Dương, huyệt tỉnh và nguyên của hai kinh Tam Tiêu và Đởm; mỗi huyệt 3 lần. Chỉ một lần điều trị này, bệnh khỏi hoàn toàn.
Tôi dò phản chiếu cùi chỏ phải theo ĐH Dương, thấy 98+ đau nhói, châm vào, lập tức chị co duỗi cánh tay dễ dàng không đau nhưng bàn tay vẫn cứng. Tôi châm thêm 130+, vẫn không thay dổi gì. Tôi bỏ qua, xoay ra dò phản chiếu gối, không tìm thấy sinh huyệt, bí quá tôi dò thử 50 thấy đau, châm vào thì lập tức chổ đau nơi gối phải của chị biến mất. Tôi và cả 3 BN đều ngạc nhiên, và có lẻ tôi mới là người ngạc nhiên nhất.......Phát huy thắng lợi, tôi thử dò 41, thấy đau, tôi châm 41 & châm 19,130+.
**
Thiếu Máu Cơ Tim trong tạp chí Thuốc Và Sức Khỏe. ...vì hóa ra đau tay là một trong những triệu chứng của thiếu máu cơ tim. Thiếu máu cơ tim là một bệnh hơi nguy hiễm vì nó dễ đưa đến « nhồi máu cơ tim ». Mà nhồi máu cơ tim lại gây tử vong (chết) khá nhiều trong các bệnh thuộc hệ tim mạch, nếu không thì là tai biến đưa đến liệt nữa người.
***
huyệt số 1
Người già đau lưng,
**
ĐỐI PHÓ VỚI ĐỘT QUỴ.
Như đã nêu trên, đột quỵ chỉ là hiện tượng giống nhau của nhiều bản chất khác nhau. Do đó, việc can thiệp cấp cứu đột quỵ không đơn giản như một số bài viết xuất hiện trên internet.
Nếu khi đó mà bạn đo được huyết áp và phân biệt được HA âm chứng hay HA dương chứng thì việc cấp cứu tại chổ mới có tỷ lệ thành công cao, bằng không sẽ dễ gây tai hại thêm khi nhầm lẫn thủ pháp khiến tình hình nguy ngập thêm, nếu may mắn không hại thêm thì lại làm chậm lại cơ may cấp cứu cho BN tại BV……mà trường hợp này, nhanh chậm vài giây có ý nghĩa lớn và vô cùng quý giá.
Cho nên tốt nhất là đưa ngay BN đến bệnh viện gần nhất.
Trong khi trên đường đến BV bạn có thể tạm thời can thiệp như sau:
Đo HA theo cách của tôi đã hướng dẫn để biết BN có đang bị cơn cao HA hay không, và là HA dương hay âm chứng.
Nếu HA bình thường hoặc thấp, chỉ cần bấm 19 cho BN tỉnh dậy. Xem thêm bài ngất xỉu trong tài liệu của tôi.
Nếu HA cao dương chứng: Uống thuốc hạ huyết áp nếu có. Day bộ Giáng ở mặt, có thể kết hợp với thủ pháp chích nặn máu ở Thập Tuyên (đầu 10 ngón tay, ngón chân). Nếu không thành công ngay thì day Bổ Âm Huyết ở mặt và không làm gì thêm.
Nếu HA cao âm chứng. Uống thuốc hạ huyết áp nếu có, hơ bộ Thăng ở bàn chân, có dầu càng tốt.
Nếu chỉ biết HA bệnh nhân cao mà không biết được tình trạng HA là âm hay dương chứng thì thuốc hạ huyết áp là cần thiết mà không làm gì thêm……..và cũng như nếu không biết tình trạng HA của BN thì không can thiệp gì cả, chờ để BV can thiệp là tốt nhất.
ĐỀ PHÒNG ĐỘT QUỴ.
Đột quỵ luôn có liên quan đến bệnh lý của hệ tim mạch. Vì thế muốn không đột quỵ ta cần có một hệ tim mạch khỏe mạnh. Nhưng nếu lỡ mang bệnh thuộc hệ tim mạch thì làm sao đây?
Hãy chọn bác sĩ chuyên khoa tim mạch điều trị cho mình, luôn tuân thủ quy trình điều trị và theo dõi của bác sĩ…….. Và sinh hoạt sống theo đúng PHÉP DƯỠNG SINH của Đông Y.
1. Theo Tây y: uống thuốc đúng giờ, đúng liều, luôn có ít nhất một viên thuốc cấp cứu huyết áp trong túi, kể cả đang ở trong nhà. Vì có nhiều trường hợp HA đột biến, BN cảm nhận được, đi lấy thuốc cất trong tủ mà vẫn không uống kịp. Luôn đo huyết áp mỗi ngày 3 lần: sáng lúc mới thức giấc còn trên giường, trưa sau khi ăn xong, tối trước khi ngủ. Ghi chép vào sổ riêng và đưa BS xem mỗi lần tái khám. Việc này rất có lợi cho bạn vì BS sẽ nhận định rõ ràng hơn tình hình biến động HA của mình và dễ dàng điều chỉnh thuốc hợp lý và ít tốn kém nhất cho mình. Nếu muốn kết hợp với thảo dược Bắc-Nam thì nên cẩn thận từng bước và ngưng ngay khi thấy tiến triển xấu đi.
2. Theo Đông y:
· Luôn giữ cho tinh thần thoải mái an vui và thanh thản, tránh các xúc động bất cứ kiểu gì từ buồn lo, giận dữ kể cả vui mừng (việc này cần sự hợp tác chặc chẽ của các thành viên trong gia đình).
· Giữ cho nhiệt độ cơ thể bình ổn, không để cơ thể chịu đựng nóng hay lạnh (tốt nhất là không cảm thấy nóng hay mát quá), do đó nên mặc quần áo tùy thời tiết hoàn cảnh cụ thể, luôn luôn chú ý cảm giác ấm mát của cơ thể để điều chỉnh kịp thời. Không để mắc mưa, tốt nhất là không đi trong mưa dù có áo mưa. Đi ra khỏi nhà nên cầm theo một chiếc áo gió dù trời đang nóng để dùng khi cần thiết vì thời nay nhiều nơi để máy điều hòa hơi lạnh.
· Không ăn uống chất có nồng độ cao như quá chua, quá cay, quá mặn, tránh các chất kích thích như thuốc lá bia rượu…..vv….kết hợp với các chỉ định về ăn uống của Tây y khi có các bệnh khác kèm theo HA. Vì HA là một bệnh do Tây Y khám phá ra nên họ có nhiều công trình nghiên cứu và kinh nghiệm hơn. Riêng tôi thấy rằng HA dương chứng cần kiêng rượu, có thể dùng bia chút ít cho vui. Nếu HA âm chứng thì lại nên kiêng bia và có thể dùng chút ít rượu cho vui khi có dịp.
· Tập thói quen tốt là trước khi có một hành động gì đó kể cả việc ăn uống là nghĩ ngay đến việc này, chất này có gây ảnh hưởng xấu đến bệnh của mình không?
· Học và tập Thiền Định, tuy nhiên không nên cưởng bức cơ thể khi cảm thấy mỏi mệt căng thẳng khi tập Thiền. Khi cảm thấy chớm căng thẳng hay mỏi mệt là xả thiền ngay. Tập Thiền ngay khi chưa có bệnh, càng sớm càng tốt trong cuộc đời mình.
Cứu ngất không khó, bấm 19 một phút là xong. Tốt hơn nữa là cho bệnh nhân uống một ngụm trà đường, trà gừng gì đó. Nhưng có bao giờ bạn cứu ngất xong với đầy đủ biện pháp mà hể ngồi vừa yên vị thì BN lại ngã ra ngất tiếp không? Nằm xuống, ngồi dậy vài lần như thế !
Hồi còn làm việc tại TT/DC-ĐKLP, 19bis Phạm Ngọc Thạch, tôi gặp một cô BN như vậy. Khi cô xỉu lần thứ ba, tôi chợt nhớ lời thầy Viễn nên thủ sẵn một miếng ruột bánh mì nhỏ hơn ngón tay cái (vì chỉ có bấy nhiêu), bấm cho cô tỉnh dậy, tay vẫn đặt lên huyệt 19, đưa cô ta nhai và nuốt miếng ruột bánh mì nhỏ xíu đó rồi chiêu một ngụm nước lọc. Thế là cô tỉnh lại như sáo. Hỏi ra, do cô ta đến chữa bệnh mà không ăn sáng, chờ đợi lâu, đói bụng nên chỉ mới châm một huyệt là cô ngã người ra xỉu liền.
**
Đau nhức đầu là một hiện tượng rất thường gặp trong đời sống. Khi bị đau đầu, đôi khi bạn lắc lắc đầu vài cái……….ờ……êm ngay. Đôi khi bạn vổ vổ đầu vài cái….lại cũng êm. Có lúc, bạn nắm một nhúm tóc giật “tách” một cái , nó cũng êm. Có khi bạn tình cờ nhấp một ly cà phê, một ly đá chanh, cam gì đó….êm ngay. Có lúc bạn chạy ra tiệm thuốc bắc khai bệnh và mua vài gói cao đơn hoàn tán hay ra tiệm thuốc tây gần nhà khai bệnh và được bán một túi thuốc gồm nhiều loại, mang về uống……cũng êm. ..
Cho đến một hôm, bỗng nhiên bạn thấy mắt đau nhức và mờ hẵn, bạn thấy tai mình bỗng vo ve và đau nhức, hoặc tệ hại hơn đột ngột bạn bị sốt cao co giật, hay bạn bị liệt nữa người, phải nhập viện cấp cứu………Và bạn được bệnh viện phán rằng các biến cố xảy ra đó là do bạn đã và đang viêm tai trong, do đang viêm xoang, do bạn bị cao huyết áp, có một khối u trong não hay bạn có một đoạn mạch máu não bị dị dạng gây biến chứng….....vv. Điều này thường xảy ra ở các bạn trẻ, không bao giờ nghĩ rằng mình có thể bị bệnh cao huyết áp……..hoặc cũng không ngờ là mình bị viêm xoang mạn tính…….. Kể cả một số người trưởng thành nhưng không quan tâm đến sức khỏe vì từ xưa giờ mình quá khỏe không biết đến bệnh viện bao giờ.
Đây là một sai lầm thường gặp ở người ngoài ngành Y.
Với các “tín đồ Diện Chẩn” thì sao?
Hình như đa số cũng vướng vào sai lầm này………vì DC quá tuyệt vời trong việc giãm đau. Hầu hết các cơn đau bất cứ ở đâu cũng đều có thể áp dụng nguyên tắc dùng đồ hình, đồng ứng và sinh huyệt để làm nó lui ngay sau vài phút (trung bình là 2 đến 10 phút)…….và tắt hẵn không trở lại khi đó là một cơn đau đột ngột lần đầu xuất hiện…….và may mắn là gốc bệnh với ngọn bệnh ở cùng một nơi, bệnh chưa truyền biến, bệnh không có cơ chế phức tạp…... Mà phần nhiều các triệu chứng lần đầu này đều xuất phát từ nơi thụ bệnh cho nên “đau đâu chữa đó” cũng là một giải pháp có hiệu quả. Vì đa số huyệt đều có tính chất giãm đau, tiêu viêm vùng liên quan.
Nhưng nếu nhức đầu do viêm xoang, do huyết áp, do suy nhược thần kinh, do suy nhược cơ thể hay do tăng nhãn áp …….vv…(là vài bệnh chứng tương đối thường gặp nhất)…....có cơ chế rắc rối hoặc gốc bệnh ở một nơi khác thì phản chiếu, đồng ứng và sinh huyệt không phải là giải pháp hoàn chỉnh.Mặc dù chữa xong là êm ngay, ít ra vài tiếng đồng hồ, có khi được 1-2 ngày.
Bạn nghĩ sao khi viêm xoang, khi huyết áp đang tăng do nhiệt mà bạn lại xoa dầu hay hơ ngãi cứu ?
Nếu bạn chữa nhức đầu mà cứ êm rồi lại đau thì bạn cần xem xét tìm cho ra nguyên nhân gây nhức đầu này và cơ chế hàn nhiệt hư thực của nó để có giải pháp đúng.
Ý này cũng được dùng cho mọi triệu chứng bệnh khác.
Lương-y Tạ Minh. Bạc Liêu, 12-01-2012.
**
Về kỹ thuật:
- Trước đây bắt nhón gót chân khi phất tay ra sau rồi thả gót rơi tự do khi thả tay về trước. Hiện nay lại bỏ chi tiết này. Theo tôi, nhón gót rồi thả rơi là xoa bóp gót, phòng ngừa thoái hóa gót. Không nên bỏ. Có điều, khi phất tay mạnh về sau kèm bấm đầu ngón chân thì hai động tác này hợp lại khiến gót chân tự động nhón lên một chút,khi thả tay và thả đầu ngón chân thì gót cũng tự động rơi xuống. Nhưng nếu bảo không nhón gót là gây ức chế cho người tập khiến họ kềm lại không cho chi tiết này thể hiện. Thế là mất đi một tác dụng tốt.
- Bấm đầu ngón chân và nhíu hậu môn. Không nói rõ, gây hiểu lầm là bấm suốt từ đầu đến cuối buổi tập, gây mệt mỏi và thiếu máu cho cơ các nơi này,chưa kể gây căng thẳng cho người tập vì phải cố gắng, đó là sai nguyên tắc. Cơ thiếu máu vì khi gồng nó ép các mạch máu nằm trong nó khiến máu lưu thông khó khăn.Do đó nên: bấm đầu ngón chân, nhíu hậu môn cùng lúc khi phất tay, thả lỏng ra tất cả khi thả tay. Chỉ còn một động tác gồng cơ là vểnh bàn tay lên, vì ở động tác phất tay, các cơ làm vểnh bàn tay này thả lỏng rồi.
Vậy, một nhịp gồng cơ, một nhịp thả lỏng mới tạo được lưu thông máu tốt, mới giữnguyên tắc thoải mái cho người tập được.
Về tác dụng:
- Phất Thủ Liệu Pháp đặc sắc hơn các PP khác ở chổ phất tay về sau mạnh và cao. Thủ thuật này làm tuần hoàn máu ở não gia tăng mạnh. Hiệu quả hơn nhiều so với thế trồng chuối ngược của Yoga. Yoga chỉ nhờ vào hấp lực của trái đất,thụ động đưa máu đỏ lên não, xuống não thì đúng hơn vì chân trên đầu dưới…hihi, nhưng lại gây trở ngại cho việc đưa máu đen từ não về tim. Phất Thủ Liệu Pháp là biện pháp đưa máu đỏ lên não tích cực. Khi phất tay ra sau mạnh và cao, các cơ vùng cổ gáy,bờ vai ép mạnh vào các mạch máu nơi này, tống máu đỏ lên, đưa máu đen xuống cũng nhanh và mạnh theo. Tuần hoàn máu đưa chất dinh dưỡng lên não và đưa chất thải sinh học xuống dưới nhanh hơn, mạnh hơn. Do đó sinh lý não bộ phải tốt hơn lên. Não bộ chỉ huy mọi hoạt động của tất cả cơ quan. Lãnh đạo khỏe minh mẫn thì cấp dưới làm việc tốt hơn là đương nhiên.
Những nghiên cứu gần đây cho thấy não là cơ quan đặc biệt, càng làm việc nó càng chậm lão hóa (dĩ nhiên có nghỉ ngơi hợp lý cho não) và có thể không lão hóa; khác với các cơ quan còn lại, chỉ chậm chứ không dừng việc lão hóa được cho dù rèn luyện. Cho nên nhiều cụ tuy ăn không ngon, đi không nổi vẫn rất minh mẫn cho tới khi qua đời. Muốn được điều này dĩ nhiên là cần giữ cho não không bệnh vì những tình cảm xấu đã nói ở bài “ Giải quyết vấn đề của tinh thần”.
- Phương pháp này là PP tập thể dục tại chổ, do đó có tác dụng tốt. Khi thao tác, các cơ bắp (tứ chi kể cả bàn tay chân và ngón, lưng, cổ gáy, trực tràng,kết tràng Sigma) đều được vận động. Tuy cường độ nhẹ nhưng vẫn giúp máu lưu thông tốt hơn là không tập. Tuy nhiên chưa là giải pháp trọn vẹn cho việc rèn luyện thân thể. Nhưng dễ nhất, tiện nhất.
- Nếu ta làm thêm vài động tác nho nhỏ sau đây thì…có lẻ tốt hơn nữa: đảo mắt theo vòng tròn, vổ bàn tay vào tai bên này rồi bên kia thay đổi nhau 3-5 cái một nhịp. Giúp cho sinh lý mắt tai cải thiện. Liều lượng tùy nghi.**
**
Bệnh nhân
- Tuổi: 70
- Tiền sử bệnh: Viêm phế quản mãn tính; Thoái hóa đỉnh phổi (kết quả cách đây hơn 1 năm);
- Kết quả khám tại bệnh viên ĐH Y HN ngày 11/5/2015:
+ Xơ hóa 2 bên trường phổi
+ Co kéo cơ hoành 2 bên
+ Không bị tràn dịch, tràn khí
BS yêu cầu nhập viện ngay, không đồng ý kê đơn điều trị ở nhà và không tán thành về bệnh viện Tỉnh chữa vì đánh giá tình trạng bệnh nặng.
Với điều kiện hiện tại thì bố em không thể nhập viện được, và em tìm hiểu trên mạng thì thấy rằng tình trạng phổi bị thế này không thể chữa khỏi bằng Tây Y, mà nếu chữa được chắc sẽ mất nhiều thời gian và tiền bạc. Do vậy em quyết định tự chữa cho bố bằng DC xem sao nhưng em không tìm thấy phác đồ cho xơ hóa phổi cả. Hiện tại thì em đang vừa tìm kiếm phác đồ vừa tạm thời làm như sau:
- 6 vùng phản chiếu
- Bổ âm huyết
- Day huyệt, dán cao: Tiêu viêm tiêu độc + phản chiếu phổi ( tam giác phế, xoa dầu nóng và gạch vùng phản chiếu phổi sau lưng, bàn tay, bàn chân)
- Bổ sung chế độ dinh dưỡng tôt hơn bằng thức ăn và các loại thực phẩm bổ sung vitamin và khoáng chất giúp nhanh phục hồi sức khỏe.
Được 3 ngày rồi thì bố em cũng bảo có đỡ hơn, nhưng em thấy chưa rõ ràng lắm, về ăn uống thì không chán ăn nữa mà đã ăn được nhiều hơn, ngon hơn (cảm thấy ăn uống có vẻ gần như người bình thường)
**
Hình ảnh các Bộ Huyệt tác dụng:
https://drive.google.com/file/d/0B2MN_i8HU9cSaTFWWUFtSHJjTEE/view
No comments:
Post a Comment