shared https://vn.answers.yahoo.com/question/index?qid=20110803050830AA4dMvx
: Ruột non là một cơ quan tiêu hóa quan trọng của cơ thể. Ruột non cuộn thành nhiều vòng trong ổ bụng, và nếu kéo dãn ra nó sẽ có chiều dài khoảng 6m tính từ dạ dày đến ruột già. Tại điểm nối với dạ dày, ruột non có đường kính khoảng 4cm. Đến khi nối với ruột già, đường kính của nó giảm xuống còn 2.5cm. Mặc dù nó dài hơn ruột già rất nhiều, nhưng vẫn bị gọi là "non" vì đường kính của nó nhỏ hơn ruột già.
Ruột non được chia ra làm 3 phần. Phần đầu tiên là tá tràng, có chiều dài khoảng 25cm, gần với dạ dày nhất. Dưỡng trấp từ dạ dày và các dịch tiết từ tụy và gan được đổ vào tá tràng. Phần giữa là hổng tràng, dài khoảng 2.5m. Sự tiêu hóa và hấp thụ chất dinh dưỡng xảy ra chủ yếu ở đây. Phần cuối cùng là hồi tràng, nó là phần dài nhất, khoảng 3.4 m. Hồi tràng kết thúc bởi van hồi manh tràng, là một cơ vòng để kiểm soát lưu lượng dưỡng trấp đi từ hồi tràng đến ruột già.
Mặt trong của ruột non được phủ bởi những nhung mao có hình dạng giống như những sợi vải của khăn bông. Những nhung mao này làm gia tăng đáng kể bề mặt tiếp xúc của ruột non để hấp thu các chất dinh dưỡng. Trong mỗi nhung mao có các mao mạch và mạch bạch huyết. Các phân tử thức ăn đã được tiêu hóa sẽ được hấp thu qua thành của các nhung mao vào trong các mao mạch và mạch bạch huyết. Ở đáy các nhung mao có các tuyến tiết ra dịch ruột.
Dịch này có chứa các enzyme tiêu hóa có khả năng chuyển thức ăn thành những dạng cấu tạo đơn giản hơn mà cơ thể có thể sử dụng được. Trung bình có khoảng 1.8 l dịch ruột được tiết ra vào ruột non mỗi ngày.
Cũng như trong dạ dày, lớp dịch nhầy bao phủ bên trên giúp bảo vệ niêm mạc của ruột non. Và vì các enzyme tiêu hóa có tác dụng quá mạnh nên các tế bào niêm mạc này được thay mới hoàn toàn sau mỗi 2 ngày.
Ruột già kéo dài từ đầu cuối của ruột non cho đến hậu môn và dài khoảng 1.5m, đường kính khoảng 7.5cm. Ruột già chia ra làm 3 phần
chính: manh tràng, kết tràng và trực tràng.
Từ cecum (manh tràng) có nguồn gốc từ tiếng Latin: caecum, có nghĩa là "mù" (từ "manh" trong tiếng Hán Việt cũng có nghĩa là mù - Y học NET). Manh tràng có hình dạng giống như 1 cái túi tròn và nằm ngay phía dưới khu vực hổng tràng đổ vào ruột già. Dính với manh tràng là ruột thừa có hình dạng như ngón tay với chiều dài trung bình ở người lớn khoảng 9 cm. Ruột thừa vốn là một mô lympho ở tổ tiên loài người nhưng ở trong cơ thể con người ngày nay nó không còn có chức năng nào nữa.
Kết tràng là thành phần chính của ruột già, được chia làm 4 phần: kết tràng lên, kết tràng ngang, kết tràng xuống và kết tràng xích ma. Kết tràng lên đi từ manh tràng đi lên dọc theo bên trái ổ bụng cho đến khi gặp gan. Sau đó nó uốn vào trong và trở thành kết tràng ngang, đi ngang qua ổ bụng. Khi đi đến gần lách ở bên trái, nó quay xuống để tạo thành kết tràng xuống. Và khi đi vào khung chậu nó có hình chữ S tạo thành kết tràng xích ma.
Sau khi uốn cong 2 lần. kết tràng xích ma nối tiếp với trực tràng, là một ống thẳng, dài khoảng 15 cm và kết thúc ở hậu môn mở ra ngoài cơ thể. Có 2 cơ vòng để kiểm soát hoạt động đóng mở của hậu môn.
Có khoảng 1.5 lít vật chất dạng lỏng đi qua ruột già mỗi ngày. Ở ruột già không có các hoạt động tiêu hóa diễn ra mà chỉ có sự tái hấp thu nước. Những chất dịch nhầy được các tế bào niêm mạch của ruột già sản xuất giúp đẩy những chất cặn bã đi theo chúng. Do nước càng bị lấy đi khỏi những chất này ngày càng nhiều nên nó kết lại thành những khối mềm được gọi là phân. Phân bao gồm nước, cellulose và những chất không thể tiêu hóa được cùng với vi khuẩn còn sống hay đã chết. Những mảnh thừa của các tế bào hồng cầu bị hư hại làm cho phân có màu nâu. Chỉ có khoảng 85 đến 200 gram phân đặc còn sót lại sau khi ruột già đã hấp thu gần như toàn bộ nước. Chúng được tống xuất ra ngoài cơ thể qua hậu môn, quá trình này được gọi là đi đại tiện
Ruột non được chia ra làm 3 phần. Phần đầu tiên là tá tràng, có chiều dài khoảng 25cm, gần với dạ dày nhất. Dưỡng trấp từ dạ dày và các dịch tiết từ tụy và gan được đổ vào tá tràng. Phần giữa là hổng tràng, dài khoảng 2.5m. Sự tiêu hóa và hấp thụ chất dinh dưỡng xảy ra chủ yếu ở đây. Phần cuối cùng là hồi tràng, nó là phần dài nhất, khoảng 3.4 m. Hồi tràng kết thúc bởi van hồi manh tràng, là một cơ vòng để kiểm soát lưu lượng dưỡng trấp đi từ hồi tràng đến ruột già.
Mặt trong của ruột non được phủ bởi những nhung mao có hình dạng giống như những sợi vải của khăn bông. Những nhung mao này làm gia tăng đáng kể bề mặt tiếp xúc của ruột non để hấp thu các chất dinh dưỡng. Trong mỗi nhung mao có các mao mạch và mạch bạch huyết. Các phân tử thức ăn đã được tiêu hóa sẽ được hấp thu qua thành của các nhung mao vào trong các mao mạch và mạch bạch huyết. Ở đáy các nhung mao có các tuyến tiết ra dịch ruột.
Dịch này có chứa các enzyme tiêu hóa có khả năng chuyển thức ăn thành những dạng cấu tạo đơn giản hơn mà cơ thể có thể sử dụng được. Trung bình có khoảng 1.8 l dịch ruột được tiết ra vào ruột non mỗi ngày.
Cũng như trong dạ dày, lớp dịch nhầy bao phủ bên trên giúp bảo vệ niêm mạc của ruột non. Và vì các enzyme tiêu hóa có tác dụng quá mạnh nên các tế bào niêm mạc này được thay mới hoàn toàn sau mỗi 2 ngày.
Ruột già kéo dài từ đầu cuối của ruột non cho đến hậu môn và dài khoảng 1.5m, đường kính khoảng 7.5cm. Ruột già chia ra làm 3 phần
chính: manh tràng, kết tràng và trực tràng.
Từ cecum (manh tràng) có nguồn gốc từ tiếng Latin: caecum, có nghĩa là "mù" (từ "manh" trong tiếng Hán Việt cũng có nghĩa là mù - Y học NET). Manh tràng có hình dạng giống như 1 cái túi tròn và nằm ngay phía dưới khu vực hổng tràng đổ vào ruột già. Dính với manh tràng là ruột thừa có hình dạng như ngón tay với chiều dài trung bình ở người lớn khoảng 9 cm. Ruột thừa vốn là một mô lympho ở tổ tiên loài người nhưng ở trong cơ thể con người ngày nay nó không còn có chức năng nào nữa.
Kết tràng là thành phần chính của ruột già, được chia làm 4 phần: kết tràng lên, kết tràng ngang, kết tràng xuống và kết tràng xích ma. Kết tràng lên đi từ manh tràng đi lên dọc theo bên trái ổ bụng cho đến khi gặp gan. Sau đó nó uốn vào trong và trở thành kết tràng ngang, đi ngang qua ổ bụng. Khi đi đến gần lách ở bên trái, nó quay xuống để tạo thành kết tràng xuống. Và khi đi vào khung chậu nó có hình chữ S tạo thành kết tràng xích ma.
Sau khi uốn cong 2 lần. kết tràng xích ma nối tiếp với trực tràng, là một ống thẳng, dài khoảng 15 cm và kết thúc ở hậu môn mở ra ngoài cơ thể. Có 2 cơ vòng để kiểm soát hoạt động đóng mở của hậu môn.
Có khoảng 1.5 lít vật chất dạng lỏng đi qua ruột già mỗi ngày. Ở ruột già không có các hoạt động tiêu hóa diễn ra mà chỉ có sự tái hấp thu nước. Những chất dịch nhầy được các tế bào niêm mạch của ruột già sản xuất giúp đẩy những chất cặn bã đi theo chúng. Do nước càng bị lấy đi khỏi những chất này ngày càng nhiều nên nó kết lại thành những khối mềm được gọi là phân. Phân bao gồm nước, cellulose và những chất không thể tiêu hóa được cùng với vi khuẩn còn sống hay đã chết. Những mảnh thừa của các tế bào hồng cầu bị hư hại làm cho phân có màu nâu. Chỉ có khoảng 85 đến 200 gram phân đặc còn sót lại sau khi ruột già đã hấp thu gần như toàn bộ nước. Chúng được tống xuất ra ngoài cơ thể qua hậu môn, quá trình này được gọi là đi đại tiện
Nguồn:
No comments:
Post a Comment