Wednesday, January 6, 2016

quy nguyên trực chỉ

https://books.google.com.au/books?


http://www.tuvienquangduc.com.au/ipad/393quynguyentrucchi-nguyenminhtien.pdf

***

shared http://hoangmaidat.com/2015/05/17/ky-2-len-duong-den-oregon-va-washington/

Kỳ 2: Lên đường đến Oregon và Washington

Một chuyến Bắc du mầu nhiệm
Kỳ 2: Lên đường đến Oregon và Washington
Sư bà Hải Triều Âm (Hình: Chùa Thiên Long)
Sư bà Hải Triều Âm (Hình: Chùa Thiên Long)
Cuối cùng chiếc Honda CRV màu xanh biển cũng lăn bánh trong chuyến du hành thăm chùa lần thứ tư của nó với chúng tôi. Như mọi lần, lúc rời thành phố Westminster trên xa lộ 22 nhập vào xa lộ 405 đông đúc xe cộ là lúc chúng tôi vừa lo mà cũng vừa hân hoan nhất. Lo vì không biết những ngày sắp tới sẽ ra sao? mình có quên mang theo món đồ cần thiết nào hay không? chuyện gì sẽ xảy ra cho người thân ở nhà? và đồng thời chúng tôi hân hoan vì biết sắp được tạm cắt đứt một số dây nhợ buộc ràng để được buông trôi, thong dong thả lỏng như một quả bong bóng nhẹ tâng bay bổng theo gió trong vài ngày.
Sau gần hai tiếng đồng hồ đua chen cùng những dòng xe náo nhiệt vào một buổi sáng đầu tuần giữa giờ đi làm ở thành phố đông dân hàng thứ nhì của nước Mỹ, đám cái bang chúng tôi – hai vợ chồng chưa già nhưng cũng sắp đến sáu-mươi tuổi, con Kiwi trên sáu-mươi tính theo tuổi chó, và chiếc CRV đã chạy được gần 100,000 dặm – mới vượt qua đèo Tejon Pass rời Los Angeles, để bắt đầu tiến vào một vùng thung lũng mở rộng bát ngát, nơi mà mỗi bận đi qua, dù đã không biết bao nhiêu lần rồi, chúng tôi vẫn luôn cảm thấy sảng khoái như vừa dứt bỏ những ràng buộc chuyện cơm áo ở lại sau lưng.
Vì cuộc hành trình này khá dài, chúng tôi quyết định phải lái qua hết chiều dọc của California trước khi dừng chân nghỉ đêm ở Oregon trong ngày đầu tiên. Như thế xe phải chạy ít nhất 12 tiếng đồng hồ xuyên tiểu bang từ Nam ra Bắc dài hơn 700 dặm, băng qua thung lũng San Joaquin ở miền Trung, lên núi xuống đồi giữa những khu rừng thông ở miền Bắc. Trời có lúc mưa lúc nắng, càng xa lên hướng Bắc, không khí càng mát rượi, dễ chịu hơn. Những cánh đồng khô cháy dọc theo xa lộ 5 cũng gợi nhắc cho chúng tôi biết một trận hạn hán lớn lịch sử đang đè nặng trên khắp California. Mưa, cho dù chỉ lất phất, cũng mang đến chút xíu hy vọng cứu gỡ cho cơn đại nạn này.
Trạm nghỉ xe ở phía nam Portland ngày 7 tháng Tư, 2015. (hmđ)
Trạm nghỉ xe ở phía nam Portland ngày 7 tháng Tư, 2015. (hmđ)
Sau những chặng dừng chân để đổ xăng, ăn uống, cũng như giải quyết nhu cầu cơ thể (của chúng tôi lẫn của con Kiwi), chúng tôi đến một Motel 6 ở thị xã Medford thuộc miền cực Nam của Oregon lúc gần 9 giờ tối.
Chúng tôi phải chọn Motel 6 vì theo chỗ chúng tôi biết, chỉ có lữ quán hạng thấp này tự nhận có lập trường ‘thân thiện với chó’ (pet friendly). Bởi thế, dọc theo lộ trình, chúng tôi phải tính trước những nơi có Motel 6 để ghé qua đêm. Nhiều năm trước, một lần bị kinh nghiệm phải lái xe đi lòng vòng suốt cả đêm tại một thành phố nọ để tìm motel nhận chó, đã khiến chúng tôi phải đến với Motel 6, không có sự lựa chọn nào khác. Thật sự thì hệ thống khách sạn này có giá cả vừa túi tiền mà cũng đủ tiện nghi, sạch sẽ cho lữ khách chỉ cần nghỉ qua đêm như đám dân nghèo mà ham đi chơi chúng tôi.
Đêm thứ nhất xa nhà, chúng tôi cắm nồi điện nấu cơm trắng ăn với món đậu hũ xào ớt chuông, cà rốt mang từ nhà theo. Với chuyến đi này chúng tôi không còn lo ngại chuyện tìm món ăn chay như trong hành trình thăm chùa xa đầu tiên năm 2011 mà tôi đang viết dở dang trong bút ký ‘Một Chuyến Đi Chùa.’ Tìm thức ăn chay trong cuộc hành hương đầu tiên ấy từng là một vấn đề làm chúng tôi lo lắng bởi vợ chồng vừa mới ăn chay trường chỉ được vài tháng, chưa có kinh nghiệm tìm món chay bên ngoài những ngôi chợ Việt ở phố Bolsa. Trong ‘Một Chuyến Đi Chùa’ (mà hy vọng một ngày nào đó tôi sẽ viết xong để cống hiến bạn đọc), chúng tôi đã may mắn khám phá những cách giải quyết chuyện ăn chay không mấy khó khăn.
Cảnh đẫm ướt ở một nơi dừng chân cho khách lái xe cạnh xa lộ 5, phía nam thành phố Portland. Mưa rơi suốt thời gian chúng tôi lái xe qua tiểu bang Oregon. (hmđ)
Cảnh đẫm ướt ở một nơi dừng chân cho khách lái xe cạnh xa lộ 5, phía nam thành phố Portland. Mưa rơi suốt thời gian chúng tôi lái xe qua tiểu bang Oregon. (hmđ)
Qua hôm sau, thứ Ba 7 tháng Tư, chúng tôi dậy sớm để lên đường trực chỉ hướng Bắc trên xa lộ 5. Mưa rơi trong hầu hết thời gian chiếc CRV lăn bánh ở Oregon. Quả đúng như danh hiệu, khắp phía Tây của tiểu bang này đều đẫm ướt dưới những đợt mưa liên tục trong ngày, phong cảnh chung quanh hai bên lộ, từ núi rừng cho đến đồng ruộng đều mượt mà với một màu xanh mướt của lá non đang đâm chồi trong tiết đầu xuân. Mưa thưa dần khi chúng tôi vào tiểu bang Washington. Chiều tối hôm đó, chúng tôi nghỉ ở một Motel 6 gần một ngôi chùa mà chúng tôi định sẽ ghé thăm, thuộc vùng Lynnwood nằm về phía Bắc của thành phố Seattle. Như vậy, trong ngày thứ nhì của chuyến hành hương, chúng tôi vượt qua hết chiều dài của tiểu bang Oregon và gần hết của Washington, đâu đó chừng 470 dặm.
Ngẫm lại, bây giờ mà lái xe được xa như vậy quả là điều kỳ diệu vì tôi hiện không còn sung sức như mấy chục năm về trước, vào cái thuở mà chuyện phóng xe từ miền Đông qua miền Tây nước Mỹ trong vài ngày là ‘chuyện nhỏ,’ chạy hăng tiết suốt ngày và hầu như suốt đêm, chỉ ngủ trong xe chừng vài tiếng xong lái tiếp mà vẫn thấy ‘ngon cơm.’ Bây giờ lái xe được vài tiếng là tôi bắt đầu buồn ngủ, nghe tê buốt ở cẳng chân đạp ga và cả hai bên mông.
Rất may, chúng tôi tìm ra một giải pháp để giảm bớt cơn buồn ngủ và sự chán nản trên chặng đường dài: nghe băng giảng pháp. Ở nhà, vợ chồng đi làm khác giờ, rất khó có dịp ngồi nghe bài giảng chung. Ngồi chung xe suốt nhiều giờ lại là dịp tốt cho hai đứa cùng nghe giảng pháp, khi nào cần bàn luận (hoặc tranh cãi) với nhau thì chỉ việc bấm cho ngưng máy, nhờ vậy mà đầu óc được kích thích, bớt buồn ngủ. Trong những lần đi trước đây, chúng tôi từng nghe pháp thoại của quý thầy Thanh Từ, Phước Tịnh, Minh Đạt, Trí Siêu, cùng nhiều giảng sư khác hoặc của quí ni sư như Như Thủy, Trí Hải, lần này chúng tôi chọn một dĩa dài cả chục giờ của sư bà Hải Triều Âm, một bậc thầy tuy đã khuất bóng nhưng lời chỉ dạy ôn tồn, vừa minh bạch rõ ràng, vừa sâu sắc trí tuệ, và nhất là đầy quyết liệt dõng mãnh, đã là nguồn sách tấn vô cùng quý giá cho những kẻ mới biết đạo như chúng tôi. Dĩa với tựa đề ‘Quy Nguyên Trực Chỉ’ này đã giúp chúng tôi học đạo trong gần 10 ngày của chuyến đi.
Sư bà Hải Triều Âm  (Hình: Chùa Thiên Long)
Sư bà Hải Triều Âm (Hình: Chùa Thiên Long)
(Kỳ 3: Một đêm, một ngày viếng chùa ở Seattle)

No comments:

Post a Comment