Monday, June 29, 2015

DIABETES,



Sự thật bài thuốc chữa tiểu đường "nổi tiếng": Có chứa chất độc
Tầm bóp không phải là thảo dược chữa được bệnh tiểu đường như lâu nay người ta vẫn tưởng. Loại thảo dược trị tiểu đường hiệu quả nhất trong các loại thuốc nam là dây thìa canh.
1. Bị tiểu đường đừng dùng tầm bóp làm thuốc chữa
Toàn cây tầm bóp có vị đắng, tính mát, không độc, có tác dụng thanh nhiệt, lợi thấp, khu đàm, chỉ khái, tán kết. Quả có vị chua, tính bình có tác dụng thanh nhiệt, lợi tiểu, tiêu đờm.
Toàn cây tầm bóp được dùng chữa cảm sốt, viêm họng, ho nhiều đờm, phiền nhiệt, nấc. Ngày 15 – 30g sắc uống. Để trị mụn nhọt, đinh độc, sưng vú, sưng bùi dái, lấy 40 – 80g cây tươi giã nát, vắt lấy nước cốt uống, bã đắp hoặc nấu nước rửa.
Quả tầm bóp được dùng chữa đờm nhiệt, sinh ho, thủy thũng. Trẻ em nóng ấm, người gầy khô, ăn quả tầm bóp giúp mát da, mát thịt.
Rễ tầm bóp dùng chữa viêm họng, viêm tuyến nước bọt, viêm tinh hoàn, bí tiểu tiện, hoàng đản, cổ trướng. Ngày dùng 20 – 40g sắc chia uống 2 lần trong ngày.
Các tài liệu từ trước tới nay chưa hề nói tầm bóp có tác dụng chữa tiểu đường hoặc bài thuốc chữa tiểu đường có dùng tầm bóp .
Trên mạng có phổ biến một bài thuốc trị tiểu đường có dùng rễ cây tầm bóp như sau:
Rễ cây tầm bóp tươi 20 – 30g, nấu với tim lợn và chu sa, cách 1 ngày 1 lần, uống từ 5 – 7 ngày
Bài thuốc này có dùng tới Chu sa là một vị thuốc độc trong Đông y. Chu sa còn gọi là Thần sa, là một khoáng vật có nhiều hình dáng khác nhau, hình mảnh hình sợi, hình cục, có màu đỏ hoặc nâu hồng. Thành phần chủ yếu là sunfua Thủy ngân .
Chu sa không mùi, tính hơi lạnh, có tác dụng trấn kinh, an thần. Dùng làm thuốc thần kinh, an thần, chữa hoảng hốt, mất ngủ, ngủ hay mê, giật mình, trẻ em khóc đêm, co giật…liều dùng 0,3 – 1g mỗi ngày, không được dùng quá lâu hoặc dài ngày.
Qua đây cho thấy Chu sa không có liên quan tới bệnh tiểu đường. Ngoài ra trên hướng dẫn cũng không nói dùng bao nhiêu Chu sa mỗi ngày, mà chu sa lại là chất độc thì quả là nguy hiểm khi áp dụng.
Hơn nữa nếu cứ cho là chữa được tiểu đường thì đã là bệnh tiểu đường thì phải uống liên tục và dài ngày, trong khi đó nếu dùng chu sa thì khuyến cáo là không dùng dài ngày, thật là nghịch lý.
Ở góc độ y thuật tôi nghĩ bài thuốc trên không có tác dụng trị tiểu đường, không những thế còn tiềm ẩn nguy hiểm là dùng độc dược chu sa. Trên thực tế lâm sàm vị thuốc này hi hữu mới dùng và nếu dùng phải rất thận trọng kẻo “lợi bất cập hại”.
2. Những loại thảo dược rất tốt trong việc hỗ trợ điều trị bệnh tiểu đường
Để chữa bệnh tiểu đường có nhiều loại cây, quả, nhưng có tác dụng hơn cả, đã được nghiên cứu, khẳng định, dễ kiếm đó là: Dây thìa canh, Thiên hoa phấn, Giảo cổ lam.
a. Dây thìa canh:
Dây thìa canh được gọi là thuốc quý cho bệnh tiểu đường, hoạt chất chính trong thìa canh có tác dụng kiểm soát và điều hòa lượng đường trong máu. Đây là cây thuốc trị tiểu đường mang lại hiệu quả cao nhất trong số những cây thuốc nam.
Dây thìa canh được các nhà khoa học lấy tên của hoạt chất chính là gymnemic acid để đặt tên khoa học là gymnema sylvestre, vì hoạt chất này hoạt động với cơ chế tăng tiết insulin của tuyến tụy, giảm hấp thu đường glucose ở ruột.
Ở Việt Nam, người ta phát hiện thìa canh mọc hoang ở một số tỉnh miền trung và bắc. Thìa canh là dạng dây leo, lá mọc đối, bẻ thân và lá ra thấy có chất mủ màu trắng hơi vàng.
Theo các nhà thực vật học, ở Việt Nam có hai loại thìa canh, loại lá to và loại lá nhỏ, họ còn nghiên cứu được rằng tác dụng làm mất cảm giác ngọt của thìa canh lá to lâu hơn thìa canh lá nhỏ.
Tác dụng trị bệnh
Kết quả nghiên cứu đề tài được công bố trên tạp chí Dược học – Bộ y tế số 391 tháng 11/2008 cho thấy dây thìa canh tại Việt Nam cũng cho tác dụng hạ đường huyết như dây thìa canh ở nhiều nước khác.
Tác dụng hạ đường huyết của dây thìa canh có những điểm tương đồng như insulin nhanh: đỉnh tác dụng hạ đường huyết ở 2h và duy trì đến 4h: mức độ hạ đường huyết tương đương ở thời điểm 2h và 4h.
Ngoài ra trên một số nghiên cứu khác cho thấy tác dụng giảm cholesterol máu giảm béo phì cũng rất hiệu quả.
Như vậy dây thìa canh có thể ứng dụng điều trị cho cả bệnh nhân tiểu đường týp 1 hoặc týp 2 phối hợp với các thuốc điều trị khác để kiểm soát và làm giảm đường huyết, ổn định kéo dài hàm lượng đường huyết.
Loại dược phẩm này còn có thể dùng để phòng ngừa biến chứng, giảm cholesterol và lipid trong máu, nâng cao đời sống tình dục của bệnh nhân tiểu đường nam giới.
Hiệu quả sẽ rất khả quan đạt được sau đợt dùng 2 – 3 tháng kết hợp với chế độ ăn uống và tập thể dục đều đặn.
Nghiên cứu đã chỉ rõ tác dụng hạ đường huyết của thìa canh là rõ rệt nhất, đây được coi là insulin tự nhiên có tác dụng nhanh nhất.
Vai trò quan trọng của acid gymnemic trong thìa canh là kích thích tuyến tụy tăng tiết insulin để kiểm soát lượng đường trong máu.
Insulin là một loại protein duy nhất có tác dụng giảm đường huyết, được tiết ra liên tục suốt 24 giờ trong ngày, số lượng tiết ra nhiều hay ít còn phụ thuộc vào lượng đường do gan cung cấp là nhiều hay ít.
Nghiên cứu còn cho thấy thìa canh còn có tác dụng giảm lipid máu và cholesterol nên giảm nguy cơ béo phì rất tốt.
Dây thìa canh thích hợp cho cả bệnh nhân tiểu đường type 1 và 2, sẽ rất hiệu quả nếu phối hợp với thuốc điều trị tiểu đường khác.
Cách sử dụng
Sử dụng 100g thìa canh khô mỗi ngày, sắc với 2l nước còn lại nửa lít, chia làm 3 lần uống trước hoặc sau bữa ăn 30 phút.
Khi sử dụng cây thìa canh không nên bỏ thuốc đặc trị tiểu đường, vì kết hợp cả hai sẽ cho hiệu quả nhanh hơn. Chế độ ăn uống và tập thể dục cũng rất quan trọng trong việc điều trị.
b. Thiên hoa phấn:
Thiên hoa phấn , lá rễ phình ra thành của của cây qua lâu.
Theo Đông y, thiên hoa phấn vị ngọt chua, tính mát, vào kinh phế, vị và đại tràng. Thiên hoa phấn có tác dụng làm mát phổi, hóa đờm, tăng bài tiết tân dịch. Chữa khát, làm ta ứ tụ và tống mủ khi bị mụn nhọt, mạch lươn, lở độc sưng tấy.
 
Thiên hoa phấn được dùng làm thuốc chữa đái tháo đường:
Bài 1: Thiên hoa phấn, sơn thù và sa sâm đền 8g, thục địa và hoài sơn đều 20g, đan bì, kỷ tử và thạch hộc đều 12g. Sắc uống ngày 1 thang.
Bài 2: Đương quy, phục linh và thiên hoa phấn đều 16g, hoàng liên 30g. Tán bột làm hoàn. Ngày uống 12 – 16g, uống bằng nước sắc bạch mao căn. Trị tiểu khát.
Bài 3: Thiên hoa phấn và sinh địa đều 30g, ngũ vị tử, mạch môn và cát căn đều 16g, cam thảo 6g. Tán bột. Mỗi lần dùng 10g, thêm gạo tẻ 20g, sắc uống.
Bài 4: Huyền sâm, sinh địa, mạch môn, thiên hoa phấn mỗi vị đều 32g, hoàng liên 10g. Sắc uống trong ngày. Trị trường vị hỏa uất táo thực ăn nhiều, chống đói, cồn ruột, người gầy sút nhanh.
c. Giảo cổ lam
Trong một nghiên cứu phối hợp giữa các nhà khoa học Việt Nam tại Viện dược liệu Trung ương và Viên Karolinski Thụy Điển, Hội đái tháo đường Thụy Điển về cây Giảo cổ lam Việt Nam đã tìm thấy một hoạt chất mới đặt tên là phanosid.
Chất này có tác dụng hạ đường huyết mạnh đồng thời kích thích tụy tăng tiết Insulin và làm tăng sự nhạy cảm của tế bào đích với insulin.
Phanoside với liều 500mm kích thích tạo ra insulin mạnh gấp 5 lần hoạt chất glibenclamide – thuốc chữa bệnh tiểu đường thông dụng. Đây là một tin vui cho những bệnh nhân mắc bệnh tiểu đường type 2.

No comments:

Post a Comment