Tuesday, June 2, 2015

cancer.

"Thủ phạm" âm thầm gây nên căn bệnh ung thư vú

Tuyết Anh (T.H) | 10/05/2015 08:15

Ung thư vú là cơn ác mộng đối với phụ nữ. Nó không những mất đi tính thẩm mỹ, độ nữ tính của nữ giới mà sự ảnh hưởng của nó đến sức khỏe, sinh sản, tính mạng của phái nữ là rất lớn.

Dấu hiệu nhận biết bạn đã bị ung thư vú
Đau tức ở ngực
Cảm giác đau tức ngực xảy ra thường trực, đặc biệt khi gần đến ngày có kinh hiện tượng này càng trở nên nặng hơn.
Vú bị căng tức, sưng vù lên, đau đến nỗi bạn thậm chí còn không dám chạm vào ngực của mình.
Kích thước vú to lên bất thường
Vú to, sưng, cương cứng bất thường ngay cả khi chứ tới ngày kinh. Hình dạng méo mó, có thể lồi lõm, không đồng đều.
Xuất hiện hạch ở dưới nách
Đây là dấu hiệu đầu tiên của việc bạn bị ung thư vú. Dùng tay vuốt thử từ bầu ngực lên trên theo đường lõm ở nách thấy có hạch xuất hiện cảnh báo bạn có thể bị ung thư vú, trừ trường hợp bạn bị chấn thương ở vùng nách.
Có u cục ở vú
Các u cục như những viên sỏi nổi lên trong vú khi bạn sờ nắn xung quanh vú. Đây có thể là u lành tính hoặc u ác tính. Do đó, để sớm phát hiện bệnh bạn cần đi khám ngay khi thấy có triệu chứng này.
Dấu hiệu ung thư vú
Dấu hiệu ung thư vú
Núm vú bị tụt vào trong
Núm vú bỗng bị tụt vào trong thậm chí cả khi dùng tay kéo ra hay sờ vào nó cũng không cương lên và lộ ra bên ngoài.
Vùng da quanh đầu núm vú thay đổi
Có thể là thay đổi về màu sắc hay trạng thái. Vùng da quanh núm vú bỗng dưng đỏ tấy, nhăn nheo, xuất hiện các hạt nhỏ ở quầng quanh núm vú.
Viêm da vùng quanh vú
Da phù thũng, tấy đỏ, chảy dịch ở đầu vú, bong da vảy nến, ngứa quanh núm vú.
Thủ phạm không ngờ dẫn đến ung thư vú
Ung thư vú được coi là căn bệnh nguy hiểm, lấy đi mạng sống của hàng loạt phụ nữ.
Nguyên nhân hàng đầu của căn bệnh này được các nhà khoa học nhận định là do tuổi tác, phụ nữ sinh con muộn, hoặc không sinh con, không cho con bú, dậy thì sớm hoặc mãn kinh muộn, đã có tiền sử mắc bệnh u vú,…
Ngoài ra những nguyên nhân kể trên thì tác động của môi trường sống, thói quen xấu trong sinh hoạt hàng ngày của chị em cũng được xem là thủ phạm âm thầm khiến bạn mắc phải căn bệnh ung thư nguy hiểm này.
Tự ý dùng thuốc nội tiết kéo dài
Hiện nay rất nhiều chị em phụ nữ truyền tai nhau việc uống các thuốc cân bằng nội tiết tố để kéo dài tuổi xuân, giữ gìn nhan sắc, giữ được độ sung mãn trong tình dục nhờ vào việc kéo dài thời kỳ kinh nguyệt.
Đây là nhu cầu rất chính đáng đồng thời giữ gìn được sức khỏe, hạnh phúc gia đình của phụ nữ. Tuy nhiên, việc sử dụng không đúng cách theo chỉ định của bác sĩ, lạm dụng thuốc,…khiến làm tăng nguy cơ mắc ung thư vú ở phụ nữ.
PHÓ TRƯỞNG KHOA SẢN PHỤ - BV ĐKQT VINMEC
BSCK II - NGUYỄN THỊ TÂN SINH
Nhu cầu được kéo dài tuổi thanh xuân là hoàn toàn chính đáng. Nhưng các thuốc thay thế nội tiết chỉ được sử dụng trong thời gian nhất định theo chỉ định của thầy thuốc, khi đã loại trừ các yếu tố nguy cơ. Nếu không, đây sẽ là một nguy cơ gia tăng ung thư vú.
Theo sức khỏe đời sống
Thường xuyên làm việc ban đêm
Rất nhiều nghiên cứu của các nhà khoa học đã chỉ ra rằng những phụ nữ có thói quen thức khuya, làm việc quá muộn vào ban đêm có tỷ lệ mắc ung thư vú cao hơn những người bình thường khác.
Thức khuya muộn khiến các tế bào trong cơ thể bị biến đổi cơ chế sinh học, chúng cần được nghỉ ngơi nhưng khi đó nó lại phải làm việc quá sức làm tăng sinh sự bất thường, biến đổi tế bào dẫn đến ung thư vú cao.
Lạm dụng kem chống nắng
Sử dụng kem chống nắng giúp bạn bảo vệ được làn da của mình rất tốt, tránh sự tác động của các tia UV gây ung thư da.
Việc ngăn chặn tia UV của kem chống nắng đồng nghĩa nó cũng ngăn cản sự hấp thu vitamin D từ ánh nắng mặt trời cho da. Sự thiếu hút loại vitamin này cũng là một trong những tác nhân gây nên ung thư vú ở nữ giới.
Tình trạng chị em quá “tích cực” bôi kem chống nắng, che chắn quá kỹ khi ra đường vì sợ ung thư da, sợ má không còn hồng, da không còn mịn dưới ánh sáng mặt trời đang diễn ra phổ biến.
Điều đó dẫn đến cơ thể thiếu vitamin D, và cũng là một nguy cơ gây nên ung thư vú.
Các gia đoạn phát triển của ung thư vú
Các gia đoạn phát triển của ung thư vú
Sử dụng các loại hóa mỹ phẩm có mùi thơm
Sử dụng các loại hóa mỹ phẩm có mùi thơm như nước hoa, dầu thơm, nước xả vải,…cũng làm tăng nguy cơ mắc bệnh ung thư vú.
Do các chất tạo mùi thơm ở những sản phẩm này thường có thành phần của benzen vòng – chất gây ung thư cao.
Những người thường xuyên nhuộm tóc, dùng lăn khử mùi cũng có nguy cơ mắc ung thư vú rất cao.
Lạm dụng đồ ăn nhanh, ít vận động
Theo một nghiên cứu năm 2011 tại Hoa Kỳ thì có tới 48000 trường hợp ung thư vú mỗi năm có sự liên kết với thói quen ít vận động.
Những phụ nữ lạm dụng đồ ăn nhanh khiến lượng mỡ dư thừa, gây béo phì thì có nguy cơ mắc ung thư buồng trứng là rất cao vì các estrogen xấu trong máu tăng cao sẽ kích thích tế bào vú trở thành ung thư.
Điều trị và phòng tránh ung thư vú
Việc phát hiện sớm bệnh ung thư vú khi mới ở giai đoạn đầu thông qua những dấu hiệu lâm sàng và việc kiểm tra sức khỏe định kỳ sẽ giúp 90% bệnh nhân có thể chữa khỏi bệnh và giữa lại được vú.
Khi ở giai đoạn muộn thì tỷ lệ sống tới 5 năm sau ngày phát hiện bệnh chỉ có khoảng 20% mà thôi.
Vì vậy, khi có những biểu hiện bất thường ở vú chị em nên đi khám ngay để khám, siêu âm và chụp X-quang phát hiện bệnh.
Gần đây phương pháp xét nghiệm phát hiện gen BRCA1, BRCA2 và p53 đột biến là những phương pháp phát hiện ung thư vú mới, hiện đại và chính xác, đặc biệt hiệu quả với phụ nữ trong độ tuổi 35.
Một nghiên cứu quy mô toàn cầu mới mới đây còn chỉ ra rằng những phụ nữ cho con bú sẽ giảm được 20% nguy cơ mắc bệnh ung thư vú.
Người bệnh hay chưa mắc bệnh đều cần có thời gian vận động hàng ngày, ít nhất là từ 4-7 giờ/ tuần để giúp đẩy lùi bệnh cũng như phòng tránh nguy cơ mắc ung thư vú.
Tránh xa những thực phẩm ăn nhanh, nhiều dầu mỡ, hóa mỹ phẩm độc hại, môi trường sống lành mạnh và giữ cân nặng của cơ thể là cách tốt nhất giúp làm giảm tỷ lệ mắc ung thư vú cho bạn.

Dấu hiệu “âm thầm” nhưng cảnh báo căn bệnh ung thư đáng sợ

Tuyết Anh (T.H) | 15/05/2015 22:18

Ung thư mũi là căn bệnh hiếm gặp nhưng mang lại nhiều đau đớn, ảnh hưởng lớn đến sức khỏe, tính mạng của người bệnh.

Khi thấy những dấu hiệu dưới đây bạn cần phải đi khám ung thư mũi ngay:
Chảy máu mũi
Đây là một triệu chứng rất thường gặp do đó thường bị nhiều người bỏ qua vì nghĩ nó đơn thuần chỉ là bị chảy máu cam thông thường.
Chảy máu mũi thường kèm theo dịch mũi hoặc có thể không, ban đầu chỉ là thi thoảng, nhưng dần về sau tình trạng này trở nên thường xuyên hơn, lượng máu chảy cũng sẽ nhiều hơn.
Nghẹt mũi, giảm độ nhạy khướu giác
Theo một thống kê trên những bệnh nhân mắc ung thư mũi thì hầu hết họ đều gặp phải triệu chứng nghẹt mũi (tỉ lệ này chiếm khoảng 80-90%), khó phân biệt được mùi vị bên ngoài.
Khi khối u còn nhỏ thì tình trạng nghẹt mũi thường chỉ diễn ra ở 1 bên mũi.
Ù tai, giảm khả năng thính giác
Sự suy thoái của thần kinh ung thư ở mũi kéo theo sự ù tai, giảm khả năng nghe. Đây là một triệu chứng thường bị hiểu nhầm là viêm tai giữa, người bệnh thường điều trị theo hướng khác.
Do đó, ảnh hưởng đến kết quả điều trị, bệnh càng tiến triển nặng thêm.
Đau nửa đầu
Có đến 70% trường hợp bệnh nhân mắc ung thư mũi có triệu chứng đau nửa đầu khi các mô ung thư xâm nhập vào dây thần kinh, so và mạch máu của người bệnh.
Những người này thường xuyên phải chịu sự hành hạ của những cơn đau nửa đầu có thể đến bất chợt hay kéo dài dai dẳng, uống thuốc giảm đau không có hiệu quả.
Đau các bộ phận trên mặt
Sự đau, tê trên các khu vực trên mặt khiến bạn vô cùng khó chịu.
Đặc biệt là gò má, nơi có hệ xoang do đó khiến vùng gò má đau mà không có sự thuyên giảm. Ngoài ra còn có những triệu chứng như: Hạch bạch huyết ở cổ sưng đau, rang dễ lung lay, khó mở miệng.
Cách xử trí
Đến gặp bác sĩ tai mũi họng để khám và làm rõ nguyên nhân khi có những triệu chứng trên. Xem đó có phải là bệnh thông thường hay là giai đoạn sớm của bệnh ung thư mũi mà bạn đã bỏ qua.
Phát hiện bệnh sớm sẽ giúp ích cho bạn trong việc điều trị. Khi đến khám bác sĩ sẽ cho bạn sinh thiết khối u mũi để biết được nó là lành tính hay ác tính đồng thời xác định độ lan tỏa của tế bào ung thư tới đâu và có phương pháp xử lý kịp thời.


Phụ nữ có dấu hiệu này trên da, nguy cơ ung thư vú cực cao

Tuyết Anh (T.H) | 02/06/2015 14:50

Khi có những dấu hiệu trên da như dưới đây bạn cần cảnh giác với căn bệnh ung thư vú.

Dấu hiệu bất thường trên da người ta sẽ liên tưởng đến khả năng mắc bệnh ung thư da. Tuy nhiên, trên thực tế nó có thể là dấu hiệu cảnh báo sớm việc bạn có thể mắc ung thư vú.
Nốt ruồi trên cánh tay
Theo các nhà khoa học thì những phụ nữ có từ 15 hoặc trên 15 nốt ruồi trên cùng một cánh tay sẽ có nguy cơ mắc ung thư vú lên tới 11,4%.
Trong khi những phụ nữ khác, ít hoặc không có nốt ruồi thì tỷ lệ này chỉ là 8.5%.
Sự hiện diện của các nốt ruồi trên da khiến chúng ta thường liên tưởng đến căn bệnh ung thư da.
Tuy nhiên, một nghiên cứu mới đây đã nhận định rằng có tới 35% ung thư vú ở những phụ nữ có 15 nốt ruồi ở cánh tay trái của họ. Trong khi tỷ lệ này là rất thấp với những phụ nữ không có.
Qua nghiên cứu này người ta còn phát hiện ra rằng ung thư vú còn được kích thích bởi hormone giới tính.
Ở phụ nữ sau khi mãn kinh, một số người có nhiều hơn 6 nốt ruồi có nồng độ hormone estrogen và testosterone trong máu cao hơn những phụ nữ không có nốt ruồi.
Và họ tin rằng những phụ nữ có hormone giới tính cao sẽ có nguy cơ mắc ung thư vú cao hơn những người khác.
Phụ nữ có dấu hiệu này trên da, nguy cơ ung thư vú cực cao
Phụ nữ có dấu hiệu này trên da, nguy cơ ung thư vú cực cao
Mụn cơm
Mụn cơm thường xuất hiện ở vùng da quanh khu vực vú trước kỳ kinh và sau khi hết kinh. Đây là hiện tượng rất ít người chú ý, vì không ai nghĩ mụn cơm lại có thể là dấu hiệu của ung thư vú được.
Tuy nhiên, trên thực tế thì đây là một khả năng rất lớn mà bạn phải đối mặt với ung thư vú trong khoảng thời gian sau đó mà không hề biết.
Da tấy đỏ
Đây là dấu hiệu rất hiếm gặp. Tuy nhiên, sự cảnh giác không bao giờ là thừa thải, nhất là với căn bệnh đáng sợ này.
Khi xuất hiện sự tẩy đỏ, hay phát ban ở bầu ngực sau 1 tuần không khỏi thì bạn cần đến gặp bác sĩ để xác định nguyên nhân, loại trừ ung thư vú một cách tốt nhất.
Mẩn ngứa
Mẩn ngứa ở đầu vú hay vùng da quanh vú thường được đánh giá là dấu hiệu ung thư tuyến vú mức độ ác tính khá cao ở phụ nữ trung niên.
Không chỉ ngứa đơn thuần mà nó còn dẫn tới lở loét, kết thành vẩy màu vàng nâu. Do đó, khi phát hiện ra hiện tượng này bạn cần đi khám gấp.
6 đối tượng dễ mắc ung thư vú
Phụ nữ trên 45 tuổi
Phụ nữ ở độ tuổi 45 có khoảng 1/8 số người mắc ung thư vú và 2/3 số người mắc bệnh này có độ tuổi từ 55 trở lên.
Phụ nữ có kinh trước 12 tuổi hoặc mãn kinh sau 55 tuổi
Những phụ nữ này thường có sự tiếp xúc với hormone estrogen và progesterone ở những người này dài hơn những người khác nên nguy cơ của họ cũng cao hơn.
Người thường xuyên tiếp xúc với các tia phóng xạ
Sự tác động của các tia phóng xạ khiến phụ nữ dễ mắc ung thư vú hơn những đối tượng khác.
Tiền sử gia đình có người mắc ung thư vú
Yếu tố di truyền cũng được coi là một yếu tố quan trọng, nó chiếm khoảng 5-10%.
Không có con hoặc có con muộn
Theo một nghiên cứu thì phụ nữ không có con hay có con đầu lòng sau 3o tuổi thì nguy cơ mắc ung thư vú là khá cao.
Người thường xuyên uống rượu và hút thuốc lá
Một nghiên cứu đã đưa ra rằng nếu phụ nữ uống 2 -5 ly rượu một ngày có nguy cơ mắc ung thư vú gấp 1,5 lần những người khác.
Bên cạnh đó những người béo phì, hay sử dụng hormone nội tiết kéo dài cũng có nguy cơ mắc bệnh khá cao.


Ung thư giai đoạn đầu có biểu hiện gì?

Tuyết Anh (T.H) | 27/05/2015 11:10

Ung thư là căn bệnh vô cùng khủng khiếp, nó cướp đi sinh mạng của hàng nghìn người theo từng ngày, từng giờ. Vì vậy, cần nhận diện sớm sự cảnh báo của bệnh trong cơ thể bạn.

Khi có những biểu hiện dưới đây bạn cần đi gặp bác sĩ gấp vì có thể bạn đã mắc ung thư giai đoạn đầu.
Sụt cân bất thường
Chế độ ăn uống, sinh hoạt bình thường, không luyện tập thể dục hay làm bất cứ biện pháp nào để giảm cân mà bỗng dưng thấy sụt cân một cách nhanh chóng từ 4-5kg trong 1 khoảng thời gian ngắn.
Khi đó hãy cảnh giác vì bạn có thể mắc phải căn bệnh ung thư dạ dày hay một bệnh nào đó liên quan đến hệ tiêu hóa. Đến gặp bác sĩ ngay để tìm ra giải pháp cho vấn đề này.
Đầy hơi
Hầu hết chị em phụ nữ thường phải chịu cảm giác đầy hơi, khó chịu mỗi khi sắp đến chu kỳ kinh nguyệt hàng tháng.
Tuy nhiên, gần đây bạn phát hiện ra mình thường xuyên bị đầy hơi, chướng bụng, lúc nào cũng luôn thấy mình no, mặc dù nó không có liên quan gì đến chu kỳ kinh nguyệt hay một phương pháp trữ nước nào khác.
Thậm chí bạn không thể mặc vừa quần vì cái bụng đầy hơi của mình. Thì hãy nhanh chóng đi khám vì rất có thể bạn đã mắc phải căn bệnh ung thư buồng trứng.
Chảy máu bất thường
Sự chảy máu bất thường ở chu kỳ kinh nguyệt của bạn như máu kinh kéo dài, máu chảy ồ ạt, đột ngột giữa chu kỳ,…kèm theo triệu chứng đau vùng bụng, khí hư bất thường, đau khi quan hệ,...
Thậm chí là nước tiểu có máu hay đau ở âm đạo thì nên nhanh chóng đi khám sớm vì đây là dấu hiệu thường gặp ở người bị ung thư cổ tử cung.
Một trường hợp nữa là chảy máu cam, nếu bạn thường xuyên chảy máu cam mà khó ngưng lại thì đây cũng rất có thể là bạn đã mắc ung thư vòm họng.
Những thay đổi ở vú
Màu sắc núm vú, bề mặt vú thay đổi, xuất hiện u bất thường, cảm giác đau, nổi mẩn đỏ, tiết dịc bất thường thì nên đi khám ung thư vú ngay.
Những thay đổi ở da
Da chuyển màu tối, mụn cóc, nốt ruồi mọc lên với hình dáng, kích thước không bình thường thì đây có thể là dấu hiệu của căn bệnh ung thư da.
Hoặc có thể do sự thay đổi, rối loạn nội tiết tố gây nên, tuy nhiên bạn nên đi khám sớm để đề phòng bất trắc.
Khó nuốt và khó tiêu
Gần đây bạn ăn cảm thấy khó nuốt, cổ họng vướng víu mà không liên quan đến chứng cảm cúm hay viêm họng nào thì nên đi khám thực quản sớm vì nó có thể là dấu hiệu của bệnh ung thư thực quản.
Khi ăn uống ở chế độ bình thường, không chứa những đồ ăn gây khó tiêu hay đầy hơi mà bạn vẫn thường xuyên bị đầy hơi, khó tiêu, thậm chí còn có cảm giác đau ở rốn, bụng,…
Có khả năng là bạn mắc bệnh ung thư dạ dày hay một chứng bệnh nào đó liên quan đến hệ thống tiêu hóa của bạn.
Ho ra máu
Ho dai dẳng, ho ra máu có thể là biểu hiện của ung thư phổi, viêm phổi, lao phổi, viêm phế quản biến chứng,…Không loại trừ được khả năng bệnh nào, vì vậy bạn cần đi khám sớm để phát hiện nguyên nhân của triệu chứng này.
Sưng hạch bạch huyết
Hạch bạch huyết có ở vùng hai bên cổ, vùng háng của bạn, nó là thuộc hệ thống miễn dịch của cơ thể.
Khi bạn bị nhiễm trùng, hay bị tổn thương ở hai vùng này thì hạch bạch huyết sẽ bị sưng đau nhưng sẽ trở lại trạng thái bình thường khi bạn khỏi bệnh.
Khi hạch bạch huyết sưng đau, hoặc sưng không đau mà cơ thể không hề có bất cứ tổn thương nào thì bạn nên đi khám gấp bởi nó có thể là dấu hiệu của bệnh ung thư máu hay hạch bạch huyết.
Vết loét ở miệng
Miệng xuất hiện các mảng trắng ở niêm mạc miệng, đốm trắng ở lưỡi, lở loét môi hoặc miệng,…thì nên di khám khoang miệng sớm vì rất có thể bạn bị ung thư khoang miệng.
Mệt mỏi
Rất dễ bị mệt mỏi khi chúng ta vận động mạnh, lao động nặng nhọc, làm việc quá sức,…khiến cơ thể bị suy nhược. Nhưng sau khi được nghỉ ngơi bạn sẽ sớm bình phục trở lại.
Tuy nhiên, khi bạn không có bất kỳ hoạt động mạnh nào cũng như chế độ dinh dưỡng của bạn không có vấn đề gì nhưng lại khá mệt mỏi, mệt mỏi kéo dài, thậm chí khiến cơ thể bị suy nhược.
Rất có khả năng bạn đang bị ung thư dạ dày, đường ruột,….
Phòng ngừa ung thư như thế nào?
Tất cả các bệnh tật đều phát sinh trong môi trường sống, chế độ ăn uống, sinh hoạt của bạn. Do đó, để phòng tránh ung thư bạn nên chú ý đến các vấn đề sau:
Duy trì cân nặng bình thường
Thừa cân sẽ khiến lượng mỡ dư thừa sản sinh estrogen trong máu cũng có thể dẫn tới ung thư. Do đó, bạn nên duy trì cân nặng lý tưởng để phòng tránh ung thư, đặc biệt là ung thư vú ở nữ giới.
Kiểm tra tiền sử gia đình
Yếu tố di truyền, dây truyền của căn bệnh ung thư là khá cao. Nếu gia đình đã từng có người mắc ung thư vú thì nên chú ý đến chế độ dự phòng ung thư.
Kiểm tra sức khỏe định kỳ
Khám sức khỏe định kỳ 6 tháng/lần sẽ giúp bạn sớm phát hiện mầm mống của bệnh tật, kể cả ung thư cũng có thể phát hiện được.
Hạn chế uống rượu bia
Rượu bia vô cùng có hại đến sức khỏe tổng thể của chúng ta. Nó có thể khiến bạn bị ung thư gan, ung thư dạ dày, thực quản,…nếu sử dụng vô tội vạ, kèm theo các loại mồi nhậu nhiều dầu mỡ, chất béo,…
Không hút thuốc lá
Thuốc là là nguyên nhân hàng đầu gây nên bệnh ung thư phổi, ung thư vòm họng, ung thư thực quản, thậm chí là ung thư vú. Do đó, không hút thuốc lá sẽ giúp bạn giảm được nguy cơ ung thư khá cao.
Hạn chế ăn đồ chiên rán, nướng, hun khói
Thực phẩm chiên rán,nhiều dầu mỡ, đồ nướng, hun khói như: xúc xích, thịt hun khói, khoai tây chiên, lạp xườn,…
Những thực phẩm này được làm chín với nhiệt độ cao sẽ gây phát sinh ra các chất gây ung thư như: polycyclic aromatic hydrocarbons (PAH), nitrit,…
Luyện tập
Không chỉ giúp cơ bắp săn chắc, khỏe mạnh mà luyện tập còn giúp bạn đốt cháy các chất dưa thừa trong cơ thể. Nếu bị tích tụ lại lâu ngày chúng sẽ gây hại cho cơ thể, thậm chí làm thúc đẩy gốc tự do, tế bào ung thư phát triển,…
Ăn những thực phẩm ngừa ung thư
Bạn nên thường xuyên ăn các thực phẩm chứa chất chống ung thư cao như: tỏi, bông cải xanh, cà chua, của cải trắng, cà rốt, nấm hương, cà tím, táo,…để tăng cường hệ miễng dịch và làm giảm nguy cơ mắc các bệnh ung thư.

19 điều nếu làm đủ thì không bao giờ sợ bệnh ung thư

Thái Phong (T.H) | 15/05/2015 09:35

Ăn nhiều súp lơ cũng là một cách phòng bệnh ung thư.

Dưới đây là những "tuyệt chiêu" đơn giản không ngờ mà bạn có thể áp dụng hàng ngày để phòng chống bệnh ung thư.

Ung thư là một bệnh lý ác tính của tế bào, khi bị kích thích bởi những tác nhân gây ung thư, tế bào tăng sinh một cách vô độ, vô tổ chức không tuân theo các cơ chế kiểm soát về phát triển của cơ thể.
Ung thư là căn bệnh rất nguy hiểm bởi đa số bệnh ung thư có biểu hiện mãn tính, gây đau đớn và dẫn đến tử vong cho người mắc bệnh. Cho đến nay vẫn chưa có loại thuốc đặc trị nào có thể hoàn toàn khống chế được căn bệnh này.
Theo các nhà khoa học, phương pháp tốt nhất để tránh xa căn bệnh này là tìm cách phòng tránh, loại bỏ những nguyên nhân gây ung thư.
Theo đúc rút của tạp chí "Quốc phòng" (Mỹ), dưới đây là những "tuyệt chiêu" đơn giản không ngờ mà bạn có thể áp dụng hàng ngày để phòng chống bệnh ung thư.
I. Thay đổi thói quen ăn uống lành mạnh:
Thói quen ăn uống không lành mạnh có ảnh hưởng rất lớn đến việc hình thành căn bệnh ung thư bởi đây là con đường chủ yếu để bạn đưa các chất độc hại vào cơ thể.
Tuy nhiên, nếu bạn có 1 thói quen ăn uống khoa học thì đây cũng là cách rất hữu dụng để bạn ngăn ngừa tế bào ung thư tấn công cơ thể.
Hãy chú ý những điều sau trong chế độ ăn của bạn:
1. Ăn nhiều hoa quả màu đỏ: Hoa quả màu đỏ có chứa carotein - một trong những thành phần chống ung thư có tác dụng mạnh nhất. Những thứ hoa quả được kể tên trong danh sách này gồm có dưa hấu, nho, cà chua, cà rốt...
2. Một quả cam mỗi ngày: Cam chứa rất nhiều vitamin C, mà vitamin C có tác dụng mạnh mẽ trong việc giết chết trực khuẩn xoắn ốc ở hậu môn - kẻ gây ra bệnh ung thư dạ dày.
3. Hai ly cà phê mỗi ngày làm giảm 52% nguy cơ ung thư trực tràng.
4. Ăn nhiều thực phẩm giàu canxi: Can xi giúp bạn khống chế sự phát triển của búi trĩ kết tràng nhờ đó có thể ngăn ngừa được bệnh ung thư kết tràng. Những món như sữa tách béo, sữa chua và thực phẩm giàu canxi là thứ mà bạn được khuyến khích ăn.
5. Ăn nhiều chuối: Ăn nhiều chuối sẽ giúp bạn giảm nguy cơ ung thư thận xuống đến 54%. Số lượng chuối được khuyến nghị trong tuần là 4-6 quả.
6. Ăn nhiều tỏi: Trong tỏi có chất alliin có tác dụng chống ung thư rõ rệt. Tuy nhiên, sau khi cắt tỏi, cần để trong không khí 10 phút trước khi ăn để chất xúc tác alliin có thể phát huy được tối đa tác dụng của mình.
7. Ăn nhiều súp lơ: Trong ung thư cũng có chứa Sulforaphane là chất chống ung thư hiệu quả. Chất này sẽ tăng lên gấp nhiều lần khi bạn luộc hoặc hấp súp lơ.
8. Nướng thực phẩm đúng cách: Món nướng rất dễ làm cho thực phẩm sinh ra các amin tạp tuần hoàn do được chế biến ở nhiệt độ cao.
Vì vậy nên chọn cách nướng lành mạnh hơn là sử dụng nhiệt độ vừa phải hoặc làm chín thực phẩm bằng lò vi sóng trước khi nướng để rút ngắn thời gian nướng, giảm thấp tối đa hàm lượng amin tạp tuần hoàn có thể gây ung thư.
9. Tránh xa món xúc xích: Theo các nghiên cứu khoa học, mỗi cây xúc xích tăng nguy cơ ung thư tuyến tụy lên 67%, vì vậy hãy tránh xa thực phẩm này.
10. Hạn chế ăn bánh mỳ trắng: Bánh mỳ trắng là thực phẩm biến tính có chỉ số đường huyết cao sẽ khiến cơ thể bài tiết ra nhiều insulin, từ đó tăng nguy cơ mắc bệnh ung thư. Để thay thế bánh mỳ trắng, bạn nên ăn lúa mỳ hoặc ngũ cốc.
II. Giải pháp trong sinh hoạt:
Một chế độ sinh hoạt khoa học cũng là cách hiệu quả để phòng chống bệnh ung thư, tuy rằng lâu nay người ta không đánh giá cao vai trò của thói quen sinh hoạt trong việc tạo nên hàng rào sức khỏe bảo vệ con người.
Hãy chú ý thực hiện những điều sau đây:
11. Giảm cân: Nếu bạn bị thừa cân, béo phì, bạn sẽ phải đối mặt với căn bệnh ung thư tuyến tụy, ung thư tuyến sữa và nhiều loại ung thư khác nữa. Vì vậy hãy thực hiện giảm cân để loại bỏ những nguy cơ này.
12. Tắm nắng mỗi ngày: Vitamin D là một loại vitamin hữu dùng có thể phòng ngừa nhiều loại ung thư như ung thư kết tràng, ung thư tuyến sữa, ung thư hạch...
Bạn nên phơi nắng mỗi ngày từ 10 - 15 phút để tia tử ngoại từ ánh nắng mặt trời giúp vitamin D phát huy tối đa tác dụng chống ung thư.
13. 30 phút vận động mỗi ngày: Luyện tập thể dục thể thao là cách hữu dụng để nâng cao sức khỏe, đề kháng và điều tiết lượng hormone trong cơ thể giúp bạn phòng ngừa nhiều loại bệnh ung thư như ung thư buồn trứng, tuyến sữa, cổ tử cung và kết tràng...
14. Tích cực làm việc nhà: Làm việc nhà cũng là một dạng vận động giúp giảm nguy cơ ung thư tuyến sữa tới 30%.
15. Không hút thuốc lá: Thuốc lá không chỉ gây ung thư phổi mà còn là tác nhân của rất nhiều bệnh ung thư khác ung thư dạ dày, gan, tiền liệt tuyến, đường ruột, tử cung và bầu ngực...
Bởi vậy bạn đừng bao giờ động vào dù chỉ là 1 điếu thuốc, hoặc nếu bạn trót có thói quen hút thuốc lá, hãy thực hiện cai thuốc ngay.
Vận động thể thao và phơi nắng là cách hữu dụng để bạn phòng ung thư.
Vận động thể thao và phơi nắng là cách hữu dụng để bạn phòng ung thư.
III. Thực hiện tốt tầm soát ung thư:
16. Chú ý những thay đổi trên bề mặt da: Không chỉ có da mặt và những phần da bạn có thể nhìn thấy được, hãy tìm cách kiểm soát cả những phần da khó nhìn thấy như sau lưng, da đầu...
Nếu thấy trên da xuất hiện tàn nhang, vết bớt hay nốt ruồi thì cần chú ý đến chúng để loại bỏ khả năng ung thư da. Nếu bạn là phụ nữ và trên 40 tuổi, nên đi kiểm tra da 1 lần mỗi năm.
17. Soi kết tràng hàng năm khi bạn có tiểu sử gia đình mắc ung thư kết tràng và khi bạn trên 50 tuổi.
18. Chụp scan ngực để tìm kiến dấu hiệu của ung thư tuyến sữa.
19. Kiểm tra gên nếu gia đình bạn có tiền sử ung thư.

No comments:

Post a Comment