Monday, May 2, 2016

“Ma la na la”


Câu thứ 62 của bài chú Đại Bi là “Ma la na la”, ý nghĩa của câu này là Bồ Tát Quán Thế Âm cầm một cây búa vàng mà khảo nghiệm tâm của chúng sinh. Bồ Tát Quán Thế Âm không phải khi nào cũng có con mắt từ bi hiền thiện. Ngài cũng cầm cây búa vàng để khảo tâm của chúng ta. Ví như nói, bạn bố thí tiền tài hoặc bạn là người bố trí sức lực giúp người ta, rốt lại là bạn vì cái gì mà làm như thế? Vì để cho người ta xưng tán khen ngợi, mà tỏ ra bạn là một người tốt, hay quả thực là do lòng từ bi xuất phát từ nội tâm?
Động cơ này rất khó mà hiểu được. Có khi tự chúng ta cũng không hiểu rõ được thì phải thế nào mới có thể biết được? Khi chúng ta bố thí thì cần có cây búa vàng mới biết được. Nếu như bạn phát tâm tốt và nỗ lực làm tốt công việc, thậm chí hi sinh thân mình cũng không tiếc, kết quả là không những người khác không xưng tán bạn mà lại còn trách cứ bạn, trách cứ bạn ưa nổi bật, dùng tiền mua tiếng tăm, mua danh câu dự, là đứa ngốc có tiền mà không biết sử dụng đồng tiền, là từ bi giả tạo ... đủ mọi thứ lời trách cứ bạn. Đó là Bồ Tát Quán thế Âm đưa búa vàng ra mà thử nghiệm bạn. Thế thì phải chăng rốt lại bạn bị Ngài chém mà khóc rồi quay về nhà, ủ rủ ba ngày không ăn được cơm? Hay bị Ngài chém, bạn chẳng coi ra gì mà vẫn tiếp tục làm?
Vì chúng ta vốn làm như thế không phải để người ta khen ngợi, thậm chí còn chê trách, như thế thì có dính dáng gì đến mục tiêu bố thí, tu hành của chúng ta, vốn là để xá bổ niệm tham trừ khử phiền não của chính mình, để đến Tây Phương. Làm sao mà chỉ vì người ta đưa búa vàng ra mà chúng ta không đến Tây Phương và phiền não vì người ta chứ? Thực ra nếu người khác cầm búa vàng đưa ra, hoặc lấy cây kẹo đưa ra và nói: “ Ông rất sai, ông rất tốt, thì như thế đều là chuyện của người ta, chẳng có chút gì dính dáng đến chúng ta cả. Cha tôi là “Ma la na la” của tôi, là Bồ Tát Quán Thế Âm cầm búa vàng.
Khi tôi còn học tiểu học, lần đầu tiên tôi gom tiền lẻ để dành cho cô nhi viện, cha tôi nói với tôi: “Các cô nhi viện đều chuyên gian lận tiền của những đứa ngốc như con”. Tôi nghe xong rất lấy làm lạ mà hỏi ông: “Thưa cha hay là con lấy tiền này đi xem phim nhé?” Ông bảo: “Con lấy tiền ấy đi xem phim là tốt đấy!”. Bấy giờ tôi còn chưa hiểu , cảm thấy rất nghi ngờ, rất kì lạ. Các bạn dứt khoát đừng cho rằng cha tôi không chịu bố thí. Thực ra mỗi lần có việc công ích, như việc xây dựng trường học ông đều rất khẳng khái giúp tiền. Có lần ông biết được một cô nhi viện ở trên núi thiếu quần áo, ông rất vui vẻ gửi cho, thế mà vì sao ông lại la rầy tôi như thế? Bấy giờ tôi không hiểu, về sau tôi mới biết, ông cầm búa để thử lòng cái con bé là tôi đây. Tôi thường trúng mưu kế của ông mà không tự biết. Cha tôi thử xem con bé này có thích người ta khen ngợi là người tốt, làm người tốt thì mới chịu mất tiền hay đó là do tấm lòng của nó. Đó là do lúc tôi niệm chú đại bi”Ma la na la” mới hiểu được.
Thì ra tất cả búa vàng là những thứ mà Bồ Tát Quan Thế Âm ban cho. Loại từ bi cứng cỏi này “từ bi giẻ chùi nồi” thật vô cùng sâu xa không phải trong một lúc mà thể hội được. Đấy là sự khảo nghiệm và huấn luyện ắt hẳn phải trải qua trên con đường tu hành. Nếu không dùng búa mà chém thử xem thì làm sao biết được cái tâm chân thật của chính chúng ta? Nếu chúng ta phát tâm làm một việc tốt, thế rồi bị người ta trách cứ vài câu mà cảm thấy rã rời không còn dũng khí để làm nữa, tức là thối tâm vậy. Nếu Bồ Tát Quan Thế Âm nhìn thấy cái tâm “Bồ Đề”như thế của bạn thì Ngài cũng chỉ biết lắc đầu mà chảy nước mắt, chỉ còn cách thu hồi búa lại và lấy cây kẹo mà gạt bạn vì bạn chỉ là đứa trẻ con ăn kẹo cho đến già, ăn hư cả răng vẫn là đứa trẻ thích ăn kẹo như trước. Thật là đứa trẻ con vào nhà trẻ học đã bốn năm chục năm mà vẫn chưa tốt nghiệp, như thế thật đáng thương.
Lão Hòa thượng Quảng Khâm có một lời dạy mà chúng ta cần phải hiểu rõ. Ngài nói:
“Làm đến chết lại bị người ta ghét gọi là lục độ đều tu”. Khi mới nghe câu nói này tôi chưa hiểu rõ lắm. Về sau suy nghĩ kĩ , tôi mới biết câu này rất có ý nghĩa. Người học Phật cần phải biết Lục độ là sáu cách tu hành để vượt qua biển khổ sinh tử. Đó là bố thí, trì giới, nhẫn nhục, tinh tấn, thiền định và trí tuệ bát nhã. Tại sao bảo rằng “làm đến chết”. Đó là vì người làm việc hết sức mình. Điều này thể hiện có bố thí, bố thí tinh thần, thể lực, hết lòng mà làm, làm đến hơi thở cuối cùng cũng không tiếc, đó mới gọi là “làm đến chết”. Loại bố thí “làm đến chết” hoàn toàn không đơn giản, phải “hết sức tinh tấn” thì mới có thể làm đến chết mà không sợ. Loại bố thí tinh tấn này gồm có hai loại độ là “bố thí” và “tinh tấn”.
Rốt cuộc lại bị người ta hiềm khích. Bị người ta hiềm khích thì phải làm sao? Phải cần “nhẫn nhục” vậy. Nếu chúng ta không có một năng lực “thiền định” thì khi người ta mới mở lời hiểm ghét, tâm chúng ta đã động rồi. Nếu tâm động thì trở ngại, cho nên người ta hiềm khích chúng ta cũng là giúp đỡ chúng ta tu “thiền định”. Nếu không có “trí tuệ” khai mở ra thì dù có muốn đè nén, sự nóng giận kia cũng không thể đè nén được. Nếu không có “trì giới” thì động tâm, động khẩu mà đáp lại người ta; nếu người ta hiềm khích ta thì ta mắng họ. Cho nên một người quả thực làm việc hết mình mà bị người ta hiềm khích thì đó quả là lục độ đều tu. Nhưng chúng ta thử nghĩ xem, bình thường chúng ta không biết nắm bắt cơ hội, không thể “lục độ đều tu”. Chữ “tu” trong tu hành cải biến thành chữ “ngưng” trong ngưng dứt, biến thành lục độ đều dứt bỏ, phá bỏ công sức, bỗng nhiên “lục độ đều ngưng”.
Nếu chúng ta làm một chút việc chứ chưa đến mức phải chết, hễ bị người ta hiềm khích thì lục độ đều ngưng, thì hỏa thiêu rừng công đức, cái gì cũng thiêu sạch hết, chỉ biết khóc đến rã rời. Trong lòng cứ một mực trách người kia là không có khẩu đức, không hiểu được nỗi khổ của người khác, lại còn hiềm khích người ta, thật là chẳng tu hành gì. Thật ra đó là Bồ tát Quan Thế Âm cầm búa vàng đưa ra để khảo nghiệm “Ma la na la”. Nhưng chúng ta và vị “Ma la na la” kia tựa hồ như không biết nhau, chỉ là niệm niệm trong miệng mà thôi, “Ma la na la” đến thì không ai nhận ra được. Đó chính là câu nói của lão Hòa thượng: “Người ta đem tiền Tây Phương để cho bạn được lợi, bạn không chịu nhận lợi, lại ở đó mà khóc”. Nói thật ra loại tiền Tây Phương này cũng không phải là dễ có, tôi cũng từng là kẻ ngốc nghếch, khóc xong rồi mới cúi đầu suy nghĩ, rốt lại mình khóc vì cái gì? Cái gì mà thương tâm chứ? Té ra vì một cái “ngã” mà phải khổ lụy, té ra không chịu lục độ đều tu!
Người muốn lục độ đều tu thì hiểu được mà nắm lấy cơ hội và mỉm cười, nghĩ tới Đức Phật đã cho mình tiền Tây Phương. Người không muốn tu thì cứ chăm chăm tự mình mà khóc sướt mướt.
Hồi tôi còn bé cha tôi từng hỏi tôi: “đem tay con ra mà chặt mất, cũng đem chân con ra mà chặt mất, vậy con ở đâu?” Thật đáng tiếc, trí tuệ lại không biết dùng mà chỉ biết dùng phiền não. Đây là lúc đem “câu nói đầu tiên” của cha tôi ra mà dùng; đó là “ngay cả hoàn cảnh này mà con cũng không thể tự tại được, không thể nắm chặt mục tiêu từ bi căn bản được thì con có thể làm gì được chứ?”. Lão hòa thượng Quảng Khâm cũng nói: “Không có chủ trương như thế này thì làm sao đến Tây phương được?”.

No comments:

Post a Comment