GIA VỊ DÙNG TRONG THỰC DƯỠNG
Một trong những tiêu chí nấu ăn những ai theo phương pháp thực dưỡng là KHÔNG sử dụng đường, bột ngọt, bột nêm, các loại phụ gia hóa học khác và hạn chế tối đa việc sử dụng dầu ăn cho dù đó là những loại dầu tốt như dầu mè, dầu phộng được ép thủ công. Vì vậy Bếp Lứt cũng không ngoại lệ.
Hầu hết những người đã quen với cách nấu ăn thông thường hay thắc mắc “nấu thế sao ăn được?” . Phải thú thực là trước khi ăn thực dưỡng chính Bếp Lứt cũng từng nghĩ thế đấy Vậy nên câu hỏi tiếp theo hẳn là “tủ bếp mà không có các gia vị phổ biến hiện nay thì nêm nếm bằng cái cóc khô gì ???” Cùng khám-phá góc đựng gia vị nhà Bếp Lứt để bật mí-bí mật nhé!
Giật tít xí cho zui!!! Bài này Bếp Lứt muốn liệt kê một số loại gia vị-nguyên liệu cần trữ sẵn trong nhà bếp cho những người mới bắt đầu ăn dưỡng sinh. Giúp các bạn có thể linh động hơn trong việc nấu nướng và cũng như dễ dàng áp dụng cách nấu một số món Bếp Lứt đã hướng dẫn.
1. Muối
Muối hầm, muối biển :
Là gia vị quan trọng nhất trong các loại gia vị dùng trong thực dưỡng! Muối mình nói ở đây là muối biển nguyên chất chứ KHÔNG phải muối tinh luyện hay muối i-ốt nhé. Các thể loại đóng gói bán trong các siêu thị, tiệm tạp hóa vừa bị mất chất khoáng, vi lượng lại vừa được khuyến mại thêm một mớ hóa chất để xử lý cho sảnphẩm được trắng trẻo, đẹp đẽ, hấp dẫn người mua.
Có những bữa siêu đơn giản, chỉ toàn món luộc, thì khỏi cần dầu ăn, tương, gừng, hành tỏi mà chỉ cần Muối và Thực phẩm là có thể nấu được bữa ra trò rồi . Thậm chí hôm nào chỉ ăn độc món gạo luộc (Cơm) thì cũng phải nêm muối đấy. Sẵn tiện nhắc luôn, khi nấu cơm lứt nhớ cho xí muối vào nhe!
Hồi còn nấu ăn mặn, mỗi khi xào rau hay nấu canh là mặc định phải có thịt ( tôm, cá) mới được coi là bát canh, đĩa xào. Đã vậy còn nhồi thêm cả muỗng to bột nêm, bột ngọt đầy có ngọn có khi cơm canh còn bị ê sắc. Bây giờ chỉ xào bắp cải su hào cà rốt với thìa dầu mè, dúm muối hầm thôi vị ngọt từ chính rau củ được kết hợp đúng thời điểm với muối biển đã thấy ngon ngon kì… cục rồi :P. Nhưng có lẽ điều sung sướng nhất là cơm canh không bị ế, “ăn ngon xong mà không lo bị NÓNG” :v
Muối hột:
Ngoài việc dùng muối hầm, nhà Bếp Lứt còn luôn có thêm một chum muối hột để ngâm rau cho an toàn. Tiêu chí và mong ước của Bếp là được nấu những món ăn hoàn toàn từ rau sạch. Nhưng trong xã hội hiện tại thì tìm được nguồn rau hữu cơ đều đặn và đầy đủ là việc không hề dễ dàng gì. Vì vậy, Bếp chỉ có thể cố làm tốt nhất những gì trong khả năng mình mà thôi. Đôi khi có những mớ rau mua ở siêu thị thì cứ cần sẵn thêm nhúm muối cho yên tâm.
2. Nước tương
Để tạo vị mặn cho món ăn, ngoài muối thì không thể không kể đến tương. Nhà mình chỉ sử dụng 3 loại tương là tương dưỡng sinh, tamari và tương ta (tương bần)
Tương dưỡng sinh:
Tương dưỡng sinh được dùng hằng ngày cho món kho, xào, nấu canh, pha nước chấm cho các món luộc…. Cho món ăn vị ngọt, đậm đà hơn so với chỉ dùng độc muối. Nếu bạn đã quen với các loại nước tương thông thường trên thì trường khi chuyển sang tương thực dưỡng thì nên cẩn thận trong nêm nếm vì vị của nó mặn hơn rất nhiều. Khi làm nước chấm thì nên pha loãng ra để tiện sử dụng.
Trong khi nước tương trên thị trường (và các loại gia vị bột nêm, bột ngọt khác) đều có mục thành phần dài và khó hiểu đến mức chỉ đọc thôi đã thấy mệt, chưa nói đến sử dụng thì tương dưỡng sinh được làm CHỈ từ đậu nành và muối, thời gian ủ tương phải tối thiểu từ 8 tháng đến 1 năm mới đem ra sử dụng.
Thậm chí ngay cả khi tất cả các thành phần dài lê thê trong những chai tương quảng cáo đều đặn trên Tivi, đều nằm trong danh mục phụ gia đươc phép sử dụng thì mình vẫn chỉ tin vào vị giác và sự nhạy cảm của cơ thể chính mình mà thôi.
Tamari là nước tương có thời gian ủ lâu hơn tương dưỡng sinh rất nhiều, thường là trên 3 năm. Chứa rất nhiều axit amin tốt cho cơ thể, và trị những bệnh về âm. Vì giá thành tamari tương đối cao nên nhà mình ít sử dụng hơn, chỉ để dành nấu nướng lúc gia đình có người không được khỏe.
Tương ta nguyên hạt:
Tương cổ truyền của người Việt, cũng chỉ làm từ muối và đậu nành, gạo nếp. Dùng cho các món kho, hoặc pha nước chấm món cuốn và rau luộc rất tuyệt.
Tuy nhiên Bếp Lứt cũng không dám mua tương này tùy tiện ở bất cứ đâu, chỉ mua ở cơ sở tin cậy và đang tập tành tự ủ để năm sau có tương nhà làm luôn đấy.
3. Mi sô
Miso là một loại gia vị rất đặc biệt trong thực dưỡng và cũng còn khá xa lạ với rất nhiều người Việt mình.
Miso nhiều năm (miso đen)
Miso còn gọi là tương đặc, miso chính là phần lắng phía dưới của chum tương dưỡng sinh. Cũng dùng nấu các món như mục 2 nhưng hương vị đậm đà của nó còn mạnh thêm một bậc nữa so với muối và tương nước. Đôi khi nó cũng là sự thách thức vị giác cho những ai mới bắt đầu làm quen với loại gia vị này.
Miso ít năm (miso vàng)
Bên cạnh muối hầm và tương dưỡng sinh, thì miso vàng là thứ Bếp sử dụng phổ biến hằng ngày. Miso vàng tạo độ ngọt vị thơm cho món ăn, đồng thời bổ sung đạm cho người ăn chay. Đặc trưng của miso vàng là cần bảo quản lạnh, vì vậy bạn có thể dự trữ trong tủ lạnh một hũ mi sô vàng (của Hàn hay Nhật) để món ăn thêm vị đậm đà mà bị át mùi bởi mi sô đen lâu năm.
Bạn có thể chế biến các món như rau củ sốt miso, soup miso, canh miso….
4. Dầu ăn
Dùng các loại dầu ép thủ công, không dùng dầu ăn tinh luyện, trong thành phần hóa học có hầm bà lằng các loại hóa chất. Đặc biệt không sử dụng bơ thay dầu nhé.
Các loại dầu nhà mình thường dùng là dầu mè, dầu phộng, dầu dừa, dầu gấc. Hình minh họa ở trên là 1 chai dầu mè ép thủ công và 1 chai dầu gấc nhỏ dùng dở của bác hàng xóm tặng vì nhà bác mua nhưng không ăn được, biết tụi mình thích gấc nên.. . Có chị gần nhà còn quăng cho Bếp nguyên chai tương bần do mẹ chị ở ngoài quê tự ủ gửi vô mà chị hổng thích mùi, rồi một Bác gái thì khoe bác có hũ chanh vườn nhà trồng ngâm muối hột mười mấy năm rồi chả biết làm giề . Chao ôi, cả một kho báu bị lãng quên! Hình bên dưới là chanh bác tặng Bếp đó.
5. Mơ muối, dấm mơ muối lâu năm.
Có thể dùng thêm chanh muối
Công dụng chính để tạo vị chua trong món ăn thay cho giấm. Dùng trong các món ăn như canh chua, pha nước chấm, làm dưa góp, dưa món, nấu cơm…
Đặc biệt khi ngộ độc thực phẩm phải nhờ MƠ Muối lâu năm cứu trợ nhé! Mỗi khi mình phải đi ăn ở ngoài, dính nhiều đồ âm thì ngậm quả mơ muối uống ly trà bancha là thấy khỏe liền.
6. Bột nghệ, màu điều:
Phải là bột nghệ nguyên chất, dầu điều tự làm một hũ (rất đơn giản) dùng được cả tháng, hai loại này giúp tạo màu tự nhiên bắt mắt cho món kho, cà ri, làm bánh, nấu chuối đậu, canh chua,….
7. Bột sắn dây, bột mình tinh:
ngoài là thực phẩm dùng để tự chữa bệnh, ăn nhẹ vào buổi chiều thì được Bếp sử dụng hằng ngày trong các loại nước sốt để tạo độ sánh cho món ăn, như sốt miso, đậu sốt rau củ, nước sốt món sen cuộn rong biển… không thể thiếu bột sắn dây.
Bột sắn dây còn được sử dụng trong các món chè như Táo hầm sắn dây, chè đậu xanh nguyên vỏ…
- Bột mình tinh sử dụng tương tự như bột sắn dây
8. Rong biển khô các loại:
Phổ tai, wakame, nori, hijiki, ….Tùy điều kiện cho phép mà có một hoặc tất cả các loại kể trên.
Dùng nấu cơm, canh, cháo, súp, nước sốt, nước lèo, món kho,…
9. Bột mì:
Bột mì trắng, bột mì lứt:"Wheat Gluten", dùng để làm bánh. Đương nhiên trong món tempura, đậu chiên xù, pizza lứt , bánh nướng lứt.. thì không thể không có các loại bột mì được rồi.
Đối với Bột mì Bếp vẫn hay dùng của Bobs Red Mill
Bột mì lứt
Wheat Gluten.
10. Rau gia vị
Hành, tỏi khô, gừng tươi, xả, lá cà ri khô- tươi…: Tùy sở thích mỗi người, Bếp Lứt thường dùng Poa rô tươi nếu có thay cho hành tỏi, xả thì mua nguyên cây về rửa sạch tự xay một hũ bỏ ngăn đá dùng cả tuần.
11. Hương liệu làm bánh
Các loại bột quế, hồi, lá rosemary khô, lá origano …: Loại này ít sử dụng thường xuyên nhưng nếu ai hay lăn vào bếp sẽ có đôi khi cần đến. Nó tạo hương vị là lạ, tây tây cho món ăn. Nhưng rau củ nướng rosemari, hay pizza
12. Đường đen, đường thốt nốt:
Đường thốt nốt.
Khuyến cáo không sử dụng đường, đặc biệt là đường tinh luyện! Bạn có thể xem thêm bài viết 3 lý do quan trọng nên từ bỏ đường đểbớt hảo ngọt đi nhé.
Tuy nhiên vẫn cần dự trữ chút ít để thỉnh thoảng làm mứt, nấu chè, làm bánh trung thu. Hũ này Bếp Lứt dùng cả năm không hết bởi vì cho dù có nấu chè hay làm bánh ngọt cho bọn trẻ cũng không ngọt lịm như ai. Cụ thể cách làm sẽ chia sẻ trong từng món ở mục vào bếp nhen!
Phía trên Bếp Lứt đã liệt kê một số gia vị cần thiết trong thực dưỡng mà Bếp nhà mình luôn có sẵn. Nó giành cho những người ăn dưỡng sinh phong phú từ những món đơn giản đến hơi phức tạp một xí. Đặc biệt các bà mẹ muốn nuôi con bằng thực dưỡng, đôi khi cũng cần múa chảo các loại bánh cho em bé đỡ thèm :3 :3
Nếu bạn có thứ gia vị nào khác thú vị thì giới thiệu cho Bếp với nhé!
***
"...chị Hà đã làm thành công theo công thức dịch trong sách của Michio Kushi do bác Hưng ở Úc gửi về;
Chúng tôi phải mời bác Hưng từ Úc về Hà Nội giao lưu và ăn món ăn làm từ sách được làm từ trong các quyển sách do bác gửi về..."
Cách làm::
Chúng tôi phải mời bác Hưng từ Úc về Hà Nội giao lưu và ăn món ăn làm từ sách được làm từ trong các quyển sách do bác gửi về..."
Cách làm::
1 kg bột mì lứt là tốt nhất (làm từ bột mì trắng cũng được), tỉ lệ
hai bát con nước lạnh đầy gần tận miệng;
chút muối; nhão thật kỹ; nhóm bạn làm mì căn cả mấy chục kg đã mua cái
máy nhào bột mì của Đài Loan gì đó có công suất vài chục kg bột...
Nhào xong đem ủ lại 1 -2 giờ;
Nhào xong đem ủ lại 1 -2 giờ;
xả nước vào rửa sạch bột bám,
rửa vò mạnh tay như vò quần áo, rửa đi rửa lại cho sạch,
bột bỏ đi có thể dùng làm món ăn khác hay là tưới rau ?...
1 kg bột còn khoảng 300 gam mì căn sống;
Đem mì căn này đun trong nước,
Đem mì căn này đun trong nước,
cho một miếng phổ tai và tamari trong 60 phút;
cho thêm cả gừng nghiền;
ta có một món mì căn chín thơm ngon này nó sẽ như là một miếng thịt chay lý tưởng nhất để chế biến bất cứ món ăn nào ...
Nhất là làm phở mà đặt miếng "thịt" thái lát này lên thì hoàn toàn mãn nguyện sâu xa: mùi vị thơm ngon bổ dưỡng cho ta cảm giác về sự đầy đặn và ấm áp của bát phở mà chúng tôi đã có dịp nêu lên ở trang web này. Với những người ăn chay đây là một trong những món ăn có thể nói là cực kỳ khoái khẩu và hấp dẫn, nó có thể chinh phục được những người ăn mặn khó tính nhất.
Nếu trời lạnh không cần cho chanh và bột nhào và có thể để khối bột đã nhào kỹ qua đêm rồi sớm sau xả nước...
Nếu không đem luộc theo cách trên loại mì căn sống đó bạn có thể bỏ vào ngăn đá lạnh và dùng dần...có thể làm nhiều món ăn ngon lành khác nhau.
Tuy nhiên lưu ý mì căn ăn kiểu này mà không biết cách sử lý phần "bỏ đi" gồm nước và bột mì lắng đọng lại... thì ta sẽ vi phạm trật tự vũ trụ vì nguyên tắc ăn hoàn toàn... ăn như thế là chỉ ăn có một phần thực phẩm...
Nhất là làm phở mà đặt miếng "thịt" thái lát này lên thì hoàn toàn mãn nguyện sâu xa: mùi vị thơm ngon bổ dưỡng cho ta cảm giác về sự đầy đặn và ấm áp của bát phở mà chúng tôi đã có dịp nêu lên ở trang web này. Với những người ăn chay đây là một trong những món ăn có thể nói là cực kỳ khoái khẩu và hấp dẫn, nó có thể chinh phục được những người ăn mặn khó tính nhất.
Nếu trời lạnh không cần cho chanh và bột nhào và có thể để khối bột đã nhào kỹ qua đêm rồi sớm sau xả nước...
Nếu không đem luộc theo cách trên loại mì căn sống đó bạn có thể bỏ vào ngăn đá lạnh và dùng dần...có thể làm nhiều món ăn ngon lành khác nhau.
Tuy nhiên lưu ý mì căn ăn kiểu này mà không biết cách sử lý phần "bỏ đi" gồm nước và bột mì lắng đọng lại... thì ta sẽ vi phạm trật tự vũ trụ vì nguyên tắc ăn hoàn toàn... ăn như thế là chỉ ăn có một phần thực phẩm...
________Ngọc Trâm_________
shared http://monngonthucduong.com/mon-ngon-thuc-duong/gia-vi-dung-trong-thuc-duong.html
***
Bánh muffin của mình còn được làm từ bột mì lứt. Bí quyết làm cho bánh mềm: táo. Táo rất hữu dụng để giúp làm mềm những loại bánh mì lứt dùng bột nở, mà lại còn làm tăng hương vị cho bánh nữa. Bánh muffin này chỉ hơi ngọt một chút. Mình coi nó là một loại bánh mì. Vì vậy bạn có thể dùng nó cho bữa ăn sáng, với chút mứt và bơ để bắt đầu một ngày tích cực!
Để lửa nhỏ, nấu táo với các nguyên liệu cho sốt táo đến khi táo mềm, khoảng 10 phút. Để nguội. Xay sốt táo với các nguyên liệu ướt đến khi tan đều.
Lò nướng 180C.
Trộn đều các nguyên liệu khô với nhau. Quấy nguyên liệu khô với nguyên liệu ướt chỉ đến khi chúng quện lại với nhau. Đừng quấy lâu, bánh sẽ cứng.
Phết một lớp dầu mỏng vào khuôn bánh muffin, trừ khi bạn dùng khuôn giấy như mình, đổ bột bánh vào đầy 2/3 khuôn. Nướng trong lò 25 phút cho bánh muffin cỡ trung bình.
Nguyên liệu khô:
250 gr bột mì lứt
50 gr đường nâu
2 thìa cà phê bột nở
Chút muối
Nguyên liệu ướt:
350 ml sữa + 1 thìa súp dấm, hoặc sữa đã bị chua (nhưng chưa mốc), hoặc sữa chua
3 thìa súp dầu ăn
2 quả trứng
Sốt táo:
1 quả táo - cạo vỏ, bỏ ruột, thái nhỏ
Chút bơ
Nước cốt 1/4 quả chanh
1 thìa cà phê đường
1 thìa cà phê bột quế (nếu có)
Lò nướng 180C.
Trộn đều các nguyên liệu khô với nhau. Quấy nguyên liệu khô với nguyên liệu ướt chỉ đến khi chúng quện lại với nhau. Đừng quấy lâu, bánh sẽ cứng.
Phết một lớp dầu mỏng vào khuôn bánh muffin, trừ khi bạn dùng khuôn giấy như mình, đổ bột bánh vào đầy 2/3 khuôn. Nướng trong lò 25 phút cho bánh muffin cỡ trung bình.
SHARED
http://notjustboilwater-vn.blogspot.com.au/2012/03/banh-muffin-mi-lut.html
***
SHARED
http://gaolut.vn/am-thuc/miso-gia-vi-tuyet-hao-trong-bep-an-thuc-duong-42.html
Miso vừng: Là một hỗn hợp giữa hạt vừng và miso.
Nghiền 3 tách MÈ rang trong cối cổ truyền Saribachi
rồi thêm vào 1/3 tách miso.
Trộn hỗn hợp thật kỹ như hồm
nếu thích thì thêm vào ¼ tách trà thơm, ta được 1 món gia vị rất tốt cho người âm tạng.
Miso với hành tây:
1 lát hành tây,
1 muỗng cafe miso,
1 muỗng cafe nước,
1 muỗng dầu vừng.
Xào hành với dầu, nghiền miso trong cối đất với nước.
Thêm miso vào hành trộn đều,
đem nấu từ 5-10phút.
Dùng một lượng nhỏ với cơm và nui.
Miso chiên:
Chiên 100gr miso với 1 muỗng cafe dầu MÈ
Thêm vài lát tỏi tây hoặc hành tây và 1 ít vỏ cam.
Dùng mỗi lần 1 muỗng cafe với cơm hoặc rau củ.
Món này chỉ để làm thuốc, người khoẻ không nên ăn hàng ngày.
Thích hợp trong trường hợp tiểu đường, đau mắt và lao phổi
Theo Y học thường thức trong gia đình
NXB Phụ nữ năm 1999.
***
CANH NHÂN SÂM
SHARED http://vi.group4.me/bep-va-banh/2015/08/moi-ca-nha-an-canh-duong-sinh/
200gr nhân sâm
3lang nấm rơm
3lang đông cô
3lang bò mềm
1bich rong biển nấu canh
Thực hiện :
Rửa nhân sâm cho kỹ rồi hầm cho nó nhừ
Sau đó bỏ nấm rơm , đông cô cho sôi rồi bỏ bò và rong biển
Chị nêm 1muong canh bột nêm và 1m cafe bột ngot.
No comments:
Post a Comment