Phuong Candler shared Saomai Pham's photo.
1 hr ·
Saomai Pham with Huynh Dinh Ngoc Xoan and 43 others
NGƯỢC DÒNG DẠY CON.
Tôi đã được nghe những lời nhận xét về những sáng tác của tôi, đại ý là tôi viết không tồi nhưng sao có những nhân vật, những câu chuyện tôi viết lại đẹp đẽ tròn trịa quá thế? Cuộc sống thực bây giờ lấy đâu ra những người như vậy?
Vậy mà tôi vẫn luôn khẳng định với bạn là ta có thể gặp ở bất kỳ nơi đâu những con người bình thường khiến ta kính trọng và cảm phục bởi những suy nghĩ và những việc làm tưởng như rất đỗi giản đơn của họ.
Vâng. Bất cứ thời nào, bất cứ nơi đâu. Kể cả ở cái thời mà cả bạn và tôi đều có chung nhận định bằng một từ "bát nháo". Kể cả ở một thành phố mà giờ đây không ít người nhếch mép buông câu: "Hà Nội hết người Hà Nội đúng nghĩa từ lâu rồi!".
Tôi muốn kể cho bạn nghe về một phụ nữ Hà Nội sống đúng như các cụ xưa đã dạy, chị đã dạy các con của chị theo cái cách mà chị được dạy dỗ, mặc dù chị biết cách của chị đã trở nên lạc lõng với rất nhiều các bà mẹ bây giờ.
Tôi đã viết về chị, một phụ nữ sống đúng theo truyền thống khuôn phép mà hóa ra là "bơi ngược dòng" và phải đến hơn 20 năm sau chị mới thôi bị trách cứ, thôi bị cô lập. Hơn 20 năm sau, khi sự nháo nhào của những lối sống du nhập, chắp vá được khoác chung một cái áo mang tên "hiện đại" bộc lộ những hậu quả nhỡn tiền, khi bước vào đời những mẫu người không đáp ứng được nhu cầu của xã hội hiện đại: luôn ỷ lại thụ động, luôn trông chờ vào những "sức mạnh" khác ngoài những nỗ lực cá nhân... thì cách dạy dỗ con của chị mới được ngợi khen và vì nể.
Tôi khẳng định với bạn là tôi không viết quá lên dù chỉ một chút về người phụ nữ tuổi trung niên người Hà Nội ấy-một người phụ nữ nếu được nhìn và đánh giá theo "chuẩn" của số đông bây giờ thì không có gì đặc biệt cả: chị không sở hữu một nhan sắc bơm vá chỉnh sửa, chị không màu mè lòe loẹt trong ăn mặc, chị không đáo để chao chát khi nói năng....
Là người chỉ sống ở Hà Nội, lại đã 50 tuổi, nghĩa là chị ấy dù muốn hay không cũng là sản phẩm của một nền giáo dục mà chúng ta đang nhìn thấy ở đó không biết bao nhiêu là bất cập, thậm chí nhiều người còn gọi đó là nền giáo dục què quặt, dốt nát...và rất nhiều từ tương tự khác. May mắn thay những yếu tố bên ngoài ấy không mạnh bằng những nề nếp chị được dạy dỗ từ một gia đình gia giáo. Chị đã quyết tâm dạy dỗ con mình theo cái cách mà chị cho là đúng, là nên cho chính cuộc sống tương lại của các con chị chứ không theo trào lưu, lại càng không tặc lưỡi buông xuôi bao biện rằng "cả xã hội nó thế, làm sao mình khác đi được?"...
Vậy mà tôi vẫn luôn khẳng định với bạn là ta có thể gặp ở bất kỳ nơi đâu những con người bình thường khiến ta kính trọng và cảm phục bởi những suy nghĩ và những việc làm tưởng như rất đỗi giản đơn của họ.
Vâng. Bất cứ thời nào, bất cứ nơi đâu. Kể cả ở cái thời mà cả bạn và tôi đều có chung nhận định bằng một từ "bát nháo". Kể cả ở một thành phố mà giờ đây không ít người nhếch mép buông câu: "Hà Nội hết người Hà Nội đúng nghĩa từ lâu rồi!".
Tôi muốn kể cho bạn nghe về một phụ nữ Hà Nội sống đúng như các cụ xưa đã dạy, chị đã dạy các con của chị theo cái cách mà chị được dạy dỗ, mặc dù chị biết cách của chị đã trở nên lạc lõng với rất nhiều các bà mẹ bây giờ.
Tôi đã viết về chị, một phụ nữ sống đúng theo truyền thống khuôn phép mà hóa ra là "bơi ngược dòng" và phải đến hơn 20 năm sau chị mới thôi bị trách cứ, thôi bị cô lập. Hơn 20 năm sau, khi sự nháo nhào của những lối sống du nhập, chắp vá được khoác chung một cái áo mang tên "hiện đại" bộc lộ những hậu quả nhỡn tiền, khi bước vào đời những mẫu người không đáp ứng được nhu cầu của xã hội hiện đại: luôn ỷ lại thụ động, luôn trông chờ vào những "sức mạnh" khác ngoài những nỗ lực cá nhân... thì cách dạy dỗ con của chị mới được ngợi khen và vì nể.
Tôi khẳng định với bạn là tôi không viết quá lên dù chỉ một chút về người phụ nữ tuổi trung niên người Hà Nội ấy-một người phụ nữ nếu được nhìn và đánh giá theo "chuẩn" của số đông bây giờ thì không có gì đặc biệt cả: chị không sở hữu một nhan sắc bơm vá chỉnh sửa, chị không màu mè lòe loẹt trong ăn mặc, chị không đáo để chao chát khi nói năng....
Là người chỉ sống ở Hà Nội, lại đã 50 tuổi, nghĩa là chị ấy dù muốn hay không cũng là sản phẩm của một nền giáo dục mà chúng ta đang nhìn thấy ở đó không biết bao nhiêu là bất cập, thậm chí nhiều người còn gọi đó là nền giáo dục què quặt, dốt nát...và rất nhiều từ tương tự khác. May mắn thay những yếu tố bên ngoài ấy không mạnh bằng những nề nếp chị được dạy dỗ từ một gia đình gia giáo. Chị đã quyết tâm dạy dỗ con mình theo cái cách mà chị cho là đúng, là nên cho chính cuộc sống tương lại của các con chị chứ không theo trào lưu, lại càng không tặc lưỡi buông xuôi bao biện rằng "cả xã hội nó thế, làm sao mình khác đi được?"...
Người phụ nữ làm nghề dạy học ấy, với cách suy nghĩ và lối sống mô phạm của mình đã dạy những gì?
Chị kiên trì dạy dỗ các con của mình phải học và thu lượm kiến thức bằng chính sức mình, trong khi các bậc phụ huynh khác tất bật chở con đi lại như con thoi giữa các phố phường Hà Nội từ lớp học thêm này đến lớp học thêm khác, bất kể nắng hay mưa, bất kể đông hay hè.
Các con chị chỉ học những kiến thức ở trường, không học thêm quay cuồng, không học cho bố cho mẹ mà học vì chính nhu cầu được hiểu biết của những đứa trẻ bình thường nhất.
Chị là người đôn đốc con học, hướng dẫn hoặc trao đổi cùng con phương pháp học của từng môn. Chị không biếu xén cô thầy phong bì mà ai cũng hiểu đằng sau những phong bì là sự gửi gắm cô để mắt hơn đến con mình, là nguyện vọng xin điểm hay xin thứ hạng cho con, là "mua" sự làm ngơ của thầy cô, thậm chí của cả Ban giám hiệu trước những sai phạm của đứa trẻ...Chị kiên quyết giữ hình ảnh đẹp đẽ của thày cô trong con mắt các con của mình vì sự không đổi chác bằng phong bì như thế một phần nguyên do là chính chị cũng là giáo viên. Chị hiểu đến tận cùng cái sự ê chề "há miệng mắc quai" một khi đã cầm phong bì của phụ huynh. Ở đời, không ai cho không ai cái gì bao giờ cả. Ở đời, không gì cay đắng bằng sự mất đi danh dự của nghề nghiệp và danh dự của chính bản thân mình!
Người phụ nữ ấy đã kiên trì dạy con phải biết cách xoay xỏa, tồn tại độc lập dù ở trong bất cứ hoàn cảnh nào. Bắt đầu từ việc nhỏ là rửa bát thế nào cho sạch, phơi và gấp quần áo thế nào cho đúng cách; bắt đầu từ việc biết liệu mức nước khi nấu cơm bằng nồi cơm điện, biết cách rán miếng đậu phụ sao cho mỡ không bắn tung tóe, biết cách luộc rau muống thế nào cho xanh, rồi nước rau muống ấy nếu đánh dấm sấu thì như thế nào, với cà chua thì sẽ ra sao....từ khi các con chị mới học lớp 4.
Chị kiên trì nhẫn nại dậy con những điều thiết thực nhất để biết cách tự chăm sóc mình, không ỉ lại vào ai đồng thời cũng phải biết xót xa khi thấy mẹ ốm và ông bà già đi yếu đi từng ngày. Chị giảng giải cho các con nghe về sự nhất thiết phải biết cách tự chăm sóc bản thân vì chị không thể nối cuộc đời mình dài ra để song hành cùng các con mãi mãi, rằng tự chăm sóc bản thân, tự vươn lên trong mọi hoàn cảnh là cái cách mà mọi người tự trọng cần phải làm. Đáng sợ nhất, và cũng đáng ngán ngẩm nhất là những ai có sức khỏe, có hiểu biết mà phải phụ thuộc vào ai đó chỉ vì không biết tự nấu ăn, không biết giặt và phơi phóng quần áo, không biết sống một cách tiết kiệm, không biết sinh hoạt một cách điều độ....
Chị kiên trì dạy dỗ các con của mình phải học và thu lượm kiến thức bằng chính sức mình, trong khi các bậc phụ huynh khác tất bật chở con đi lại như con thoi giữa các phố phường Hà Nội từ lớp học thêm này đến lớp học thêm khác, bất kể nắng hay mưa, bất kể đông hay hè.
Các con chị chỉ học những kiến thức ở trường, không học thêm quay cuồng, không học cho bố cho mẹ mà học vì chính nhu cầu được hiểu biết của những đứa trẻ bình thường nhất.
Chị là người đôn đốc con học, hướng dẫn hoặc trao đổi cùng con phương pháp học của từng môn. Chị không biếu xén cô thầy phong bì mà ai cũng hiểu đằng sau những phong bì là sự gửi gắm cô để mắt hơn đến con mình, là nguyện vọng xin điểm hay xin thứ hạng cho con, là "mua" sự làm ngơ của thầy cô, thậm chí của cả Ban giám hiệu trước những sai phạm của đứa trẻ...Chị kiên quyết giữ hình ảnh đẹp đẽ của thày cô trong con mắt các con của mình vì sự không đổi chác bằng phong bì như thế một phần nguyên do là chính chị cũng là giáo viên. Chị hiểu đến tận cùng cái sự ê chề "há miệng mắc quai" một khi đã cầm phong bì của phụ huynh. Ở đời, không ai cho không ai cái gì bao giờ cả. Ở đời, không gì cay đắng bằng sự mất đi danh dự của nghề nghiệp và danh dự của chính bản thân mình!
Người phụ nữ ấy đã kiên trì dạy con phải biết cách xoay xỏa, tồn tại độc lập dù ở trong bất cứ hoàn cảnh nào. Bắt đầu từ việc nhỏ là rửa bát thế nào cho sạch, phơi và gấp quần áo thế nào cho đúng cách; bắt đầu từ việc biết liệu mức nước khi nấu cơm bằng nồi cơm điện, biết cách rán miếng đậu phụ sao cho mỡ không bắn tung tóe, biết cách luộc rau muống thế nào cho xanh, rồi nước rau muống ấy nếu đánh dấm sấu thì như thế nào, với cà chua thì sẽ ra sao....từ khi các con chị mới học lớp 4.
Chị kiên trì nhẫn nại dậy con những điều thiết thực nhất để biết cách tự chăm sóc mình, không ỉ lại vào ai đồng thời cũng phải biết xót xa khi thấy mẹ ốm và ông bà già đi yếu đi từng ngày. Chị giảng giải cho các con nghe về sự nhất thiết phải biết cách tự chăm sóc bản thân vì chị không thể nối cuộc đời mình dài ra để song hành cùng các con mãi mãi, rằng tự chăm sóc bản thân, tự vươn lên trong mọi hoàn cảnh là cái cách mà mọi người tự trọng cần phải làm. Đáng sợ nhất, và cũng đáng ngán ngẩm nhất là những ai có sức khỏe, có hiểu biết mà phải phụ thuộc vào ai đó chỉ vì không biết tự nấu ăn, không biết giặt và phơi phóng quần áo, không biết sống một cách tiết kiệm, không biết sinh hoạt một cách điều độ....
Chị kiên trì dạy con chị những điều ấy khi xung quanh chị nhà nhà có Ô sin, thậm chí có gia đình có bao nhiêu thành viên thì có bấy nhiêu Ô sin đặc trách hầu hạ từ cái tăm xỉa răng cho đến cốc nước xúc miệng.
Chị và các con chị đều tận mắt thấy những đứa trẻ bấy bớt, 8 tuổi chưa biết tự làm vệ sinh răng miệng, 12 tuổi mẹ vẫn phải xúc từng thìa cơm bởi nếu không sẽ không ăn mà chỉ chăm chăm nhoay nhoáy chơi trò chơi điện tử.
Chị cũng có những chị bạn nai lưng làm hết mọi việc cho con chỉ với một suy nghĩ đơn giản là thương con không có thời gian để thở giữa các lich học mỗi năm mỗi dày đặc, nhu cầu phải nhồi nhét vào đầu các kiến thức để vượt qua các kỳ thi mỗi năm một cam go, gay cấn. Nhưng những đứa con của những bà mẹ ấy không phải đứa nào cũng hiểu cho tấm lòng cha mẹ, có không ít đứa trở nên đoảng vị không biết cả rửa giúp mẹ một cái bát, tuốt giúp mẹ một cây rau ngót chứ chưa nói gì đến lau nhà hay thay cho mẹ cái bóng điện.
Trong ngôi nhà của mình, chị luôn nói để các con mình hiểu hoàn cảnh kinh tế khó khăn của bố mẹ, hiểu sự cố gắng đến kiệt sức để lo cho các con ăn học để các con không có ảo tưởng về hoàn cảnh từ đó không huênh hoang khoe mẽ, không nhắm mắt đua đòi phải có giống bạn này bạn kia cái này cái khác.
Chị và các con chị đều tận mắt thấy những đứa trẻ bấy bớt, 8 tuổi chưa biết tự làm vệ sinh răng miệng, 12 tuổi mẹ vẫn phải xúc từng thìa cơm bởi nếu không sẽ không ăn mà chỉ chăm chăm nhoay nhoáy chơi trò chơi điện tử.
Chị cũng có những chị bạn nai lưng làm hết mọi việc cho con chỉ với một suy nghĩ đơn giản là thương con không có thời gian để thở giữa các lich học mỗi năm mỗi dày đặc, nhu cầu phải nhồi nhét vào đầu các kiến thức để vượt qua các kỳ thi mỗi năm một cam go, gay cấn. Nhưng những đứa con của những bà mẹ ấy không phải đứa nào cũng hiểu cho tấm lòng cha mẹ, có không ít đứa trở nên đoảng vị không biết cả rửa giúp mẹ một cái bát, tuốt giúp mẹ một cây rau ngót chứ chưa nói gì đến lau nhà hay thay cho mẹ cái bóng điện.
Trong ngôi nhà của mình, chị luôn nói để các con mình hiểu hoàn cảnh kinh tế khó khăn của bố mẹ, hiểu sự cố gắng đến kiệt sức để lo cho các con ăn học để các con không có ảo tưởng về hoàn cảnh từ đó không huênh hoang khoe mẽ, không nhắm mắt đua đòi phải có giống bạn này bạn kia cái này cái khác.
Kết quả của sự giáo dục của chị là gì? Các con chị nỗ lực học tập chỉ ở trên lớp để đỡ cho bố mẹ những khoản chi không nhỏ cho việc học thêm và cả hai cháu đều lần lượt đỗ Đại học. Các con chị chia nhau làm việc nhà như nấu cơm, rửa bát, lau nhà, dọn dẹp nhà cửa. Những việc ấy không khiến chúng bớt đi sự nam tính hay vẻ khôi ngô tuấn tú, trái lại mẹ chúng có thêm thời gian để nhận thêm công việc lấy tiền thêm thắt đồng rau đồng dưa cho bữa ăn gia đình. Nhờ vào sự chia sẻ hàng ngày những lo toan của bố mẹ, những thương yêu chăm sóc của chúng dành cho anh chị cũng hết sức cụ thể và thiết thực, những chăm chút tưởng như nhỏ nhặt mà lại khiến mẹ chúng ấm lòng và rưng rưng cảm động.
Và...liệu các bạn có bất ngờ nữa không khi con chị sắp lấy vợ, người mẹ ấy thủ thỉ với con mình những điều này:
NÓI VỚI CON TRAI .
Từ bây giờ mẹ phải nhường con mẹ thôi
Cho người con gái con đang yêu hết mực..
Mẹ đứng sau, đứng bên, đứng gần con mãi
Mẹ luôn dõi theo từng bước nhỏ con đi.
Cho người con gái con đang yêu hết mực..
Mẹ đứng sau, đứng bên, đứng gần con mãi
Mẹ luôn dõi theo từng bước nhỏ con đi.
Lòng mẹ mênh mang như là biển kia thôi
Mẹ yêu con mình, cũng là điều dễ hiểu.
Không ai yêu con rồi lại ngồi kể lể
Dẫu chỉ lặng thầm, sóng biển mãi dạt dào.
Mẹ yêu con mình, cũng là điều dễ hiểu.
Không ai yêu con rồi lại ngồi kể lể
Dẫu chỉ lặng thầm, sóng biển mãi dạt dào.
Hãy thương yêu người đàn bà của riêng con
Yêu hay đã đành, yêu cả luôn cái dở.
Yêu khi trẻ trung, khi rạng ngời nhan sắc
Yêu cả khi bạc đầu, mắt kém lưng còng.
Yêu hay đã đành, yêu cả luôn cái dở.
Yêu khi trẻ trung, khi rạng ngời nhan sắc
Yêu cả khi bạc đầu, mắt kém lưng còng.
Tình yêu đang chiếm trọn vẹn trái tim con
Theo năm tháng tình sẽ thêm cả nghĩa.
Ngọt đắng cuộc đời làm nghĩa thêm bền chặt
Tình có nhạt nhòa, nghĩa níu lại, bền lâu.
Theo năm tháng tình sẽ thêm cả nghĩa.
Ngọt đắng cuộc đời làm nghĩa thêm bền chặt
Tình có nhạt nhòa, nghĩa níu lại, bền lâu.
Hãy yêu thương cả bố mẹ người con yêu
Hiếu đễ mọi bề, vẹn tròn mọi phận sự.
Con lại còn có thêm anh trên em dưới
Thêm đại gia đình, thêm ấm áp đủ đầy.
Hiếu đễ mọi bề, vẹn tròn mọi phận sự.
Con lại còn có thêm anh trên em dưới
Thêm đại gia đình, thêm ấm áp đủ đầy.
Khi làm cha, con sẽ hiểu bố mẹ hơn
Hiểu chính tháng này, ngày này của bố mẹ.
Vậy là đủ, mẹ cũng chỉ cần con hiểu
Lòng mẹ bao dung, trời đất chứng minh giùm.
Hiểu chính tháng này, ngày này của bố mẹ.
Vậy là đủ, mẹ cũng chỉ cần con hiểu
Lòng mẹ bao dung, trời đất chứng minh giùm.
Tôi không viết bài thơ của mình bằng những từ ngữ bóng bẩy nhằm tôn vinh hay dựng tượng cho nhân vật của mình. Tôi chỉ muốn bằng những câu từ giản đơn bình dị nhất nói về tấm lòng yêu con, vì con của một người mẹ bình thường.
Tôi được biết chị, được nghe chị kể về những gì chị đã đã nghĩ đã làm trong suốt cả cuộc đời làm mẹ làm vợ. Tôi xúc động và cảm phục chị một cách chân thành.
Tôi hy vọng trong khả năng kể cho bạn nghe về chị theo cách của tôi, các bạn cũng dành cho chị những thiện cảm hệt như tôi vậy.
Bài thơ của tôi như một lời thủ thỉ dịu dàng của người mẹ nói với đứa con trai máu thịt của mình. Chị dạy con chị - một đứa con trai sắp bước chân vào cuộc sống gia đình, những điều tưởng như ai cũng biết mà lại hết sức khó để trở thành những lời dặn dò con như chị!
Những ai không tin là trên đời có những người mẹ chồng tốt bụng, mời bạn đọc bài thơ không một chút tô vẽ này của tôi. Những ai luôn dành hết mọi việc cho mình để các con chuyên tâm vào việc học hành có lẽ cũng thấy ngay những khác biệt của những đứa con- những sản phẩm, những kết quả giáo dục của các bà mẹ.
Và cuối cùng, hỡi những cô gái trẻ chuẩn bị kết hôn và mới lập gia đình- liệu các bạn có cảm thấy cần phải có khoảng cách ngay, cần phải có sách lược "đối đầu" ngay với một bà mẹ chồng đã dặn dò con mình là đã yêu đã trọn người con gái ấy làm vợ, con hãy yêu thương kể cả khi người con gái ấy đã qua thời trẻ trung phơi phới, rằng con yêu vợ con đã đành mà con còn phải có trách nhiệm yêu quý với cả bố mẹ, anh trên em dưới của vợ con...
Liệu đến cơ quan công sở, hay trên diễn đàn nào đó có cái tên đại loại như "Hội kể xấu mẹ chồng", bạn có tham gia nhiệt tình? Bạn sẽ kể gì cho họ nghe về một bà mẹ chồng như thế?
Tôi được biết chị, được nghe chị kể về những gì chị đã đã nghĩ đã làm trong suốt cả cuộc đời làm mẹ làm vợ. Tôi xúc động và cảm phục chị một cách chân thành.
Tôi hy vọng trong khả năng kể cho bạn nghe về chị theo cách của tôi, các bạn cũng dành cho chị những thiện cảm hệt như tôi vậy.
Bài thơ của tôi như một lời thủ thỉ dịu dàng của người mẹ nói với đứa con trai máu thịt của mình. Chị dạy con chị - một đứa con trai sắp bước chân vào cuộc sống gia đình, những điều tưởng như ai cũng biết mà lại hết sức khó để trở thành những lời dặn dò con như chị!
Những ai không tin là trên đời có những người mẹ chồng tốt bụng, mời bạn đọc bài thơ không một chút tô vẽ này của tôi. Những ai luôn dành hết mọi việc cho mình để các con chuyên tâm vào việc học hành có lẽ cũng thấy ngay những khác biệt của những đứa con- những sản phẩm, những kết quả giáo dục của các bà mẹ.
Và cuối cùng, hỡi những cô gái trẻ chuẩn bị kết hôn và mới lập gia đình- liệu các bạn có cảm thấy cần phải có khoảng cách ngay, cần phải có sách lược "đối đầu" ngay với một bà mẹ chồng đã dặn dò con mình là đã yêu đã trọn người con gái ấy làm vợ, con hãy yêu thương kể cả khi người con gái ấy đã qua thời trẻ trung phơi phới, rằng con yêu vợ con đã đành mà con còn phải có trách nhiệm yêu quý với cả bố mẹ, anh trên em dưới của vợ con...
Liệu đến cơ quan công sở, hay trên diễn đàn nào đó có cái tên đại loại như "Hội kể xấu mẹ chồng", bạn có tham gia nhiệt tình? Bạn sẽ kể gì cho họ nghe về một bà mẹ chồng như thế?
Vậy là chỉ qua một bài viết, bạn có thể mường tượng ra hình ảnh người phụ nữ Hà Nội nề nếp mô phạm theo lối cổ xưa và cũng rất hiểu biết, mạnh mẽ tự tin rất đỗi hiện đại ấy. Trọn cuộc đời mình người phụ nữ ấy đã sống trước hết là vì chồng vì con mình, sau nữa chính là chị, theo cách của mình đã giao cho xã hội một sản phẩm máu thịt của mình là những thanh niên có học thức, có năng lực độc lập để làm việc và sống một cách hữu ích cho xã hội. Việc làm của chị tưởng như rất đỗi thường tình của thiên chức đàn bà, tưởng như ai cũng nghĩ được làm được mà lại không phải vậy.
Kết quả của sự ngược dòng nuôi con và dạy con chính ở những đứa con đã có thể gọi là đủ lông đủ cánh của chị. Chị hài lòng về mình! Hơn cả thế, tôi nói với chị, chị có quyền hãnh diện và tự hào về cái chất Hà Nội luôn rất sáng, rất đẹp ở trong chị!
Kết quả của sự ngược dòng nuôi con và dạy con chính ở những đứa con đã có thể gọi là đủ lông đủ cánh của chị. Chị hài lòng về mình! Hơn cả thế, tôi nói với chị, chị có quyền hãnh diện và tự hào về cái chất Hà Nội luôn rất sáng, rất đẹp ở trong chị!
Saomai Pham.
No comments:
Post a Comment