Monday, June 29, 2015

VIÊM LỎET DẠ DÀY & TÁ TRÀNG.



Chữa bệnh đau dạ dày
 bằng cách bấm huyệt đạo trên cơ thể là một phương pháp được các lang y xưa thường xuyên sử dụng. Phương pháp này được liệt vào cùng với các phương pháp châm cứu.
Phương pháp này dựa trên nguyên tắc sinh tồn của mỗi cá thể. Dạ dày ứng với những huyệt đạo nào trên cơ thể thì sẽ áp dụng với huyệt đạo đó để chữa đau dạ dày.
Dưới đây là một số huyệt đạo cơ bản thường được dùng
1. Phương pháp bấm huyệt chữa đau dạ dày dựa vào huyệt tam túc.
chuadaudaday-huyet-tam-tuc
Túc tam lý là huyệt thuộc kinh túc dương minh vị, có vị trí nằm dưới và phía ngoài đầu gối, cách huyệt độc tỵ (hõm dưới – ngoài xương bánh chè) ngang một bàn tay của người bệnh. Là huyệt chủ yếu chữa bệnh đau dạ dày, có tác dụng giảm đau, chống co thắt. Người ta có câu "phúc thống tam lý cầu" có nghĩa là đau bụng thì bấm huyệt tam túc lý.
Cách bấm:
 Dùng đầu ngón tay cái bấm mạnh, tạo được cảm giác đau tức, lan xuống bàn chân là tốt.
Một huyệt khác cũng tác dụng điều hòa chức năng của phủ vị, kiện vị hòa trung… đó là huyệt thái xung.
2. Phương pháp bấm huyệt thái xung chữa bệnh đau dạ dày hiệu quả 
thaixug
Thái xung là huyệt thuộc kinh túc quyết âm can, có vị trí nằm ở kẽ ngón chân cái và ngón chân thứ 2, cách kẽ ngón chân dịch thẳng lên mu chân khoảng 3-4cm.
Cách bấm:
Dùng đầu ngón tay cái miết từ kẽ ngón chân lên trên, khi ngón tay mắc lại do vướng vào kẽ của hai xương bàn chân thì đấy chính là huyệt. Bấm huyệt thái xung nhằm mục đích bình can, giáng khí. Nên bấm huyệt này ở người bệnh viêm loét dạ dày – tá tràng thuộc thể can khí phạm vị phạm vị.
3. Phương pháp bấm huyệt nội quan:
chuadaudaday-hnq

Nội quan là huyệt thuộc kinh thủ quyết âm tâm bào có vị trí nằm ở mặt trước cổ tay, cách lằn chỉ cổ tay 2 thốn.
Theo y học hiện đại, bấm huyệt này có tác dụng điều hoà thần kinh thực vật, an thần nên có tác dụng tích cực trong chữa bệnh viêm loét dạ dày - tá tràng.
 4. Phương pháp bấm huyệt trung quản:
Trung quản là huyệt thuộc nhâm mạch, có vị trí  nằm ở trên bụng, là trung điểm của đường thẳng nối từ mỏ ác đến rốn. Ngoài ra huyệt trên, khi đau có thể tìm thấy một vài điểm đau xuất chiếu trên thành bụng.
chuadaudaday-htq
Cách bấm:
Dùng ngón tay véo da trên bụng. Thành bụng có rất nhiều huyệt có tác dụng chữa bệnh viêm loét dạ dày tá tràng như thượng quản trung quản, hạ quản, thiên khu... Ngoài ra, theo y học hiện đại, vùng da bụng  nằm trên các tiết đoạn thần kinh chi  phối dạ dày - tá tràng, vì vậy nên chú ý tác động vùng da này để chữa bệnh.
Mỗi ngày có thể bấm huyệt 1-2 lần, mỗi huyệt nên bấm 1-3phút, nên bấm huyệt một đợt 1015ngày, khi đau bấm huyệt có tác dụng giảm đau. 
Phương pháp bấm huyệt được áp dụng để điều trị bệnh đau dạ dày hiệu quả mà lại tốt cho sức khỏe. Hiện nay có nhiều trung tâm nghiên cứu về phương pháp này cũng như các phương pháp tập dưỡng công để điều trị bệnh.
https://sites.google.com/site/chuabenhdaudadayhieuqua/chua-dau-da-day-bang-cach-bam-huyet.

No comments:

Post a Comment