Saturday, June 20, 2015

HIDDEN SPRING - SANDY BOUCHER.

'...Chúng ta tạo ra khổ đau cho chính mình. Chính sự bám chấp với cái Ngã dẫn tới nỗi đau. Chúng ta là nô lệ cho những lời khen tặng và chê bai, trí óc lôi chúng tar a khỏi kinh nghiệm chân xác của những khỏanh khắc sống'. p175, 176

Auschwitz and After – Charlotte Delbo.

Cuộc sống vẫn tiếp diễn, và trước những yêu cầu của nó, những cảm giác, sự yếu đuối, nỗi đau của bạn trở nên không còn quan trọng nữa. Chẳng ai quan tâm bạn cảm thấy thế nào về bất cứ điều gì.

…Vì sao tôi lại tin rằng mình xứng đáng nhiều hơn thế?...Hồi đó tôi có phải là một đứa trẻ hư không? Có bị tình yêu của bố tôi làm cho hư đốn vì ông để cho tôi biết tôi là đứa con cưng của ông, che chở và chiều chuộng tôi không? Tôi biết tôi rất quí giá đối với ông, và điều đó khiến tôi thấy mình quan trọng, khiến tôi tưởng rằng mình xứng đáng được thỏai mái và lành lặn. Bố tôi là con người của những thái cực, tòan tâm tòan ý trong tình yêu và cháy đùng đùng trong cơn giận dữ, vô cùng cay nghiệt và xét nét, hành động theo những tình cảm ngọt ngào vô biên trong ông, khó đóan và đôi lúc đáng sợ. Ông vượt ngòai tầm kiểm sóat, giống như một đứa trẻ to xác nguy hiểm hơn là một người lớn.

Mẹ tôi là người Scotland gốc. Một lần, sau khi bà mất, tôi ngồi trong nghĩa địa khóc cho bà, vỡ òa bởi nhận thức về những giới hạn ăn sâu trong bà; về con người lớn hơn trong bà, người phụ nữ say mê, mạnh mẽ không bao giờ thực sự xuất hiện, như thể khả năng đó lởn vởn như bóng ma đằng sau tính cách nghiêm khắc, chừng mực, đáng tôn trọng của bà – một ngừời tóc đỏ cương nghị trong bộ đồ màu xanh nước biển và đôi nút hoa tai vàng – với bà, tội lỗi duy nhất là không làm tròn bổn phận.

…một cuộc sống gần gũi nhưng không có quan hệ sâu sắc. Có lẽ điều này khá quen thuộc, giống như có một người mẹ cho tôi mặc và cho tôi ăn nhưng không bao giờ kéo tôi lại gần, không bao giờ la mắng tôi, và không bao giờ khóc vì tôi hay trước mặt tôi. Có lẽ tôi âm thầm ưa thích khỏang cách hơn sự phức tạp rối rắm của đời sống tinh thần.

…”Cái gì cũng cùng” đã biến mất từ lâu rồi. Giá tôi tin tưởng cô hơn, hay tôi bớt phòng thủ đi, có lẽ tôi đã để Crystal thấy được sự hủy hoại của mình. Nếu cô có đôi chút ý nịêm về sự mong manh tuyệt đối của tôi, rất  có thể cô đã mềm mỏng hơn, thật lòng muốn hiểu, và cùng tôi bước vào những trải nghiệm của căn bệnh này.
..Ngồi trong giường nhìn Crystal đi lại trong phòng, sắp xếp giấy tờ, ghi chú, thỉnh thỏang liếc nhìn màn hình vô tuyến, tôi băn khoăn, điều gì là sự thật giữa đống rối ren các khái niệm, tình cảm, lịch sử? Tôi rơi vào tình trạng bối rối và tổn thương.

Quả là một bài học tuyệt vời: đó là, bất kể ốm yếu đến đâu, trong chúng ta luôn có một khỏang nguyên vẹn và khỏe mạnh. Nhờ họat động sáng tạo, nhờ những liên hệ tinh tế với người khác, nhờ thực hành tâm linh hay nhờ thưởng thức âm nhạc, nghệ thuật thì tại vài khoảnh khắc, chúng ta có thể tiến vào khỏang thực tại đặc biệt đó của mình. Có lẽ đó là nơi tôi đã chạm tới khi niệm Quan Âm. (p.190)

How the Swan came to the Lake – Rich Fields.

Tôi nhận ra mình đã quá bám víu vào cái ý tưởng rằng mình là người khỏe mạnh và năng nổ, quá khứ khiến cho sự so sánh thật tàn nhẫn.

Giữa ánh sáng dìu dịu của thiền đường, tôi bỗng nhiên rơi vào một cơn kiệt sức hòan diện hơn bất cứ điều gì tôi từng trải qua. Và cùng với nó là một nỗi buồn sâu thẳm. Tôi rời thiền đường trở về phòng mình, nằm co ro trên giường, sự mệt mỏi nặng trĩu chiếm lĩnh cơ thể tôi. Tôi nhận thấy có lẽ mình đã gồng lên với một nỗ lực đáng kể, tạo ra năng lượng để có thể viết cuốn Opening the Lotus, dạy học và tới các buổi trị liệu…”Con đang mệt mỏi đấy.” Và tôi biết trong thực hành đạo Phật nguời ta được yêu cầu nỗ lực mạnh mẽ nhưng không bao giờ thúc ép theo kiểu tự trừng phạt….Ở trong căn phòng của mình, nơi chẳng có yêu cầu nào để mà đáp ứng, cơ thể tôi không cố gắng nữa, lún sâu vào sự mệt mỏi thật sự. Tôi khóc, cảm thấy thương cho mình vì bị…Tôi cũng khóc vì xấu hổ. Tôi đã âm thầm nuôi dưỡng cái ý nghĩ là chỉ có những kẻ thất bại – hay những người kìm nén tình cảm – hay những người cố tình tảng lờ đời sống tinh thần – mới bị căn bệnh này. Để bảo vệ mình khỏi khả năng đó, tôi tự nói với mình rằng là những ngừoi khác mới dễ bị tổn thương, không phải tôi, con nguời khỏe mạnh, dũng cảm, gan góc. Còn bây giờ thì tôi đã tham gia vào hàng ngũ những kẻ bất lực, và điều đó thật khó khăn đối với tôi.

Tôi vẫn cảm thấy xấu hổ vì không thể tham gia mọi buổi ngồi, không thể làm công việc của một “người tập yoga”. Trong những khóa tu trước, tôi đã phê phán những người không đáp ứng được thử thách. Giờ thì tôi không thể đáp ứng đựoc, tất cả những khái niệm và tư tưởng, tất cả những yêu cầu cảu tôi về việc người khác lẽ ra phải thế nào trỗi dậy và chế nhạo tôi. Tôi trừng phạt mình: trong suốt những năm thực hành Đạo Phât, cố gắng tiến vào thực tại sâu xa hơn, tôi vẫn âm thầm giữ lấy những sự xét đoán tủn mủn. Bảo vệ cái tôi, củng cố cái tôi.

….tham gia vào nhóm nhỏ nầy, thực sự là một phần giữa những người này và thực sự nhập tâm vào công việc đơn giản này, tôi cảm thấy nỗi buồn của buổi sáng dịu dần xuống.

Có cả những điều kỳ diệu nho nhỏ. Một ngày nọ ở quầy rau quả, tôi mua một chai nước sốt, chỉ để thử. Ở nhà, tôi nếm thử nó, và cả thế giới như bừng sáng. Bằng cách nào đó mà sự kết hợp của vị ngọt với vị chua – sữa, lòng đỏ trứng, tỏi và giấm – chọc thủng được sự tê dại của những mô tế bào đã bị hủy họai và tiếp xúc trực tiếp với vị giác của tôi. Tôi không chỉ cảm thấy mùi vị của nó, mà nó còn bừng lên trong miệng tôi. Tôi đã không thể ăn salad trong hàng mấy tháng trời. Giờ tôi mua rau diếp và rau bina tươi, hành đỏ, cải xanh, súp lơ, cà chua và nấm. Tôi trộn salad, đổ nước sốt lên trên, và mang ra ngòai hiên ra. Một cảm giác hanh phúc ngất ngây, như thể nước sốt đã gọi lên hương vị của rau quả. Tôi nhai đều đều, nhìn ra những mái nhà của Oakland, tận hưởng ánh mặt trời trên cánh tay, nhận ra điều gì đang diễn ra ở đây: Tôi đang ăn salad!

Kinh Mahasihanada, “Đại Kinh Sư tử hống”, lời xác nhận của Đức Phật về khả năng thần thông của Ngài.Lời lẽ thật hào hùng.Đối lại thử thách về quyền lực tinh thông, Đức Phật đã tuyên bố mình là “…bậc hòan tòan giác ngộ, bước đi bằng trí tuệ, phướclành, biết về mọi thế giới, đấng giáo hóa thuần thục con người, bậc thầy của các vị thần và loài người, Đáng giác ngộ.” Ngài kể ra những quyền năng yoga của mình: “Độn thổ trồi lên mặt đất như ở trong nước, đi trên nước không chìm như trên đất liền, ngồi kiết già đi trên hư không như con chim, chạm và rờ được tới mặt trăng và mặt trời oai phong và hùng mạnh…” và nói về mình ở ngôi thứ ba, Ngài xác nhậ, “Đây là Thế Tôn với thiên nhĩ thanh tịnh siêu nhân…có thể nghe tiếng chư Thiên và loài Người…Đây là Thế Tôn người mà trái tim thấu hiểu trái tim của chúng sinh và con ngừoi để hiểu họ đúng với cái họ là..” Tôi nghe như thể những lời này vang lên ngay trong phòng, và tôi bắt đầu mường tượng ra cuộc đối thoại giữa Đức Phật và Patacara, một trong những phụ nữ giác ngộ cùng thời với Ngài.

Patacara đã từng là một giảng sư, với rất đông phụ nữ theo học. Bà đã phải chịu đựng một tấn bi kịch thảm khốc, mất chồng vì rắn cắn, mất những đứa con vì lũ lụt và thú vật tấn công, mất cha mẹ và anh chị em trong bão, tất cả trong vòng một ngày. Hóa điên, bà lang thang trên phố, ăn mặc rách rưới, lảm nhảm về nỗi buồn của mình, cho đến một ngày Đức Phật bắt gặp bà và với sức mạnh tinh thần của mình, Ngài đã giúp bà trở lại tỉnh táo. Khi bà kể cho Ngài vì sao bà đau khổ, Đức Phật đã nói với bà rằng Ngài không thể giúp được bà. Ngài giải thích với bà, cũng như giờ đây bà đang rơi nước mắt vì những đứa con và người thân đã chết, trong vô số kiếp trước của mình, bà cũng đã rơi những giọt nước mắt như thế vì những mất mát như thế, nhiều hơn cả “nước trong bốn đại dương.” Nghe những lời nói của Phật, nhìn thấy con đường không có sự cứu rỗi, nỗi đau của Patacara nhẹ bớt. Khi Phật nhận ra điều đó, Ngài nói với bà rằngkhông có cha mẹ, hay người chồng, người con nào có thể bảo vệ bà khỏi khổ đau và cái chết. Nhân dịp đó, Ngài khuyên nhủ bà thanh lọc đức hạnh của mình và tiến theo con đường dẫn tới nibbana (niết bàn), hay sự giải thóat. Chỉ bằng cách lắng nghe Ngài, Patacara đã thức tỉnh, và bà muốn được tham gia vào giáo đòan. Đức Phật đưa bà đến chỗ các tỳ kheo ni (bhikkhunis), và cho phép bà gia nhập hàng ngũ những người xuất gia. Không lâu sau, nhờ tu tập, Patacara chứng qủa a la hán (arahat) – một người đã giác ngộ. Phụ nữ nhanh chóng tìm đến bà xin được giúp đỡ, người ta nói rằng có đến 500 người, hầu hết là những bà mẹ đã mất con; và Patacara dạy họ sự thật rằng không có gì là vĩnh cửu, giúp họ giải phóng bản thân khỏi sự tê liệt do khổ đau, hướng dẫn họ thực hành Pháp và gieo trồng những hạt giống tự do của chính họ.

…chúng ta sẽ thấy rằng sự khổ hạnh của Phật là do Ngài tự chọn cho mình, trong khi bi kịch khiến Patacara phát điên lại ập xuống bà. Ngài đã tự do chọn đối mặt với khổ đau của cuộc đời. Bà không có lựa chọn nào khác, và điều này chắc chắn nói lên điều gì đó về sự khác biệt biệt giữa cuộc sống của những người đàn ông và đàn bà ở Ấn Độ cổ. Để đi đến “dấn thân của cuộc sống không nhà” Đức Phật tự nguyện rời bỏ vợ và đứa con thơ, trong khi Patacara ra sức bảo vệ và giữ lấy hai đứa con, người chồng, cha mẹ, và anh chị em bà, những người mà mặc cho mọi nỗ lực, đã bị cướp mất khỏi tay bà. Vậy là tôi nghiền ngẫm về những khác biệt này, cả  về những điểm tương đồng sâu xa đã dẫn dắt hai con người này trên con đường của họ.

 In the eating hall, a stuffed parrot hung from the ceiling, and from its golden beak dangled a card that read, "We are in training to be nobody special." I had often repeated this to myself, working against my need for achievement and recognition, and the discontent that could engender. "I am in training to be nobody special." Saying the words in my mind, I felt how they redirected me from a certain seductive struggle and excitement and disease, into a more stable focus: forget what others think of you, forget the future goal of achievement; arrive instead in this body/mind, attending to this present moment. This is is the whole of practice. 
-Sandy Boucher Hidden Spring

Sandy Boucher is an American author, Buddhist and feminist. She lives in Oakland, California. Wikipedia
BornJuly 15, 1936 (age 78), Columbus, Ohio, United States

Pema Chödrön (born Deirdre Blomfield-Brown on July 14, 1936) is a notableAmerican figure in Tibetan Buddhism. A disciple of Chögyam Trungpa Rinpoche, she is an ordained nun,[1] author, and acharya, senior teacher in the Shambhala Buddhist lineage Trungpa founded.

Người nói chuyện ngập ngừng và khiêm tốn. Trước khi đi tu đã là mọt người mẹ đơn thân của hai đứa con,. Một vị thầy đầy quyền lực, bà vẫn thật khiêm nhường – một phụ nữ dường như hòan tòan bình thường mà những lời nói và mẫu hình đã trở thành nguồn cảm hứng sâu sắc cho nhiều người, vựot lên cả công đồng Phật tử để đến với nhiều ngừoi hơn. Tronggiọng nói của bà, nói về tính kiên nhẫn cần thiết cho quá trình lành bệnh. Từ tốn, bà khuyên. Đừng vội vã. Chúng ta có rất nhiều thời gian để cho mọi việc tiến triển theo đúng tốc độ của mình. Để chữa lành, bà gợi ý, chúng ta phải giảm bớt sự chống đối với điều đang diễn ra, học tin tưởng rằng có một ‘trí tuệ’ hiện hữu trong mọi giây phút – và rằng nó thậm chí còn rõ ràng hơn vào những lúc khó khăn và đau đớn.
 Bộ phim về công việc của Mẹ Theresa ở Calcutta.

..Liệu tôi có thể phát triển được lòng từ bi và tính kiên nhẫn để chấp nhận cái bản thể thật sự, khônghòan hảo, khổ đau của mình hay không? Liệu tôi có thể đơn thuần cho phép nỗi khổ của mình có mặt ở đây, không phán xét, và cũng không cố gắng trốn tránh nó…Trong lúc nội tâm tôi đang quằn quại, thì đồng thời tôi cũng bắt đầu mỉm cười, vì tôi có thể tưởng tượng ra Pema đang theo dõi tôi. Tôi nghe thấy giọng cô, lúc nào cũng dễ chịu và vô cùng ân cần. “Hãy trụ ở đó,” cô nói, “Cố tỉnh táo hơn và kiên nhẫn với bản thân.'

Nhìn thẳng phía trước. Có gì ở đó?
Nếu bạn nhìn nó đúng với bản chất.
Bạn sẽ không bao giờ mắt lỗi.
Thiền sư Bassui Tokusho.

Diary of Zen Nun – Nan Shin.
Paula – Issabel Allende.
A Bust of Light – Audre Lorde.

Khả năng chịu đựng nỗi buồn, sự cô đơn, thấ tvọng và giận dữ - nhìn nhận những điều này như một trạng thái tinh thần rồi sẽ qua đi – mạnh dần lên trong tôi. Trở lại thời kỳ bệnh dữ, tôi thấy mình trãi nghiệm được sự thật rằng ngay cả trong nỗi đau khổ cùng cực, cuộc đời vẫn bừn gnở, mang đến niềm vui. Tôi nhận thấy những cảm xúc và ý niệm của chúng ta về mọi sự qua đi nhanh thế nào: tôi đang tuyệt vọng, rồi đột nhiên niềm vui tới, tôi hồi hộp lo lắng, tôi lại thấy tự tin…Các trạng thái tinh thần nối tiếp nhau không ngừng nghỉ. Tôi thấy mình đã quan sát những trạng thái ấy, hòa vào chúng, thi thỏang đắm chìm trong chúng, rồi cuối cùng để chúng đi. Cuộc sống kết thúc rồi lại bắt đầu: khổ đau trở lại, và rồi niềm vui lại tới; những khỏanh khắc nối tiếp mang tới sự đau đớn cực độ, bình yên, niềm vui sướng vô ngần…

Pema Chodron, trong một bài nói chuyện về đời sống tu hành, đã nói một điều khiến tôi chóang vang. Đời sống tu hành gỡ bỏ rất nhiều những đạo cụ của cái Tôi chúng ta. Cạo đđầu, khóac trên mình tấm áo chòang nâu, tập trung triệt để vào lịch thiền, học tập và làm việc, một vị ni sư hay tăng sĩ tu hành thực sự bước ra khỏi cuộc sống đời thường. Và tôi có điều gì trải nghiệm? Tươi cười với tôi, Pema miêu tả sự sáng tạo tuyệt vời thể hiện trong sự khởi lên và tan rã của các hiện tượng trong từnggiây phút. Tôi có ấn tượng là những điều này hiện ra trong nhận thức của cô như một màn trình diễn cực kỳ phong phú và thi vị.

Mặc dù chưa hề đạt đến gần trạng thái sáng suốt và khả năng suy xét độc lập đó, tôi ngày càng biêt ơn phần thực tại mà tôi đang nhận thức được..

Tôi cũng nhận thấy mình muốn mang lại sự dễ chịu và lòng tốt tới những nơi mình có thể…p284,285.

Discovering Kwan “Người nghe tiếngkhóc của Thế Gian “Hãy làm mọi điều người khác muốn con làm.” Những người đến vớikhóa tu tập đó là nhân viên điều dưỡng, những y tá, nhà trị liệu, người họat động xã hội, những bà mẹ và những giáo viên; những người hàng ngày trao đi rất nhiều và nhận lại rất ít. Quan Âm mang đến cho họ cơ hội để buông mình vào năng lượng từ bi, để quan tâm đến việc chăm sóc bản thân, tái tạo lại sức mạnh của mình.

Tôi nhìn lại cuộc đời mình. Tôi đã học được cách để sống, để chịu hòan tòan trách nhiệm về bản thân mình. …Ở tuổi …, tôi có một cảm giác mãnh liệt về sự ngắn ngủi của thời gian phía trước, và điều đó trút bớt cho tôi rất nhiều hành trang từ quá khứ. Tôi hy vọng sẽ sống khỏe mạnh như bây giờ thêm vài năm nữa. Tim tôi tràn ngập biết ơn với Ruth Denison cùng sự dạy dỗ của bà, với nơi gọi là Dhamma Dena này, với bệnh dữ đã dạy tôi nhiều điều, và với cả sự vắng mặt của nó bây giờ.

Giờ đây, giữa đêm đen sa mạc dát vàng, ở nơi dành cho sự nỗ lực và đấu tranh, hiểm nguy và an tòan, tôi nhận ra rằng cuộc đời mình là có hạn và thật đáng quý, rằng nếu bệnh dữ có trở lại tôi sẽ cố gắng tiếp nhận nó với tinh thần của thiền sư Maurine Stuart – không né tránh nó. Và có lẽ tôi sẽ đến một nơi bên trong mình, nơi tôi có thể tòan tâm tòan ý nói những lời của Sono, một người mộ đạo của phái Tịnh độ Chân tong, “Cảm ơn vì mọi điều. Tôi không có gì để phàn nàn dù thế nào đi nữa.”

Tôi xin được hồi hướng công đức của cuốn sách này đến tất cả những ai đang phải gánh chịu bệnh tật và đối diện với cái tử, tới Henry Denison trong sự ra đi của ông, tới ngưoi thầy của tôi Ruth Denison, tới muôn loài, con người, muông thú và bất kể dạng sống nào có thể có mặt trên đời. Cầu cho chúng ta được bình an và mạnh khỏe. Cầu cho chúng ta thóat khỏi khổ đau và sợ hãi. Cầu cho chúng ta được hạnh phúc. End.




No comments:

Post a Comment