Anh Khoa added 6 new photos — with Thu Thuỷ and 16 others.
Thang thuốc này do một tử tù trước lúc chết sợ thất truyền mới tiết lộ bí mật gia truyền này.
Đập vào mắt của người xem là dòng chữ: “Thang thuốc thần kỳ mới nhất chữa bệnh ung thư” với lời mở đầu: “Thang thuốc này do một tử tù trước lúc chết sợ thất truyền mới tiết lộ bí mật gia truyền này. Từ đó đến nay, biết bao người đã nhờ đó mà được cứu sống. Mong mọi người truyền bá rộng rãi làm từ thiện cứu nhân tích đức”.
Cụ thể toa thuốc này gồm năm vị:
6 quả lớn hồng táo; 1 ngọn lá thiết thụ (nếu không có thì thay bằng 1 nắm thiên niên kiện); 1 lạng bán chi liên; 2 lạng bạch hoa xà thiệt thảo; 2 lạng bồ công anh.
Cách sử dụng thang thuốc trên làm 2 lần rất đơn giản, lần 1 đổ 15 chén nước nấu thuốc trong 2 giờ liền rồi lấy nước để riêng ra; lần 2, đổ 10 chén nước nấu trong 2 giờ, lấy nước một trộn với nước hai để uống như uống trà.
Sự hiệu nghiệm của thang thuốc “thần kỳ” này còn được nhấn mạnh: “Chủ trị các bệnh ung thư. Các kết quả thử nghiệm cho thấy phương thuốc này chữa được các bệnh: Ung thư đường ruột, ung thư gan, ung thư tử cung, ung thư dạ dày… chỉ cần uống vào sau 4 đến 6 giờ, đã thấy hiệu nghiệm kỳ lạ.
Đối với người bình thường, mỗi tháng uống một lần vì nó có tác dụng trị các bệnh về phủ tạng, kể cả các bệnh về van tim, mạch vành và bệnh về máu. Bán chỉ liên là loại dược liệu có tác dụng thải chất bẩn trong cơ thể. Vì vậy, uống xong thuốc, không nên uống thêm nước nóng, nó sẽ làm giảm hiệu quả của thuốc.
Nếu bệnh đã phát nặng đến mức thể hiện ra ngoài thì có thể dùng bán chỉ liên còn tươi, giã nát vắt lấy nước, hoà với nước lã đun sôi làm nước uống, còn bã đắp vào chỗ đau. Khi uống thuốc này mà bị ra máu thì điều đó chứng tỏ thuốc thải được chất độc ra, hết màu có nghĩa là hết độc. Không phải lo ngại gì”.
Chúc các bạn sống khỏe mỗi ngày heart emoticon heart emoticon
*** Bài thuốc món ăn thích hợp với bệnh nhân ung thư
Keo vảy cá chép: Dùng vảy của con cá chép một lượng vừa đủ, thêm nước, rồi nấu với ngọn lửa nhỏ, cho đến khi nước quánh lại như keo. Mỗi lần dùng 10 g, pha vào một ít rượu và nước. Món này dùng thích hợp cho người bệnh ung thư cổ tử cung. Nó cũng được dùng làm thuốc bổ khí, sinh huyết.
Nước rau dền tía: Rau dền tía khoảng 200 g rửa sạch, cho vào nồi cùng với 4 bát nước. Nấu với lửa liu riu cho đến khi còn lại độ khoảng 1 bát nước thì tắt lửa. Uống lúc còn âm ấm. Món này dùng cho người bệnh ung thư cổ tử cung.
Nước ý dĩ - lô căn: Lô căn 30g, ý dĩ (bo bo) 30 g, đào nhân 9 g, hạt bí đao 12 g. Cho tất cả những nguyên liệu trên vào nồi, thêm một lượng nước vừa đủ rồi nấu. Mỗi ngày dùng 2 lần. Món này có tác dụng điều trị cho người bệnh ung thư phổi.
Bạch hoa xà thiệt thảo thang: Bạch hoa xà thiệt thảo 60 g, bán chi liên 60 g, cho cùng với nước vào nồi đất để nấu; dùng nước, mỗi ngày một thang. Món này thích hợp cho người bệnh ung thư phổi giai đoạn đầu.
Canh sườn lợn nấu lô hội: Sườn lợn 300 g, lá lô hội tươi một cành, dầu, muối, gừng, hành, mỗi thứ với lượng vừa đủ. Sườn lợn rửa sạch, xắt thành khúc nhỏ rồi cho cùng lô hội vào nồi để nấu, thêm gia vị vừa ăn. Món này dùng thích hợp cho những trường hợp bệnh ung thư kèm theo táo bón.
Cơm lá sen: Dùng nước sôi để hãm lá sen trong thời gian chừng 10 phút, sau đó bỏ bã, lấy nước. Dùng nước lá sen này nấu cơm để ăn. Có tác dụng chống bệnh ung thư, nhất là ung thư đường ruột.
Canh củ ấu: Dùng từ 20 - 30 củ ấu, rửa sạch, cho vào nồi, thêm vào lượng nước vừa đủ. Nấu với lửa nhỏ cho đến khi nước đặc lại có màu đậm, mỗi ngày dùng từ 2 - 3 lần. Món này thích hợp cho người bệnh ung thư cổ tử cung.
Cháo ý dĩ: ý dĩ (bo bo) 20 gr, gạo lượng vừa đủ. Bo bo giã nhỏ mịn, rồi cho vào chung với nước và gạo để nấu cháo. Khi dùng cho thêm một tí rượu. Món này thích hợp cho người bệnh ung thư phổi.
Đông cô nấu đậu hũ: đông cô (nấm hương) 100 gr, đậu hũ 200 gr, mộc nhĩ (nấm mèo), thơm (dứa) - mỗi thứ 20 gr, trứng gà (1 cái), gừng, muối, hành, rượu, dầu ăn, bột năng - mỗi thứ một lượng vừa đủ. Đông cô đem ngâm nước muối 10 phút, rồi cho vào nước sôi luộc sơ qua, lấy ra. Sau đó, băm nhỏ đậu hũ, đông cô, nấm mèo, thơm, rồi trộn tất cả với muối và vò thành từng viên. Quét bên ngoài những viên này một lớp bột năng, rồi cho vào chảo dầu chiên, sau đó đem chưng cách thủy khoảng 5 phút lấy ra.
Món này có tác dụng nâng cao sức miễn dịch, chống ung thư, thích hợp cho người bệnh ung thư đường tiêu hóa, có tác dụng đối với ung thư dạ dày ở thời kỳ đầu.
Canh gân bò nấu với linh chi: gân bò (100 gr), linh chi, hoàng tinh, kê huyết đằng (mỗi thứ 15 gr), hoàng kỳ (10 gr). Cho những thứ trên vào nồi cùng với lượng nước vừa đủ để nấu, sau đó bỏ bã, lấy nước. Món này có công dụng hỗ trợ những trường hợp ung thư bị giảm bạch cầu do hóa trị liệu.
Rau dền xào tỏi: rau dền (300 gr), tỏi (một củ), muối, dầu lượng vừa đủ. Cho dầu vào chảo đun nóng, cho tỏi vào phi, rồi cho rau dền vào xào. Món này thích hợp cho người bệnh ung thư tử cung.
Huyết ngỗng xào hành tây, nấm rơm: củ hành tây (100 gr), nấm rơm (50 gr), huyết ngỗng chín (200 gr), vài lát gừng. Xắt sợi hành và gừng. Cho dầu vào chảo, cho hành và nấm rơm vào xào, sau đó cho huyết ngỗng, hành và gừng sợi vào xào vài phút, nêm nếm vừa ăn. Món này sử dụng cho người bệnh ung thư thực quản, ung thư dạ dày có những phản ứng sau khi xạ trị như đau bụng, nôn ói...
Gà xào long nhãn:Thịt gà (200 gr), long nhãn (10 gr), ngò rí (50 gr), nhân hạt đào (4 quả), trứng gà (1 cái), dầu, bột năng, đường, muối, gừng, hành, tiêu bột, nước tương (mỗi thứ lượng vừa). Thịt gà rửa sạch, xắt lát, ướp muối, đường, tiêu bột. Nhân hạt đào cho vào chảo dầu nóng chiên chín. Trứng gà trộn với bột năng và nước đánh tan. Sau đó cho dầu vào chảo, đun nóng, cho thịt gà, nhân hạt đào, long nhãn, nước tương, sau cùng cho trứng gà, ngò rí vào trộn đều và tắt lửa. Món này ngoài tác dụng an thần, ích khí, còn có tác dụng trì hoãn triệu chứng hồi hộp ở người bệnh ung thư.
Sưu tầm .
Chú thích hình :
- Thang thuốc gồm 5 vị
- Hồng Táo hay còn gọi là Táo tàu hoặc Đại Táo
- Lá Thiết Thụ ( Vạn Tuế )
- Bán chi Liên ( Hoàng cầm râu )
- Bạch Hoa Xà Thiệt Thảo (cây cỏ lưỡi rắn trắng )
- Bồ Công Anh còn gọi là Phù Công Anh.
MẸO VẶT CHỮA BỆNH.
- - BỊ ONG ÐỐT: Hãy chà 1 viên Aspirin lên vết chích
- - HUYẾT ÁP CAO: ăn nhiều rau cần
- - UỂ OẢI: Uống B-complex và amino acid.
- - CHOLESTEROL XẤU: uống sinh tố chứa nhiều vitamin E.
- - HAY QUÊN: Uống nhân sâm (gingsen).
- - HÔI NÁCH: Hãy ăn nhiều rau ngò.
- - KHÓ CHỊU TRƯỚC KỲ KINH NGUYỆT: Hãy uống sinh tố B6.
- - KHÓ NGỦ: Uống sinh tố B6 sẽ dễ ngủ hơn.
- - LÊN CƠN SUYỂN: hãy uống ngay 1 ly cà phê đậm.
- - MUỐN HẾT NGÁY: Hãy ôm gối khi ngủ, hoặc nằm nghiêng hẳn về phía tay trái
- - MUỐN KHÔNG BỊ MUỖI CHÍCH: Uống nhiều sinh tố B1.
- - MỎI LƯNG: Hãy uống sinh tố B5 và B-complex.
- - MỤN: hãy ăn nhiều đậu.
- - MỤN CÓC: Dùng sinh tố chứa nhiều vitamin A sẽ hết.
- - MẮT CƯỜM: dùng sinh tố B2.
- - NẤC CỤC: Bịt kín hai lỗ tai lại sẽ hết ngay lập tức.
- - NHỨC RĂNG: Ðể một cục nước đá trên huyệt hợp cốc giữa ngón trỏ & ngón cái sẽ bớt 80%.
- - NỔI MỤT TRONG MIỆNG: Dùng 1-2 ngày với chất kẽm (Zinc).
- - NÔN MỬA: Uống trà gừng hoặc nhai sống vài lát gừng sẽ hết.
- P/s:
Sinh tố B1 . Thiếu sinh tố B1, con người trở nên dễ mệt mỏi, kém tập trung, ăn không ngon, đau bụng, buồn nôn, đầu ngón tay tê dại, nhịp tim nhanh, mất cảm giác vì viêm dây thần kinh ngoại vi, sưng phù cơ thể...
Sinh tố B1 (hoặc thiamine) có nhiều trong mầm lúa mì, mầm đậu nành, hạt hướng dương, gạo lức, lòng đỏ trứng, gan động vật, thịt nạc, cá...
Nhu cầu hàng ngày của cơ thể với sinh tố B1 là từ 1-3mg.
Sinh tố B2 . Các dấu hiệu do thiếu sinh tố B2 gồm có: cơ thể mệt mỏi, vết thương chậm lành, thủy tinh thể đục, mắt cay không chịu được ánh sáng mạnh, lưỡi đau, môi nứt nẻ, da khô, tóc dễ gẫy, móng tay chân giòn...
B2 có nhiều trong sữa, phó mát, thịt nạc, tim gan thận động vật, trứng, hạt ngũ cốc, rau có lá mầu lục... Mỗi ngày cơ thể cần 1,5mg B2.
Sinh tố B3 . Khi thiếu sinh tố B3 hoặc Niacin, các triệu chứng sau đây có thể xẩy ra: giảm sinh lực, mất ngủ, hay quên, tâm thần căng thẳng, lo âu, tính tình gắt gỏng; nhức đầu, sưng và chẩy máu ở nuớu răng, viêm ngứa trên da... Thiếu trầm trọng có thể đưa tới bệnh Pellagra với viêm da, rối loạn thần kinh, rối loạn tiêu hóa, mất ngủ, giảm cân, giảm trí nhớ...
Sinh tố này có nhiều trong các thực phẩm giầu chất đạm như gan, thận, thịt nạc, cá, nấm, các loại hạt, sữa, ngũ cốc, rau, trứng... Nhu cầu hàng ngày từ 5 tới 17mg sinh tố B3.
Sinh tố B6 . Thiếu sinh tố B6 (Pyridoxine) có những biểu hiện như giảm sinh lực, ăn mất ngon, mất ký, ngủ mê, buồn rầu, tinh thần dễ bị kích động, cơ co rút và yếu, tê đầu ngón tay, da khô, thiếu hồng cầu, da chung quanh mắt, mũi, miệng trở nên nhờn và đóng vẩy,...
Trẻ em thiếu sinh tố này thường hay lên cơn động kinh, bẳn tính...
B6 có nhiều trong cám gạo và lúa mì, hạt hướng dương, có ít hơn trong trái chuối, trái bơ, cá, thận, gan, thịt gà, đậu nành... Nhu cầu sinh tố B6 khoảng 2mg/ngày.
Sinh tố B12 . Mỗi ngày, nhu cầu sinh tố B12 là từ 2 đến 4mcg. Nếu ăn 100gram thịt bò là đã có đủ số lượng B12 này.
Thiếu sinh tố B12 thường thấy ở người chỉ ăn rau trái cây hoặc những người không sản xuất được yếu tố nội tại tạo sinh tố B12 vì bị cắt bỏ bao tử, thiếu máu ác tính, nhiễm ký sinh trùng Dấu hiệu thiếu sinh tố B12 gồm có: lưỡi viêm đỏ, cơ thể yếu đuối, ăn không ngon, da vàng nhợt, khó thở, giảm cân, đi đứng không vững, rối loạn thần kinh, tính tình cáu kỉnh, buồn rầu..
Gan là cơ quan chứa nhiều sinh tố B12 nhất rồi đến thận, tim, thịt bò, cá, lòng đỏ trứng, sữa, sữa chua, phó mát, sò, cua... Thực phẩm thực vật không có sinh tố B12.
Nguồn ở đây: https://www.facebook.com/photo.php?f...e=1&permPage=1
No comments:
Post a Comment