Sunday, September 6, 2015

Ngaỳ này năm ngóai


Tửu phùng tri kỷ thiên bôi thiểu,
Thoại bất đầu cơ bán cú đa.
Âu Dương Tu 歐陽修 (1007—1072)
Rượu cùng tri kỷ ngàn ly ít, 
Chuyện chẳng tri âm một chữ thừa.
Âu Dương Tu Tiên Sinh.

“…Tỷ như hôm qua ta muốn nổi giận thì nghĩ rằng: (mỗi người đều có chỗ tốt đẹp) cũng có người có chỗ còn sai sót; nếu ta gặp chỗ sai sót của ngừơi khác, chiếu tình lý thì nên thương tiếc cho sự khổ não của người ấy mà tha thứ chỗ sai sót của họ, nếu có người suy xét mà mạo phạm đến ta thì phần sai thuộc về anh ta chứ có quan hệ tới ta? Vốn chẳng hề có sự nóng giận nào có thể phát khởi được vậy!
Lại nghĩ rằng trong thiên hạ tuyệt đối chẳng hề có bậc hào kiệt nào tự cho rằng mình không có sai lầm nào cả. …Ở đời quyết chẳng có cái học vấn nào lại khiến óan hận người khác.
…Do đó, một người làm việc gì cũng không được như ý thì đều là do vì chưa tu đầy công đức của mình, cái tâm làm cảm động người khác chưa có đủ vậy. (Cần phải xem tự mình có chỗ nào không đúng, không phải đối với người khác). Nếu cố gắng giữ được tâm như thế thì có người nào phỉ báng ta thì đấy lại là cơ hội giáo dục hoặc ngược lại “tôi luyện cho ta, thành tựu cho ta”. Ta phải vui mừng tiếp nhận sự giáo huấn, phê bình mà người khác dành cho ta chứ còn có gì óan hận đâu.
Lại nữa, nếu nghe người khác nói bậy về ta mà ta không nổi giận; dù người ấy có nói bậy, nói sắc bén đến bao nhiêu đi nữa thì cũng giống như lửa bốc lên trời, bất quá cùng như lấy lửa mà đốt không trung, không trung không có vật gì để đốt cháy được, rốt lại lửa sẽ tắt. Nếu nghe người khác nói bậy mà ta nổi giận để rồi dùng hết tâm tư, hết sức lực mà biện giải thì kết qủa cũng như con tằm mùa xuân nhả tơ, tự mình trói buộc mình mà thôi (thường gọi là làm kén tự trói, tự chuốc lấy khổ) Cho nên nóng giận không những không có lợi mà còn có hại nữa. Đấy là nói cái hậu quả của sự nóng giận. Chứ còn những loại sai quấy, tội lỗi khác cũng đều cần phải dựa vào đạo lý mà suy nghĩ cho kỹ càng…” (Cư sĩ Liễu Phàm)

No comments:

Post a Comment