Bảng tin
Việc người thân đã mất làm sao để giúp họ mau siêu thoát thế nên rất nhiều người vẫn còn thắc mắc và muốn giúp người thân mình mau siêu sanh để bớt đau khổ vất vưởng.....
Sau đây là phương pháp cầu siêu cho người quá cố, vì người mất có 2 dạng mất từ lâu nhưng chưa siêu sanh được, 1 dạng nữa là mới mất và mong được người trần giúp đỡ siêu sanh. Thế nên chia ra 2 trường hợp.
* Đối với người mất lâu rồi hằng ngày người nhà có thể tụng Kinh siêu thoát như sau để giúp vong linh họ nhẹ nhàng mà ra đi :
Sau đây là phương pháp cầu siêu cho người quá cố, vì người mất có 2 dạng mất từ lâu nhưng chưa siêu sanh được, 1 dạng nữa là mới mất và mong được người trần giúp đỡ siêu sanh. Thế nên chia ra 2 trường hợp.
* Đối với người mất lâu rồi hằng ngày người nhà có thể tụng Kinh siêu thoát như sau để giúp vong linh họ nhẹ nhàng mà ra đi :
CÚNG HƯƠNG
(Thắp ba cây hương, quỳ ngay thẳng, cầm hương ngang trán niệm lớn bài cúng hương)
(Thắp ba cây hương, quỳ ngay thẳng, cầm hương ngang trán niệm lớn bài cúng hương)
Nguyện đem lòng thành kính,
Gởi theo đám mây hương,
Phưởng phất khắp mười phương,
Cúng dường ngôi Tam Bảo.
Thề trọn đời giữ đạo,
Theo tự tánh làm lành.
Cùng Pháp giới chúng sanh
Cầu Phật từ gia hộ:
Tâm Bồ-đề kiên cố,
Xa bể khổ nguồn mê,
Chóng quay về bờ giác.
Gởi theo đám mây hương,
Phưởng phất khắp mười phương,
Cúng dường ngôi Tam Bảo.
Thề trọn đời giữ đạo,
Theo tự tánh làm lành.
Cùng Pháp giới chúng sanh
Cầu Phật từ gia hộ:
Tâm Bồ-đề kiên cố,
Xa bể khổ nguồn mê,
Chóng quay về bờ giác.
Nay đệ tử chúng con dâng hết lòng thành hướng về Ngôi Tam Bảo, trì tụng kinh chú, xưng tán hồng danh, tu hành công đức, ngưỡng nguyện mười phương Tam Bảo từ bi phóng quang tiếp độ Hương linh: (tên họ, pháp danh, ngày tháng năm mất, tuổi thọ) được nương nhờ công đức này về trước Phật đài, nghe Kinh thính pháp, tỏ ngộ tự tâm, sạch hết mê lầm, vãng sinh Tịnh Ðộ.
Nam-mô Hương Cúng Dường Bồ-tát. (3 lần)O
(Chủ lễ xá 3 xá rồi cắm hương vào Lư hương).
____________ ________________
* Đối với người mới mất thì người nhà cầu siêu như sau
" 1. Truớc hết chắp hương xá 3 xá, nguyện trình:
(Chủ lễ xá 3 xá rồi cắm hương vào Lư hương).
____________ ________________
* Đối với người mới mất thì người nhà cầu siêu như sau
" 1. Truớc hết chắp hương xá 3 xá, nguyện trình:
“Hôm nay con làm lễ tuần thất thứ... cho Ông/Bà …(họ tên người quá vãng)... . Cầu xin cửu huyền thất tổ chứng minh”
(Xá và cắm hương lên bàn thờ cửu huyền)
2. Chắp hương, hướng về bàn Phật, xá 3 xá và quỷ xuống khấn nguyện:
“Nam Mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật (3 lần)
Nam Mô A Di Đà Phật (3 lần)
Nam Mô Phật Tổ, Phật Thầy, cảm ứng chứng minh. Nay con thành tâm cầu nguyện cho Ông/Bà... (họ tên người quá vãng)... Nhờ ơn Đức Phật từ bi cứu độ vong linh được thoát chốn mê đồ, vãng sanh về miền Tây Phương Cực Lạc. Nam Mô A Di Đà Phật”.
Nam Mô A Di Đà Phật (3 lần)
Nam Mô Phật Tổ, Phật Thầy, cảm ứng chứng minh. Nay con thành tâm cầu nguyện cho Ông/Bà... (họ tên người quá vãng)... Nhờ ơn Đức Phật từ bi cứu độ vong linh được thoát chốn mê đồ, vãng sanh về miền Tây Phương Cực Lạc. Nam Mô A Di Đà Phật”.
(Xá, cắm hương lên bàn Phật, rồi chắp tay vào ngực, nguyện tiếp):
“Nam Mô Tây Phương Cực Lạc thế giới, tam thập lục vạn ức, nhất thập nhất vạn, cửu thiên ngũ bách, đồng danh đồng hiệu, Đại Từ Đại Bi tiếp dẫn vong linh … (họ tên người quá vãng)... A Di Đà Phật”
(Đọc 3 lần. Xong lạy 4 lạy)
3. Đến bàn vong, chắp hương đọc bài chú Vãng Sanh cho vong linh:
“Nam Mô A Di Đa Bà Dạ
Đa tha dà đa dạ
Đa điệt dạ tha
A di rị đô bà tỳ
A di rị đa tất đam bà tỳ
A di rị đa tỳ ca lan đế
A di rị đa tỳ ca lan đa
Dà di nị dà dà na
Chỉ đa ca lệ ta bà ha.”
Đa tha dà đa dạ
Đa điệt dạ tha
A di rị đô bà tỳ
A di rị đa tất đam bà tỳ
A di rị đa tỳ ca lan đế
A di rị đa tỳ ca lan đa
Dà di nị dà dà na
Chỉ đa ca lệ ta bà ha.”
Xin tiếp dẫn vong linh.
A Di Đà Phật
(Xá, cắm hương bàn vong)
Tiếp theo, kêu gọi tên vong linh:
“Hỡi Ông/Bà...(họ tên người quá vãng)... hãy tỉnh thức, đừng sợ hãi và đừng luyến tiếc điều gì ở cõi trần, hãy bình tĩnh niệm Phật, cầu xin Phật A Di Đà tiếp dẫn về Tây Phương Cực Lạc.” (Lạy 4 lạy)
[Buổi lẽ cầu siêu tại gia đình qua một lần là xong. Ngưng nghỉ một chút, có thể lập lại lần thứ hai, thứ ba... càng nhiều càng tốt. Nếu gia đình đông người, nên đánh máy to ra, mỗi người một bản để trước mặt mà nguyện vái cũng được.] "
* Lưu ý với Chú Đại Bi thì có thể cầu siêu cho tất cả vong linh, nhưng Chú đó cũng có tác dụng khắc chế các vong linh hung dữ.
shared http://quangthientemple.org/bookstore/index.php?cat_id=9&showdetail=103
4. Người chết, mình cúng cơm họ có hưởng được không? Theo tinh thần Phật giáo, khi người chết tùy theo nghiệp mà thọ sanh. Trong Luận Câu Xá có trường phái cho rằng chết thì lập tức thọ sanh, còn có trường phái cho rằng phải có thân trung ấm, tức giai đoạn từ lúc chết cho đến thọ sanh. Thời gian này lâu hay mau là tùy theo nghiệp nhân của mình. Trong Phật Giáo không đặt nặng là họ có hưởng được đồ cúng hay không mà chú trọng vào sự tái sanh vào các cảnh giới an lành hơn hoặc vãng sanh. Về mặt tập quán, cúng cơm cho người chết là một tập tục rất quí.Người thân của chúng ta không còn với chúng ta về mặt thân xác nhưng rất gần với chúng ta về mặt tâm linh. Người sống nghĩ người mất còn quanh quẩn đâu đây và họ đã làm tất cả những gì có thể để người mất được vui. Tuy nhiên cần phải tránh xa những mê tín với nhiều phí phạm mà không chuyên tải được lòng thương nhớ của mình. (Back) 5 . Ðêm ngủ thường mê thấy người thân mớt mất hiện về bảo làm chuyện này chuyện nọ. Có nên làm theo không? Có nhiều giấc mơ rất gẩn với sự thật nhưng cũng có những giấc mơ do vọng động của ý thức. Chúng ta thường mê thấy người thân mới mất về báo mộng có hai lý do: a. Thần giao cách cảm: Nhiều khi do hai tâm thức nhớ thương nhau nhiều quá mà có thể cảm nhau được, mặc dầu bây giờ hai thế giới đã hoàn toàn xa cách. Chúng ta phải kiểm chúng giấc mơ ,điều trông thấy trong giấc mơ có hợp với sự thật đang có không. Nếu đúng như vậy, có thể đây là do thần giao cách cảm. b. Sự lưu luyến: Khi người thân mình mới mất, chúng ta thường suy nghĩ, nhớ thương về họ, đặc biệt là những kỷ niệm dễ thương trong quá khứ. Khi mình ngủ, tiền ngũ thức, tức năm giác quan không còn hoạt động, nhưng ý thức vẫn hoạt động. Ý thức hoạt động một mình. Thường thì ý thức hay lập lại những gì thường "hiện hạnh" trong ngày qua hay trong quá khứ. Chúng ta phải kiểm chứng thật kỹ giấc mơ.Ðừng vội tin và khẳng định những điểu trong mơ là sự thật. Sau khi trắc nghiệm qua nhiều hình thức khác nhau, quả quyết rằng giấc mơ này khả tín thì mới thực hiện theo . (Back) 6. Làm thế nào để biết được người thân của mình thác sanh vào cảnh giới nào? Chúng ta là người phàm và chưa chứng được thiên nhãn thông thì không thể biết được sự thác sanh của người mới mất một cách chắc chắn. Tuy nhiên chúng ta đón được người thân của mình. Như ban đêm, người dương cung về hướng nào thì mũi tên sẽ bay về hướng đó. Chúng ta không thấy được mũi tên rớt ở đâu, nhưng chúng ta cũng có thể định hướng được. Cuộc đời con người như cây cung. Sự đi đầu thai là mũi tên. Cây cung hướng về phía thiện thì mũi tên phải theo đó mà đi. 7. Người mất sẽ đi về đâu? Trong kinh Phật có minh định, người phàm thì bị nghiệp dẫn, bậc giác ngộ thì dẫn nghiệp. Nghiệp dẫn là mình đi theo hành nghiệp thiện và bất thiện của mình để đầu thai. Theo tinh thần của Phật giáo , ý nghiệp sanh ra nghiệp cảnh. Có sáu cảnh giới hiện ra do ý nghiệp tạo tác. Ðó là: Ðịa Ngục, Ngạ Quỉ, Súc Sanh , A Tu La, Người và Chư Thiên. Còn một cảnh giới vượt ngoài sự tử sanh là cảnh giới của chư Phật, Niết Bàn. Không ai sau khi mất mà không thác sanh vào các cảnh giới này. Sự thác sanh là mũi tên và hành nghiệp chúng ta tạo ra trong đời này là cây tên. (Back) 8. Chúng ta phải làm gì trong thời gian người thân vừa mới mất? Có rất nhiều việc cần làm. Tùy theo sự hướng dẫn của chư Tăng, chư Ni mà mình theo học và làm theo sự chỉ dạy của quí vị. Tôi muốn được đóng góp vài điều, theo thiển ý cá nhân tôi thì nó quan trọng. Quý vị tùy nghi. a. Phải Quy Y cho hương linh: Cho dù người thân của chúng ta có quy y lâu rồi đi nữa nhưng khi gần mất hay đã mất rồi, thần thức dễ rơi vào hôn trầm và mất đi sự sáng suốt. Do vậy chúng ta phải đọc lại lời Quy Y cho hương linh chúng ta. Người chưa bao giờ Quy Y thì phải Quy Y trong dịp này. Ðây là phương tiện gây chủng tử cho người mất có duyên với Phật Pháp. Khi đã trở thành đệ tử Phật họ sẽ dũng mãnh phát tâm hoán chuyển các nghiệp bất thiện. Nhờ đó mà linh thức của họ được thác sanh về các cảnh giới an lành hay vãng sanh. b. Quy Y cho người sống: Ðể trợ lực cho người mất, người sống chúng ta xin Quy Y trong giai đoạn này. Một người khi phát tâm Quy Y thì trong phút chốc họ gặt được vô lượng công đức. Nhờ công đức này và tín tâm chúng ta phát sanh hồi hướng cho linh thức người mới mất được siêu thoát. (Back) c. Cả gia đình phát nguyện ăn chay trong vòng 49 ngày: Mình không thương người thân của mình thì ai thương. Mình muốn giúp linh thức người thân mà không chịu tạo ra công đức thì sao mà giúp được. Mỗi ngày chúng ta phát nguyện trì sáu chữ Nam Mô A Di Ðà Phật ít nhất là năm trăm lần. Chúng ta có thể trì trong lúc đang lái xe , nấu cơm, quét nhà. Trước khi đi ngủ, mọi người đến trước bàn Phật đem công đức niệm Phật này đọc tên linh thức của người thân mình và cầu nguyện được sớm siêu thoát. Trong giai đoạn này chúng ta phát nguyện ăn chay để lòng từ bi tăng trưởng và tạo ra thêm phước đức. Ðem công đức này hồi hướng cho linh thức mới mất của mình. Ba điều này ai cũng có khả năng làm hết. Có điều chúng ta có thật sự muốn cứu giúp người thân mình hay không. Ngoài ra, cúng dường và bố thí cũng đóng phần công đức quan trọng cho việc siêu thoát của người mất. (Back)
***
Tấm Hình Người Quá Cố Chảy Nước Mắt Suốt 49 Ngày Vì Khi Sống Không Chịu Tu
Hôm nay Diệu Âm xin kể ra một câu chuyện, quý vị nghe thử có thấm không? Tất cả những chuyện này xin hứa rằng hoàn toàn có thực, không bao giờ có điều gì ra khỏi sự thật hết.
Có một vị kia tuổi trong khoảng tám mươi. Vị đó có một người con đã xuất gia đã hơn bốn chục năm. Vị Sư Cô đó về nhà khuyên ông Cụ niệm Phật tu hành. Ông Cụ không chịu niệm Phật, không chịu tu hành, mà luôn luôn trả lời rằng:
– Cô lo niệm Phật, Cô lo tu hành sao cho đắc đạo để mà cứu tôi. Có Cô rồi tôi đâu có cần lo…
Vì sợ thân phụ bị đọa lạc, nên người con tha thiết, năn nỉ hết ngày này qua ngày nọ, tìm mọi cách để khuyên, mà ông Cụ nhất định cứ nói rằng:
– Tu gì mà tu? Cô tu là được rồi, về cứu tôi là cũng an tâm rồi.
Đến khi Ông chết, sau khi mai táng xong rồi thì phát hiện cái hình của ông Cụ trên bàn thờ rơi ra nước mắt, cả hai con mắt đều rơi hết, rơi luôn 49 ngày! Quý vị tưởng tượng đi!… Chuyện này xảy ra năm 2004. Rơi luôn 49 ngày.
Người con sợ quá tiếp tục cầu siêu, tụng kinh, nhưng càng tụng kinh nước mắt càng rơi, không cách nào có thể làm cho nước mắt hết rơi được…
Tấm hình rơi nước mắt là một sự thật! Với những chuyện này Diệu Âm không dám dự đoán là hiện tượng gì? Nhưng chắc chắn rằng đã rơi nước mắt thì không thể nào gọi là sướng được! Chuyện này hơi giống như trường hợp hôm trước. Một người mẹ vì quyến luyến một người con, không chịu buông xả. Đã nằm trên giường rồi mà cứ nghĩ đến đứa con. Khi chết rồi vẫn còn lo cho đứa con. (Chuyện linh hồn người mẹ chạy tìm việc làm cho người con). Lo xong rồi, thì chiều chiều trở về hiện thân ở đầu hè ngồi khóc. Khi chết xong, trên cái tấm hình đó cũng rơi nước mắt ba ngày. Có phải là ân hận lắm không?! Rơi gì rơi cũng không còn cứu được nữa rồi!…
– Con Tu con đắc. Cha không tu cha nhất định bị đọa lạc…
– Chồng tu chồng đắc. Vợ không tu vợ nhất định bị đọa lạc…
Dù có rơi nước mắt đi nữa, Phật cứu cũng không được, đừng nói là thân nhân, anh em, bà con…
Mong chư vị tự lo nghĩ tới thân phận của mình. Sợ địa ngục, sợ ngạ quỷ, sợ súc sanh vạn vạn kiếp về sau mà phải lo… Lo liền đừng chờ đừng đợi. Nếu không, coi chừng nước mắt sẽ rơi, rơi đầy biển đông vậy!…
Nam Mô A-Di-Đà Phật.
Cư sĩ Diệu Âm (Minh Trị)
shared http://www.duongvecoitinh.com/index.php/2012/12/tam-hinh-nguoi-qua-co-chay-nuoc-mat-suot-49-ngay-vi-khi-song-khong-chiu-tu/**** |
KHUYÊN NGƯỜI NIỆM PHẬT
Xác còn ấm nhiều chỗ
Hỏi:
...một bác trai này 70 tuổi, bác thường xuyên đưa đón vợ mình đi hộ niệm, ngay cái hôm hộ niệm cho một bà cụ được vãng sanh vào ngày 12 tháng giêng, thì vợ bác trở về thấy bác đã bị té trong nhà tắm, nhưng miệng thì cứ kêu "phật ơi cứu con, phật ơi cứu con và niệm mười niệm", nhưng gia đình vẫn đưa bác vào bệnh viện cấp cứu, nhưng bác sỹ từ chối và mang bác về nhưng vẫn được thở ô-xy, nhưng đã mê man bất tỉnh....
Nhưng khi khám xác thì xác cứng và ấm ngực, bác đã không được vãng sanh. Ban hộ niệm buồn lắm chú ơi! Tại sao bác thành tâm như vậy mà không được vãng sanh vậy chú? Có phải tại gia đình đưa bác vào cấp cứu trong bệnh viện nên thần thức đã bị tán loạn không chú? Trong vòng 49 ngày mình có thể làm gì cho bác ấy được vãng sanh không chú? Bác rất có tâm đạo, thường xuyên niệm Phật, và thường chở vợ mình đi niệm Phật, đáng lý ra bác có rất nhiều công đức, phải có cơ hội vãng sanh nhiều chứ chú, cháu buồn lắm!!
Trả lời:
Người được vãng sanh không phải dễ dàng. Tất cả đều phải có nhân, có duyên đầy đủ mới được. Đừng thấy mình hộ niệm được một số người ra đi với thoại tướng tốt đẹp thì tưỏng rằng với ai cũng được phước phần này.
Người niệm Phật mà sau cùng không được vãng sanh chính vì nhân niệm Phật đời này chưa thành tựu mà nhân trong nhiều đời trong quá khứ đã kết tựu về.
Nhân quả thông ba đời. Cận tử nghiệp rất dễ sợ! Người niệm Phật mà ỷ lại, hoặc sơ ý, thi dù có hộ niệm, người đó cũng khó tránh khỏi ách nạn của cận tử nghiệp.
Hộ niệm là trợ giúp người ra đi thêm Tín-Nguyện-Hạnh để vãng sanh, chứ hộ niệm đâu thể quyết định giùm cho người ra đi.
Chính người ra đi phải quyết định. Chính Tín-Nguyện-Hạnh của người ra đi phải đầy đủ. Điều này chính người đi phải lo huân tu, phải ngày đêm tự mình cố gắng mới được, chứ không phải hỗ trợ cho vợ con tu hành là đủ, không phải cúng dường cho chùa chiền là xong, không phải giúp cho người khác tu hành là Phật thương sẽ cứu mình đâu...
Tâm Phật tịch tĩnh, có cầu có ứng, cứu độ tùy duyên, không có phan duyên. Giống như cái chuông, có đánh có tiếng. Cho nên, khi tu hành, liệu người tu hành đó có làm đúng không. Nói rõ hớn, tất cả do chính tâm mình quyết định vậy. Xin phải nắm rõ đường thành đạo.
Nghe kể lại sự việc, thì hình như ông bác này nặng về tu phước, chứ không nặng về tu vãng sanh. Tu hành như vậy, chẳng qua là kiếm chút phước báu nào đó mà thôi.
Tu phước thì hưởng phước. Nhưng thưa thực rằng, hưởng được phước báu cũng không phải dễ đâu, vì phải đợi cái duyên phước đến mới hưởng được cái phước này. Giả như có hưởng được phước đi nữa, thì cái phước này liệu có bao phủ được nghiệp chướng trong nhiều đời nhiều kiếp không?
Người thành tâm niệm Phật, cầu sanh Tây-phương, khi bị hoạn nạn thì hãy niệm "A-Di-Đà Phật, A-Di-Đà Phật, A-Di-Đà Phật,..", phải nhiếp tâm vào câu Phật hiệu để cầu vãng sanh Cực-lạc, chứ sao lại kêu "Phật ơi cứu con, Phật ơi cứu con,... ". Cứu gì đây? Người đó đang kêu xin Phật cứu cái tai nạn của mình, cứu cho mình khỏi bị chết, chứ không kêu cứu độ vãng sanh chăng?
Hãy tha thiết cầu sanh Cực-lạc thì mới có cảm ứng, mới hợp với đại nguyện của Phật. Nếu sơ ý cầu lệch ra khỏi quỹ đạo này thì chính mình bị lạc đường. Tất cả đều do tâm mình tạo ra. Phật chính là tâm, tâm chính là Phật. Tâm nguyện cuối cùng là điểm giải quyết tương lai.
Cho nên, chính người trong cuộc đang hướng về đâu trong lúc này. Nếu người niệm Phật mà chuyển đổi tâm ý, không muốn vãng sanh. Nếu vậy, thay vì hưởng"mười niệm tất sanh", thì công đức niệm Phật (nếu có) sẽ biến thành phước báu nhân thiên, tức là "bất thành tựu" vậy.
Ông bác thường chở vợ đi hộ niệm, tại sao ông không chịu tham gia hộ niệm với vợ? Có lẽ chính ông bác này đã ỷ lại vào vợ chăng?
Người nào ăn nấy no, ai tu nấy chứng. Không ai tu giùm cho ai được!
Vậy người niệm Phật hãy nhiếp tâm niệm Phật, đừng quá ỷ lại. Mình ưng thuận cho người niệm Phật, mà chính mình không niệm Phật, thì chủng tử Phật trong tâm của mình yếu, hoặc không có. Vì thế nên lúc hữu sự không cất nổi tiếng Phật hiệu.
Muốn nhân chủng Phật mạnh trong tâm thì ngày đêm phải niệm Phật, huân tu câu Phật hiệu, niệm thành thứ phản xạ tự nhiên mới được.
Niệm Phật có Phật, niệm ma có ma. Người không niệm Phật thì ma, niệm cạnh tranh ganh tỵ, niệm lý hay luận giỏi, niệm lục đạo vô thường.Niệm lục đạo vô thường thì đành phải chịu sanh tử luân hồi.
Đừng nên lý luận, triết lý, nói huyền, nói diệu nữa... Đừng nên tham gia vào các cuộc hội đàm, tranh cãi, thị phi, hơn thua nữa. Những thứ này nó làm mình phải mê muội, tâm hồn không thanh tịnh. Tâm loạn thì đường giải thoát bị che kín. Những cái tâm hăng sùng, cạnh tranh, hơn thua, lý lẽ... chính là những chiếc lưỡi hái do chính mình tạo ra, nó sẽ chờ ngày đoạn mất cơ hội thoát nạn của chính mình đó. Uổng lắm!
Vậy tốt nhất hãy thành tâm niệm Phật, chí thành niệm Phật. Thành tất linh, một ngày nào đó mình được thành đạo. Đừng để quá trễ mà ân hận.
Vậy nên, cố công niệm Phật, phải tự mình làm lấy chứ không thể làm một chú ít việc thiện là đủ đâu. Nên nhớ, căn nghiệp của mỗi người chúng ta lớn lắm, không thể sơ ý được.
Người khi chết, trong vòng tám giờ mà bị đụng chạm, bị cắt mổ, bị đưa vào ướp xác, v.v... rất khó thoát nạn. Người biết hộ niệm phải hiểu rõ chuyện này. Nếu khinh thường thì khó có thể tránh khỏi ách nạn.
Trong vòng 49 ngày, thần thức còn có cơ hội siêu sanh. Gia đình nên chí thành cầu siêu, làm thiện làm phước, phóng sanh để hồi hướng. Hằng ngày tụng kinh niệm Phật và khai thị cho hương linh sớm giác ngộ mà phát tâm niệm Phật cầu vãng sanh. Việc hiếu nghĩa thì người sống phải cố gắng làm, thành tâm làm, đây là điều cần thiết, chớ nên sơ suất.
Hỏi: Nếu hộ niệm cho một người được tám tiếng, sau khi khám xác thì đỉnh đầu ấm, chân tay mềm mại, sắc mặt tươi hồng, môi lại mĩm cười, nhưng khám ở vùng bụng thì hương linh cũng ấm ở vùng bụng luôn. Như vậy hương linh có được vãng sanh không vậy chú?
Trả lời:
Trường hợp này, trong quyển quy tắc trợ niệm lâm chung cần biết có nói, nên tiếp tục niệm Phật trợ niệm cho người đó thêm một thời gian nữa, bốn hoặc tám tiếng nữa chứ không nên ngưng. Thường sau khi tám giờ niệm Phật thì thân xác người ra đi sẽ lạnh toát, đó là bảo đảm thần thức đã hoàn toàn thoát ly khỏi xác. Nếu còn nóng nhiều chỗ, đôi khi thần thức chưa ra khỏi thân. Vì vậy chớ nên vội vã nhập quan mà làm cho thần thức đau buồn, bức xúc... không tốt!
Thường muốn thăm thân phải thực hiện sau tám giờ hộ niệm. Nên thăm cẩn thận, nhẹ nhàng, và thành kính đối với nhục thân. Nhiều người sau khi thăm thân hay "bắt cái xác tập thể dục" lâu quá, đây là điều nên tránh, chỉ làm để sắp xếp lại tư thế nằm cho trang nghiêm, và để biết chắc chắn không còn chướng ngại gì là được. Nên thăm từ dưới chân thăm lên.
A-Di-Đà Phật
Diệu Âm
(01/04/2009)
http://www.tinhthuquan.com/HoNiemVanDap/010409-1.htm
***
shared http://www.tuvienquangduc.com.au/tinhdo/87niemphatcamung.html
Niệm Phật cảm ứng
mắt thấy tai nghe
Tác giả: LÂM KHÁN TRỊ
Người dịch: THÍCH HOẰNG CHÍ
MỤC LỤC
|
Sau khi hồn lìa khỏi xác thì thần thức của những người biết tu sẽ xả bỏ vạn duyên, quyết lòng niệm Phật cầu sanh Tây Phương. Bằng ngược lại những người không biết tu thì cứ bám víu theo hoài với những ân oán tình thù như là vì nặng tình con cháu nên quyến luyến, vì luyến tiếc gia tài, sự nghiệp, công danh, chức quyền… hay có những mối thù sâu nặng chưa giải quyết, những oan ức còn chưa được bày tỏ…hoặc là không biết phải đi về đâu. Có những vị cứ bám mãi theo ngôi mộ, hủ cốt hay tấm hình trên bàn thờ… và có khi đến mấy mươi năm sau vẫn chưa đi.
Sau mấy mươi năm thì người mẹ cuối cùng cũng đã trở về tìm con. Sau khi thầy trụ trì nghe người mẹ kể mấy mươi năm về trước có đứa bé dưới hiên chùa… thì thầy mới vở lẻ, người mẹ cũng rất đau lòng khi hay tin đứa con đã qua đời. Điểm quan trọng mà VT muốn nói trong câu chuyện này đó chính là khi thần thức của đứa bé hay tin mẹ trở về, được đoàn tụ với mẹ, tâm nguyện và sự chờ đợi bấy lâu cuối cùng đã hoàn tất vì thế vong linh bé nhỏ ấy mới được siêu thoát. Đây là câu chuyện có thật do một vị thầy(hiện tại rất nổi tiếng, xin dấu tên) đã kể lại cho VT nghe.
Nam Mô A Di Đà Phật
Thầy cho con hỏi một chút! Bà con mất vào ngày 26 tháng 11 âm vừa rồi! nhà con cúng tuần này là tuần thứ 3 ạ! Thầy cho con hỏi tới tuần thứ 5 của bà con là vào ngày mùng 1 tết! nhà con cúng trước 1 ngày vào ngày 30 tết có được không hả thầy! Và ngày quan trọng hơn là 49 ngày của bà con vào đúng ngày Thương Nguyên 15 tháng giêng! Vậy nhà con cúng bà con vào ngày đó có được không ạ? Liệu có phạm gì không ạ? Trước nhà con có nhờ thầy cúng!Họ nói ngày đó họ chưa khai dấu họ không cúng được. nếu cúng thì cúng trước tết! Cúng vào ngày 25 tết tháng này! lúc đó thì bà con mới dduocj 30 ngày! Vậy có ảnh hưởng gì đến bà con không? Và cúng trước như vậy bà con có siêu thoát được chưa? Sau ngày đó nhà con có cúng cơm và cúng tuần cho bà con nữa không? Mong Bạch Thầy chỉ bảo giúp con!
Nam mô a di đà phật!
Con xin cảm ơn Thầy nhiều!
Nam Mô A Di Đà Phật!
A Di Đà Phật!
Con cảm ơn thầy
Bạn Doan Dinh Quan & Bùi hoàng Mai thân mến,
Quy mạng lể A Di Đà Phật
Nơi Tây Phương thế giới an lành
Con nay xin phát nguyện vãng sanh
Cúi xin Đức Từ Bi tiếp độ.
Sau đó dùng tâm chân thành tha thiết mà niệm “Nam Mô A Di Đà Phật” cho đến khi Ngài phóng quang tiếp dẫn như trong tấm hình này. (nếu có tấm hình Phật A Di Đà để chỉ cho hương linh xem thì càng tốt)”.
Bạn Út thân mến,
Cho con hỏi: Tên các loại cô hồn, nguyên nhân mà họ đọa lạc làm cô hồn đó. Con xin cám ơn ạ!
2. Vì Sao Có Người Chết Hơn 49 Ngày Vẫn Chưa Đi Đầu Thai?
3. Tấm Hình Người Quá Cố Chảy Nước Mắt Suốt 49 Ngày Vì Khi Sống Không Chịu Tu
Bạch thầy con làm nghề tài xế và niệm phật tại gia
Mõi chiều khi rảnh con thường trì kinh nhật tụng di đà
Địa tạng bổn nguyện..vô lượng thọ..từ bi thủy sám..
Đại hiếu mục kiền liên..đại thừa vv……
Khi con trì con có cung thỉnh chư phật tam bảo chư bồ tát
Chư hộ pháp chư hiền thánh tăng.và thần thánh ở sáu nẻo
Và những vong linh ở địa ngục và ở cỏi ta bà sáu nẻo
Và cửu huyền thất tổ cùng cha mẹ bảy đời vị lai
Cùng trì kinh..khi con trì con cảm nhận được trong tâm
Con đang khóc..con là nam nhi nhưng khi con nghỉ đến
Cỏi địa ngục những vong linh đang chụi ngục hình vô gián
Là tâm con rơi lệ..và con cũng hồi hướng cho tất cả những
Vong linh..và cửu huyền..cha mẹ bảy đời vị lai
Những súc sinh…không biết họ có nhận được công đức
Hồi hướng thành tâm của con không..
Xin các quý thầy dạy con chánh pháp..xin đa tạ..
NAM MO A DI DA PHAT
Bạn Như Ân thân mến,
“Một là lễ kính chư Phật.
Hai là xưng tán Như Lai.
Ba là rộng tu cúng dường.
Bốn là sám hối nghiệp chướng.
Năm là tùy hỷ công đức.
Sáu là thỉnh đức Phật chuyển pháp luân.
Bảy là thỉnh đức Phật ở lại nơi đời.
Tám là thường học theo đức Phật.
Chín là hằng thuận chúng sanh.
MƯỜI LÀ HỒI HƯỚNG KHẮP TẤT CẢ.”
Như Ân xin đa tạ các vị đã khai thông Phật pháp mở lối chỉ đường cho Như Ân học Phật. Thật ra Như Ân chuyên trì kinh A Di Đà thôi. Vì Như Ân học thêm những kinh khác cho biết.
NAM MÔ A DI ĐÀ PHẬT