Tuesday, June 23, 2015

Những chia sẻ về Huyệt đạo - GS Bùi Quốc Châu.

Điếu ngải cứu - Năng lực và tác hại.

             Bệnh do lạnh gây ra thì phải đuổi khí lạnh đó đi. Đó là nguyên lý chữa bệnh. Làm cho ấm cho nóng để đánh tan khí lạnh có 2 giải pháp: thuốc và hơ ngãi cứu. Thuốc có rất nhiều nào là Phụ-tử, Quế, Khương….vv. Nhưng có nhiều bệnh nhân đã được điều trị bằng phương thang (thuốc Bắc,Nam), nhìn toa thuốc thấy rất hợp với lý của bệnh mà bệnh vẫn không khỏi…..kỳ lạ thiệt. Việc này xin để quý Đông Y Sĩ suy xét.
 Ở đây tôi chỉ bàn về điếu ngãi cứu trong việc hơ nóng để chữa các bệnh do lạnh gây ra.
Ngãi cứu rất quen thuộc với người phương Đông: Ăn, đắp, chườm, uống nước sắc và đốt nóng áp vào da là các biện pháp thường được dùng để chữa bệnh. Ngãi cứu tỏ ra rất hữu hiệu trong những bệnh do lạnh.
Trong thời gian qua các anh chị em học DC và sử dụng điếu ngãi cứu để chữa bệnh đã gặt hái nhiều thành công có khi là thần kỳ. Nhưng cũng không ít lần thất bại mà không hiểu vì sao, mặc dù khi trị thì ngay tức thời BN dễ chịu, sảng khoái ngay. Thậm chí có khi bệnh tăng lên dần….. và các bạn bị rối. Bệnh nhân biến mất, không kịp tạo cơ hội cho các bạn sữa chữa.
 A. KHỞI ĐẦU
            Năm 1988, trước khi đi Cuba, thầy Châu bắt đầu nghiên cứu dùng nhiệt tác động các huyệt trên mặt. Tôi là người đầu tiên được ông tiết lộ và chứng kiến việc này. Lúc đó, ông dùng điếu thuốc lá. Nhưng sau khi đã có một vài ca có kết quả tốt, ông bảo tôi tìm cách quấn ngãi cứu giống như điếu thuốc lá để dùng. Tôi đi mua một bàn vấn thuốc lá, giấy quyến và ngãi cứu xay. Hì hục vài lần rồi cũng vấn được điếu ngãi để dùng. Thế là dần dần kỹ thuật hơ ngãi cứu trong DC-ĐKLP được hình thành. Nhưng chưa kết luận được gì nhiều thì thầy Châu phải lên đường sang Cuba theo lời mời của họ. Ông giao tôi nhiệm vụ tiếp tục nghiên cứu và phổ biến, yêu cầu các thầy cô cộng tác viên trong Trung tâm DC-ĐKLP áp dụng.
            Ngay khi biết chúng tôi dùng ngãi cứu hơ huyệt trên mặt, hầu hết các cộng tác viên đều phản đối. Phản đối mạnh mẽ nhất là anh Hình Ích Viễn, Đào Trường Khánh. Vì hai vị này đều là dân Đông-y lâu năm. Anh Viễn là nghề gia truyền, anh Khánh thì đã biết đã dùng châm cứu 20 năm trước khi gia nhập nhóm DC. Hai vị đưa ra ý kiến: cấm cứu huyệt trên mặt, việc này có ghi trong các y văn Châm cứu. Lý do mặt là nơi tụ hội Dương khí, nếu cứu vùng mặt rất dễ gây thoát Dương. Lý này thầy Châu và tôi cũng biết. Ai đã từng học về Đông y hay châm cứu đều biết. Phần tôi, sau khi chứng kiến vài ca bệnh được hơ ngãi có hiệu quả rõ rệt, tôi tin rằng thầy Châu đang đúng hướng. Và tôi ũng hộ hết mình…hihi.
            Nhưng với anh Viễn, tôi là học trò về Đông y của anh; với anh Khánh tôi lại là đàn em xa lắc từ tuổi đời đến tuổi nghề….thuyết phục hai vị này không dễ chút nào. Thầy Châu lại giao nhiệm vụ mà tôi biết là khá quan trọng để phát triển các kỹ thuật chữa bệnh của môn phái.Nhưng thoạt đầu lúc ấy tôi không đủ kiến thức và lý luận để thuyết phục các vị. Tôi đành tự nghiên cứu tiếp trên BN của mình để xác minh giá trị kỹ thuật mới này. Sau một thời gian ngắn,khi xác định được rồi tôi bèn lân la “cù rũ” các anh chị em khác nhưng ai cũng lắc đầu vì thấy hai vị kia chưa ũng hộ. Tôi bèn đổi chiến thuật, tấn công thẳng vào hai vị đầu đàn về Đông y của nhóm.
            Trước hết tôi chọn anh Khánh vì anh dễ tính hơn…..hihihi. Tôi lân la qua ca làm việc của anh Khánh (5g-7g chiều thứ 3-5-7). Ngồi bên cạnh xem, lựa ca nào có vẽ ù lì không chuyển biến, tôi đề nghị anh cho phép tôi hơ nóng cho BN. Thế là, trước những thành công cụ thể đó, anh Khánh cũng bắt đầu ũng hộ việc hơ nóng huyệt trên mặt. Và các anh chị em khác cũng lục tục theo sau. Vì trước đó, các CTV chỉ nghe thầy Châu và tôi trình bày trong buổi họp chuyên môn mà không chứng kiến trực tiếp chúng tôi làm ra sao, hiệu quả như thế nào. Chỉ còn anh Viễn là cương quyết không dùng kỹ thuật mới này. Tôi đành chịu thua anh, sư phụ mà………hihi.
            Khi thầy Châu từ Cuba về -cuối năm 1988, vấn đề đầu tiên ông hỏi tôi là việc phát triển ngãi cứu tới đâu (lúc ấy tôi đang là trợ lý cho ông). Sau khi nghe tôi báo cáo, Ông cười “vậy cũng được rồi, Viễn giỏi Đông y nhưng rất bảo thủ…kệ nó, từ từ rồi nó cũng thay đổi”. Ấy vậy mà mãi đến năm 1992, sau khi từ Nga về tôi báo cáo những ca bệnh thành công đặc sắc nhờ ngãi cứu ở Nga, “thầy Viễn” của tôi mới chịu dùng ngãi cứu hơ các huyệt trên mặt cho BN nhưng rất hạn chế. Anh luôn nhắc nhở tôi việc phải cẩn thận trong kỹ thuật này. Việc này mãi sau rồi tôi cũng chứng nghiệm.
 B. DIỄN BIẾN.
            Rốt cuộc, trong kỹ thuật hơ ngãi,tôi có hai vị sư phụ. Mỗi người một kiểu, ai cũng đúng cả và tôi may mắn tiếp thu được tinh hoa của cả hai vị. Nhưng cái tinh hoa của anh Viễn thì đến năm 1992 tôi mới nhận ra được trên thực tế lâm sàng lần đầu tiên từ một ca viêm đa xoang.
            Năm 1988, khi thầy Châu từ Cuba trở về, tôi nhận nhiệm vụ nghiên cứu các bệnh về mũi, xoang. Sau 2 năm, tôi tìm ra cách chữa mũi và xoang đạt hiệu quả cao. Về mũi thì còn có thất bại khi gặp viêm mũi dạng nghẹt (có polyp). Nhưng về xoang thì bách chiến bách thắng (lúc đó tôi nghĩ vậy) nhờ điếu ngãi cứu, kể cả viêm đa xoang. Nhất là khi đi Nga làm việc, điếu ngãi đưa đến cho tôi những thành công thần kỳ khiến tôi lại càng mê điếu ngãi và quên bẵng dặn dò của thầy Viễn.
            Sau khi ở Nga về 1992, tôi nhận một BN nữ viêm đa xoang, đã lâu năm, là thân chủ thường xuyên của Viện Răng Hàm Mặt TP.HCM,phải súc xoang và uống kháng sinh liên tục từng đợt. Hơ lần đầu xong BN cảm
 thấy dễ chịu, phấn khởi. Lần thứ nhì, vừa ngồi xuống cô nói “em nghe danh thầy chữa viêm xoang rất giỏi, nhưng sao trị xong về nhà, đầu em lại đau hơn? Hay là bệnh chuyển phải không thầy?”. Hiện tượng này đôi khi cũng có trong lâm sàng, nên tôi an ủi cô “có lẻ vậy, bình tỉnh đi, sẽ khỏi thôi”. Nhưng tôi cũng thắc mắc vì đây là lần đầu tiên bị phản tác dụng. Tôi nghĩ rằng có lẻ mình chưa mạnh tay, thế là tăng liều. Điều trị xong, cô cho biết không giãm đau chút nào mà có vẽ còn tăng lên. Tôi ngạc nhiên và bắt đầu bối rối. Lần thứ ba cô trở lại, cô khóc “không biết sao, từ khi chữa ở thầy đầu em ngày càng đau, chắc em lại phải đi BV thôi, thầy nghĩ sao?”. Tôi đành tuyên bố đầu hàng bệnh của cô và khuyên cô đi BV như cô tỏ ý. Lòng tôi đầy thắc mắc mà không tìm ra giải đáp.
            Một thời gian ngắn sau đó, tôi đọc được một bài viết về viêm xoang, đề cập đến viêm xoang mũ là một thể đặc biệt nặng trong viêm xoang. Tôi vở lẻ. Thế là tôi hại cô ấy mà không biết, tôi đau lòng và ân hận lắm (vì cái dốt của mình) nhưng không thể nào khắc phục được sai lầm của mình vì không liên lạc được với cô. Lại càng buồn hơn khi cô là BN rất nghiêm túc khi trở lại lần thứ ba để thông báo bệnh trạng và xin ý kiến của tôi. Hiếm có ai chịu khó trở lại khi không có kết quả như cô. Thế là tôi còn phải mang ơn cô vì nhờ cô mà tôi biết nghiên cứu của mình còn lổ hổng. Và nhờ đó mà lời dặn dò của thầy Viễn mới in sâu trong lòng tôi được cho đến bây giờ. Vì thường thì BN biến mất sau vài lần điều trị, có khi chỉ sau lần điều trị đầu tiên mặc dù được người thân giới thiệu đến tôi.
            Sau đó, cuối năm 1992, tôi lại nhận một ca tương tự. Lần này, tôi không dám hơ nóng nữa mà chỉ dùng dầu để trị. Thoạt đầu bệnh giãm nhanh, nhưng sau đó bệnh lại dừng và có chiều hướng tăng lên lại. Nhờ kinh nghiệm và tôn trọng nguyên tắc chẩn đoán về hàn nhiệt, tôi khám phá ra rằng cô BN thứ hai này viêm xoang với cả hai thể hàn và nhiệt. Tôi đổi kỹ thuật, thế là thành công hoàn toàn. Từ đó tôi không bao giờ dùng ngãi cứu trong viêm xoang và không còn bị thất bại ê chề như xưa. Trị VX như thế nào, bạn đọc hãy tìm đọc trong Blog này nhé.
            Chưa hết, thỉnh thoảng tôi lại gặp hiện tượng xấu khi dùng ngãi cứu mà không suy xét cẩn thận.  Đó là các hiện tượng; khô người khát nước, mất ngũ, chán ăn, tăng huyết áp, táo bón, ra mồ hôi nhiều hơn, mệt mỏi bứt rứt, đau nhức hơn, hiện tượng viêm tăng lên….vv….
 C. LÝ GIẢI HIỆN TƯỢNG
            Sức nóng là nhiệt năng, làm tan khí lạnh, làm giãn nở mạch máu giúp máu lưu thông tốt hơn, kích thích thần kinh hoạt động mạnh hơn giúp các tổ chức do nó điều khiển phát huy tối đa chức năng. Là nhiệt năng nên tăng sinh lực cho cơ thể bằng cách biến đổi sang các dạng năng lượng khác (điện năng,hóa năng, từ năng…cần thiết, dĩ nhiên là không quá liều).Đó là năng lực của ngãi cứu.
            Sức nóng làm khô vật chất, trong cơ thể thì còn làm hao huyết-dịch. Đó là mặt trái của ngãi cứu.
            Vì thế, khi xoang có mũ, ta hơ nóng sẽ khiến mũ bị khô lại cô đặc hơn khó lòng tan được. Thần kinh lại được kích hoạt tăng cường nên tăng cảm giác đau.
            Vì thế, với các bệnh ở gân càng hơ gân lại càng khô cứng khiến vận động khó khăn hơn vì gân là tổ chức có nhiều dây thần kinh mà mạch máu lại ít, việc dinh dưỡng khá khó khăn. Tuy rằng khi mới hơ xong, khớp có vẻ mạnh hơn lên nhờ thần kinh được kích hoạt, BN có thể có cảm giác dễ chịu hơn ngay lúc đó, nhưng đó chỉ là cảm giác chớ chưa chắc là có hiệu quả điều trị. Hiệu quả điều trị chỉ được nhận định đúng sau khi bệnh giãm kèm theo cảm giác dễ chịu.
Vì thế với các dạng u xơ, u bướu thể cứng càng hơ nó lại càng cứng hơn. Mặc dù, sau vài lần điều trị, khối u nhỏ đi. Nhưng một khối u bao giờ cũng gây bế tắc quanh nó khiến khối u to hơn trên hình ảnh siêu âm hay CT,MRI. Khi hơ nóng, các bế tắc xung quanh được giải tỏa nhưng cục nhân thì không đổi và còn có thể cứng hơn nữa. Vì thế, mới trị thời gian ngắn, thấy hình ảnh khối u nhỏ lại không có nghĩa là trị được khối u. Tương đối, hơ ngãi thích hợp với các u-nang, nhưng dùng dầu vẫn đạt hiệu quả mà an toàn hơn, vì nang không chỉ chứa nước thuần túy. Nang chứa huyết tương gồm nước và các sinh chất khác, nước chỉ là dung môi cho nhiều chất hòa tan có trong huyết tương. Nước khô đi thì các chất kia cũng cô đặc lại. Vì vậy mà tôi dùng chữ tương đối.
 D. KẾT LUẬN
            Hơ Ngãi cứu rất tuyệt vời, rõ ràng với những trường hợp nhiễm lạnh nặng, không dùng điếu ngãi là không xong, nhưng xin hãy để ý đến mặt trái của kỹ thuật này.
Hà Nội,5-4-2011.
 Lương y: Tạ Minh
Nguồn: Taminhdc.blogspot.com


Chữa cận thị rất khó rất vui. 

Phần 1 - Đục thủy tinh thể và Phác đồ ba đục

Lương y Nguyễn Đăng Kỳ

Nguồn gốc của Phác đồ ba đục

Bà Nguyễn Thị Hựu 65 tuổi thôn Quảng Bá, xã Quỳnh Hải, huyện Quỳnh Phụ, tỉnh Thái Bình bị mờ mắt rất nhanh. Bà đi khám bác sỹ kết luận bị đục thủy tinh thể phải mổ. Bà rất lo, nhà nghèo làm sao có tiền triệu để đi Hà Nội mổ mắt.
Diện Chẩn chữa bệnh Đục thủy tinh thể - Ly Nguyễn Đăng Kỳ
Quả thật bà Hựu rất nghèo phải đi rửa bát thuê cho một cửa hàng ăn ở thị trấn Quỳnh Côi tiền công chỉ có 30.000 đồng/ngày.
Chồng bà đã già lại đau yếu. Con gái bà không may chết sớm để lại cho bà cháu ngoại là Nguyễn Văn Công 16 tuổi đang học lớp 10. Con rể bà đã lấy vợ hai, gia cảnh cũng không được khá. Bà Hựu lo lắng chẳng biết nhờ cậy ai.
Cháu Công bị cận thị mang kính 5 diốp được chữa khỏi bằng Diện chẩn. Những ngày chữa cận ở nhà tôi cháu Công thấy tôi còn chữa nhiều bệnh khác về mắt thế là cháu dùng xe đạp chở bà ngoại lên.

Bệnh đục thủy tinh thể

Vào thời điểm năm 2004 sách Diện Chẩn tôi có trong tay không tìm thấy dòng nào nói về bệnh đục thủy tinh thể. Nếu tôi không nhận chữa bà Hựu không thể trách điều gì. Nhưng thấy bà khổ quá tôi động lòng thương. Lại nhớ trong buổi học Diện chẩn tại rạp Vĩnh Trà thành phố Thái Bình thầy Châu có khuyến khích các môn sinh không nên phụ thuộc vào các phác đồ kinh nghiệm có sẵn mà cần phát huy năng động trên cơ sở vận dụng những nguyên lý cơ bản của Diện Chẩn . Có một câu thầy nói tôi luôn nghi nhớ “Đau đâu chữa đó, nơi khám bệnh cũng là nơi chữa bệnh”. Tôi đã thử nghiệm điều này nhiều lần. Ví dụ: Chữa khớp vai tôi tìm thấy sinh huyệt báo đau ở 558, ấn nhanh, ấn bồi một lần vào đó, người bệnh cho biết nó đau và nóng lên thế mà bệnh lui tức thì. Đó là chữa những bệnh đau nhức trên cơ thể, còn bệnh về mắt thì trường hợp bà Hựu là lần đầu tiên tôi mạo hiểm.
Tôi dùng cào mini cào khắp mặt từ trái sang phải, từ trên xuống dưới sau đó dùng cây dò huyệt gạch từng đoạn ngắn 2-3 cm để truy tìm sinh huyệt báo đau. kết quả tôi ghi chép được các điểm sau: 558; 405; 99; 34; 65; 130; 283; 4; 358; 145. Tôi ấn những sinh huyệt nói trên bằng thủ pháp ấn nhanh, ấn bồi từ trên xuống. Thao tác xong tôi hỏi “Bà thấy mắt bây giờ ra sao?. Bà Hựu chớp mắt rồi nói “Hình như nó sáng ra”. Tôi ấn bổ sung thêm 2 lần. Bà Hựu lại chớp mắt rồi nói “Có sáng ra thật”.
Tôi chữa cho bà Hựu 5 ngày liền, mỗi ngày 4 lượt. Mắt bà trở lại bình thường. Tôi động viên bà chữa bổ sung thêm 3 ngày nữa cho chắc ăn và cũng là theo dõi kết quả cuối cùng, đề phòng không bị tái phát.

Phác đồ Đục thủy tinh thể - Đục nhân mắt - Đục giác mạc

Lúc đó tôi ngộ nhận coi những  sinh huyệt  truy tìm được là phác đồ chữa đục thủy tinh thể. Sau này nhân dịp gặp lương y Trần Cẩm tôi đem chuyện đó ra tâm sự với ông. Ông bảo: “Những  sinh huyệt báo đau truy tìm được nằm ở ba phác đồ:
-Đục thủy tinh thể: 358; 338; 283
- Đục nhân mắt: 4; 65; 99; 405
- Đục giác mạc: 130; 145; 358 và Ế Minh ”.
Lương y Trần Cẩm chỉ cho tôi huyệt Ế Minh ở sau tai. Từ đó tôi gọi những  sinh huyệt truy tìm được là” phác đồ Ba Đục”.

Phác đồ "Ba đục"  và Cận thị

Có cháu lúc đầu đến thị lực 0/10.  Sau một thời gian chữa cận thị thị lực tăng lên 6/10 thì dừng lại không sáng nữa. Tại sao?. Tôi nghĩ mãi không ra. Đêm nằm tôi tự hỏi: Hay là cháu đó bị bệnh như bà Hựu?. Sáng sau tôi vẫn chữa cận thị cho cháu rồi bổ sung thêm phác đồ 3 đục. (gọi là thử nghiệm thôi). May quá sáng nhanh 7-8-9 rồi 10/10, về đi học ngon lành.
Tôi vẫn nghĩ đục thủy tinh thể là bệnh của người già. Nay các cháu đến chữa cận thị gặp trở ngại tôi dùng phác đồ 3 đục bổ sung lại cho kết quả là nghĩa làm sao?
Có một chuyện cụ thể như sau: Cháu Nguyễn Ngọc Khoa 5 tuổi ở xã Vũ Chính thành phố Thái Bình bị cận thị mang kính 7 diốp. Đến nhà, tôi yêu cầu bỏ kính, cháu đứng sững không giám đi sợ ngã. Đánh rơi cái kẹo nằm sát ngón chân cái, cháu phải ngồi xuống lấy tay sờ. Trong nhiều ngày mẹ cháu phải ngồi duỗi chân cho cháu nằm gối đầu lên đùi. Đến lượt bấm Diện chẩn chữa cận thị cho cháu mẹ cháu phải bế. Lúc đầu mắt cháu không sáng tôi chán nản bảo mẹ cháu “Nếu bẩm sinh thì không chữa được”,  mẹ cháu cãi: ”Không phải bẩm sinh, hay là ông xem cho cháu có bệnh gì về mắt ”. Ừ nhỉ, có khi cháu bị bệnh gì đó mà mình chưa tìm ra. Nghĩ vậy tôi thử dùng phác đồ 3 đục. Lạ thật mắt cháu Khoa tiến triển rất nhanh thị lực tăng lên 7/10, cháu chạy nhảy tung tăng, nghịch quá trời, thành “đại ca”. Cháu muốn bấm cận thị lúc nào là chạy vào tranh chỗ. Các anh chị học sinh, sinh viên khó chịu nhưng rồi cũng thông cảm, cháu bé nhất nhà. Mẹ cháu thấm mệt lại là chủ cửa hàng cung cấp ga cứ đi suốt cả tháng có mà đói. Chị xin về nhờ ông nội sang trông cháu.
Chuyện Khoa khỏi cận nhanh kéo theo 3 cháu khác đi theo, trọ cùng nhà. Ông nội cháu Khoa trở thành thủ lĩnh của các “đại ca”, suốt cả ngày chỉ xử kiện, “đại ca” nào cũng tranh: “Tớ làm trước ”. Các anh chị sinh viên phải nhường, không  nhường cũng không xong. Các “đại ca ” chỉ phục tùng khi ông nội cháu Khoa sắp xếp thứ tự bằng dỗ, bằmg quát và bằng cả nịnh. Nhiều lúc cả tôi cũng phải tham gia xử kiện. Chữa cận thị khó khăn là thế nhưng cũng rất vui.

Trẻ nhỏ có mặc bệnh Đục thủy tinh thể hay không?

Trên đây là khảo nghiệm của riêng tôi. Việc làm và kết quả là như thế. Đục thủy tinh thể, đục nhân mắt, đục giác mạc là bệnh của người già, đó là chuyện đương nhiên, khoa  học đã  xác nhận lâu rồi. Còn con trẻ có mắc bệnh đục thủy tinh thể không, tôi không giám khẳng định, chuyện này chỉ các nhà khoa học mới kết luận được. Với tôi vận dụng phác đồ 3 đục mà giúp thêm nhiều cháu khỏi cận thì đó là niềm vui lớn. Tôi đã mạnh dạn làm và thực sự tự tin: Diện chẩn rất an toàn, có bệnh khỏi bệnh, không bệnh chẳng sao.
Xin ngàn lần biết ơn GSTSKH Bùi Quốc Châu, người đã sáng tạo ra phương pháp chữa bệnh thật độc đáo, hiệu quả thật tuyệt vời.
Tiếp theo:
Cách xác định huyệt Diện Chẩn Bùi Quốc Châu nhanh và chính xác
Cách xác định huyệt Diện Chẩn tuyến ngang
*Đường ngang số O: => Từ mí tóc trán kéo ngang qua hai bên.
*Đường ngang số I (1): => ½ (Đường giữa)của đường số O & 2.
*Đường ngang số II (2): => ½(Đường giữa) của đường số O & 4.
*Đường ngang số III(3): => ½ (Đường giữa)của đường số 2 & 4.
*Đường ngang số IV(4): => Từ đầu 2 chân mày(Ấn đường) kéo ngang qua hai bên. (Từ đường số 1 => 4 được chia làm 4 phần đều nhau).
*Đường ngang số V(5): => Từ tâm của 2 tròng đen (mắt) kéo ngang qua hai bên.
*Đường ngang số VI(6): => Từ điểm cao nhất của sống mũi(huyệt 189) kéo ngang qua hai bên gặp gờ dưới của hốc mắt(huyệt: 73).
*Đường ngang số VII(7): => Đường thẳng nối liền của hai rãnh bình tai(điểm nối của hai huyệt số: O).
*Đường ngang số VIII(8): => Từ điểm giữa của viền cánh mũi(huyệt: 74) kéo ngang qua hai bên.
Từ đường số 5 => 8 được chia làm 4 phần đều nhau.
*Đường ngang số IX(9): => Từ giữa nhân trung kéo ngang qua hai bên.
*Đường ngang số X(10): => Khi ngậm miệng lại có đường giữa hai cái môi kéo ngang qua hai bên.
*Đường ngang số XI(11): => Từ điểm giữa của gờ cong ụ cằm kéo ngang qua hai bên.
*Đường ngang số XII(12): => Từ điểm giữa của ụ cằm(huyệt: 87) kéo ngang qua hai bên. Từ đường số 9 => 12 được chia làm 4 phần đều nhau.
Tóm lại: Từ tuyến số: O => 12 được chia làm 12 phần đều nhau.
Cách xác định huyệt Diện Chẩn tuyến dọc.
**Tuyến dọc O: => giữa dọc sống mũi
**Tuyến dọc A: => 1/3 của O & B, gần về phía của O
**Tuyến dọc B: => ½ của O & C
**Tuyến dọc C: => Đi qua đầu mày phía trên (huyệt 65), // với tuyến dọc O).
**Tuyến dọc D: => Đi qua khóe mắt trong phía trong con mắt & // với tuyến dọc O.
**Tuyến dọc E: => Đi qua bờ ngoài của tròng đen phía trong con mắt.
**Tuyến dọc G: => Đi qua giữa con ngươi.
**Tuyến dọc H: => Đi qua bờ ngoài tròng đen phía ngoài con mắt.
**Tuyến dọc K: => Đi qua cuối khóe mắt trong phía ngoài con mắt.
**Tuyến dọc L: => Đi qua nếp nhăn cuối đuôi mắt (huyệt 131, bờ trong của xương ổ mắt).
**Tuyến dọc M: => Đi qua bờ ngoài của xương ổ mắt (tuyến 130).
**Tuyến dọc N: => Từ mí ngoài của tóc mai kéo thẳng xuống // với tuyến M.
**Tuyến dọc P: => Từ mí trong của tóc mai kéo thẳng xuống // với tuyến N.
**Tuyến dọc Q: =>
***Lưu ý: Các tuyến đường ngang thì được chia đều thành các phần bằng nhau, riêng tuyến dọc thì phải lấy theo các mốc giải phẫu của cơ thể thì mới chính xác, do vậy khi lấy huyệt thì phải chọn được huyệt mốc trước sau đó mới chọn ra được huyệt cần tìm.
Cách chọn huyệt mốc Diện Chẩn
  • Huyệt 126(Từ đường thẳng dọc sống mũi kéo lên gặp mí tóc trán, lấy que dò ấn nhẹ thấy nhói đau là huyệt)
  • Huyệt 103(Điểm giữa trán gặp đường thẳng dọc sống mũi, lấy que dò ấn nhẹ thấy nhói đau là huyệt),
  • Huyệt 26(Điểm giữa của hai đầu trong chân mày trên (điểm giữa của hai huyệt 65), lấy que dò ấn nhẹ thấy nhói đau là huyệt)
  • Huyệt 8( tâm của hai con ngươi kéo ngang gặp đường dọc sống mũi), huyệt 189( điểm cao nhất của sống mũi)
  • Huyệt 73(đường dọc tâm của mắt gặp đường ngang mí xương ổ mắt), huyệt 65(Phía trên đầu chân mày, lấy que dò ấn nhẹ thấy nhói đau là huyệt)
  • Huyệt 61(là điểm gặp nhau của đường viền mũi & đường pháp lệnh), huyệt 64(ở chân cánh mũi)
  • Huyệt 19(đầu trên của rãnh nhân trung gặp cuối đầu mũi), huyệt 63(điểm giữa của rãnh nhân trung)
  • Huyệt 127( điểm giữa của gờ cong ụ cằm), huyệt 87( điểm giữa của ụ cằm)
  • Huyệt 131Nếp nhăn cuối đường mắt(Từ tâm hốc mắt kéo qua gặp mé trong của xương hốc mắt, lấy que dò ấn nhẹ thấy nhói đau là huyệt)
  • Huyệt 74(Điểm giữa viền mũi của cánh mũi, lấy que dò ấn nhẹ thấy nhói đau là huyệt)
  • Huyệt 14(ở dái tai giáp mí dáy tai dưới lấy que dò ấn nhẹ thấy nhói đau là huyệt)
  • Huyệt 16(Trên đỉnh nếp nhăn loa tai, Giáp mí dáy tai trên về phía trước mặt, lấy que dò ấn nhẹ thấy nhói đau là huyệt)
  • Huyệt O Là huyệt lớn và là huyệt quan trọng(Ngang rãnh bình tai gặp chỗ có nếp nhăn lấy que dò ấn nhẹ thấy nhói đau là huyệt (huyệt này chữa bệnh về lưng))
  • Vị trí huyệt Diện Chẩn
  • *Huyệt số: 0 => Ngang rãnh bình tai gặp chỗ có nếp nhăn lấy que dò ấn nhẹ thấy nhói đau là huyệt (huyệt này chữa bệnh về lưng).
  • * Huyệt số: 1=> Điểm giữa của hai huyệt 61 (Là huyệt 43) nhích lên khoảng 01mm, lấy que dò ấn nhẹ thấy nhói đau là huyệt.
  • * Huyệt số: 3=> Từ huyệt 61 kéo ngang ra hai bên gặp đường thẳng giữa tâm mắt kéo xuống lấy que dò ấn nhẹ thấy nhói đau là huyệt (huyệt này chữa bệnh về mắt,).
  • * Huyệt số: 5=> Giữa đỉnh nhọn của cánh mũi, lấy que dò ấn nhẹ thấy nhói đau là huyệt (huyệt này thường dùng để chữa đau giữa mông, thần kinh tọa, đau xương bánh chè).
  • * Huyệt số: 6=> Từ khóe miệng kéo ngang ra 10mm rồi kéo xuống 10mm, lấy que dò ấn nhẹ thấy nhói đau là huyệt (huyệt này không dùng để chữa bệnh huyết áp cao – chống chỉ định huyết áp cao).
  • * Huyệt số: 7=> Từ huyệt 63 kéo ngang qua gặp đường thẳng giữa lỗ mũi kéo xuống, lấy que dò ấn nhẹ thấy nhói đau là huyệt.
  • * Huyệt số: 8=> Giao điểm của tâm hai mắt với đường thẳng dọc sống mũi, lấy que dò ấn nhẹ thấy nhói đau là huyệt.
  • * Huyệt số: 9=> Từ gờ cạnh ngoài của hốc mắt kéo xuống gặp đường ngang của khóe miệng, lấy que dò ấn nhẹ thấy nhói đau là huyệt.
  • * Huyệt số: 10=> Từ mép ngoài phía trước của tóc mai kéo thẳng xuống gặp đường ngang của cạnh dưới mũi (huyệt 64), lấy que dò ấn nhẹ thấy nhói đau là huyệt.
  • * Huyệt số: 11=> Từ huyệt 51 kéo ngang ra khoảng = hoặc > 1mm, lấy que dò ấn nhẹ thấy nhói đau là huyệt.
  • * Huyệt số: 12=> Từ giữa huyệt 26 và huyệt 65 kéo thẳng xuống gặp đường ngang của tâm hai mắt lấy que dò ấn nhẹ thấy nhói đau là huyệt.
  • * Huyệt số: 13=> Từ huyệt số 3 kéo nhích lên khoảng = hoặc > 2mm, lấy que dò ấn nhẹ thấy nhói đau là huyệt.
  • * Huyệt số: 14=> Giáp mí dáy tai dưới lấy que dò ấn nhẹ thấy nhói đau là huyệt.
  • * Huyệt số: 15=> Phía sau lỗ dáy tai có chỗ hõm vào lấy que dò ấn nhẹ thấy nhói đau là huyệt.
  • * Huyệt số: 16=> Trên đỉnh nếp nhăn loa tai, giáp mí dáy tai trên về phía trước mặt, lấy que dò ấn nhẹ thấy nhói đau là huyệt.
  • * Huyệt số: 17=> Từ khóe miệng kéo thẳng lên gặp đường ngang của huyệt 63 nối với huyệt 38, lấy que dò ấn nhẹ thấy nhói đau là huyệt.
  • * Huyệt số: 18=> Từ huyệt 65 kéo thẳng xuống gặp đường ngang của tâm hai mắt, lấy que dò ấn nhẹ thấy nhói đau là huyệt.
  • * Huyệt số: 19=> Đầu trên của rãnh nhân trung giáp với nếp nhăn của sống mũi, lấy que dò ấn nhẹ thấy nhói đau là huyệt.
  • * Huyệt số: 20=> Từ huyệt số 8 kéo ngang ra khoảng 1mm, lấy que dò ấn nhẹ thấy nhói đau là huyệt.
  • * Huyệt số: 21=> Từ huyệt số 1 kéo ngang ra khoảng 2mm rồi kéo lên khoảng 1mm, lấy que dò ấn nhẹ thấy nhói đau là huyệt.
  • * Huyệt số: 22=> Từ điểm giữa của huyệt 127 với huyệt 87 kéo thẳng xuống khoảng 1mm, lấy que dò ấn nhẹ thấy nhói đau là huyệt.
  • * Huyệt số: 23=> Từ huyệt 173 kéo lên khoảng < hoặc = 2mm, lấy que dò ấn nhẹ thấy nhói đau là huyệt.
  • * Huyệt số: 26=> Điểm giữa của hai đầu trong chân mày trên (điểm giữa của hai huyệt 65), lấy que dò ấn nhẹ thấy nhói đau là huyệt.
  • * Huyệt số: 29=> Từ khóe miệng kéo ra < hoặc = 2mm, lấy que dò ấn nhẹ thấy nhói đau là huyệt.
  • * Huyệt số: 34=> Từ khóe mắt kéo lên trên mí chân mày khoảng = hoặc > 2mm, nhích vào phía trong mũi khoảng = hoặc > 1mm, lấy que dò ấn nhẹ thấy nhói đau là huyệt.
  • * Huyệt số: 38=> Từ huyệt 63 kéo ngang ra gặp nếp nhăn của má (đường pháp lệnh), lấy que dò ấn nhẹ thấy nhói đau là huyệt.
  • * Huyệt số: 39=> Đường ngang dưới lỗ mũi kéo ra gặp nếp nhăn của má (đường pháp lệnh), lấy que dò ấn nhẹ thấy nhói đau là huyệt. (Huyệt 39 dùng để chữa bao tử).
  • * Huyệt số: 36=> Nằm trên nếp nhăn của má (đường pháp lệnh) điểm giữa của hai huyệt 38 với 39, lấy que dò ấn nhẹ thấy nhói đau là huyệt.
  • * Huyệt số: 41=> Từ huyệt 50 kéo ngang ra = hoặc > 5mm (thẳng mé ngoài tròng đen của mắt phải kéo xuống), lấy que dò ấn nhẹ thấy nhói đau là huyệt.
  • * Huyệt số: 43=> Điểm giữa của hai huyệt 61 nối lại với nhau, lấy que dò ấn nhẹ thấy nhói đau là huyệt.
  • * Huyệt số: 45=> Từ huyệt 43 nhích ra khoảng = hoặc > 2mm, lấy que dò ấn nhẹ thấy nhói đau là huyệt.
  • * Huyệt số: 50=> Từ đường ngang dưới lỗ mũi kéo ngang ra gặp đường thẳng của tâm mắt phải kéo xuống, lấy que dò ấn nhẹ thấy nhói đau là huyệt.
  • * Huyệt số: 51=> Từ huyệt 87 kéo ngang ra gặp đường thẳng từ khóe mắt trong kéo xuống, lấy que dò ấn nhẹ thấy nhói đau là huyệt.
  • * Huyệt số: 57=> Chỗ lõm sát viền trên vành tai trái trước, lấy que dò ấn nhẹ thấy nhói đau là huyệt (thuộc tim).
  • * Huyệt số: 54, 55 và 56=> Phía sau tai trên gờ sụn sát viền vành tai, lấy que dò ấn nhẹ thấy nhói đau là huyệt.
  • * Huyệt số: 58=> Từ huyệt 61 kéo ngang ra khoảng = hoặc > 2mm, lấy que dò ấn nhẹ thấy nhói đau là huyệt.
  • * Huyệt số: 59=> Từ ngang xương hốc mắt dưới kéo ra gặp mé ngoài xương hốc mắt kéo xuống (huyệt 131 kéo xuống), lấy que dò ấn nhẹ thấy nhói đau là huyệt.
  • * Huyệt số: 60=> Từ huyệt 59 kéo ngang qua gặp huyệt 130 kéo xuống, lấy que dò ấn nhẹ thấy nhói đau là huyệt.
  • * Huyệt số: 61=> Từ đường viền trên cánh mũi kéo ra 1 tí gặp đường pháp lệnh, (là điểm gặp nhau của đường viền mũi & đường pháp lệnh )lấy que dò ấn nhẹ thấy nhói đau là huyệt.
  • * Huyệt số: 62=> từ huyệt 127 kéo ngang qua gặp đường thẳng từ huyệt 60 kéo xuống, lấy que dò ấn nhẹ thấy nhói đau là huyệt.
  • * Huyệt số: 63=> Điểm giữa của rãnh nhân trung, lấy que dò ấn nhẹ thấy nhói đau là huyệt.
  • * Huyệt số: 64=> Cạnh dưới của cánh mũi, lấy que dò ấn nhẹ thấy nhói đau là huyệt.
  • * Huyệt số: 65=> Phía trên đầu chân mày, lấy que dò ấn nhẹ thấy nhói đau là huyệt.
  • * Huyệt số: 179=> Phía dưới đầu chân mày, lấy que dò ấn nhẹ thấy nhói đau là huyệt.
  • * Huyệt số: 312=> Điểm giữa của hai huyệt 179, lấy que dò ấn nhẹ thấy nhói đau là huyệt.
  • * Huyệt số: 73=> Điểm giữa con ngươi kéo xuống gặp mép dưới hốc mắt, lấy que dò ấn nhẹ thấy nhói đau là huyệt.
  • * Huyệt số: 74=> Điểm giữa viền mũi của cánh mũi, lấy que dò ấn nhẹ thấy nhói đau là huyệt.
  • * Huyệt số: 79=> Nằm giữa huyệt số 0 với huyệt số 14 sát viền tai, lấy que dò ấn nhẹ thấy nhói đau là huyệt.
  • * Huyệt số: 85=> Từ khóe miệng kéo xuống ngang với bờ môi dưới khoảng < hoặc = 10mm, lấy que dò ấn nhẹ thấy nhói đau là huyệt.
  • * Huyệt số: 87=> Nằm giữa đỉnh ụ cằm, lấy que dò ấn nhẹ thấy nhói đau là huyệt.
  • * Huyệt số:88=> Điểm giữa của tóc mai gặp đường ngang của huyệt 57 kéo xuống = hoặc > 1mm (chỗ hõm), lấy que dò ấn nhẹ thấy nhói đau là huyệt.
  • * Huyệt số: 97=> Từ tròng đen mé trong của mắt kéo lên qua chân mày khoảng = hoặc > 1mm, kéo vào phía trong về hướng của mũi 1 tí, lấy que dò ấn nhẹ thấy nhói đau là huyệt.
  • * Huyệt số: 99=> Từ tâm của mắt kéo lên qua chân mày khoảng = hoặc > 1mm, kéo ra phía ngoài ngược hướng của mũi 1 tí, lấy que dò ấn nhẹ thấy nhói đau là huyệt.
  • * Huyệt số: 100=> Ngay phía cuối và dưới chân mày 1 tí, lấy que dò ấn nhẹ thấy nhói đau là huyệt.
  • * Huyệt số: 102=> Mé ngoài tròng đen kéo lên gặp đường ngang của huyệt 99, lấy que dò ấn nhẹ thấy nhói đau là huyệt.
  • * Huyệt số: 103=> Điểm giữa trán gặp đường thẳng dọc sống mũi, lấy que dò ấn nhẹ thấy nhói đau là huyệt.
  • * Huyệt số: 104=> Đường thẳng từ tâm mắt kéo xuống gặp đường ngang của huyệt 127 kéo ra, lấy que dò ấn nhẹ thấy nhói đau là huyệt.
  • * Huyệt số: 106=> Nằm giữa đường thẳng của huyệt 103 và huyệt 26, lấy que dò ấn nhẹ thấy nhói đau là huyệt.
  • * Huyệt số: 107=> Nằm giữa đường ngang của huyệt 106 và huyệt 310, lấy que dò ấn nhẹ thấy nhói đau là huyệt.
  • * Huyệt số: 113=> Từ đường thẳng của huyệt 64 kéo xuống gặp đường ngang của huyệt 63 kéo qua, lấy que dò ấn nhẹ thấy nhói đau là huyệt.
  • * Huyệt số: 124=> Từ đường ngoài của tròng đen kéo lên gặp đường ngang của huyệt 103 kéo qua, lấy que dò ấn nhẹ thấy nhói đau là huyệt.
  • * Huyệt số: 126=> Từ đường thẳng dọc sống mũi kéo lên gặp mí tóc trán, lấy que dò ấn nhẹ thấy nhói đau là huyệt.
  • * Huyệt số: 127=> Từ đường thẳng dọc sống mũi kéo xuống gặp bờ cong của ụ cằm, lấy que dò ấn nhẹ thấy nhói đau là huyệt.
  • * Huyệt số: 130=> Từ tâm mắt kéo qua gặp mé ngoài xương hốc mắt, lấy que dò ấn nhẹ thấy nhói đau là huyệt.
  • * Huyệt số: 131=> Từ tâm hốc mắt kéo qua gặp mé trong của xương hốc mắt(nếp nhăn cuối đường mắt), lấy que dò ấn nhẹ thấy nhói đau là huyệt.
  • * Huyệt số: 132=> Từ huyệt 74 kéo ngang qua gặp mé ngoài của tròng trắng kéo thẳng xuống, lấy que dò ấn nhẹ thấy nhói đau là huyệt.
  • * Huyệt số: 139=> Từ giữa đỉnh vành tai kéo lên gặp huyệt 106 kéo ngang, lấy que dò ấn nhẹ thấy nhói đau là huyệt.
  • * Huyệt số: 143=> Từ đường thẳng dọc sống mũi kéo xuống gặp đường ngang ngoài của hai lỗ mũi, lấy que dò ấn nhẹ thấy nhói đau là huyệt.
  • * Huyệt số: 156=> Từ đường thẳng của khóe mắt trong kéo xuống gặp đường bờ cong của ụ cằm, lấy que dò ấn nhẹ thấy nhói đau là huyệt.
  • * Huyệt số: 159=> Từ đường thẳng mé ngoài của khóe miệng kéo xuống gặp đường bờ cong của ụ cằm, lấy que dò ấn nhẹ thấy nhói đau là huyệt.
  • * Huyệt số: 162=> Từ đường nếp nhăn cuối khóe mắt kéo xuống gặp đường ngang của huyệt 127 kéo qua, lấy que dò ấn nhẹ thấy nhói đau là huyệt.
  • * Huyệt số: 173=> Từ đường thẳng dọc sống mũi gặp đường ngang của hai huyệt 74 (điểm giữa của hai huyệt 74), lấy que dò ấn nhẹ thấy nhói đau là huyệt.
  • * Huyệt số: 184=> Từ huyệt 189 kéo thẳng xuống < hoặc = 2mm rồi kéo ngang qua gặp đường thẳng của huyệt 107 kéo xuống (gặp gờ trên của 2 hốc mũi), lấy que dò ấn nhẹ thấy nhói đau là huyệt.
  • * Huyệt số: 189=> Từ huyệt 73 kéo ngang qua gặp đường thẳng giữa sống mũi (chỗ xương cao nhất của mũi), lấy que dò ấn nhẹ thấy nhói đau là huyệt.
  • * Huyệt số: 191=> Từ huyệt 103 kéo ngang qua đụng mí tóc mai, lấy que dò ấn nhẹ thấy nhói đau là huyệt.
  • * Huyệt số: 195=> Từ huyệt 106 kéo ngang qua đụng mí tóc mai, lấy que dò ấn nhẹ thấy nhói đau là huyệt.
  • * Huyệt số: 209=> Từ tâm của tròng đen kéo ngang gặp khóe mắt trong kéo xuống khoảng = hoặc > 10mm, lấy que dò ấn nhẹ thấy nhói đau là huyệt (huyệt này dùng để điều trị viêm xoang).
  • * Huyệt số: 235=> Từ huyệt 127 kéo thẳng xuống khoảng = hoặc > 1mm, lấy que dò ấn nhẹ thấy nhói đau là huyệt.
  • * Huyệt số: 275=> Từ huyệt 14 kéo ngang qua đụng mí trong tóc mai rồi kéo lên = hoặc > 1mm, lấy que dò ấn nhẹ thấy nhói đau là huyệt (huyệt này hay dùng để trị viêm họng).
  • * Huyệt số: 278=> Từ huyệt 126 kéo ngang đụng mí tóc trán, lấy que dò ấn nhẹ thấy nhói đau là huyệt.
  • * Huyệt số: 287=> Từ huyệt 19 kéo ngang gặp đường thẳng giữa lỗ mũi kéo xuống, lấy que dò ấn nhẹ thấy nhói đau là huyệt.
  • * Huyệt số: 290=> Từ huyệt số 1 kéo ngang qua khoảng = hoặc > 2mm, lấy que dò ấn nhẹ thấy nhói đau là huyệt.
  • * Huyệt số: 300=> Từ ¼ trên trán kéo ngang qua gặp đường thẳng mé trong tròng đen kéo lên, lấy que dò ấn nhẹ thấy nhói đau là huyệt.

***Nghe qua đĩa của thầy Bùi Quốc Châu giảng xong và ghi lại ngày 05 tháng 07 năm 2014.
FB: Công Thành Trần

Kỹ thuật Mãn Thiên Hoa Vũ hay Xâm Mứt Gừng

* GS.TSKH BÙI QUỐC CHÂU
Như mọi năm, nhân dịp đầu Xuân, tôi xin được gởi một món quà tinh thần cho các môn sinh đã học hoặc chưa học trực tiếp với tôi cũng như quý vị hằng quan tâm và yêu mến Diện Chẩn.
                      Kỹ thuật Mãn hoa thiên vũ và cây Xâm mứt gừng
Đó là một kỹ thuật đơn giản nhưng hiệu quả nhanh, có thể dùng để chữa bệnh hoặc hổ trợ để chữa các bệnh khó, mãn tính, với mục đích là giúp cho những người lớn tuổi, người bắt đầu học Diện Chẩn hay các bạn không có khả năng nhớ nhiều phác đồ và khả năng tìm đúng huyệt có thể dùng kỹ thuật này để trị bệnh hay làm giảm đau cho mình hoặc người khác một cách dễ dàng, nhanh chóng và an toàn. Mời các bạn xem bài dưới đây.
 Đây là một kỹ thuật chữa bệnh mà tôi đã nghĩ ra và bắt đầu dùng nó từ năm 2002-2003 ở Pháp. 

Nguồn gốc của kỹ thuật Mãn Hoa Thiên Vũ

Lúc đó, tôi gặp một ca bệnh mà tôi chưa gặp bao giờ: bệnh ve chó (tức là người bệnh bị con ve ở chó cắn, sinh ra ngứa ngáy, đôi khi làm sốt). Bệnh này rất khó trị và Tây y cũng chưa có thuốc đặc trị nên tôi không có sẵn phác đồ điều trị, vì vậy mới thử dùng cây dò day xâm thẳng góc khắp nơi trên mặt bệnh nhân, tương tự như các bà nội trợ Việt Nam xâm gừng để làm mứt xưa nay và bất ngờ thấy bệnh nhân đạt kết quả tốt. Thấy vậy, tôi đã thử dùng kỹ thuật đơn giản này để trị nhiều bệnh nhân lúc đó với nhiều chứng bệnh khác nhau, như: viêm xoang, đau lưng, đau đầu, đau thần kinh tọa.v.v… Và tôi rất ngạc nhiên khi thấy họ hết bệnh hoặc giảm bệnh rõ rệt một cách nhanh chóng, hơn cà dùng phác đồ điều trị.
Sau đó, tôi đã đặt tên cho kỹ thuật này là ‘xâm mứt gừng’. Gần đây tôi thấy chữ này có vẻ bình dân quá và khi dịch ra tiếng nước ngoài rất khó vì người ta không có kiểu làm như mình nên tôi mới đặt cái tên khác, nghe có vẻ văn chương hơn –  Đó là ‘Mãn thiên hoa vũ’, nghĩa là ‘mưa hoa đầy trời’, ám chỉ dùng que dò xâm khắp nơi trên da mặt hay tại chỗ đau trên cơ thể chứ không chỉ xâm ở trên MẶT.
Kỹ thuật này thoặt nghe thì có vẻ rất đơn sơ vì không cần đến đồ hình hay huyệt đạo gì cả nhưng hiệu quả nhiều lúc kỳ diệu đến độ gây bất ngờ cho người chữa bệnh lẫn người bệnh.Vi nó không những đưa đến kết quả NHANH CHÓNG mà còn KHÔNG ĐAU, DỄ LÀM và HIỆU QUẢ TRÊN NHIỀU LOẠI BỆNH KHÁC NHAU, như giảm đau chung cho các loại bệnh và bệnh bất cứ ở bộ phận nào,sõi bàng quang, đau thần kinh tọa, thoát vị đĩa đệm, tiểu gắt, tiểu xón nhiều lần trong ngày do u xơ tuyến tiền liệt, táo bón, đau cột sống, đau thắt lưng, viêm khớp, bệnh Gút, đau đầu, cảm sốt.v.v…

Tác dụng kỹ thuật Mãn Hoa Thiên Vũ

Sở dĩ thủ pháp này có thể giải quyết nhiều loại bệnh chứng khác nhau là vì nó có tác dụng làm TÁN KHÍ. Mà nền tảng của Đông y là KHÍ HÓA, tức vạn vật đều do KHÍ mà HÓA THÀNH , kể cả vũ trụ này. Cho nên khi ta dùng CÂY DÒ có ĐẦU RẤT NHỎ (nhỏ hơn cây dò day mà các bạn đang dùng nhưng không có đầu bi) mà xâm như bạn xâm gừng để làm mứt, thì nó sẽ tạo ra tác dụng khiến LÀN KHÍ TAN RA (TÁN KHÍ), tức là khí của khối u hoặc của những chỗ bế tắc bị tan ra thì có thể chỗ đang đau, nhức, tức, lói hay tụ thành khối u, hòn, cục… sẽ phải tan đi và lập lại tình trạng bình thường như trước khi bị bệnh. Đó là cơ chế bệnh học – theo Đông y – giải thích tại sao mà Kỹ thuật Xâm mứt gừng lại chữa được bệnh hoặc cắt cơn đau nhức một cách nhanh chóng. Đặc biệt là các bạn có thể xâm trực tiếp vào chỗ đang có bệnh hay đang đau nhức trên cơ thể, chứ không chỉ xâm gián tiếp lên mặt.
Ngoài ra, theo luật Toàn thể hay Toàn diện, tuy bệnh nhân đau chẳng hạn như ở bàn chân, bạn vẫn cò thể xâm trực tiếp ở toàn bộ cái chân hay đồ hình phản chiếu nguyên cả cái chân, gồm: mông,háng, đùi, đầu gối, cẳng chân và bàn chân, chứ không chỉ xâm ở bàn chân mà thôi. Lý do là trong cơ thể, tất cả các bộ phận đều có liên quan với nhau theo thuyết Nhất nguyên trong Diện Chẩn (Tất cả là Một/ Một là Tất cả). Tất nhiên đó là khi bạn có nhiều thì giờ hoặc khi xâm tại chỗ thì không hiệu quả, bạn mới phải chữa mở rộng ra như thế.
Tuy nhiên mọi khám phá mới đều đang ở phía trước.Vì đây là giải pháp chữa mới, thông qua các đồ hình phản chiếu 
trên mặt hoặc các đồ hình trên toàn thân, hay trong phạm vi toàn bộ mặt.
Có thể nói đây là kỹ thuật mới nhất từ trước đến nay và cũng thuộc loại ưu việt nhất vi hội đủ nhiều tiêu chuẩn cao của Diện Chẩn đề ra, như: Dễ làm, Ít đau hoặc Không đau,Tạo cảm giác sãng khoái hay dễ chịu khi làm, Hiệu quả nhanh và bền,Chữa nhiều loại bệnh khác nhau, Ít tốn kém.v.v…

Thực hiện kỹ thuật Mãn Hoa Thiên Vũ và dụng cụ Diện Chẩn - Cây Giọt Mưa

1/Chọn dụng cụ mới, rất đặc biệt, được tôi đặt tên là GIỌT MƯA, vì khi liệu pháp có tên Mưa hoa đầy trời thì dụng cụ của nó phải có tên là Giọt mưa mới phù hợp.
2/Dụng cụ này có hai đầu (nhưng không có đầu bi như que Dò huyệt mà các bạn đang dùng), một đầu nhỏ khoảng 1mm và đầu kia khoảng 1,6mm, để dành cho những người thích êm, nhẹ hơn. Đầu 1mm có tính Dương vì nó gây ra cảm giác Ấm khi xâm vào da một lúc, còn đầu kia to hơn thì lại không cho cảm giác ấm nóng khi xâm, nên gọi nó là đầu Âm.
3/Có mấy cách trị liệu khác nhau bằng cây Giọt mưa:
a/Xâm khắp mặt không chừa chỗ nào, từ trán xuống cằm. Xâm nhặt (tức là khít các chỗ xâm) chứ không xâm thưa. Cho dù bệnh gi cũng làm vậy, tự nhiên bệnh sẽ giảm hoặc khỏi. Cách xâm này là dễ nhất vi không cần đồ hình hay huyệt đạo nhưng lại mất nhiều thì giờ cho nên trên thực tế ít ai chịu làm khắp mặt, dù nó rất hay.
b/Xâm theo đồ hình trên mặt hay ở chỗ khác trên cơ thể (bàn chân, loa tai, khớp vai, vai, lưng, cổ ,cổ gáy, da đầu.v.v…), hay tại chỗ đang đau hoặc có bệnh. Nhưng cần nhớ trước đó phải dùng cây ỦI 5 CHIA ủi trên các vùng của đồ hình phản chiếu có liên quan đến các bộ phận đang bị đau nhức hay có bệnh để tìm các vùng nhạy cảm. Khi  gặp chỗ có phản ứng, tức là đau hay nổi cộm, cứng hay bất thường dưới da thì dừng lại và lấy cây Giọt mưa (tức cây xâm mứt gừng) xâm chỗ mà bệnh nhân kêu là đang đau và khi xâm thi có cảm giác châm chích. Xâm mỗi nơi độ 30-40 cái (hoặc hơn) rồi dừng, hỏi bệnh nhân xem kết quả thế nào. Nếu bệnh nhân cho biết đã đỡ đau nhức hay tê mỏi từ 30% trở lên thì tiếp tục, còn nếu không bớt gì cả hay bớt quá ít (dưới 30%) thì bỏ qua, đi tìm chỗ khác mà xâm.
Vi dụ:  bệnh nhân bị đau chân, lết đi không nổi như bị đau thần kinh tọa chẳng hạn thì ta sẽ lấy cây ‘Ủi 5 chia’ ủi trước ở vùng phản chiếu chân của Đồ hình Dương hoặc Đồ hình Âm. Khi thấy chỗ nào mà bệnh nhân kêu đau, ta sẽ dừng lại xem bệnh nhân bị đau chỗ nào nhiều nhất thì ta lấy cây Giọt mưa ra 
xâm nhẹ nhàng và liên tục (Lưu ý: Nếu xâm mạnh tay quá có thể sẽ làm da bệnh nhân bị rướm máu) vào nơi mà “cây 5 chia” ủi thấy bệnh nhân kêu đau. Xâm chừng 30 tiếng đếm thì dừng lại, hỏi bệnh nhân xem kết quả ra sao.Nếu kết quả không cao thi phải đổi liền qua Đồ hình khác. Nếu bệnh nhân cho biết kết quả cao hơn 30% thì tiếp tục xâm cho đến khi đạt kết quả 80 – 90% thì dừng.
c/Ta cũng có thể Xâm trên huyệt thay vì Ấn hoặc Day.Ví dụ: đối với một bệnh nhân bị sõi Bàng quang ta có thể xâm huyệt 87 ở vùng cằm (vì ụ càm tương ứng với bàng quang tức bọng đái) và xâm huyệt 19 vì huyệt 19 làm điều chỉnh sự nở cơ trơn và cơ vòng khiến cho hạt sõi phải bị đẩy ra theo đường tiểu.
d/Ta có thể xâm trực tiếp nơi bộ phận đang có bệnh như đầu gối, bã vai, mông, da đầu,quanh mặt.v.v…Nói gọn lại là “ĐAU ĐÂU XÂM ĐÓ”. Tuy nhiên CẦN PHẢI THEO DÕI SAT SAO, XEM SAU KHI XÂM ĐỘ TRÊN DƯỚI 30 TIẾNG ĐẾM, bệnh nhân có cảm thấy bớt đau hay dễ chịu không. Nếu bớt hơn 30% thi tiếp tục, còn không kết quả hoặc kết quả quá ít, hay tình trạng bệnh trở nên xấu hơn thì ngưng và đổi qua chỗ khác hoặc thủ pháp khác.
e/Ta có thể KẾT HỢP VỚI PHÁC ĐỒ 6 VÙNG PHẢN CHIẾU HỆ BẠCH HUYẾT HAY CÁC PHÁC ĐỒ ĐIỀU TRỊ HOẶC HỔ TRỢ TRƯỚC KHI XÂM hoặc HƠ NGẢI CỨU TẠI CHỖ VỪA XÂM. 
Kết quả sẽ tốt hơn và bền hơn. Ta cũng có thể kết hợp xâm TRỰC TIẾP tại chỗ đang có bệnh và nơi phản chiếu cơ quan hay bộ phận đang có bệnh dựa trên các ĐỒ HÌNH tương ứng với bộ phận đang bị bệnh.
f/Trên thực tế, thỉnh thoảng có hiện tượng ta xâm chỗ này mà triệu chứng bệnh lại chạy sang chỗ khác. Để tránh tình trạng như vậy tiếp diễn, ta phải ‘khóa’ nó lại bằng cách ấn hoặc dán cao hai huyệt số 0 hoặc hơ ngải cứu ngay sau khi xâm.
Trên đây là một cách chữa bệnh cũ nay được phổ biến như một kỹ thuật mới với tên gọi mới là MÃN THIÊN HOA VŨ, đặc biệt bằng một dụng cụ mới có tên là cây “GIỌT MƯA” đi kèm cây “5 CHIA” (Lưu ý: Hai dụng cụ này chỉ có bán tại Trung tâm Việt Y đạo Quốc tê của chúng tôi tại số 16 Ký Con P7 Q. Phú Nhuận, TP.HCM).
Để dễ hình dung, các bạn có thể tham khảo kinh nghiệm áp dụng kỹ thuật MÃN THIÊN HOA VŨ (hay XÂM MỨT GỪNG) riêng lẻ hoặc có kết hợp với các kỹ thuật Diện Chẩn khác của một số học viên DC (Tư liệu tham khảo bên dưới).
Đây là kỹ thuật RẤT ĐƠN GIẢN, DỄ LÀM VÀ MANG LẠI HIỆU QUẢ RẤT CAO VÀ NHANH TRÊN NHIỀU LOẠI BỆNH KHÁC NHAU.Tuy nhiên cần lưu ý đối với các bệnh nhân bị huyết áp thấp hay suy nhược cơ thểthì không nên xâm nhiều quá và trước khi xâm phải dùng đầu Dương cây Sao chổi gạch 6 vùng phản chiếu hệ bạch huyết để người khỏe lên và huyết áp cũng được nâng lên. Nếu quên làm 6 vùng phản chiếu hệ bạch huyết trước, khiến bệnh nhân bị mệt hay chóng mặt thì các bạn phải dùng que dò gạch khắp mặt 2 – 3 lần rồi gạch 6 vùng phản chiếu hệ bạch huyết để nâng huyết áp lên và làm bệnh nhân khỏe lại (trong trường hợp nhẹ, ta có thể ấn huyệt 19 và huyệt số 6 để nâng huyết áp lên cho người khỏe lại).
Với kỹ thuật Mãn Thiên Hoa Vũ/Xâm Mứt Gừng, ta có thể ĐẠI CHÚNG HÓA DIỆN CHẨN MỘT CÁCH NHANH CHÓNG HƠN NỮA, GIÚP CHO NHIỀU NGƯỜI ĐƯỢC HƯỞNG LỢI ÍCH TỪ PHƯƠNG PHÁP NÀY MỘT CÁCH TỰ NHIÊN VÀ ÍT TỐN KÉM NHẤT.
GS.TSKH BÙI QUỐC CHÂU
(22-2-2014)
Tư liệu tham khảo:
KINH NGHIỆM ÁP DỤNG KỸ THUẬT MÃN HOA THIÊN VŨ (XÂM MỨT GỪNG)
1.BS NGUYỄN ĐẮC THẢO, chủ tịch CLB Diện Chẩn tỉnh Cao Bằng (HV khóa 130-2014)
ĐT: 0983 113 686
Đ/C: P1 Nhà A1B2 Ngỏ 56 Doãn Kế Thiện Đồng Xa, Mai Dịch, Cầu Giấy, Hà Nội.
*Trị sỏi thận: Một bệnh nhân bị sỏi kẹt ở đài bể thận, sau rơi xuống niệu quản, gây đau lưng. Xâm vùng 2 mang tai (theo đồ hình phản chiếu Niệu quản) xuống đến cằm thì hết đau. Tuy nhiên, 3 hôm sau thì đau trở lại, lần này ở vùng dưới bàng quang. Xâm vùng cằm liên tục trong 2 đêm. Kết quả: hết đau và khi đi tiểu thấy rơi ra một viên sỏi kích thước khoảng 1,5 – 2mm.
Ảnh: Viên sỏi ra theo đường tiểu sau 3 lần xâm.
Bên trên là cách chữa chỉ dùng kỹ thuật Xâm mứt gừng. Dưới đây là cách chữa kết hợp Xâm mứt gừng với các kỹ thuật DC khác của một số học viên Khóa DC 129-2013.
1.      HUỲNH NGỌC DIỄM
ĐT : 01239196197
Đ/C:54/78F, Trung An, Mỹ Thới, TP. Long Xuyên, An Giang
*Trị u bướu:Cha của chị Diễm bị nổi 3 cục u, hai cục 2 bên xương hàm, một cục sau cổ gáy. Mấy cục nổi khoảng 1 năm, ngày càng lớn dần đến bằng khoảng bằng ½ trái chanh. Được khuyên đi mổ nhưng bệnh nhân đã lớn tuổi, sợ sức không chịu được. Chị Diễm xâm trực tiếp lên 3 cục u, mỗi cục u xâm 30 cái, ngưng vài giây, lại xâm tiếp 30 cái. Tiếp theo là dùng bộ tiêu bướu, khối u (trong 52 phác đồ thường dùng).Sau đó, chị Diễm đưa một cây 5 chia, một cây Giọt mưa, một bảng Đồ hình huyệt cho mẹ chị để bà chữa tiếp cho ông bố.
Một tuần sau, bệnh nhân đã hết bệnh, 3 cục u đều đã biến mất.
1.      HÙYNH VĂN MINH
ĐT : 0966.636466
Đ/C : 169/6 Tân Hiệp, Hóc Môn,TPHCM
*Trị tiểu nhiều ban đêm: Bệnh nhân nữ 65 tuổi bị bệnh tiểu đêm (cứ 10 phút đi tiểu một lần), ban ngày thì không bị, ban đêm tiểu bị gắt và dưới bụng có cảm giác nặng. Điều trị: Xâm mứt gừng vùng cằm theo đồ hình phản chiếu thận và bàng quang, kết hợp đánh 6 vùng phản chiếu hệ bạch huyết. Sau đó đánh bộ huyệt cầm tiểu theo phác đồ  hỗ trợ,thực hiện làm liên tiếp 2 ngày và mỗi ngày 1 lần. Một tuần sau bà đã hết tiểu đêm.
4.LƯU THỊ KIM OANH
ĐT : 0909368935
Đ/C: 606D, khu phố 3, P8, TP Bến Tre, tỉnh Bến Tre
*Một ca đau vai tay: lăn cột sống, vai, tay bằng cầu gai sừng (tạng âm) + dùng cây ủi tìm vùng đau trên mặt theo 2 Đồ hình ngoại vi cơ thể trên mặt & trên trán, xong dùng thủ thuật xâm mứt gừng lên các điểm đau. Kết quả bệnh nhân hết đau.
*Một ca đau gót chân: dùng cây ủi 5 CHIA tìm vùng đau tương ứng gót chân nơi mặt (tìm được điểm đau dưới càm), xâm mứt gừng vùng đau tuy nhiên bệnh nhân bảo giảm đau nhưng chưa hết. Tìm vùng đau nơi gót và xâm trực tiếp thì bệnh nhân bảo đã hết đau.
5..LÊ ĐĂNG KHOA
ĐT: 0907 253 698 – ledangkhoa88@yahoo.com (email)
Đ/C: 332/29 Phan Văn Trị, P.11, Q. Bình Thạnh, TP.HCM
*Trị đau vai: Có người cháu bị đau vai (gần cổ gáy) từ sáng sớm sau khi ngủ dậy, đến tối thì báo bệnh. Xâm mứt gừng 2 lần (1 lần khoảng 30 tiếng đếm) là khỏi hoàn toàn. Cách thức này tốt, hiệu quả nhanh với một số ca đau nhức mới phát khác.
6.LÊ THỊ NGỌC THẢO
ĐT: 01222028858
Đ/C : 149/54 đường Tân Thới Nhất 17, phường Tân Thới Nhất, quận 12, TP HCM
*Trị nhức đầu, đau cổ gáy: Đầu tiên, hỏi bệnh nhân thể tạng lạnh hay nóng. Bệnh nhân trả lời ‘lạnh’ nên dùng đánh bài làm ấm. Sau đó lấy cây ủi, ủi trên trán và khắp mặt, chỗ nào bệnh nhân kêu đau thì xâm mứt gừng. Xâm chừng 30 tiếng đếm và sau đó hỏi bệnh nhân đỡ chưa? Bệnh nhân trả lời: hết nhức đầu nhưng vẫn còn đau cổ gáy. Dùng cây giọt mưa xâm tiếp vào cổ tay của bệnh nhân khoảng 30 tiếng đếm. Hỏi kiểm tra  thì bệnh nhân trả lời hết khoảng 80%.
7.NGUYỄN THỊ DUNG
ĐT: 097861337
Đ/C: 132 Bành Văn Trân, Phường 7, Q.Tân Bình
*Trị đau nhức cánh tay: Cách chữa rất đơn giản: dò chỗ đau, tìm được chỗ đau thì xâm mứt gừng, xâm thẳng vào chỗ đau, xâm khoảng 30 cái, sau 30 cái hết đau hoàn toàn.
8.NGUYỄN THỊ LAN ANH
ĐT : 0948 165 366
Đ/C : 46c – đường 15 Kp.5 – P.Bình Chiểu – Thủ Đức – Tp.HCM
*Trị đau đầu gối và hai bên mông: Bà mẹ 72 tuổi thường hay bị đau đầu gối và đau hai bên mông, cụ có tiền sử bệnh thần kinh toạ. Xem Cuốn Sổ Tay Nhỏ DC  có cách chữa bệnh thần kinh tọa, áp dụng là  dùng cây cào lớn cào hai bên mông theo đồ hình phản chiếu ngoại vi của cơ thể trên da đầu, sau khi cào mỗi bên 5 phút, 2 bên mông đã hết đau. Còn đầu gối đau thì dùng phương pháp “ Mãn Thiên Hoa Vũ”, tìm được huyệt 197 báo đau, xâm vào đó 20 cái 3 lần thì đầu gối bà mẹ hết đau.
9.NGUYỄN THỊ MINH THU
Đ/C: số nhà 38 ngách 1, ngõ 129, đường Nguyễn Trãi, quận Thanh Xuân, Hà Nội.
*Trị đau lưng: Một bệnh nhân đau lưng -thần kinh tọa đã 12 năm Đầu tiên là làm mát, ổn định thần kinh, thông nghẽn nghẹt, sau đó đánh 6 vùng phản chiếu hệ bạch huyết.Lấy que dò dò các sinh huyệt ở trên mặt, huyệt nào thấy báo đau là xâm, đó là các huyệt sau: huyệt 210 kép, 197 kép, 277, 74, 9, 218, 222. Sau đó dò thêm ở đằng sau lưng thấy báo đau thì xâm các huyệt báo đau phản chiếu trên đồ hình Pen Field. Tiếp đến hơ lăn ở các sinh huyệt vừa xâm nói trên và lấy máy xấy tóc để xấy và lăn từ xương cụt lên đến hết cổ gáy vài chục lần, lại lăn tiếp, xấy ở 2 chân cứ lăn đi lăn lại khoảng 2 phút. Ngày làm 2 lần, khoảng 18 ngày là hết đau lưng.
10.NGUYỂN THỊ TRÚC NGỌC
ĐT: 093.8813.093
Đ/C: 31, đường số 8, P.Tân Phú, Quận 7, TP.HCM
*Trị đau cổ tay:Bản thân có lần bị đau cổ tay đã hơn 1 tuần, dùng cây ủi tìm vùng đau trên mặt và xâm mứt gừng tại những vùng đó, khoảng 30 cái rồi ngưng 1 – 2 phút sau đó xâm tiếp 2 lần nữa. Làm như vậy 3 ngày liên tục thì thấy bớt đau 60% chứ không khỏi hẳn (vẫn đau âm âm bên trong). Đến lúc được thầy dạy phương pháp hơ ngải cứu, về thực tập đúng 1 ngày (2 lần) là hôm sau không còn đau cổ tay nữa. Lấy ngải cứu hơ xung quanh cổ tay mà thôi, không dùng đồ hình nào cả.
11.NGUYỄN BÍCH
ĐT: 0168.539.2875
Đ/C: Xã Vĩnh Thạnh, Thành phố Nha Trang, Khánh Hòa.
Đã chữa thành công:
* Anh Thơ đau vùng xương cụt và mông, đi lại khó khăn. Dùng cây ủi, ủi tại chỗ đau, vùng xương cụt có hai điểm đau và mông có một điểm đau. Xâm mứt gừng xâm mỗi điểm 30 cái, anh hết đau và đi lại bình thường.
*Anh Thương bị viêm xoang, làm nhức mắt, mắt mở không lên, đầu đau từng chập.
–       Dùng sao chổi đầu dương, vạch 6 vùng phản chiếu hệ bạch huyết.
–       Dùng cây ủi, ủi xung quanh mắt, gặp điểm đau (có 3 điểm).
–       Xâm mứt gừng 3 điểm đó thì giải quyết được ngay mắt hết nặng, hết đau, nháy mở bình thường.
–       Dùng cây dò huyệt dò đầu nam và đầu nữ của đồ hình phản chiếu trên mặt. đầu nữ có 1 sinh huyệt, đầu nam có 2 sinh huyệt, day phớt ngược chiều mỗi huyệt 30 cái. Bệnh nhân cảm thấy đầu nhẹ dần và thoải mái.
–       Sau đó day ấn bộ Thăng: 127,50,19,37,1,73,189,203,300,0 (phác đồ 52 bộ huyệt thường dùng).
–       Day ấn bộ viêm đa xoang: 17,38,467,50,1,189,65,97, 360.
12.NGUYỄN THỊ NGỌC TRÂM
ĐT: 0933981883
Đ/C: 30/7/17 Nguyễn Công Trứ- Rạch Giá- Kiên Giang
*Trị đau vai: Bản thân thường hay bị đau vai, lúc chưa biết DC thường hay mua thuốc về uống cho đỡ đau, đến khi học khóa 129/2013 thầy dạy phương pháp mới là “Xâm mứt gừng” thì áp dụng liền. Dùng cây ủi dò lên mặt để tìm chỗ đau để xâm nhưng không thấy, nhớ lại lời thầy dạy “xâm tại chỗ ” liền xâm liền tại chỗ đau ở vai. Lần đầu xâm 30 tiếng đếm, thấy vai nhẹ hẳn – nghỉ 30 giây xâm tiếp 30 cái nữa chỉ còn thấy đau khoảng 20% nhưng thấy chóng mặt, liền lấy cây dò ấn huyệt 63 thì thấy hết chóng mặt. Vì thầy dạy “xâm mứt gừng” này có công dụng là tán khí, làm hạ HA, nên chỉ xâm 2 lần/ngày, xâm được 3 ngày là thấy vai hết đau hẳn và không còn đau lại.
13.NGUYỄN THỊ NIỆM
ĐT:   0169 442 0265
Đ/C:Nghi Vạn, Nghi Lộc ,Nghệ An
*Trị viêm tai mũi họng:Bản thân bị viêm tai mũi họng đã 13 năm, khi ăn uống không thích hơp, thay đổi thời tiết, làm việc trong môi trường bụi hoặc tiếp xúc với hoá chất là bị đau họng, sổ nghẹt mũi…,  từng phải uống thuốc kháng sinh mấy ngày mới khỏi. Chữa theo DC: gạch 6 vùng phản chiếu hệ bạch huyết và tìm những nơi có sự đồng ứng về tai mũi họng. Tìm được điểm đau rồi thì xâm mứt gừng, kết hợp day phớt và hơ ngải cứu, thở Âm dương khì công dẫn khí đến điểm đau là khỏi bệnh.
14.NGUYỄN XUÂN VƯỢNG
ĐT: 01655141618
* Trị đau  cổ, gáy, vai: Bản thân bị đau cổ gáy và vai trái, mỗi buổi sáng thức dậy đều thấy đau ở cổ và vai, khi nào cũng có cảm giác như đang vác vật nặng.
Cách chữa:
+   Khi mới học được xâm mứt gừng thì dùng cây ủi tìm huyệt đau trên mặt.
+   Xâm nơi điểm đau trên mặt và trực tiếp trên cổ vai, mỗi lần xâm 30 cái, xâm liên tục 2 lần cách khoảng.
+   Tiếp theo dùng nhang ngải cứu hơ nơi trên mặt và tại chỗ đau ở cổ gáy.
Kết quả: Ngay lần đầu đã cảm thấy bớt được khoảng 70% nên chiều ngày hôm đó làm thêm một lần nữa. Làm 2 lần thì cổ gáy không còn đau cho tới nay.
15.PHẠM THỊ THẢO HIỀN
ĐT : 0937.790.818
Đ/C : 73/1A ĐƯỜNG 7, KHU PHỐ 3, PHƯỜNG LINH TRUNG, QUẬN THỦ ĐỨC, TP.HCM
*Trị sưng chân:Một bệnh nhân sáng sớm ngủ dậy thì bỗng chân trái sưng to đùng, rất đau, không đi được, Chú đi khám bệnh Tây y và chụp hình xương thì thấy không có gãy xương và bác sĩ nói bình thường, chỉ là do mô tế bào sưng lên và chỉ cho 1 viên thuốc giảm đau về uống.
–          Ngày đầu dùng cây ủi để dò vùng phản chiếu trên mặt tương ứng với bàn chân thì thấy không báo đau nên xâm mứt gừng tại chỗ đau. Kết quả chỉ đỡ khoảng 20%.
–          Ngày thứ 2 bắt đầu đổi cách điều trị là:
+ Đánh 6 vùng phản chiếu hệ bạch huyết trên mặt.
+ Dùng cây ủi 5 CHIA kiểm tra xem nơi phản chiếu bàn chân trên mặt và ở vành lỗ tai, ở bàn tay có báo đau hay không thì cũng không báo đau.
+ Dùng cây dò huyệt tìm dò vùng gan như huyệt 17, 300, 29 thì báo đau, liền day 30 vòng và gạch tại chỗ huyệt đó 30 lần.
+ Xâm mứt gừng tiếp tục tại chỗ đau ở bàn chân.
+ Dùng ngãi cứu hơ trên các vùng huyệt 17, 300, 29 và hơ tại bàn chân đau.
Kết quả: bệnh nhân báo đã hết đau và nhức rất nhiều.
 Nguồn: dienchan.com









Diện Chẩn điều trị cảm nóng, cảm lạnh và cảm nước

Nguyên nhân cảm

Hoặc do tiếp xúc lâu với điều kiện bất lợi cao độ, hoặc tuy không lâu không cao độ nhưng vì cơ thể suy yếu mà bị cảm.
cảm nóng, cảm lạnh, cảm nước
Cơ thể suy yếu dễ bị cảm
Triệu chứng chính, chẩn đoán nhanh: mệt mỏi lừ đừ, sốt nhẹ hoặc sốt cao. Triệu chứng phụ (có thể có, có thể không): đau đầu,đau họng ,ho, hắt hơi, sổ mũi, nghẹt mũi hoặc cả hai,mắt mờ mỏi muốn nhắm lại.
 Có 3 loại cảm
1.      Cảm nóng: do ở môi trường nóng lâu, đi nắng lâu. Khát nước, sợ nóng, ưa mát. Sờ trán và bàn chân thấy ấm như nhau.
2.      Cảm lạnh: do bị nhiễm lạnh, không khát nước, sợ lạnh, ưa ấm. Trán ấm, bàn chân lạnh.
3.      Cảm nước: do tiếp xúc với nước nhiều, không khát, hơi sợ lạnh,không sợ nóng. Sờ trán và bàn chân mát hoặc ấm như nhau.

Cách điều trị cảm nóng, cảm lạnh, cảm nước

1.      Cảm nóng: dùng một cục nước đá áp vào các huyệt Diện Chẩn theo thứ tự 26,173,3,87. Mỗi huyệt 2 phút, luân phiên nhau cho đến khi thấy người mát mẻ, hết các triệu chứng chính : mỏi mệt lừ đừ, sốt.
2.      Cảm lạnh: dùng máy sấy tóc sấy lòng bàn chân cho nóng lên (nóng như phỏng…như đạp trúng cục than đang cháy đỏ), nghỉ 5 giây, sấy lại cho nóng. Như vậy 3 lần liên tiếp. Mang vớ cho ấm bàn chân, giữ ấm toàn thân. Nếu toát mồ hôi thì lau khô và thay áo khác ngay. Nếu tr.ch. chính vẫn còn thì một giờ sau bạn lập lại các thao tác trên. Cứ thế cho đến khi hết hẳn triệu chứng chính.
3.      Cảm nước: làm như cảm lạnh 1 lần duy nhất, kết quả chỉ giãm chớ không hết hẳn các triệu chứng chính. Cần xông hơi mới mau hết bệnh. Khi xông bằng phòng xông thì trước khi ra khỏi phòng, phải quấn khăn toàn thân, ra khỏi phòng xông cứ giữ như vậy chờ cho mồ hôi không ra nữa và thấy không còn nóng nữa mới được tháo khăn. Nếu tháo khăn sớm, sau này bạn sẽ dể bị chứng ngứa, mề đay…Nếu xông bằng nồi xông thì sau khi vừa ý, bạn rút nồi ra khỏi mền mà vẫn ngồi trùm mền cho đến khi không ra thêm mồ hôi hoặc không thấy nóng nữa. Lúc này bạn hé mền một chút cho hơi nóng trong mền và hơi mát bên ngoài hòa trộn nhau. Một lát sau lại hé thêm mền. Chờ cho hai luồng không khí hòa đều. Lúc này mới bỏ hẳn mền ra, thay quần áo khô. Nếu không sau này bạn cũng dể bị ngứa ngoài da, rất khó trị.
Thông thường, hết cảm thì các triệu chứng phụ cũng hết theo. Đôi khi di chứng (triệu chứng phụ) sau cảm còn nặng nề thì bạn trị các bệnh này mà thôi – sẽ lần lượt đưa lên sau.
Riêng với cảm nóng, rất dể bị nhiễm trùng cơ hội các cơ phận hô hấp: mũi,họng,khí phế quản. Nếu trị mà không thấy giãm các triệu chứng này bạn nên theo Tây y.
Nên trị bệnh ngay khi vừa bị cảm. Bởi lúc này các bệnh phụ kèm theo (ho,nghẹt mũi…) chưa nặng lên.

Kinh nghiệm điều trị cảm nóng, cảm lạnh, cảm nước

·         Thông thường, nếu trị sớm và đúng, bạn sẽ hết bệnh ngay trong ngày hay không quá 2 ngày.
·         Dù trị cảm bằng phương pháp nào đã thấy có giãm nhiều (#7/10) mà vẫn không khỏi hẳn triệu chứng chính, kéo dài hơn 2 ngày. Đó là bạn có suy nhược cơ thể, nên uống thêm thuốc bổ đa sinh tố.
·         Đôi khi bạn bị cảm theo cả 2, 3 nguyên nhân cùng lúc. Như khi đi nắng lâu, vừa về đến nhà, không chịu chờ cho cơ thể dịu lại bạn lập tức nhào vô tắm, và tắm lâu cho đến khi thấy mát lạnh cho “đã”. Sau đó bị cảm, thì ít nhất bạn có 2 nguyên nhân gây bệnh trở lên. Lúc này bạn sẽ thấy các tr.ch. rất lộn xộn khó chẩn đoán. Cụ thể như vừa thấy nóng vừa thấy lạnh, khát nước nhưng uống vào lại thấy ngán không uống được. Thèm nước đá nhưng uống vào một lát thì thấy lạnh người hơn. Sờ trán và bàn chân cũng khó nhận định vì chúng thay đổi liền liền. Bạn cứ bình tĩnh trị theo cảm lạnh,xông, cho đến khi chỉ còn các hiện tượng của cảm nóng mà thôi (dựa theo tr.ch. chính),nên theo dỏi bản thân ít nhất 4 giờ đồng hồ để biết chắc chỉ còn cảm nóng. lúc bấy giờ bạn trị theo cảm nóng là xong. Trường hợp này, bạn cần uống thuốc bổ sau khi các tr.ch. chính đã hết, vì sức đề kháng của bạn đã bị suy giãm. Các tr.ch. phụ cũng sẽ kéo dài chứ không hết ngay.

Đề phòng cảm nóng, cảm lạnh, cảm nước

Lưu ý: mỗi khi bị cảm là sức khỏe của bạn phải bị giãm sút ít hay nhiều, tạo điều kiện cho các bệnh khác nảy sinh. Cho nên không nên để bị cảm. Bạn nên tập lại các thói quen:
·         Hạn chế tối đa việc uống nước đá, nước ướp lạnh. Khi trời quá nóng nực bạn có thể dùng thức uống lạnh nhưng chậm rãi, lắng nghe cơ thể thấy dịu lại hết cảm giác nóng bức là ngưng ngay, cho dù đó là một ly cam vắt hay cà phê sữa đá ngon tuyệt.
·         Không cho cơ thể chịu đựng nhiều với môi trường nóng, lạnh, ẩm ướt cao độ. Có nghĩa là cơ thể cần được bảo vệ khi đi nắng, đi mưa…vv.
·         Sau khi đi nắng hoặc làm việc mệt nhọc, phải chờ cho cơ thể dịu lại, hết mệt mới đi tắm. Không tắm khi quá đói hay quá no.
Lương y Tạ Minh

Cảm cúm

Tạ Minh
Cảm :
Cảm gồm có cảm lạnh ( bàn chân lạnh trong khi cơ thể sốt nóng ), cảm nóng (bàn chân ấm nóng), cảm nước ( bàn chân bình thường, cơ thể thấy ớn lạnh chứ không sốt rõ rệt ). Cảm lạnh và cảm nóng luôn có kèm theo cảm gió ( phong hàn, phong nhiệt ). Cảm lạnh thì dùng bộ Thăng, tùy theo mức độ bệnh mà chọn kỹ thuật thích hợp. Cảm nóng thì dùng bộ Giáng , tùy mức độ mà chọn kỹ thuật thích hợp. Cảm nước thì dùng ngải cứu hơ bộ Trừ Đàm thấp thủy từ dưới lên trên. Nên cho BN xông hơi là giải pháp tốt nhất cho cảm nước.
Lưu ý : nếu chẩn đoán và điều trị đúng mà kết quả kém, chỉ giãm mà không dứt hẵn, thì đây là có nguyên nhân suy nhược cơ thể kèm theo, cần bồi dưỡng cho bệnh nhân bằng các loại thuốc bổ.
Cúm :
Triệu chứng như cảm, kèm theo là đau nhức toàn thân từ xương,khớp, cơ bắp. Lần điều trị đầu tiên dùng ngãi cứu hơ bộ Thăng rồi dán cao, lưu dán 2 giờ. Gở cao cho huyệt nghỉ 1 giờ rồi dán lại. Cứ thế cho đến cuối ngày. Có thể lưu dán khi đi ngủ. Thông thường thì sau 3 ngày là bệnh lui hoàn toàn, lúc này bệnh nhân  sẽ thấy cơ thể nóng bức thèm tắm, có thể tắm được vì đã khỏi bệnh hoàn toàn . Cũng cần lưu ý đến nguyên nhân suy nhược cơ thể kèm theo.
 Tác giả: Lương y Tạ Minh
 © 12/2013 - www.dienchanviet.com 

Cảm mạo

Bài giảng Diện chẩn Điều khiển Liệu pháp  - GS.TSKH Bùi Quốc Châu - Phần 7
I. Định nghĩa:
“Cảm”: Là danh từ dùng để chỉ bệnh do sự thay đổi thời tiết. Ta thường gọi là bệnh khi trái gió,trở trời. Đông Y hay gọi là Cảm mạo hay Ngoại cảm. Tây Y cũng dùng để chỉ một bệnh do Virus gây nên.
Cần phân biệt với Cúm (Grippe) là bệnh có thể lây làn nhanh chóng thành dịch lớn. Cúm thường gây ra những biến chứng tai hại hơn Cảm. 
II. Nguyên nhân
·         Theo Tây Y: Bệnh cảm là bệnh có ảnh hưởng của thời tiết và do vi-rút(Virus)gây nên .
·         Theo Đông Y : Do sức chống đỡ của cơ thể kém,PHONG HÀN xâm nhập làm PHẾ KHÍ không tuyên thông,gây nên CẢM MẠO.Nếu khí hậu trái thường uế khí nhiều,nhiệt độ mạnh,xâm nhập PHẾ sẽ gây CÚM.Nếu lan truyền sẽ gây thành DỊCH CÚM. 
III. Triệu chứng
·         ·        Đông Y: Có hai thể bệnh chính:
1/ Thể Phong hàn: Đau đầu, phát nóng, sợ lạnh, không có mồ hôi, nghẹt mũi (chãy nước mắt), rêu lưỡi mỏng, trắng, mạch phù, khẩn.
2/ Thể Phong nhiệt: Đau căng đầu, đau họng, ho có đàm vàng đặc, sốt cao, không sợ lạnh, ít mồ hôi, đau mình mẩy, khô miệng, rêu lưỡi mỏng vàng, mạch phù.
·         Tây Y: Không phân chia CẢM nóng hay lạnh như Đông Y mà chỉ ghi triệu chứng nhức mỏi, sốt nhẹ, đau mình, nghẹt mũi, đau họng.
·         Theo “Diện Chẩn – Điều khiển liệu pháp”
Qua nhận xét trên thục tế chúng ta thấy:
-         Về nguyên nhân bệnh: Chủ yếu là do sức đề kháng của cơ thể kém, do sự thay đổi thời tiết đột ngột hoặc do sinh họat không hợp lý (lao lực,lao tâm, thói quen tắm đêm,tắm ngay sau khi đi làm mệt về đổ mồ hôi:sau khi giao hợp còn để quạt may hay ăn uống một số thức ăn có tính hạ nhiệt, giải biểu hạ áp như; chanh,cam, rau má, rễ tranh, nước dừa.. lâu ngày khiến da thưa hở, do đó dễ cảm nhiễm thời tiết). Bệnh bị xâm nhập chủ yếu qua đường hô hấp, da lông, tạng phế và thận bị ảnh hưởng nhiều nhất.
-         Về triệu chứng: Cảm mạo do thời tiết thường đi liền với ho (cảm ho) và sổ mũi (cảm sổ mũi), ớn lạnh, sợ gió, đau mình, mỏi mệt, hơi thở lạnh,tay chân lạnh ở trường hợp cảm lạ. Đôi khi sốt cao, viêm họng, hơi thở nóng, tiểu nóng, mạch nhanh ở trường hợp cảm nóng.
-         Về chẩn đóan: Dùng QUE DÒ khám, ta thường thấy xuất hiện những điểm đau(thống điểm)ở các huyệt 26 ,3-,39, 38 ,15, 143 ,14, 16, 222 ,29 ,85 ,87 ,60 trên mặt của các bệnh nhân bị cảm nóng.Và đối với các bệnh nhân bị cảm lạnh thường khám thấy các điểm đau ở huyệt số 0-17-127-1-7-37-19-13-63 (vận dụng thuyết ĐỒNG BỘ THỐNG ĐIỂM).
-         Về mặt điều trị: Chỉ cần áp dụng một trong những cách sau đây(hoặc tổng hợp các cách).Bôi dấu xoa vuốt ấm nóng vùng mang tai(trước tai) và vành tai,hai bên rườn mũi,đầu mũi,cằm,hai cung mày(gờ mày),  vành môi trên đối với bệnh cảm lạnh Day ấn hoặc lấy cục nước đá nhỏ áp vào các huyệt 26-3-39-38-29-222-85-87-14-15-16-275 đối với bệnh cảm nóng.Có thể dùng phương pháp DÁN CAO vào các huyệt trên hay để ngón tay lên huyệt (Mỗi huyệt 1-2- phút).
-         Đặc biệt, để ngửa bệnh Cảm mạo, chỉ cần làm một động tác đơn giản là đánh dầu cù là vào vùng mang tai (nhất là huyệt số 0) hai bên rườn mũi và cằm mỗi ngày vài phút. Sau đó, có thể DÁN CAO vào các huyệt số 0-287-7-127-51 mỗi đêm, sáng gỡ ra.
-         Lý giải: Tác động huyệt dố 0 để tăng sức đề kháng, làm ấm người. Huyệt số 7-287 để làm ấm, cầm sổ mũi huyệt 51 để làm ấm chân.
-         Về thuốc Nam: Ta có thể áp dụng toa Âm dương thang tức toa Tắc nghệ với liều lượng và cách dùng như sau:
+ Bệnh cảm nóng: 2 hoặc 3 trái tắc to, bổ đôi để vào chén.giã nát 3 lát nghệ sà cừ bỏ vào, thêm 3 muỗng mật ong 2/3 chén nước rồi đem chưng cách thủy. Sau khi  sôi độ 10-15 phút, uống ngày 3 lần sau bữa ăn. Tránh uống lúc đói.
+ Bệnh cảm lạnh: Giã nát 1 củ nghệ độ 30-40gr (cỡ ngón chân cái người lớn) thêm vào nửa trái tắc 3 muỗng mật ong, 2/3 chén nước. Cách dùng như trên.
+ Bệnh không rõ NÓNG hoặc LẠNH; 2 trái tắc + 1 củ nghệ 30gr. Cách làm và cách dùng như trên.
CỮ ĂN: Cam, nước dừa, nước mía, nước đá nếu bị cảm lạnh.
Lưu ý:
-         Không nên dùng quá liều lượng đã quy định trên,có hại .
-         Cần linh động gia giảm tùy tình trạng bệnh.
-         Trái TẮC thuộc ÂM làm mát (nếu dùng nhiều sẽ làm lạnh cơ thể). CỦ NGHỆ thuộc DƯƠNG làm ấm (nếu dùng nhiều sẽ làm nóng cơ thể). 
Phòng bệnh tổng quát
Mỗi ngày ,ngay sau khi thức dậy,lúc còn trong mùng xoa mặt bằng tay( có thể chấm thêm một ít dầu cù là) chà sát khắp mặt,đầu,vành tai, cổ,gáy.Sau đó,lấy ngón tay chà từng vùng trên mặt tương ứng với các cơ quan nội tạng hay bộ phận bên dưới,làm khỏang 2 phút,xong ngồi trên giường xếp bằng để hai tay bắt chéo ra sau lưng cúi gập 3 phía;trước mặt,bên phải, bên trái .Mỗi phía từ 5-10 lần.Vừa làm vừa hít sâu.Xong đi ra rửa mặt bằng khăn nhúng nước ấm,chà sát khắp đầu, mặt cổ, gáy, tai trong vòng 2 phút. Tất cả động tác thực hiện khỏang 10 phút, sau đó đi tắm.Các động tác trên phải làm thường xuyên mỗi buổi sáng. 
Tối có thể chỉ nên xoa nóng gan bàn chân bằng 2 tay 2 chân (cọ sát nhau).Nếu tối xoa mặt bằng nước ấm hoặc chạy tại chỗ sẽ làm khó ngủ. 
Phương pháp tập luyện đơn giản này,nếu được thực hiện một cách nghiêm túc và đều đặn mỗi ngày, sẽ giúp cho cơ thể bạn khỏe mạnh và khoan khóai.Đó là một cách phòng bệnh đơn giản mà hữu hiện lại ít tốn sức, ít mất thời giờ,phù hợp với nhiều người . 
Mong Cô, Bác , Anh, Chị thử thực hiện xem sao!. 
GSTSKH. Bùi Quốc Châu
(dienchan.com)


No comments:

Post a Comment