Mai Thanh Son shared ThienGiao Pham's post.
ThienGiao Pham
Những người đã chết là có thật
Mới nhìn vào, thoáng thấy khó hiểu. Sao một dọc tên người khắc trên tấm bảng lại có cùng họ, cùng chữ lót? Rồi hiểu ra ngay, họ cùng một gia đình, cùng đi vượt biên, cùng chết. Họ chết cùng ngày.
Đọc sang cột kế bên, lại khựng một chút. Những người không cùng họ, không cùng chữ lót, sao chết cùng ngày, cùng tháng, cùng năm? Rồi cũng hiểu ra. Họ đi cùng tàu. Chết cùng lúc.
Đọc sang cột kế bên nữa, cũng thấy một loạt tên người có cùng ngày, tháng, năm qua đời, với dòng chữ lớn hơn: Và cả 238 người mất tích trên một chuyến tàu ngày 5 tháng Năm, 1979.
Tôi tin là tháng và năm có thể chính xác. Còn ngày, chắc gia đình chọn ngày đi vượt biên. Làm sao mà biết chính xác tàu chìm ngày nào.
Điều làm tôi đau nhất sau khi đọc rất kỹ danh sách người mất tích trên biển là tuổi đời của họ. Trong danh sách này, tuyệt đại đa số sinh vào khoảng 1970, tức khoảng tuổi tôi, và mất trước năm 1980, tức chưa đến 10 tuổi. Tôi cứ đọc đi đọc lại. Trong số này, có đứa nào là bạn học tôi? Và nếu chúng vượt biên thành công, đứa nào sẽ là bạn tôi? Không chừng sẽ học chung lớp, làm chung chỗ, uống chung ly bia, ly cà phê, hàng ngày ghé thăm nhau, chia nhau nỗi buồn, chung nhau niềm vui. Mà nếu tôi có đi vượt biên hồi thời đó (gia đình có thử một lần không xong), không chừng tên tôi lại nằm trong danh sách ấy, tuổi đời cũng chưa đến con số 10.
Tỷ lệ lớn thứ nhì trong số người chết là dưới 20. Tỷ lệ còn lại là khoảng hai mấy.
Trong thoáng chốc, ký ức ngày xưa hiện về. Tôi nhớ lại cái cảnh Sài Gòn những năm 1980. Có lần, hồi lớp Bảy, một buổi chiều chạng vạng, mẹ một đứa bạn chung lớp đến nhà tìm tôi. Nếu không lầm, thằng bạn tên Nhân, miệng chúm chím, cằm vuông đẹp trai. Bà mẹ đến nhà hỏi tôi … có biết con bà đi đâu không. Thời ấy, hết chuyện con nít bị bắt cóc, đến chuyện đi vượt biên không về. Bây giờ nghĩ lại, có thể: 1. Thằng Nhân đi vượt biên nhưng bà mẹ làm như thể con bà bị bắt cóc, để tránh công an làm phiền. 2.Thằng Nhân mất tích thiệt, bà mẹ mất trí đi tìm con bằng cách gõ cửa nhà bạn con mình. Cái chuyện ấy nó ảm ảnh tôi một thời gian dài. Sợ lắm. Đến lớn thì mới hiểu ra.
Cũng trong hẻm, nhà đối diện, bà mẹ trẻ dắt hai đứa con gái và một chị quen đi vượt biên. Hai cô con gái nhỏ hơn tôi khoảng mươi tuổi, rất dễ thương. Một thời gian sau, nghe người này nói, người kia nói: Chuyến đi không thành, chết hết. Tôi vẫn nhớ như in khuôn mặt của bốn người trong xóm. Sao mà trong xóm đột nhiên có bốn người chết? Tôi không hiểu được.
Tôi đọc bản ghi tên những người mất tích vào khuya Giao Thừa, hay chính xác hơn, vào giờ khắc đầu tiên của ngày Mồng Một, tại chùa Bảo Quang ở Little Saigon. Gần 20 năm ở Mỹ tôi có đi chùa Giao Thừa bao giờ. Năm nay, cúng Giao Thừa tại Tòa Soạn xong, trên đường về nhà, thấy chùa vãng người, tôi ghé vào. Thoạt tiên, định vào Lễ Phật rồi về. Thế rồi đọc tới đọc lui danh sách những người xấu số. Hơn 1 giờ khuya, lấy xe chạy thẳng ra biển – Thái Bình Dương ở bờ California, mà chạy nửa vòng trái đất thì gọi là Biển Đông. Biển rì rào, nghe thật hiền, mà dữ thật dữ, nuốt cả những người bạn đã là, và bạn sẽ là, của tôi.
Trong đầu lại bật lên hàng chữ: “Những người đã chết là có thật.” Đây là tựa bài ông Ngô Nhân Dụng viết cách đây hơn 10 năm, khi Hà Nội áp lực chính quyền Indonesia và Malaysia đập bỏ bia tưởng niệm thuyền nhân Việt Nam.
Rồi lại nghe văng vẳng những câu thơ trong tuyệt tác Thủy Mộ Quan của Viên Linh. Một Điếu Thi dành cho linh hồn xấu số trên biển. Nguyên văn:
Đọc sang cột kế bên, lại khựng một chút. Những người không cùng họ, không cùng chữ lót, sao chết cùng ngày, cùng tháng, cùng năm? Rồi cũng hiểu ra. Họ đi cùng tàu. Chết cùng lúc.
Đọc sang cột kế bên nữa, cũng thấy một loạt tên người có cùng ngày, tháng, năm qua đời, với dòng chữ lớn hơn: Và cả 238 người mất tích trên một chuyến tàu ngày 5 tháng Năm, 1979.
Tôi tin là tháng và năm có thể chính xác. Còn ngày, chắc gia đình chọn ngày đi vượt biên. Làm sao mà biết chính xác tàu chìm ngày nào.
Điều làm tôi đau nhất sau khi đọc rất kỹ danh sách người mất tích trên biển là tuổi đời của họ. Trong danh sách này, tuyệt đại đa số sinh vào khoảng 1970, tức khoảng tuổi tôi, và mất trước năm 1980, tức chưa đến 10 tuổi. Tôi cứ đọc đi đọc lại. Trong số này, có đứa nào là bạn học tôi? Và nếu chúng vượt biên thành công, đứa nào sẽ là bạn tôi? Không chừng sẽ học chung lớp, làm chung chỗ, uống chung ly bia, ly cà phê, hàng ngày ghé thăm nhau, chia nhau nỗi buồn, chung nhau niềm vui. Mà nếu tôi có đi vượt biên hồi thời đó (gia đình có thử một lần không xong), không chừng tên tôi lại nằm trong danh sách ấy, tuổi đời cũng chưa đến con số 10.
Tỷ lệ lớn thứ nhì trong số người chết là dưới 20. Tỷ lệ còn lại là khoảng hai mấy.
Trong thoáng chốc, ký ức ngày xưa hiện về. Tôi nhớ lại cái cảnh Sài Gòn những năm 1980. Có lần, hồi lớp Bảy, một buổi chiều chạng vạng, mẹ một đứa bạn chung lớp đến nhà tìm tôi. Nếu không lầm, thằng bạn tên Nhân, miệng chúm chím, cằm vuông đẹp trai. Bà mẹ đến nhà hỏi tôi … có biết con bà đi đâu không. Thời ấy, hết chuyện con nít bị bắt cóc, đến chuyện đi vượt biên không về. Bây giờ nghĩ lại, có thể: 1. Thằng Nhân đi vượt biên nhưng bà mẹ làm như thể con bà bị bắt cóc, để tránh công an làm phiền. 2.Thằng Nhân mất tích thiệt, bà mẹ mất trí đi tìm con bằng cách gõ cửa nhà bạn con mình. Cái chuyện ấy nó ảm ảnh tôi một thời gian dài. Sợ lắm. Đến lớn thì mới hiểu ra.
Cũng trong hẻm, nhà đối diện, bà mẹ trẻ dắt hai đứa con gái và một chị quen đi vượt biên. Hai cô con gái nhỏ hơn tôi khoảng mươi tuổi, rất dễ thương. Một thời gian sau, nghe người này nói, người kia nói: Chuyến đi không thành, chết hết. Tôi vẫn nhớ như in khuôn mặt của bốn người trong xóm. Sao mà trong xóm đột nhiên có bốn người chết? Tôi không hiểu được.
Tôi đọc bản ghi tên những người mất tích vào khuya Giao Thừa, hay chính xác hơn, vào giờ khắc đầu tiên của ngày Mồng Một, tại chùa Bảo Quang ở Little Saigon. Gần 20 năm ở Mỹ tôi có đi chùa Giao Thừa bao giờ. Năm nay, cúng Giao Thừa tại Tòa Soạn xong, trên đường về nhà, thấy chùa vãng người, tôi ghé vào. Thoạt tiên, định vào Lễ Phật rồi về. Thế rồi đọc tới đọc lui danh sách những người xấu số. Hơn 1 giờ khuya, lấy xe chạy thẳng ra biển – Thái Bình Dương ở bờ California, mà chạy nửa vòng trái đất thì gọi là Biển Đông. Biển rì rào, nghe thật hiền, mà dữ thật dữ, nuốt cả những người bạn đã là, và bạn sẽ là, của tôi.
Trong đầu lại bật lên hàng chữ: “Những người đã chết là có thật.” Đây là tựa bài ông Ngô Nhân Dụng viết cách đây hơn 10 năm, khi Hà Nội áp lực chính quyền Indonesia và Malaysia đập bỏ bia tưởng niệm thuyền nhân Việt Nam.
Rồi lại nghe văng vẳng những câu thơ trong tuyệt tác Thủy Mộ Quan của Viên Linh. Một Điếu Thi dành cho linh hồn xấu số trên biển. Nguyên văn:
Điếu thi: Thủy Mộ Quan
Viên Linh (để tưởng nhớ những oan hồn uổng tử trên Biển Đông)
Viên Linh (để tưởng nhớ những oan hồn uổng tử trên Biển Đông)
Trên Huyết Hải thuyền trôi về một chiếc
Chiều bầm đen trời rực rỡ đau thương
Thân chìm xuống băng tuyền giờ tận biệt
Sóng bạc đầu hối hả phủ trùng dương
Chiều bầm đen trời rực rỡ đau thương
Thân chìm xuống băng tuyền giờ tận biệt
Sóng bạc đầu hối hả phủ trùng dương
Thấp thoáng trần gian
Mịt mù bóng đảo
Trôi về tây về bắc về đông
Trôi về đâu bốn bề thủy thảo
Về đâu kiếp đắm với thân trầm.
Mịt mù bóng đảo
Trôi về tây về bắc về đông
Trôi về đâu bốn bề thủy thảo
Về đâu kiếp đắm với thân trầm.
Hồn ơi dương thế xa dần
Hồn đi thôi nhé thủy âm là nhà
Hồn về trong cõi hà sa
Sống không trọn kiếp chết là hồi sinh.
Xong rồi một cỗi u minh
Ngựa Hồ chim Việt biến hình mà đi.
Hồn đi thôi nhé thủy âm là nhà
Hồn về trong cõi hà sa
Sống không trọn kiếp chết là hồi sinh.
Xong rồi một cỗi u minh
Ngựa Hồ chim Việt biến hình mà đi.
Hồn vẫn ở la đà Ðông Hải
Hồn còn trôi mê mải ngoài khơi
Hồn còn tầm tã mưa rơi
Tháng Tư máu chảy một trời sương tan.
Hồn còn trôi mê mải ngoài khơi
Hồn còn tầm tã mưa rơi
Tháng Tư máu chảy một trời sương tan.
Thân chìm đắm cõi điêu tàn nước cũ
Những lâu đài thành quách những vàng son
Những tân thư kỳ mặc những linh đường
Những rực rỡ của một thời dựng nước
Bao mắt mở bao tóc sầu dựng ngược
Bao tay cùm bao ngực vỡ hôm qua
Trong rêu xanh ngần ngật bóng sơn hà
Lướt hải phận về dưới trời cố quốc.
Những lâu đài thành quách những vàng son
Những tân thư kỳ mặc những linh đường
Những rực rỡ của một thời dựng nước
Bao mắt mở bao tóc sầu dựng ngược
Bao tay cùm bao ngực vỡ hôm qua
Trong rêu xanh ngần ngật bóng sơn hà
Lướt hải phận về dưới trời cố quốc.
Nhắm hướng hôi tanh Chia bày trận mạc
Hồn binh tàn hỗn chiến Thủy Mộ Quan.
Ðêm rơi thời hết vận tàn
Ô y cầu nhỏ người sang Lạc Hà
Thác rồi thân hóa phù sa
Mon men trở lại quê nhà mỗi đêm.
Hồn binh tàn hỗn chiến Thủy Mộ Quan.
Ðêm rơi thời hết vận tàn
Ô y cầu nhỏ người sang Lạc Hà
Thác rồi thân hóa phù sa
Mon men trở lại quê nhà mỗi đêm.
Về đâu đêm tối
Hương lửa lung linh
Những ai còn bóng
Những ai mất hình
Những ai vào kiếp phù sinh
Hóa thân hồ hải làm binh giặc trời
Khi nào hết quỉ ngoài khơi
Ta vào lục địa ta hồi cố hương.
Hương lửa lung linh
Những ai còn bóng
Những ai mất hình
Những ai vào kiếp phù sinh
Hóa thân hồ hải làm binh giặc trời
Khi nào hết quỉ ngoài khơi
Ta vào lục địa ta hồi cố hương.
Cùng nhau ta dựng lại nguồn
Chẻ tre đẵn gỗ vạch mương xây đình.
Ông Nghè về lại trong dinh
Tướng quân giữ ải thư sinh dưới đèn.
Từ Thức lại trở về tiên
Sĩ phu giảng huấn người hiền bình văn
Nương dâu trả lại con tằm
Ruộng xanh trả bác nông dân cần cù.
Ngựa ông trả lại thằng cu
Nhà chung trả Chúa chùa tu trả Thày
Quạt mo tao trả lại mày
Các cô yếm thắm trả bày trai tơ.
Việt Nam dựng lại sơn hà
Móng rồng năn lượt Quê Nhà phục hưng.
Chẻ tre đẵn gỗ vạch mương xây đình.
Ông Nghè về lại trong dinh
Tướng quân giữ ải thư sinh dưới đèn.
Từ Thức lại trở về tiên
Sĩ phu giảng huấn người hiền bình văn
Nương dâu trả lại con tằm
Ruộng xanh trả bác nông dân cần cù.
Ngựa ông trả lại thằng cu
Nhà chung trả Chúa chùa tu trả Thày
Quạt mo tao trả lại mày
Các cô yếm thắm trả bày trai tơ.
Việt Nam dựng lại sơn hà
Móng rồng năn lượt Quê Nhà phục hưng.
Ðã tỉnh sầu u thương tiếc hết
Bình minh lên nghe, hoàng hôn biết
Chim lạnh về Nam sông núi ta
Không nói không cười chân trở bước.
Nỏ thần thủa trước
Gươm bén hồ xưa
Tràn lên như nước vỡ bờ
Lạc Long lại đón Âu Cơ về thuyền.
Các con từ dưới biển lên
Từ trên núi xuống hai miền gặp nhau.
Bình minh lên nghe, hoàng hôn biết
Chim lạnh về Nam sông núi ta
Không nói không cười chân trở bước.
Nỏ thần thủa trước
Gươm bén hồ xưa
Tràn lên như nước vỡ bờ
Lạc Long lại đón Âu Cơ về thuyền.
Các con từ dưới biển lên
Từ trên núi xuống hai miền gặp nhau.
Năm nghìn năm lại bắt đầu
Chim nào tha đá người đâu vá trời
Chim nào tha đá người đâu vá trời
Chúng ta rời bỏ xứ người
Loài chim trốn tuyết qui hồi cố hương
Loài chim trốn tuyết qui hồi cố hương
No comments:
Post a Comment