Monday, May 16, 2016

~ chướng ngại cho việc Vãng sanh.


Chúng ta đều biết, lão Hòa thượng vốn là người suốt đêm có thể ngồi ngoài trời. Ngài vốn không cần phải xây chùa miếu gì. Có thể nói Ngài xem việc xây chùa miếu là công cụ giáo dục và dùng công cụ ấy để đào luyện đệ tử .
---o0o---
Phụ chú:
Cần đặc biệt chú ý, việc tổ chức xây dựng chùa là do Lão Hòa thượng đại Bồ Tát bày biện,là một sự giáo dục đặc thù dung cho những căn cơ đặc thù, không thể xem như lệ thường.Vì người ta thường nói: Theo giới của Phật và Kinh Di Giáo thì không được vì tư lợi mà khiến người xuất gia tham gia việc nhà đất, cuốc đất khai hoang, đốn chặt cây cỏ và thực hiện việc buôn bán. Thiền sư Đạo Xước đời Đường từng phạm vào chuyện dưới đây nên bị chướng ngại về việc vãng sinh.
1) Đặt tượng Phật dưới cửa xổ thềm nhà, dành cho mình chỗ tốt ở phòng sâu bên trong (phải cầu sám hối mười phương Phật) (do vì coi trọng mình, xem nhẹ Phật).
2) Sai khiến người xuất gia (phải cầu sám hối chư tăng bốn phương) (do vì không tôn kính Tăng Bảo).
3)Xây dựng nhà cửa,làm tổn thương sanh mạng côn trùng (phải cầu sám hối mười phương chúng sanh) (coi trọng lợi riêng, xem nhẹ tính mạng chúng sanh).
Vì ba tội trên làm tổn hại tâm Bồ Đề, lại tạo thành chướng ngại cho việc vãng sinh Tây Phương. May nhờ Đại sư Thiện Đạo do nhập định mà biết được chuyện ấy của Thiền sư Đạo Xước, khuyên Thiền sư theo đúng pháp mà sám hối tội lỗi. Thiền sư Đạo Xước tuân kính nghe theo, tự xét mình có lỗi như thế, nên nhất nhất rửa tâm mà phát lộ sám hối. (Bấy giờ Thiền sư Đạo Xước đã tám mươi tuổi). Sau khi sám hối xong, Thiền sư Đạo Xước thấy có ánh sáng trắng chiếu rọi , và chư vị Hóa Phật, Bồ Tát hiện ra tướng lành, diệt tội giữa không trung, bấy giờ mới thuận cho việc vãng sinh. Cho nên phải biết rằng, sai khiến người xuất gia xây chùa, chẳng những người phàm phu như chúng ta sơ suất mà bậc hiền như Thiền sư Đạo Xước cũng bất cẩn mà phạm lỗi, phải chịu chướng ngại và chân thành sám hối huống chi là phàm nhân chúng ta?
Chúng ta nghe chuyện xưa, hoặc xem khảo cổ đề thi nên nắm lấy những trọng điểm mà học tập, chớ nên học sai phương hướng. Ví như một con dao mà ta không biết cách dùng, tay nắm lưỡi dao, cắt đồ vật bằng cán dao, tất nhiên tự hại mình mà không lợi cho ai. Các trọng điểm của khảo cổ đề nêu ra dạy cho chúng ta rằng, bất luận làm việc gì cũng nên mượn sự việc mà luyện tâm, từ bỏ tham, sân, si, mạn, nghi là năm loại phiền não lớn đáng bỏ đi, và đề khởi chánh niệm, vứt bỏ ngã chấp, chứ hoàn toàn chẳng hề dạy chúng ta xây chùa miếu, hoặc mưu tính làm việc này việc nọ, lại càng không phải là khích lệ mọi người nên dùng cách xây dựng chùa miếu để huấn luyện đệ tử. Chúng ta quyết không nên nhầm lẫn. Vì điều khiến chúng ta thành hay đọa lạc đều là do vấn đề “dụng tâm”, chứ không phải vấn đề làm nên “sự nghiệp” gì, cho nên trọng điểm của tu hành cũng chính là ở sự luyện tâm, làm cho tâm trong lắng.
Do khéo dùng tâm, khéo điều phục tâm, xả bỏ cái tâm chấp trước vọng tưởng, chạy theo chân tâm của Phật, khai mở Phật tính thì mới có thể phát huy diệu dụng “tịch lặng mà thường chiếu sáng, chiếu sáng mà thường tịch lặng”, thành tựu mọi sự hóa độ chúng sanh. Nếu như tu hành mà sai, đặt tiêu điểm ở sự thành tựu “sự việc”, hoặc đặt ở “cảm nhận thành tựu” của chính mình (gia tăng ngã chấp), mà không chịu đặt tại sự trong lặng của tâm xả bỏ vọng qui về chân, thì như thế việc tu hành sẽ trở thành pháp thế tục hữu vi, làm nô lệ cho sự tướng ảo hóa, tối đa cũng chỉ được phước báo hữu lậu ở thế gian, chứ không được cái lợi ích thâm diệu siêu thế gian. Nếu làm việc mà trong lòng còn chứa năm loại phiền não lớn thì phước báo do tu hành chỉ được hưởng trong ba đường ác. Cho nên phải chú ý dụng tâm thì mới không bận bịu suốt cuộc đời, mà chỉ hưởng được phước báo ở ba đường ác.
Thường thường khi chúng ta đang quá mệt mỏi mà có người bảo chúng ta làm việc gì đó thì có thể chúng ta có cảm giác rằng người ấy rất là vô lý, rất là không tế nhị. Nếu chúng ta đang ngủ ngon mà bị người ta gọi dậy làm việc thì có thể chúng ta bực bội, cau có với người ấy. Nhưng lão Hòa Thượng thường đào luyện đệ tử lại không như thế! Đương nhiên có người không thích, không vui, không hiểu việc đào luyện của Lão Hòa Thượng, nên tự mình đi ngủ trước cho rồi. Nhưng lại có người hiểu rõ tu hành chính là đào luyện tự mình, thường luôn giác tỉnh. Người ấy không cần biết sự việc là hữu lý hay vô lý, cứ việc nêu cao chánh niệm, thực hiện việc đào luyện mà mình phải thực hiện, giao nộp bài đáp mà mình phải giao nộp. Lão Hòa Thượng nói: tu hành không phải là ở chổ thảo luận xem sự việc là vô lý hay hữu lý, mà chính là xemkhi bạn gặp hoàn cảnh, bạn có thể nhẫn nại hay không nhẫn nại!
Chúng ta cần chú ý lời nói của Lão Hòa thượng: Lựa cũng là việc của cô, không lựa cũng là việc của cô. Quả thực đến Tây Phương cũng là việc của bạn! Bạn phải thường đề khởi tinh thần, chánh niệm rõ ràng, đó cũng là việc của bạn. Bạn muốn hồ đồ trong mập mờ, vọng tưởng phiền não cũng là việc của bạn.
Trong khi tôi bệnh rất thống khổ, ân sư tôi đến bên giường, kể cho nghe sự khai thị của lão Hòa Thượng và quá trình tu hành của chính ân sư. Tôi nghe xong thì rất cảm động, bèn trở nên hăng hái mà niệm Phật, bởi vì niệm cũng là việc của tôi, không niệm cũng là việc của tôi. Cần niệm Phật để vãng sanh Tây Phương là niềm hạnh phúc giải thoát của tôi. Không niệm Phật để phải thống khổ luân hồi đó cũng là việc của tôi, cũng là chính tôi phải chịu khổ.
Chúng ta đều là kẻ phàm phu chưa thành tựu được sức nhẫn nại, trong lúc thân tâm chịu bao nhiêu thứ khổ nhọc, tuy biết rằng đây chỉ là nghiệp báo mà ta phải chịu nhận, cũng không thể an nhiên mỉm cười. Khi chúng ta không chịu đựng được, chúng ta chỉ cần đề khởi tín nguyện. Cũng giống như nửa đêm canh ba phấn chấn tinh thần, đem đinh ra mà lựa, nêu cao tín tâm nguyện lực mà niệm Phật, nhất định chúng ta về đến Cực Lạc Tây Phương. Con đường này là con đường không ngừng để khởi tín tâm nguyện lực, đó chính là con đường lấy thống khổ chuyển thành hoa sen rực rỡ.

No comments:

Post a Comment