Bạn nói tháng cuối năm này bạn bận rộn với những cuộc thi quan trọng. Thi cử chưa bao giờ là một chủ đề hấp dẫn tôi. Tôi chưa từng gặp phải hoàn cảnh thi rớt thê thảm đến mức rớt... nước mắt, nhưng cứ mỗi lần nghe đến thi cử, kiểm tra, hay những thứ đại để như thử thách, là tôi thấy một cảm giác ngại ngùng ít nhiều xuất hiện.
Không thích thử thách, nhưng là một người học Phật, thành thật mà nói, mỗi ngày mỗi giờ đều có thử thách. Theo đó, ngay trong cuộc sống hàng ngày, ngay khi đối xử với mọi người, giải quyết công việc đều là thử thách. Tôi nhớ HT.Tuyên Hóa có bài thơ thế này:
Hết thảy là khảo nghiệm,
Coi thử mình ra sao,
Đối cảnh lầm không biết,
Phải luyện lại từ đầu.
“Cảnh” ở đây là khi sáu căn tiếp xúc với sáu trần, khi mắt thấy sắc, tai nghe âm thanh, mũi ngửi hương, lưỡi nếm mùi vị, thân xúc chạm, ý nhận thức pháp. “Hết thảy là khảo nghiệm”, phạm vi chữ “cảnh” này thì rất rộng; “đối cảnh lầm không biết”, không biết là không biết “phàm sở hữu tướng, giai thị hư vọng”, rằng “nhất thiết hữu vi pháp, như mộng huyễn bào ảnh”. Khi sáu căn tiếp xúc với sáu trần, hết thảy đó đều là giả, nếu bạn không biết điều này, phóng tâm tác ý chạy theo cảnh duyên, vậy thì bạn “phải luyện lại từ đầu”, cũng tức là nói, bạn đã... thi rớt.
Một vài lần tôi đã “thi rớt”. Mới cách đây mấy hôm, tôi bị bạn tôi ném vào mặt hai chữ “nhiều chuyện”. Dùng chữ “ném” cho nó đúng tinh thần “thi cử”, tinh thần “khảo nghiệm”, chứ tôi biết bạn tôi không ác ý “ném” tôi “nhiều chuyện”. Và tôi đã thi rớt. Tôi giận hờn, tôi thanh minh giải thích, rồi lại giận hờn, mất đến hơn... một tiếng đồng hồ sau mới bình thường trở lại.
Tháng trước, có người nói sau lưng tôi rằng tôi chấp tướng, ưa hình thức, bề ngoài. Lần này tôi rớt thê thảm, mất đến hẳn hai ngày sau mới bình thường trở lại, mặc dù không có thanh minh hay giải thích gì, vì tôi không biết người nói là ai.
Những chuyện “to tát” như vậy thỉnh thoảng mới có, còn những chuyện nhỏ nhỏ kiểu như món ăn ngon thì ăn thêm một chút, tượng Phật đẹp thì ngắm thêm một chút, bài hát hay thì nghe nhiều một chút, hương thơm quyến rũ thì tận hưởng thêm một chút, sáng ngủ dậy thì “nướng” thêm một chút, vậy thì mỗi ngày mỗi giờ đều xảy ra.
Xác thực là mỗi ngày mỗi giờ đối cảnh tiếp vật đều là thử thách, đều là khảo nghiệm công phu tu hành của chính mình. Cho nên ta thường nghe nói, đạo tràng để tu hành tốt nhất chính là đời sống hàng ngày. Hàng ngày đều có kiểm tra, giờ giờ đều có khảo nghiệm, xem thử ta tu hành đã đến mức không động tâm trước ngoại cảnh hay chưa. Ví thử như bị người mắng chửi mà không động tâm, vậy thì tốt, nhưng nếu được người ca ngợi mà động tâm, vậy thì vẫn là... thi rớt. Thi rớt thì phải học lại, phải tu lại, “phải luyện lại từ đầu”, cho tới khi nào thi đậu mới được.
Ở đây có một tin vui và một tin buồn. Tin vui thì rất vui và tin buồn cũng rất buồn. Tin vui là sống trong hoàn cảnh ngày ngày đều là thử thách, người người đều đến khảo nghiệm, nếu biết khéo tu hành, khéo nhẫn nhục, cõi Ta-bà này thực sự là một đạo tràng lý tưởng để tu hành. Mỗi ngày là một kỳ thi nhỏ, lâm chung cuối đời là một kỳ thi lớn, người khéo tu hành sao lại không thành tựu? Khéo biết tu hành, thường tự phản tỉnh, nhất định thành tựu. Đó là tin vui, tin vui là bạn đang có một cơ hội rất tốt để tu hành.
Còn tin buồn là thực tế chúng ta đã “thi rớt” không biết bao nhiêu lần mà kể. Kinh Phạm Võng nói, Thích Ca Mâu Ni Phật vì dạy dỗ chúng sanh mà thị hiện thành đạo ở cõi này đã tám ngàn lần rồi. Phật thị hiện giáo hóa đã tám ngàn lần rồi mà chúng ta vẫn còn ở đây, vậy thì không biết là đã thi rớt bao nhiêu lần rồi! Chúng ta phàm phu vẫn cứ là phàm phu, đến sơ quả Tu-đà-hoàn cũng không thể thành tựu, quay đi quay lại vẫn cứ là vọng tưởng, phân biệt, chấp trước nặng nề đối với ngoại cảnh, vẫn là “đối cảnh lầm không biết”, một chút thành tựu nhỏ cũng không có, một chút định lực cũng không có, vậy không phải là đã thi rớt rất nhiều lần hay sao?
Phật thị hiện giáo hóa đã tám ngàn lần rồi mà chúng ta vẫn còn ở đây, vậy thì không biết là đã thi rớt bao nhiêu lần rồi!?
Cho nên khi bạn tôi nói chuyện về sự học thi cuối năm của bạn, tôi lại nghĩ về sự học Phật “thi rớt” của tôi. Nhiều cái cuối năm sẽ thành cuối đời, đến cuối đời học Phật mà vẫn thi rớt thì tương lai sẽ ra sao đây?
Thì lại là lục bình trôi sông, sanh tử thế nào vẫn là tử sanh như thế ấy...
A Di Đà Phật !
"Một học sinh thi rớt ở Canada"
(St từ www.giacngo.vn)
Hội những người thường niệm Phật và trong tâm luôn có Phật's photo.
CON ĐÃ HIỂU LÝ DO TẠI SAO HÒA THƯỢNG TỊNH KHÔNG CHẲNG SỐT SẮNG KHUYÊN KẺ KHÁC XUẤT GIA (hay )
Hiện thời Phật pháp suy vi, suy đến mức cuối cùng sẽ bị diệt vong. Vì sao bị suy vi, diệt vong? Phật môn chẳng đúng pháp. Vì sao chẳng đúng pháp? Hiện thời, vừa xuất gia, khoác lấy loại y phục này bèn tự tôn, tự đại, ta đã xuất gia, người tại gia đều phải hướng về ta đảnh lễ, đều phải xá chào ta. Chẳng biết so với kẻ tại gia, người xuất gia phải đọa địa ngục nhiều hơn người tại gia tới chín mươi chín phần trăm! Vì vậy, tôi chẳng sốt sắng khuyên kẻ khác xuất gia! Ngay cả các vị đến quy y, tôi đều nói rất rõ ràng: Nếu quy y chẳng đúng pháp, quý vị quy y trong địa ngục A Tỳ! Ngay cả quy y mà còn như vậy, huống gì xuất gia! Vì sao nói quy y sẽ quy y vào địa ngục A Tỳ? “Ta quy y vị pháp sư X...”, “pháp sư X... là thầy của ta”, quý vị bèn đọa địa ngục A Tỳ. Vì quý vị quy y là quy y Tam Bảo, chẳng phải quy y một pháp sư nào đó, vị pháp sư ấy chỉ chứng minh cho quý vị mà thôi! Quý vị cho rằng vị này là sư phụ ta, vị kia chẳng phải là sư phụ ta, sự hòa hợp của Tăng đoàn bị quý vị phân hóa! Quý vị làm sự nghiệp gì vậy? Phá hòa hợp Tăng! Quý vị hãy kiểm xem trong giới luật, “phá hòa hợp Tăng” là tội gì? Phá hòa hợp Tăng là tội Ngũ Nghịch, đọa địa ngục A Tỳ. Vì thế, trong tâm của người thọ quy y [phải nghĩ] ta quy y Tam Bảo, chỉ cần là người xuất gia đều là sư phụ của ta, bình đẳng như nhau, chẳng có phân biệt, Tăng đoàn ấy mới là Tăng đoàn hòa hợp, đấy mới là Tăng đoàn của Như Lai. Ngày nay chúng ta chẳng nhìn thấy [điều ấy]!
Mỗi vị pháp sư [thường nói] “đây là đồ đệ của ta, ta có bao nhiêu đệ tử quy y”, biến thành một đảng, một phái, một phạm vi thế lực, một bè lũ của chính mình, trong tương lai cả thầy lẫn trò đều phải đọa lạc! Người xuất gia kiêu căng, ngã mạn. Chư vị hãy suy nghĩ: Phật pháp là phải phá phiền não, phải đoạn phiền não! Ngã mạn là đại phiền não, sau tham, sân, si là mạn; không chỉ chẳng thể đoạn mạn, mà còn tăng trưởng! Chưa xuất gia, tâm ngã mạn còn nhỏ một chút, sau khi xuất gia bèn rất đáng sợ, tâm ngã mạn tăng trưởng! Chưa xuất gia, phiền não ít, nhẹ, có thể vãng sanh, có thể tu hành tốt đẹp, nên vãng sanh đều có tướng lành rất tốt đẹp. Vừa xuất gia, phiền não tăng trưởng, đâm ra dễ nổi nóng; vì thế, đều vãng sanh vào tam ác đạo! Tôi nói với mọi người câu nào cũng là lời chân thật!
Trong các vị Bồ Tát có một vị là Thường Bất Khinh Bồ Tát, tôi nghĩ các vị xem kinh Pháp Hoa đều thấy phẩm Thường Bất Khinh Bồ Tát. Đại khái, vị Bồ Tát này tâm ngạo mạn quá nặng, nên Ngài dùng phương pháp “lễ kính chư Phật” để đoạn trừ tâm ngạo mạn. Trông thấy bất cứ ai, Ngài đều đến đảnh lễ, xưng tán. Vì sao? Đoạn trừ sự kiêu căng, ngã mạn của chính mình. Thấy hết thảy chúng sanh Ngài đều đảnh lễ, Thường Bất Khinh Bồ Tát cũng là Đẳng Giác Bồ Tát! Chẳng có Bồ Tát kiêu căng, ngã mạn, mà cũng chẳng có Phật kiêu căng, ngã mạn. Chúng ta thấy các vị thiện tri thức thuộc bốn mươi mốt địa vị trong kinh Hoa Nghiêm, không vị nào chẳng tự khiêm, tôn kính người khác. Tự mình khiêm hư, tôn trọng người khác, xưng tán người khác; bởi lẽ, điều thứ nhất trong đức hạnh của Phổ Hiền đại sĩ là “lễ kính chư Phật”. Bản thân chúng ta tu hành nhất định phải hiểu rõ, nhất định phải làm được điều này!
Nếu có mảy may ý niệm khinh mạn người khác, sự vãng sanh của chúng ta sẽ bị chướng ngại, vì sao? Tây Phương Cực Lạc thế giới không có ai chẳng tu hạnh Phổ Hiền. Từ kinh Vô Lượng Thọ chúng ta thấy “hàm cộng tuân tu Phổ Hiền đại sĩ chi đức” (đều cùng tuân tu đức của Phổ Hiền đại sĩ), đều là tu hạnh Phổ Hiền. Phàm ai có thể vãng sanh Tây Phương Cực Lạc thế giới, thưa chư vị, đều gọi là Phổ Hiền Bồ Tát. .
Trích A DI ĐÀ KINH SỚ SAO DIỄN NGHĨA-tập 119-phần 60
Người giảng lão hòa thượng TỊNH KHÔNG
A DI ĐÀ PHẬT _()
NGƯỜI NÀO THÀNH TỰU ? KẺ "NHẪN" ĐƯỢC TRONG THUẬN CẢNH VÀ NGHỊCH CẢNH
Chúng ta có thể làm được hay không? Chư vị phải luôn nhớ một câu, “trong hết thảy cảnh giới mà chẳng thể nhẫn, kẻ ấy chẳng thể thành tựu”. Người nào thành tựu? Điều gì cũng đều có thể chịu đựng, loại người ấy thành tựu! Trong Bồ Tát hạnh, trước hết phải chịu đựng nghịch cảnh. Nói cách khác, phải ở trong hoàn cảnh xấu xa, kém cỏi nhất mà đoạn cái tâm sân khuể của chính mình. Tâm sân khuể chẳng có, chẳng đọa địa ngục. Vì thế, khi tu hành, vì sao phải tu trong nghịch cảnh? Tôn giả Đại Ca Diếp xuất thân từ gia đình phú quý. Sau khi xuất gia, Ngài bèn tu khổ hạnh, nhẫn được những điều kẻ khác chẳng thể nhẫn. Trong xã hội ngày nay, người thật sự biết tu hành thành tựu mau, mà bị đào thải cũng mau! Chẳng thể nhẫn bèn bị đào thải, có thể chịu đựng bèn thành tựu. Thường có người chửi bới, đánh đập, hủy nhục chúng ta, thì đối với một người tu hành chân chánh, kẻ đó là một vị đại thiện tri thức. Chúng ta tiêu trừ nghiệp chướng từ vô thỉ kiếp tới nay như thế nào? Kẻ ấy đã tiêu trừ thay cho chúng ta. Quý vị thấy trong năm mươi ba lần tham học của Thiện Tài đồng tử, Cam Lộ Hỏa Vương là thiện tri thức giống như vậy. Suốt ngày từ sáng đến tối kiếm chuyện gây khó dễ, hễ đôi chút trái ý bèn đánh, chửi, lại còn giết quý vị. Đã thế, chẳng giết ngay, mà còn lăng trì xử tử, khiến cho quý vị chết từ từ. Đó là đại thiện tri thức, là vị thầy về Nhẫn Nhục Ba La Mật, cách dạy Nhẫn Nhục Ba La Mật là như vậy. Nếu quý vị có thể tiếp nhận, học chẳng động tâm trong cảnh giới, sẽ đoạn hết sân khuể. Không trải qua cửa ải này, sân khuể chẳng dễ gì đoạn được! Ý niệm sân khuể rất sâu, bình thường bản thân quý vị chẳng thể phát giác, khi cảnh giới hiện tiền, nó bèn tự nhiên bộc lộ.
Vì thế, phải đoạn trừ sân khuể trong nghịch cảnh thì tâm chúng ta mới đạt được thanh tịnh. Thật sự đoạn trừ tâm sân khuể, tức là tu thành công Nhẫn Nhục Ba La Mật. Lại tu trong thuận cảnh, tu gì trong thuận cảnh? Đoạn tâm tham, đoạn tham ái. Vì vậy, người bình phàm tu hành, trước hết là [tu] từ nghịch cảnh sẽ dễ thành tựu; vừa mở đầu bèn tu trong thuận cảnh, chẳng dễ gì thành tựu! Nếu chư vị lắng lòng quan sát một phen, sẽ thấy từ xưa tới nay, trong và ngoài nước, những nhân vật anh hùng hào kiệt thật sự trỗi vượt người khác, gần như đều là con em nhà nghèo hèn. Quý vị hãy xem trong lịch sử, có mấy ai xuất thân là con em nhà giàu có? Quá ít! Thuận cảnh thường khiến cho chí khí của con người bị hủy diệt, nghịch cảnh dễ rèn luyện con người. Vì thế, dạy chúng ta hãy học theo đại địa. Địa Tạng Vương Bồ Tát đại diện cho Nhẫn Nhục Ba La Mật, đại địa mặc cho kẻ khác giẫm đạp, nó vẫn có thể chịu đựng!
HÒA THƯỢNG TỊNH KHÔNG
A DI ĐÀ PHẬT _()_
Hội những người thường niệm Phật và trong tâm luôn có Phật
June 22 at 5:46pm ·
Pháp ngữ của cô giáo Lưu Tố Vân:
🌼Đệ tử của Phật phải có:
Khí phách của núi lớn
Lòng dạ của biển rộng
Thuần hậu của mặt đất
Phong thái của Thánh nhân.
🌼Chết tức là một quá trình chuyển đổi của một sinh mạng, không có gì đáng để sợ hải, không có gì đáng để hoảng hốt.
🌼Thuận cảnh đừng nên vui mừng, phải vững vàng chắc chắn, nghịch cảnh đừng có nản lòng, cũng phải vững vàng chắc chắn.
🌼Thuận cảnh bạn qua rồi, nghịch cảnh bạn qua rồi, hai điều này đều qua rồi mới về nhà được.
🌼Tất cả chướng ngại là để khảo nghiệm mà thôi.
Hội những người thường niệm Phật và trong tâm luôn có Phật's photo.
QUỶ THẦN CŨNG YÊU CẦU XIN ĐƯỢC NGHE KINH
Phải nên biết, chúng ta ở niệm Phật đường này niệm Phật, công đức vô lượng vô biên. Chỉ cần bạn ở nơi đây niệm, mỗi câu mỗi chữ, từng câu Phật hiệu đều là hồi hướng đến tất cả chúng sanh khổ nạn trên thế giới này. Chúng ta là vì cái niệm này, đây chính là hồi hướng. Ta đến nơi đây niệm Phật, không phải vì chính một mình ta, mà vì tất cả chúng sanh. Cho nên niệm Phật nghe Kinh, nghe Kinh, quỷ thần cũng muốn xin nghe. Hiện tại có rất nhiều người không biết được, trai đường lầu hai của chúng ta, ở nơi đó truyền hình mở phát băng ghi hình giảng Kinh 24 giờ không gián đoạn. Có rất nhiều người nói, không có một người nào xem, truyền hình mở để không thì phí. Không phải là mở uổng phí, đây là do quỷ
thần yêu cầu. Có đồng tu hỏi họ: “Các vị muốn nghe Kinh, vì sao không đến giảng đường để
nghe? Tại vì sao không đến niệm Phật đường để niệm Phật? Họ nói, giảng đường ánh sáng quá
lớn, niệm Phật đường, giảng đường có Phật quang, khi họ muốn bước vào cửa, họ nói họ rất là
khó chịu, không chịu nổi, họ yêu cầu ở lầu hai. Cho nên chúng ta quy y cho những quỷ thần
này, truyền thụ tam quy cho họ, họ ở nơi đó nghe Kinh 24 giờ đồng hồ, không gián đoạn. Ở
nơi đây quỷ thần yêu cầu được nghe Kinh.
Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh (Tập 132)
No comments:
Post a Comment