Thursday, September 3, 2015

"Nỗi đau của chàng Werther"

http://khaiphong.org/showthread.php?

Vào nửa cuối thế kỷ 18, một cuốn tiểu thuyết đã đi vào lịch sử văn học châu Âu bởi sức ảnh hưởng ngoài tưởng tượng của nó.

Năm 1774, Johann Wolfgang von Goethe xuất bản một cuốn sách gây tiếng vang là "The Sorrows of Young Werther" (Tạm dịch: Nỗi đau của chàng Werther). Tác phẩm này đã nhanh chóng được dịch ra mọi thứ ngôn ngữ ở châu Âu và "cơn sốt Werther" đã bao trùm khắp cả châu lục.


Trang bìa bản in đầu tiên cuốn
"Nỗi đau của chàng Werther"
Cuốn sách là một câu truyện về Werther, một nghệ sĩ trẻ đã từ bỏ xã hội rối ren đang sống để chuyển về thị trấn nhỏ Warheimu ở Đức, nơi có phong cảnh rất đẹp, thiên nhiên hoang dã và kết giao với những người ở tầng lớp dưới . Ở đó Werther đã gặp một người con gái xinh đẹp tên là Lothéa và yêu cô. Lothéa không thể đón nhận tình cảm của anh bởi đã hứa hôn với một người khác. Điều này khiến Werther chìm đắm trong đau khổ và cuối cùng tự sát bằng khẩu súng lục mượn từ người chồng mới cưới của cô gái.

Cuốn sách đã đánh trúng tâm lý của độc giả trẻ thế kỉ 18. Ảnh hưởng của nhân vật này tới công chúng là rất lớn. Sau khi cuốn sách được xuất bản, giới trẻ ở châu Âu đua nhau mặc những chiếc áo khoác xanh, gi-lê vàng, giày ống gập, mũ phớt… giống nhân vật ưa thích của mình. Thuật ngữ "best-seller" được tạo ra để mô tả thành công cho cuốn sách. Không lâu sau khi xuất bản, cuốn sách liên tục bị in lậu, đạo văn và bắt chước. Nội dung câu chuyện còn được diễn lại trong các vở opera, kịch nói, ba-lê, văn thơ cùng các bản nhạc. Và có vẻ như chừng đó vẫn là chưa đủ với công chúng.





Chân dung Johann Wolfgang von Goethe,
một trong những vĩ nhân của văn học thế giới


Dù cuốn sách rất thành công nhưng Goethe không có ý định viết thêm. Tác giả người Đức này làm mọi cách để tránh xa khỏi cuốn sách gây sốt của mình. Trước phản ứng đó của Goethe, một loạt các tác phẩm do người hâm mộ tự sáng tác đã xuất hiện và bùng nổ. Hàng nghìn tác phẩm được viết để nối tiếp mạch truyện mà Werther đã kết thúc. Một số các tác phẩm còn tìm được thành công cho riêng mình. Trong đó phải kể đến tác phẩm đối ngược lại câu truyện gốc, có tên là "The Joys of Young Werther" (Niềm vui của chàng Werther)



Bi kịch của chàng Werther đã gây lên một sơn sốt có hiệu ứng lan rộng
và lâu dài trong công chúng châu Âu và khắp các châu lục.


Cuối thế kỉ 18, bất kỳ người châu Âu nào cũng có thể mua được các mẫu tượng, quần áo, đồ làm bếp hay thậm chí cả loại rượu mang tên "Werther". Gần như tất cả mọi thứ đều có thể gắn với hình ảnh của Werther hoặc câu chuyện tình yêu của anh. Có thể nói thành công của nhân vật Werther đã kéo dài rất lâu. Cơn sốt này phổ biến và lâu dài tới mức mà hàng chục năm sau, khi Napoleon tới Ai Cập, cuốn sách này là một trong 3 cuốn sách mà ông mang theo. Napoleon đã đọc nó tới 7 lần, ông thậm chí còn cho triệu kiến tác giả để gặp và nói chuyện về cuốn sách vào năm 1808. Cho tới tận thế kỉ 19, nhân vật Werther vẫn in sâu trong tâm trí công chúng khi William Makepeace Thackeray viết bài thơ mang tên "Sorrows of Werther". Phan Hạnh - Theo KGN - Nguồn: Dân trí

Nỗi Đau Của Chàng Werther 

< Tiểu thuyết - J.W Goethe >


shared 
http://rongreu06.blogspot.com.au/2010/01/noi-au-cua-chang-werther.html


Tất cả những gì tôi có thể tìm được từ câu chuyện cảu chàng Werther tội nghiệp, tôi đã chuyên cần thu góp lại và đem trình bày với các bạn dưới đây, và tôi biết rằng các bạn rồi sẽ cám ơn tôi. Các bạn sẽ không sao ngăn được lòng ái mộ đối với tâm hồn và tư chất của Werther cũng như không thể không nhỏ lệ xót thương cho số phận chàng.

Còn bạn, hỡi tâm hồn nhân hậu, bạn vẫn hằng rung cảm những nỗi niềm khát vọng như Werther, xin bạn hãy tìm nguồn an ủi trong nỗi đau của chàng, và hãy coi cuốn sách nhỏ này như một người bạn đường, nếu như_ vì định mệnh hay vì lỗi lầm của chính mình_ bạn không thể tìm được ai thân thiết gần gũi với bạn hơn.

Quang chiến dịch - NXB VĂN HOC 

 Quyển thứ nhất

Ngày 4/5/1771

Thật vui sướng xiết bao khi tôi đã đi rồi! Bạn quý ới, có nghĩa gì đâu trái tim con người! Phải từ giã bạn ra đi, từ giã người tôi yêu thương vô hạn, từ giã người tôi không thể tách rời, thế mà lòng tôi lại sướng vui. Tôi biết bạn sẽ lượng thứ cho tôi. Nhưng còn những mối giao du khác của tôi thì phải chăng định mệnh đã cố tình run rủi, khiến cho một trái tim như trái tim tôi phải lo âu sợ hãi? Đâu phải lỗi của tôi, khi vẻ quyến rũ tinh anh của cô chị làm lòng tôi khuây khỏa thì trong trái tim ấy lại bùng lên ngọn lửa si mê! Thế nhưng_ đã chắc đâu tôi hoàn toàn vô tội? Chẳng phải tôi đã nuôi dưỡng những tình cảm của nàng đó sao? Chẳng phải chính tôi đã rất hoan hỉ trước những biểu hiện rất chân thật, rất hồn nhiên của nàng đó sao? Và những biểu hiện ấy, có gì đáng cười đâu_ thế mà chúng ta vẫn bật cười. Chẳng phải tôi đã… Ôi con người, con người là gì mà dám than thân trách phận! Bạn mến thương ơi, xin hứa với bạn từ nay tôi sẽ cố sửa mình, tôi không muốn lòng tôi day dứt mãi vì một chút rủi ro mà số phận đã an bài chúng ta, như tôi vẫn thường làm, tôi muốn tận hưởng khoảnh khắc hiện tại, còn quá khứ thì mặc lòng để cho nó qua đi. Vâng, đúng rồi, bạn có lý đấy, bạn tốt nhất của tôi ạ: những nổi thống khổ của con người trên trần thế sẽ bớt đi, nếu như con người_ có Trời mới biết vì sao con người lại như thế_ vâng, nếu như con người không quá siêng năng dùng trí tưởng tượng khêu gợi lại những kỉ niệm về nỗi niềm bất hạnh đã qua, mà hơn thế, biết gánh chịu cái khoảnh khắc của hiện tại vô tình và hờ hững.

Xin bạn tốt lòng báo cho mẹ tôi biết rằng tôi sẽ làm hết sức mình để hoàn thành công việc được giao, và tôi sẽ báo tin cho người biết sớm nhất. Tôi đã nói chuyện với cô tôi và chẳng thấy ở cô chút gì ác ý như người ta thường đơm đặt. Cô tôi là một người đàn bà sôi nổi, nóng tính, nhưng vô cùng tốt bụng. Tôi đã trình bày cho cô nghe những điều mẹ tôi phàn nàn về phần của thừa kế cô còn giữ lại; cô cũng đã nói cho tôi rõ những nguyên cớ và những điều kiện nào mà theo đó cô sẽ sẵn sàng hoàn lại tất cả những di sản, thậm chí còn nhiều hơn cả phần chúng tôi đòi hỏi nữa. Tóm lại, giờ đây tôi chẳng thể viết gì hơn về việc ấy, chỉ xin bạn thưa lại với mẹ tôi rằng mọi chuyện sẽ tốt lành. Tuy nhiên, nhân câu chuyện nhỏ này, một lần nữa tôi lại nhận ra rằng: trên thế giới này có lẽ những sự hiểu nhầm và trì trệ gây ra nhiều rắc rối hơn cả sự xảo trá và hung bạo. Ít ra thì cũng cầm chắc được rằng hai thói xấu sau xuất hiện hạn hữu hơn.

Ở nơi đây tôi cảm thấy rất dễ chịu, trong miền đất thiên đường này thì sự cô đơn chính là liều thuốc diệu kì đối với trái tim tôi, và mùa của tuổi trẻ cũng đương sưởi ấm tràn đầy con tim vốn vẫn thường hay ớn lạnh cua tôi. Mỗi một cái cây, mỗi một bờ dậu đều là một bó hoa, và con người bỗng khát khao muốn hóa mình thành một chú cánh cam để chao liệng trong biển hương ngào ngạt và tìm thấy trong đó thức ăn nuôi dưỡng mình.

Thành phố này tự nó chẳng có gì thú vị cả, được mỗi cái là các vụng phụ cận thiên nhiên đẹp tuyệt trần. đấy cũng là lý do khiến cố bá tước M. dựng trên một trong những trái đồi ở đây khu vườn của ông ta, những trái đồi muôn hình muôn vẻ đẹp cứ đan chen nhau để tạo nên những thung lũng đáng yêu nhất. Khu vườn này thật bình dị, vậy mà mới bước chân vào ta đã cảm thấy ngay rằng không phải một nhà làm vườn thông thái mà là một trái tim đã vẽ sơ đồ của khu vườn ấy để chính mình tới đây tận hưởng. Và cũng chính trong căn lều nghỉ chân vòm bằng lá cây đã đổ nát ấy, nơi xưa kia bá tước thích ngồi và giờ đây tôi hằng lui tới, tôi đã từng để giọt lệ rơi thương xót người quá cố. Chẳng bao lâu nữa tôi sẽ trở thành chủ nhân của khu vườn này. Kể từ mấy ngày tôi có mặt tại đây, người coi vườn rất tận tụy với tôi, và chắc rằng bác ta sẽ thấy lòng thư thái.

Ngày 10/5

Tâm hồn tôi trào đầy một niềm hứng khởi diệu kì, giống như những sớm xuân ngọt ngào mà tôi đương tận hưởng với tất cả trái tim mình. Tôi chỉ có một mình thôi bạn ạ, và ở nơi đây, nơi cảnh vật được tạo dựng cốt dành cho những tâm hồn như tâm hồn tôi, tôi lại thấy rất yêu đời. Tôi sung sướng lắm, bạn quí nhất của tôi ạ, và hiện đương đắm chìm cùng độ trong cảm giác về một cuộc sống yên bình, đến nỗi công việc sang tạo nghệ thuật của tôi bị tổn hại. Giờ đây, tôi chẳng vẽ vời gì được đâu,một đường nét cũng không, nhưng chưa bao giờ tôi là một họa sĩ vĩ đại hơn lúc này. Khi thung lũng thân thương quanh tôi sương giăng và mặt trời thanh cao nằm yên tĩnh trên cái nền thâm u kín bưng ở phía trên cánh rừng tôi yêu, và chỉ có vài tia nắng len lỏi được tới cái chốn u huyền tôn nghiêm dưới đó, khi tôi đã ngả người trên thảm cỏ mọc cao cạnh con suối rì rào, và phát hiện ra hằng ngàn loài cỏ đa dạng mọc sát mặt đất, khi tôi cảm nhận được ngay sát tim mình cái thế giới nhỏ bé lao xao sinh động giữa những ngọn cỏ lá cây, thế giới của những con sâu bé bỏng và những chú muỗi li ti với vô hàn hình thể kỳ thú không sao cắt nghĩa, khi tôi cảm nhận được sự hiện diện của Đấng Toàn Năng đã sang tạo ra chúng ta theo hình ảnh của người, cảm nhận được nỗi đau sinh thành của Đấng Toàn Ái đã ru mang và gìn giữ chúng ta bập bềnh trên đại dương hoan lạc đời đời, những lúc ấy_ bạn quí mến ơi, khi quanh đôi mắt tôi bừng rạng ánh trời và cả thế gian, cả bầu trời cô đọng lại trong tâm hồn tôi như hình bong của người yêu dấu_ những lúc tôi vẫn ao ước và tự nhủ: Ôi! Giá như ta tái hiện được cuộc đời, giá như ta truyền được lên trang viết tất cả những gì đương tràn đầy, đương nồng cháy, để cho trang giấy trở thành tấm gương phản chiếu tâm hồn ta cũng như tâm hồn ta là tấm gương phản chiếu Thượng đế vô song! _ Nhưng, bạn của tôi ơi! Lực bất tong tâm, và tôi quỵ xuống, lặng người đi trước những hiện tượng hung lệ của thiên nhiên.

Ngày 12/5

Tôi chẳng biết có phải vì các vị thần lường gạt đương chập chờn dạo gót quanh đây, hay vì trí tưởng tượng nồng nàn bay bổng nơi hồn tôi xui khiến mà tất cả những gì ở quanh tôi đều đẹp tựa thiên đường! Ngay lối vào thị trấn là một giếng nước, và tôi_ như tiên nữ Melusin và các em gái của nàng bị cuốn hút tới đó. Dưới chân một ngọ đồi nhỏ là một thạch động, và xuống dưới đó chừng hai mươi bậc thang nữa, những làn nước trong suốt trào tuôn từ những tảng đá cẩm thạch. Trên cao có một bức tường nhỏ bao quanh, những cây cổ thụ xum xuê cành la1che kín vùng thạch động, và khí trời lành lạnh; tất cả cảnh tượng ấy vừa quyến rũ, vừa có cái vẻ rùng rợn ghe người. không ngày nào tôi lại không tới đó chừng một tiếng đồng hồ. Các cô gái trong thị trấn thường đến đây lấy nước, họ làm làm một công việc thật thường tình và cũng thật cần thiết mà ngày xưa đích thân các cô gái con vua vẫn thường làm. Mỗi lần tới nơi đây, ý nghĩ về tổ tiên và dòng giống bỗng sống động trong tôi, và tôi hình dung thấy cảnh các đấng tiên liệt đã làm quen với nhau bên bờ giếng ra sao, và quanh các giếng nước, các ngọn nguồn, các vị thần từ thiện đã bay lượn như thế nào. Ôi, nếu có ai không cảm nhận được như tôi thì chắc rằng người ấy chưa bao giờ được tắm mát hồn mình bên bờ một giếng nước sau một cuộc hành trình vất vả dưới nắng hè. 

ngày 13 tháng 5

Bạn hỏi xem có cẩn gửi sách cho tôi không ư? Bạn thân mến, xin hãy vì chúa và để mặc cho những cuốn sách khuất mắt tôi. Tôi không muốn bị người ta dẫn dắt, khích lệ và khơi dậy ngọn lửa lòng nữa đâu, trái tim tôi tự nó bốc men say cũng quá đủ đầy. Tôi đương cần một khúc ca êm ái ru rôi, và khúc ca ấy tôi đã tìm thấy trong tập thơ Homer tôi vẫn mang bên người. Ôi, biết bao lần tôi đã bắt dòng máu đương sôi sục trong tôi phải tắt lặn, bởi vì, bạn ạ, bạn sẽ chẳng thể nào tìm thấy vật gì nghiêng ngả và thất thường như trái tim tôi đâu. 

Chả lẽ tôi phải nói điều đó với bạn, người đã nhiều phen từng khốn khổ nhìn thấy tôi chao đưa từ cái nỗi u sầu sang cơn vui rồ dại, từ nỗi buồn man mác tới bến cuồng si, có phải thế không, hỡi bạn hiền yêu quí? Bởi thế mà tôi vẫn xem con tim bé bỏng của tôi như d9au71 trẻ bệnh hoạn, và tôi chiều chuộng nó đủ điều. Xin bạn đừng nói tiết lộ điều này với ai nhé, nhỡ đâu có kẻ lại bất bình mà bêu xấu tôi.

 Ngày 15 tháng 5

Những người dân hèn mọn nơi đây đã quen biết tôi, quí mến tôi, nhất là những đứa trẻ. Buổi đầu, khi tôi đến bên họ, hỏi han họ thân tình về chuyện này chuyện nọ, có người tưởng tôi muốn nhạo báng họ, nên cư xử rất cộc cằn. Nhưng tôi chẳng phiền lòng vì chuyện ấy, chỉ thấy thấm thía hơn bao giờ hết những gì tôi vẫn hằng chime nghiệm: những kẻ có đôi chút địa vị thường giữ một khoảng cách lạnh nhạt nhất định với đám dân hèn, có lẽ họ tưởng rằng gần gũi đám dân ấy, họ sẽ mất chút địa vị dành được, ngược lại, cũng có những kẻ chỉ hời hợt bên ngoài, và cũng có những thằng hề xấu tính làm ra vẻ ta đây cúi mình xuống lớp dưới, chỉ cốt làm cho lớp dân nghèo nhận thức được sâu sắc hơn sự kiêu kì của họ. 

Tôi biết lắm, chúng ta không bình đẳng và cũng không thể nào bình đẳng được với nhau, nhưng tôi lại nghĩ kẻ nào quan niệm rằng muốn giành được sự trọng vọng thì cần thiết phải tách mình ra khỏi đám người được gọi là đám tiện dân, kẻ đó cũng đáng bị chê cười chẳng khác chi một tên hèn trốn tránh kẻ thù vì sợ mình thua trận. 

Vừa rồi tôi lại ra giếng nước, ở đó tôi đã gặp một nữ tì trẻ tuổi, cô gái ấy để bình nước của mình trên bặc giếng cuối cùng và ngó quanh xem có cô bạn nào đến giúp mình đặt bình nước lên đầu hay không. Tôi bước xuống và nhìn cô. – “ Trinh nữ ơi, tôi có được phép giúp đỡ cô không?”_ tôi hỏi cô. Cô bé đỏ bừng cả mặt. – “Ô, không dám, thưa quí ông”, - cô đáp lại…không cần phải khách sáo như thế!”. Cô bé sửa ngay tấm vòng đệm trên đầu và tôi đặt bình nước giúp cô. Cô cám ơn tôi rồi đi lên.

 Ngày 17 tháng 5

Tôi đã làm quen với đủ mọi hạng người, nhưng vẫn chưa tìm được bạn tâm tình. Đối với người dân ở đây, chẳng hiểu tôi có cái gì quyến rũ mà nhiều người quyến rũ tôi đến thế, họ quấn quýt bên tôi, đến nỗi tôi cảm thấy đau lòng khi chúng tôi chỉ đi cùng nhau một đoạn đường ngắn ngủi. Nếu bạn hỏi tôi: dân xứ này ra sao, tôi sẽ đáp: - “ Dân ở đâu cũng thế cả thôi! Loài người là một quần thể đồng nhất và đơn điệu thay! Họ dành phần lớn thời gian để kiếm ăn, còn chút xíu tự do được hưởng lại làm họ sợ hãi, đến nỗi họ phải tìm mọi cách để tống khứ nó đi. Ôi chao, thân phận con người!” 

Nhưng dù sao họ vẫn là những con người trung hậu. Thỉnh thoảng, có khi tôi quyên mình và cùng họ tận hưởng những niềm vui mà con người được hưởng nơi trần thế, cùng họ ngồi bên một bàn ăn thịnh soạn, cởi mở và chân tình với nhau trong những câu chuyện bông lơn, tổ chức những cuộc dạo chơi bằng xe ngựa hay một buổi vũ hội, hoặc những chuyện tương tự, tất cả những điều đó có ảnh hưởng tốt đẹp đối với bản thân tôi, chỉ có điều tôi không được nhớ đến là trong tôi còn biết bao tài năng đương yên nghỉ, đương mục rũa vì không được đem dùng, và hơn thế, tôi lại phải cất giấu chúng thận trọng. Chao ôi, chính điều đó đã o ép tim tôi. Nhưng mà thôi, bị người đời hiểu nhầm âu cũng là số phận của mỗi người trong chúng ta. Thương thay, thế là người bạn gái cảu tuổi xuân tôi đã qua đời! Nàng ơi, vì sao tôi gặp nàng không biết nữa? – và tôi tự nhủ: “Mi là một thằng điên! Mi cất công tìm kiếm những gì không hề có trên thế gian này!”… 

Nhưng tôi đã có nàng kia mà, tôi đã cảm nhận được tấm lòng ưu ái của nàng, tâm hòn cao thượng của nàng, và ở bên nàng, tôi thấy mình lớn lao hơn chính mình, tôi đã là tất cả những gì tôi có thể hiện hữu. Chúa ơi! Khi ấy có sức mạnh nào của hồn tôi chịu nằm yên vô dụng cho cam? Chẳng phải đứng trước nàng toàn bộ những cảm giác diệu kỳ trong tôi đã bừng nở, và hồn tôi đã thâu tóm được cả thiên nhiên đó sao? Chẳng phải mối giao du của chúng tôi là tác thành, sự đan dệt triền miên những tình cảm tinh tế nhất, những câu chuyện vui đùa tài hoa nhất, ngay cả những biến hóa của nó tới cái mức tinh nghịch khiếm nhã, nhưng vẫn mang dấu ấn của thiên tài đó sao? Nhưng giờ đây!_ hỡi ôi! Những năm tháng hơn tôi về tuổi đời đã làm đã đưa nàng về yên nghỉ. Tôi không bao giờ quyên được nàng, khôn bao giờ quyên được tâm hồn kiên nghị và tấm lòngxiết bao độ lượng cảu nàng. 

Cách đây vài hôm tôi gặp chàng V. trẻ tuổi, một thanh niên sởi lởi với gương mặt khá thanh tú. Chàng mới tốt nghiệp đại học, tuy không nhận mình là thông thái, nhưng cũng tự coi mình là hiểu biết hơn mọi người. Như tôi cảm thấy, chàng không chăm chỉ, tóm lại, cũng có kiến thức. NGhe đồn tôi biết tiếng Hy Lạp và biết vẽ_ hai cái mốt ở xứ này_ chàng vội tìm đến và trưng ra khá nhiều kiến thức, từ Batơ đến Uđơ, từ Pilơ đến Vinkeman, chàng còn quả quyết là đã đọc xong xong phần thứ nhất bộ luận thuyết XUnxe, có cả một tập thơ Haine về việc nghiên cứu thời cổ đại. Tôi để mặc chàng nói thỏa thích.
Tôi có quen một ông già phúc hậu, đó là một viên phán quan của ông hoàng cai trị xứ này, một con người thẳn thắng và trung tín. Người ta bảo rằng nếu được nhìn thấy ông sống giữa đàn con, chin đứa cả thảy, thì đó mới là một niềm vui lớn cho tâm hồn; đặc biệt người ta tán tụng rất nhiều về cô gái đầu lòng của ông. Ông đã mời tôi đến chơi, thể nào tôi cũng ghé lại trong một ngày gần đây. Ông ở trong một ngôi nhà sàn, cách đây chừng mười dặm, sau khi vợ ông qua đời ông đã dọn tới đó, thị trấn và ngôi nhà cũ thực sự là khổ hình với ông… 

Ngoài ra, tôi cũng gặp nhiều người kỳ quặc hết chỗ nói, mọi thứ ở họ đều không chịu nổi, khó chịu nhất lá cái cách họ tạo tình thân. 

Thôi, tạm biệt bạn nhé! Thư này chắc bạn sẽ vừa ý vì tôi toàn kể chuyện.. 
ĐỌC LẠI “NỖI ĐAU CHÀNG WERTHER” CỦA GOETHE
Ngón tay áp út đã gieo nhẫn
Sao nàng vẫn như nắng trong veo?
Môi son tình ái chừng đang nhạt
Sao vẫn thơm như khói lưng đèo?
Đêm ngủ tựa đầu trên vai khác
Sao tóc vẫn hương dỗ nắng reo?
Ngày ăn chung đũa đêm chung gối
Sao vẫn nồng như lửa mới khêu?
Tình duyên đôi lứa trong vũ trụ
Có kẻ vớt hương dưới đất rêu
Bởi lẽ nàng đang trong sạch quá
Vẫn còn quyến rũ nắng mưa theo...
2002
http://leminhquoc.vn/tho/tap-tho/732-toi-chay-theo-tho.html?start=44

No comments:

Post a Comment