Sunday, June 14, 2015

"...Nhân sinh thất thập cổ lai hy.." ?



Ở nơi người già không... sợ chết

Hiện trên toàn đất nước ta có khoảng trên 9.000 cụ già sống trên 100 tuổi. Từ Bắc Miền trung trở ra có nhiều nơi được xác định là có số người sống trên trăm tuổi cao nhất như Đồng Sơn (Phú Thọ), Mường Lựm (Sơn La) và Bình Chuẩn (Nghệ An).
Trong 3 địa danh này thì Đồng Sơn có khoảng 25 cụ từ 85 tuổi trở lên, riêng các cụ có tuổi trên 100 tuổi là 7 cụ, Mường Lựm có khoảng 6 cụ và Bình Chuẩn có khoảng 5 cụ. Như vậy, hiện nay Đồng Sơn đang tạm được coi là nơi có nhiều cụ già sống trên 100 tuổi nhất. Người dân ở đây và mọi miền xung quanh cứ đùa và coi nơi này có những người... không biết “về trời”.
Ở nơi người già không... sợ chết
Sống luôn vui vẻ, hòa đồng với cháu con là cái để cho người già ở Đồng Sơn thọ nhiều nhất.
Gặp “hoa khôi” thọ nhất
Huyện Tân Sơn là huyện xa nhất của tỉnh Phú Thọ. Từ Hà Nội lên huyện này mất gần 150km, còn đường từ huyện vào xã Đồng Sơn còn xa nữa. Xã Đồng Sơn một bên giáp huyện Phù Yên của tỉnh Sơn La, mặt nữa giáp với tỉnh Hòa Bình. Vì nằm ở một địa thế bán sơn địa, đất có xen lẫn núi đá nên xã này không thuận lắm cho phát triển kinh tế. Vậy nên trong một mặt bằng so sánh bình quân chung thì Đồng Sơn vẫn được mệnh danh là xã nghèo.
Vào Đồng Sơn, tôi đi với Vần, một thổ dân ở đây. Dọc đường hỏi chuyện, Vần cứ “húi à” người già cao tuổi ở Đồng Sơn có mà đếm cả ngày không hết. Toàn người già là người già, có những người già mà lứa tuổi như bọn em còn chả nhớ tên, gặp chỉ biết chào là bà cụ thôi.
Theo sự “hoa tiêu” của Vần, chúng tôi đi tìm cụ cao tuổi nhất Hà Kim Xinh, một thời được coi là hoa khôi của xã. Đường vào Đồng Sơn xe máy chỉ “lội” được đến xã, còn từ xã để vào nhà cụ Xinh chúng tôi phải “lội” bằng đôi chân trần của mình. Con đường mòn nhỏ thó, ngoằn ngoèo, dẫn qua con suối Thân, rồi lại qua cả 2 quả đồi có tên Eng, tên Ún gì đó mới vào đến nhà cụ.
Mùa Đông, trời đổ chiều nên thời tiết cũng khá lạnh. Ấy thế mà khi chúng tôi tìm vào, thấy mấy đứa cả cháu lẫn chắt cho biết cụ Xinh đang đi lên rừng kiếm củi, tiện lùa đàn trâu cho bố mẹ chúng về. Ngồi chơi với mấy đứa trẻ, khi chút nắng còn lại “giấu mình” nốt sau cánh rừng già thì bà cụ đã bước vào cái tuổi 108 mới về. Trước là lăng săng trâu chạy, trên vai là bó củi to đùng, lại thêm bó lá chè rừng cầm trên tay nữa. Cái lạ nhất là trời lạnh như vậy nhưng cụ vẫn phong phanh với tấm áo mỏng, bên ngoài khoác hờ một chiếc áo ấm, loại không được dầy cho lắm.
Ở nơi người già không... sợ chết
Không lạm dụng các thức ăn giầu dinh dưỡng, chú trọng đến rau là giúp người già nâng cao tuổi thọ của mình.
Chúng tôi cất giọng chào, không chút nghễnh ngãng cụ chào lại. Sau khi xếp cẩn thận bó củi vào góc nhà, lùa đàn trâu vào chuồng cẩn thận, cụ vào nhà châm lửa nấu chè xanh mời chúng tôi. Lạ thật, ngần ấy tuổi, công việc vừa làm nặng nhọc là vậy ấy thế mà chả thấy cụ thở cấp tập tẹo nào. Chè đun xong, cụ Xinh rót ra mấy cái chén, không một giọt nào vãi ra ngoài. Mọi cử chỉ của cụ còn hết sức nhanh nhẹn, đặc biệt cái lưng cũng chưa bị đổ còng với một người có độ tuổi như cụ.
Không riêng gì ở Đồng Sơn, ngay cả huyện Tân Sơn mà nói rộng ra là huyện Thanh Sơn cũ những người bằng lứa tuổi cụ hay sau cụ một thế hệ đều biết cụ vốn là hoa khôi của miền này. Cụ Xinh sinh năm 1902, ngày là thiếu nữ sắc đẹp của cụ đã làm “tơi bời” cả một vùng đất. Trai Mường trong xã, đến cả trai Mường bên kia Đèo Cón ngày đêm dậm dịch tìm đến, hòng được lọt vào mắt cô sơn nữ hoa khôi có tên Xinh.
Người ta nhớ nhất là những ngày kháng chiến. Vì Đồng Sơn, Văn Luông vốn là căn cứ của Việt Minh nên giặc Pháp đã nhiều lần tiến đánh, đốt phá Đồng Sơn, Văn Luông. Biết sắc đẹp trời cho của mình nên ngày ấy cô sơn nữ Đồng Sơn Hà Thị Xinh đã phải dùng cả bột tro than đốt nương để bôi lên mặt, để cho mình xấu đi sợ lính Pháp thấy xinh bắt về làm vợ.
Tôi đem chuyện này hỏi, cụ móm mém cười như một lời khẳng định và còn lý giải thêm: Ngày ấy, chẳng biết mình có xinh thật không, chỉ thấy họ bảo xinh thôi. Sợ con trai nhiều nơi bắt gặp, lại theo về nhà, khổ họ. Mình chỉ lấy được một người thôi, làm cho nhiều người khổ quá thì đau cái đầu lắm. Mà đầu đau thì chết sớm hơn đói cái bụng nhiều. Thế là làm như vậy.
Nghèo khó mới thọ lâu?
Sao Đồng Sơn lại lắm người thọ đến như vậy. Tôi đem câu hỏi này hỏi ông Lý Văn Xuôi – Bí thư chi bộ thôn thì ông Xuôi cho biết: Có rất nhiều nguyên nhân để cho người Đồng Sơn thọ lâu. Nhưng có lẽ nguyên nhân là họ không có điều kiện để “lạm dụng” thịt cá và các thức ăn giầu chất béo, ấy là do họ nghèo.
Một vòng qua Đồng Sơn tôi cũng có những ghi nhận về cái nghèo của người dân nơi đây. Đất đai bán sơn địa, nguồn nước tưới tiêu hạn hẹp, Đồng Sơn không có những biểu hiện cho sự trù phú nên dân nghèo cũng là một điều kiện hết sức khách quan. Nghèo, kinh tế hạn hẹp, ít thịt ít cá trong khẩu phần ăn phải chăng là cái để người Đồng Sơn vượng tuổi và có nhiều người già đến như vậy.
Theo ông Hà Xuân Đức, Hội Người cao tuổi ở Đồng Sơn thì: Hiện xã Đồng Sơn có khoảng 3.000 dân nhưng có rất nhiều người thọ từ 70 đến trên 100 tuổi. Riêng các cụ có tuổi thọ trên 100 tuổi ước chừng có khoảng 7 cụ. Vậy nên Đồng Sơn đang được coi là nơi có nhiều lụa, nhiều kỷ vật của tỉnh và Trung ương trao tặng cho các cụ.
Riêng ông Đức, cao khoảng 1,8m, năm nay đã trên 60 rồi nhưng mỗi bữa vẫn ăn được đến 4 bát cơm. Ông đang hứa hẹn là một trong những người sẽ ghi tên tiếp theo vào danh sách tuổi trên trăm của xã. Hơn thế nữa, ông Đức còn đang ở cùng với một mẹ già, năm nay tuổi cụ cũng đã trên 100 tuổi. Cụ có chắt rồi nhưng vẫn nhanh nhẹn, giúp ông được khối việc nhà, vẫn còn xâu được cả kim để vá víu quần áo rách cho cháu con trong nhà.
Trong danh sách dài dặc của các cụ tuổi trên trăm như cụ Hà Thị Sạch 103 tuổi, Hà Văn Huy 102 tuổi, Hà Văn Quyền 100 tuổi... tôi cũng đã tìm đến và trò chuyện với cụ Hà Văn Huy. Không ai có thể ngờ rằng cụ ông đã bước vào tuổi 102 này còn nhanh nhẹn đến thế. Khi chúng tôi vượt qua đồi, đường khếp khểnh sống trâu, dài đến cả 3km để vào nhà cụ thì cụ còn đang giúp con bẻ ngô ngoài ruộng. Thấy chúng tôi phì phò thở, cụ bảo, tuổi trẻ mà như thế này là không ổn đâu. Tuần nào tôi cũng 3 – 4 lần vượt chặng đường các cậu vừa đi để ra thăm người bạn đang ốm ngoài đó. Đi nhoằng một cái rồi về để còn có thời gian giúp con giúp cháu việc nhà.
Tong tả với gánh ngô trên vai về nhà, tôi hỏi bí quyết để cụ sống thọ thì cụ bảo: Chả bí quyết gì hết. Những người có tuổi như chúng tôi ở Đồng Sơn này đều năng vận động, ít bực tức, đừng để lòng dạ nặng nề là thọ lâu thôi. Tôi xem tivi thấy các cậu ở dưới thành phố, sống bon chen, lại ở chật chội nữa thì lấy đâu ra điều kiện vận động. Lại còn ăn nữa chứ, tôi thấy bữa ăn của các cậu thịt, cá rồi cái gì nữa ấy cứ ê huề. Ăn như thế thì chết chứ sống sao được.
Ở nơi người già không... sợ chết
Tuy đã trên 100 tuổi nhưng cụ Hà Thị Xinh vẫn rất còn minh mẫn và dí dỏm.
Tối, tôi ở lại nhà cụ Huy ăn cơm. Vì có khách nên nhà cụ quyết định mổ gà. Con gà sống “chạy đồi” to lắm, thịt chặt sắp đầy mâm gỗ nhưng cả bữa cụ chỉ ăn đâu có 4 miếng. Sợ cụ làm khách, tôi giục người nhà gắp thêm nhưng chị con dâu của cụ bảo bố em ăn thế quen rồi.
Vừa ăn cụ Huy vừa bảo, tôi thấy người Kinh có câu rất hay: Họa từ mồm ra, bệnh từ mồm vào. Không biết ăn uống là chết dở. Tôi thường duy trì, thức ăn chỉ là cái đưa cơm. Có cũng không dùng nhiều. Mỗi bữa của tôi cứ 2 lưng cơm thì phải ăn được khoảng 3 bát rau, cá thịt chỉ là cái đưa cơm cho nó đỡ nhạt miệng thôi. Và thêm nữa trong cuộc sống đừng nên gây thù chuốc oán, đừng nên lo nghĩ nhiều, như thế nó sẽ lấy nhiều “chất đạm” của não, bắt con người ta nhanh già, nhanh chết thôi. Những người sống lâu như tôi ở đất Đồng Sơn này, nếu cậu không tin thì cứ đi hỏi, ai cũng có một thói quen và quan niệm như vậy cả.
Ngẫm câu nói và những cụ già đã gặp ở Đồng Sơn, tôi thấy tuy không nghiền ngẫm kinh kệ nhưng các cụ đã có một cuộc sống gần như “đắc đạo”. Sống không thù hận, luôn luôn tạo sự thảnh thơi và không lạm dụng trong ăn uống đã đem lại cho họ một sự dai bền về sức khỏe. Mà cái này, lâu nay và nhất là thời bây giờ đang được mọi người, mọi quốc gia trên các châu lục phấn đấu, để nâng cao tuổi thọ cho người dân
26 năm “nhoi” ra vỉa hè bán xôi kiếm sống, về già, bà Lan (Hà Nội) cắp vở, cắp iPad đi học tiếng Anh, luyện chữ đẹp.
Cắm đầu kiếm tiền không nghỉ ngơi là chết
Bà Tô Diệu Lan, 74 tuổi, ở số 53 Hàng Giấy (Hà Nội) bảo trước đây bà đi làm nhà nước nhưng mất sức phải nghỉ. Về tay trắng, cả nhà 4 thế hệ bố mẹ con cái, cháu chắt chui rúc trong một căn phòng thuê của nhà nước 12m2 ở phố Hàng Giấy. Tiền không đủ mua 1 cân rưỡi gạo nên bà nghĩ cách "nhoi" ra đường bán hàng kiếm sống. Căng óc, cuối cùng bà nghĩ ra việc bán xôi nóng thịt.
Lão bà 74 tuổi bán xôi… học tiếng Anh, chơi iPad
Cách đây 26 năm, ở Hà Nội chẳng có mấy ai bán xôi nóng, chỉ có bà với một điểm trên Hàng Da. Mới đầu thì cũng khó, sau rồi khách đông dần, xôi Lan trở thành điểm đến quen thuộc. 
Cặm cụi, cần mẫn 26 năm bán xôi vỉa hè, bà Lan nuôi cả nhà 4 thế hệ. Con cái trưởng thành, gia đình yên ấm đã không phụ công của bà.
Bà nhủ: “Kiếm được tiền nhưng đừng có tham. Cứ cắm đầu vào kiếm tiền không nghỉ ngơi thì là kiếm tiền để chết chứ đâu phải để sống. Tôi đắt hàng nhưng chỉ bán từ 5h chiều tới 11h đêm thôi. Còn thời gian tôi để học tiếng Anh, luyện chữ đẹp và đi bơi”.
Lão bà 74 tuổi bán xôi… học tiếng Anh, chơi iPad
“Tao đi xin học cho tao”
Bà Lan có ý định học tiếng Anh từ lâu lắm rồi nhưng không có thời gian. Thỉnh thoảng bà xem tivi, học trên chương trình dạy tiếng Anh cho trẻ hoặc tự xem sách. Giờ có con dâu rồi, truyền bí quyết làm xôi cho con thì bà đi học.
Hai năm trước con trai bà mua iPad về đưa cho mẹ để học tiếng Anh. Ngày đầu không biết dùng, muốn mở chương trình là phải nhờ cháu nội. Bà muốn học tiếng Anh, cháu đòi xem Tấm Cám, cô bé quàng khăn đỏ, thế là hai bà cháu giành nhau cái iPad. Giờ bà tự học để dùng được iPad rồi.
Bà kể: “Ngày đầu đi xin học mấy cậu bảo vệ hỏi tôi đi xin học cho cháu à? Tôi bảo: “Tao đi xin học cho tao”. Nó bĩu môi: “Bà á? Bà già học làm cái gì?”.
Tôi bảo: “Thế bà già hỏi mày nhé, đang đi chân đất, có giày đẹp mày có thích không? Đang ở nhà lá, có nhà tầng ở mày có thích không? Đang đi xe đạp, có ô tô đi mày có thích không? Ừ, cái gì cũng thích, cũng sướng. Thế mày biết nói một thứ tiếng giờ biết thêm một tiếng nữa có thích không thì nó bảo ôi cháu chẳng biết.
Tôi trộm nghĩ: “Chán cho cái bọn thanh niên, trẻ trung hiện đại mà suy nghĩ kém bà già”.
Lão bà 74 tuổi bán xôi… học tiếng Anh, chơi iPad
“Người đời thì hỏi sao giờ bà sắp chầu ông vải đến nơi rồi lại còn đi học tiếng Anh, luyện chữ đẹp làm gì? Đơn giản lắm: Học để chống stress, cho vui, học biết tiếng Anh để về dạy cháu. Cháu nó đi học ở trường cô giao từ mới về nhà bảo phụ huynh kèm cháu. Bố mẹ, ông bà không biết tiếng Anh thì kèm con cháu làm sao được. Bà biết thì bà bảo cháu, bà quên thì cháu lại bảo bà. Bà dạy cháu, cháu dạy bà, hai bà cháu đối thoại với nhau vui lắm.
Cái thứ 2 là để nâng cao kiến thức của mình, mình hiểu biết thì đỡ nhầm. Đến sân bay mình ra hay vào mà không biết tiếng Anh, mình nhầm, thế là... xong. Mình vào nhà vệ sinh họ viết bằng tiếng Anh, không có hình ảnh mà không biết tiếng Anh là mình nhầm, mình ngượng…
Bây giờ, đó là mấy cái phổ thông mình không biết là quá dở. Khác người cái là mình già mới đi học, nhưng già thì kệ già cái gì mình biết là mình hơn.
Bà Lan tếu táo: “Bọn trẻ, đừng tưởng bà già quái tính bán xôi thì dốt. Có mấy bà bán xôi giỏi tiếng Anh, viết chữ đẹp như bà nhỉ?”.


Cụ Lê thị Thi (Phúc La, Hà Đông, Hà Nội) 





(Kiến Thức) - Mê vẽ tranh, mê online để… tìm tranh của họa sỹ yêu thích, đó là cụ Lê Thị Thi ở Xa La, Phúc La, Hà Đông. 


Có lẽ khi nhìn hình ảnh cụ bà tóc bạc, lưng cong cong cặm cụi bên những mảng màu giá vẽ, ta lại nhớ tới làng họa sĩ Cổ Đô với những người nông dân đam mê vẽ tranh, coi bức vẽ như sinh mạng của mình.
Bà Thi đã vẽ những bức tranh bằng ký ức của mình. 
Cụ bà kỳ lạ ấy tên thật là Lê Thị Thi, sinh năm 1920, quê gốc ở Thanh Hóa. Mặc dù cha cụ là một ông cử có tiếng ở làng nhưng vì hoàn cảnh gia đình nên hồi đó cả 8 anh chị em đều không ai được cha mẹ cho đi học. Thế nhưng vì mê cái nét chữ nguệch ngoạc và mê những tác phẩm văn chương của cha mà cả 8 anh chị em đã tự mày mò học chữ.
Hàng ngày, cụ vẫn lên mạng internet để nhìn ngắm những tác phẩm của danh họa mà mình yêu thích - Levitan. Vì niềm đam mê ấy mà cụ đã có những tác phẩm của riêng mình, những mảnh ghép tâm hồn và ký ức đầy ắp trong căn phòng nhỏ.
 Dù tuổi đã cao nhưng cụ Thi vẫn online mà không cần dùng đến kính.
Đọc nhiều sách văn học nên trí tưởng tượng của cụ Thi ngày ấy mỗi lúc một dồi dào. Dồi dào đến độ lúc nào cụ cũng muốn vẽ ra những hình ảnh ám ảnh trong đầu mình. Thế rồi, những năm tháng tuổi trẻ qua đi, tuổi già ập đến. Giấc mơ "vẽ" của cụ những tưởng đã ngủ yên sau những lo toan thường nhật của người mẹ, nếu như không có món quà mà con trai cụ đi nước ngoài gửi về cho con gái, tức cháu gái cụ ngày ấy.
Thế là hai bà cháu cùng vẽ, cùng học. Bà vừa dạy cháu vẽ những hình khối cơ bản vừa tìm hiểu về lĩnh vực hội họa bằng cách đọc say mê những sách hướng dẫn vẽ tranh của cháu. Đến khi ngồi dạy cháu học bài, để bài học thêm sinh động, dễ hiểu, mỗi khi dạy đến một chữ cái nào đó, bà thường vẽ hình minh họa. Giờ đây, bà vẫn giữ được quyển sổ dạy cháu học từ cách đây hơn hai chục năm.
 Một bức tranh của cụ Thi.
Giờ đây, bằng trí nhớ của mình, cụ lại vẽ tất cả những gì mình cảm nhận được trong những bước đời mình đã trải qua. Ban đầu chỉ là những bức vẽ về đề tài đứa cháu nội bi bô đánh vần, tiếp đến là những bức tranh tái hiện ký ức về làng quê nơi cụ từng sinh sống hoặc đi qua như đồng lúa, mái đình, cây đa, ao làng, mái tranh rơm rạ... Cụ thích vẽ những điều giản dị từ cuộc sống.
Giờ đây, ở tuổi 95 cụ vẫn miệt mài sáng tạo. Cụ bảo: "Tôi vẽ rất nhanh, cứ như có gì bên trong thôi thúc, khi ngồi trước giá vẽ, bút màu, các nét vẽ cứ tự nhiên hình thành mà không cần vẽ nháp, không cần phác họa gì cả, cứ thế chấm màu lên luôn".
Nhà thơ Vũ Dương Tá - hiện là Phó Chủ tịch Câu lạc bộ thơ Việt Nam khi đến thăm phòng tranh của cụ Thi đã xúc động, cảm phục viết tặng cụ mấy dòng thơ:
Lưng còng, tay cọ thẳng, thảnh thơi
Nhà sàn một khoảng tung hoành vẽ
Cối trầu thư giãn lúc nghỉ ngơi...
Bởi có lẽ ở Việt Nam này, chỉ duy nhất cụ là người bắt đầu học vẽ ở tuổi 74. Đặc biệt, chỉ trong vòng 3 năm, người mới học vẽ như bà đã cho ra lò hơn 500 bức họa với đủ các thể dạng để tài. Để rồi khi đã quá ngưỡng "cửu thập niên", cụ vẫn miệt mài với những nét vẽ đầy duyên nợ và làm thiên hạ "lác mắt" với hơn 2.000 bức họa, trong đó có nhiều bức đoạt giải thưởng. Đã 94 tuổi nhưng ngày nào cụ họa sĩ này cũng say mê với những bức vẽ của mình. 74 tuổi bắt đầu học vẽ Nhà họa sĩ Lê Thi nằm nép mình cuối một ngõ nhỏ ở phố Xa La. Con phố mới với những dãy nhà cao tầng tiện nghi, sang trọng. Ấy thế mà con đường dẫn vào nhà lão họa sĩ lại san sát cây xanh và rất vắng lặng. Lúc tôi đến, một cụ bà mặc chiếc áo bông dày cộm để lộ tấm lưng còng và mái tóc trắng phau... đang lúi húi quét bụi cho những bức tranh trước mái nhà sàn bằng gỗ. Phải mất một lúc cụ mới nhận ra sự hiện diện của vị khách lạ bởi quá chú tâm vào công việc đang làm. Biết khách là phóng viên, cụ nở nụ cười móm mém, để lộ cả hai hàm lợi bên trong. Lão họa sĩ Lê Thi tên thật là Lê Thị Thi, sinh năm 1920, quê gốc ở Thanh Hóa. Mặc dù cha cụ là một ông cử có tiếng ở làng nhưng vì hoàn cảnh gia đình nên hồi đó cả 8 anh chị em đều không ai được cha mẹ cho đi học. Thế nhưng vì mê cái nét chữ nguệch ngoạc và mê những tác phẩm văn chương của cha mà cả 8 anh chị em đã tự mày mò học chữ. Cũng nhờ đó mà cụ có cơ hội được tiếp cận với những tác phẩm văn học của các nhà văn nổi tiếng đầu thế kỷ XX như Tản Đà, Thế Lữ, Nguyễn Công Hoan, Thạch Lam... "Hồi đó cha tôi là ông cử rất mê văn chương nên nhà có nhiều sách lắm. Mỗi khi cha tôi không để ý là tôi lại lấy sách, báo đọc trộm. Vớ cái gì đọc cái nấy, từ Phong Hóa, Thời nay, Phụ nữ tân văn, Tiểu thuyết thứ Bảy... đến truyện ngắn, tiểu thuyết, thơ của các tác giả Nguyễn Công Hoan, Thế Lữ..." - cụ Thi chia sẻ. Đọc nhiều sách văn học nên trí tưởng tượng của cụ Thi ngày ấy mỗi lúc một dồi dào. Dồi dào đến độ lúc nào cụ cũng muốn vẽ ra những hình ảnh ám ảnh trong đầu mình. Thế là cứ có cơ hội, cụ lại lấy que vẽ xuống đất hoặc trộm than trong bếp rồi vẽ nguệch ngoạc lên tường. Vẽ nhiều đến nỗi, cha mẹ cụ phải nhiều lần đánh đòn con gái vì làm hỏng hết các bức tường trắng xóa. Thế rồi, những năm tháng tuổi trẻ qua đi, tuổi già ập đến. Giấc mơ "vẽ" của cụ những tưởng đã ngủ yên sau những lo toan thường nhật của người mẹ, người vợ nếu như không có món quà mà con trai cụ đi nước ngoài gửi về cho con gái, tức cháu gái cụ ngày ấy. "Năm 1982, người con trai duy nhất của tôi đi công tác nước ngoài gửi về cho con gái hộp màu vẽ và sách hướng dẫn vẽ tranh. Cầm những thứ đó trên tay, bao giấc mơ xưa cũ bỗng dưng lại hiện về. Cái cảm giác lúc đó thật khó tả làm sao". Cũng từ hôm đấy hai bà cháu cùng vẽ, cùng học. Bà vừa dạy cháu vẽ những hình khối cơ bản vừa tìm hiểu về lĩnh vực hội họa bằng cách đọc say mê những sách hướng dẫn vẽ tranh của cháu. Mỗi khi dạy cháu học chữ cái nào cụ đều vẽ tranh minh họa, như chữ B vẽ "con bò", hay chữ Ê vẽ "con bê", rồi đến chữ G vẽ "con gà"... Những nét vẽ nguệch ngoạc ngày càng trở nên mềm mại, có hồn, khiến cụ càng thích thú. Cụ vẽ một cách cảm tính, không theo quy tắc nào cả. Trong cuốn sách tự học vẽ mà đứa cháu mua về, cụ bỏ qua tất cả việc chia khoảng cách, bố cục, màu sắc... sẵn có mà tự vẽ theo ý thích, ý tưởng của riêng mình. Giờ đây, cụ vẫn giữ được quyển sổ dạy cháu học từ cách đây hơn hai chục năm. Còn cô cháu gái ngày ấy giờ đã là bác sĩ Khoa Sản của Bệnh viện 103 và đã sinh chắt cho cụ. Những bức họa của lão họa sĩ trong phòng riêng. 94 tuổi vẫn làm thơ, viết tiểu thuyết trên máy vi tính Năm 1994, lão họa sĩ Lê Thi bắt đầu niềm đam mê vẽ tranh của mình bằng cách chép lại hơn 32 bức tranh của danh họa Lêvitan rồi đóng thành quyển để tham khảo. Thấy họa sĩ nào hợp với gu tranh của mình, cụ lại mày mò chép tranh của họ. "Tôi học ở những bức tranh chép ấy những nét vẽ, cách bố cục mà tôi chưa làm. Dựa vào đó, tôi có thể cho những nét mới lạ vào tranh của mình" - lão họa sĩ Lê Thi vui vẻ chia sẻ. Sau đó, cụ lại vẽ tất cả những gì mình cảm nhận được trong những bước đời mình đã trải qua. Ban đầu là những bức vẽ về đề tài đứa cháu nội (cu Thanh) bi bô đánh vần, tiếp đến là những bức tranh tái hiện ký ức về làng quê nơi cụ từng sinh sống hoặc đi qua như đồng lúa, mái đình, cây đa, ao làng, mái tranh rơm rạ... Cụ thích vẽ những điều giản dị từ cuộc sống. "Ở trường mỹ thuật, bao giờ người ta cũng dạy vẽ người trước, phong cảnh sau, nhưng bà thì ngược lại, gần hai chục năm vẽ phong cảnh rồi giờ mới tập vẽ người. Lại có điều mới để học, để mày mò, nghiền ngẫm cũng thú lắm cháu ạ". Tranh cụ vẽ chủ yếu là sơn dầu. Khắp nơi trong căn phòng nhỏ bé xinh xắn của cụ, đâu cũng là tranh: trên tường, nóc tủ, góc nhà... chất thành đống, chiếm 1/3 diện tích căn nhà. Đó là chưa kể đến những bức tranh bột màu chưa đóng khung, cụ cẩn thận xếp chúng ở trong hòm to, hòm nhỏ. Thong thả giã trầu trong cái cối nhỏ bằng đồng lên nước bóng loáng, cụ móm mém: "Tôi chẳng vẽ cái gì cao xa cả mà chỉ bôi, nguệch ngoạc mãi rồi nó cũng thành tranh". Ba năm sau khi lão họa sĩ Lê Thi bắt đầu "nghiệp vẽ", năm 1997, thông tin về một cụ bà bỗng dưng "tài năng hội họa phát lộ" đã bay đến với Vụ Mỹ thuật - Bộ Văn hóa - Thông tin lúc bấy giờ. Lãnh đạo vụ cử người đến tìm hiểu rồi ngay sau đó, đích thân ông Nguyễn Khoa Điềm khi đó là Bộ trưởng Bộ Văn hóa - Thông tin đã đến thăm, tặng bằng khen và quyết định tổ chức triển lãm tranh cho riêng cụ và đó cũng là triển lãm tranh đầu tiên trong cuộc đời họa sĩ của cụ. Hơn 70 bức tranh với đề tài giản dị về làng quê Việt... tại triển lãm đã khiến người xem phải sửng sốt trước những nét vẽ tài hoa, sinh động của một cụ bà chưa từng học qua một lớp hội họa nào.  Sau đó, liên tục trong các năm 1998, 1999, 2000, cụ được mời tham dự các cuộc triển lãm như "Triển lãm mỹ thuật khu vực Đồng bằng Sông Hồng", "Triển lãm tranh phụ nữ quốc tế Việt - Pháp" do bà Điềm Phùng Thị tổ chức; Triển lãm Mỹ thuật người cao tuổi... Điều khiến cụ mãn nguyện nhất là vào năm 2000, cụ đã tổ chức được triển lãm tranh cá nhân với tên gọi "Quê" tại Thanh Hóa, với gần 80 bức tranh như là một cách để tri ân quê hương. Cụ tâm sự: "Tôi vẽ rất nhanh, cứ như có gì bên trong thôi thúc, khi ngồi trước giá vẽ, bút màu, các nét vẽ cứ tự nhiên hình thành mà không cần vẽ nháp, không cần phác họa gì cả, cứ thế chấm màu lên luôn". Chiếc laptop bao năm nay như một "người bạn" của lão họa sĩ. Đến nay, tuy đã bước vào tuổi 94 nhưng lão họa sĩ Lê Thi vẫn còn rất tinh anh và minh mẫn. Cụ không chỉ đam mê hội họa mà còn sáng tác thơ văn trên máy vi tính. Cuốn tiểu thuyết "Ngược dòng" dày hơn 600 trang xuất bản năm 2009 do NXB Lao động phát hành, lấy bối cảnh lịch sử những biến động đổi thay của đất nước trên mảnh đất xứ Thanh từ trước Cách mạng tháng 8 đến năm 1954 hoàn toàn do một tay cụ đánh máy. Cụ bảo, cuộc sống đôi khi cũng có những lúc thăng trầm nhưng tình yêu hội họa đã cho cụ niềm tin tiến về phía trước, giống như những sắc màu vui tươi lúc nào cũng ăm ắp giữa cuộc đời này.

Bài viết: http://news.zing.vn/Cu-ba-94-tuoi-van-ve-tranh-viet-sach-tren-laptop-post293621.html

Nguồn Zing N
Gia tài tranh của cụ Thi giờ đây đã lên đến con số… 2.000 bức tranh, trong số đó có khá nhiều bức tranh được chọn tham dự các triển lãm tranh trong nước. Cùng đón xem chương trình "Bà còng Xa La" trên kênh An ninh Thế giới (ANTG) – Truyền hình An Viên:


- Phát sóng chính thức: 20h15 chủ nhật (7/6/2015)
- Phát lại: 9h thứ Hai (8/6/2015) & 15h thứ Hai (9/6/2015)
Một tấm gương sáng đáng được ngưỡng mộ!
Điều đáng ngưỡng mộ bà là động luc giúp bà lấy bằng cử nhân luật:
1/ Tư vấn pháp luật cho những người nghèo
2/ Đòi hỏi công bằng cho người em bị chết có nhiều uẩn khúc, kẻ sát nhân lại chưa bị hình phạt thích đáng. Chính vì vậy, một mặt bà Hoa gửi đơn khiếu nại, mặt khác bà tìm cách học luật.

Bà bán chuối nhận bằng cử nhân luật
13/6/2015
Bằng tất cả nghị lực và sự đam mê, một người đàn bà gần 60 tuổi ngồi bán chuối ở chợ quê khiến mọi người kinh ngạc khi thấy hình ảnh bà khoác áo, đội mũ cử nhân nhận tấm bằng cử nhân luật ở trường Đại học Cần Thơ. Ít ai biết được rằng, để đi được đến chặng cuối con đường vươn tới tri thức, người đàn bà ấy cũng gặp lắm gian nan.
Đó là bà Phan Thị Kim Hoa, 55 tuổi cư ngụ ấp Thạnh Lạc Đông, Thạnh Nhựt, tỉnh Tiền Giang, một người buôn bán chuối quen thuộc ở chợ Vĩnh Bình (thị trấn Vĩnh Bình, Gò Công Tây) mấy chục năm qua. Mái tóc bạc bới gọn, nước da đen sạm rắn rõi, cử chỉ hoạt bát, lời nói khúc chiết, điểm nổi bật của bà là vầng trán cao biểu thị của một người trí tuệ.
Được hỏi động lực nào khiến bà có quyết tâm đi học lại, bà tâm sự bà muốn bổ túc kiến thức của mình bị thiệt thòi trong quá khứ. Bà Hoa cho biết, trước đây bà là nữ sinh trường Gia Long, sau năm 1975, bà Hoa theo gia đình về tỉnh Tiền Giang sinh sống.
Do đã tốt nghiệp cấp 3, bà được làm giáo viên mầm non ở huyện. Đến năm 1994, do kinh tế gia đình khó khăn nên bà đành nghỉ dạy, ra chợ buôn bán kiếm tiền phụ chồng nuôi con. Khi kinh tế gia đình tạm ổn định, bà quyết định học lại bằng tất cả sự đam mê.
Về lý do khiến bà quyết định tìm hiểu và học luật mà không phải ngành nào khác, bà Hoa chia sẻ: trong quá khứ, bà có người em trai tâm thần, đi lạc vào vườn người khác rồi bị đánh chết. Những người tham gia hành hung em bà sau đó đã bị tòa tuyên án. Tuy nhiên, bà cho rằng cái chết của em trai mình có nhiều uẩn khúc, kẻ sát nhân lại chưa bị hình phạt thích đáng. Chính vì vậy, một mặt bà Hoa gửi đơn khiếu nại, mặt khác bà tìm cách học luật.
Suốt 4 năm học là cả một quá trình chịu đựng gian khổ vì khi đó đã ngoài 50 tuổi. Mái tóc bạc trắng của bà nổi bật giữa mấy chục mái đầu xanh. Bà đã cố gắng hết sức, vượt qua tất cả những ánh mắt thiếu khuyến khích của một số người, và quý từng lời động viên của những ai hiếu học.
Mặc dù được con cái và nhiều người ủng hộ trong chuyện đi học, nhưng bà Hoa lại vấp phải sự phản đối của chồng. Ông cho rằng bà đã lớn tuổi, lại buôn bán vặt ở chợ thì học luật cũng chẳng để làm gì.
Bà Hoa nhớ lại: "Lúc đó chồng tôi nói, cán bộ công chức họ học để lên lương, lên chức. Còn tôi quanh năm suốt tháng chỉ bán chuối, trứng vịt thì học lấy bằng về nhà xếp xó chứ chẳng giúp ích gì. Tuy nhiên, tôi có cái lý riêng của tôi.”
Gặp bà Hoa trong chợ, nhìn cảnh bà vừa bán hàng vừa đọc sách chăm chú, ai cũng phải ngưỡng mộ vì sự học của bà không phải để lấy cái danh hão.
Bà thường nói: "Người nghèo không hiểu biết pháp luật khó đủ đường. Muốn viết cái đơn cũng phải thuê mướn thì nói gì đến đòi hỏi quyền lợi cho mình, cho người. Tôi mơ ước học luật trước hết giúp mình sau đó mong mỏi giúp đỡ, tư vấn pháp luật cho người nghèo".
Được biết, vừa rồi bà Hoa đã ra tận Hà Nội để khiếu nại về vụ án của đứa em trai mình bị đánh chết. Bà hy vọng sắp tới vụ án sẽ đưa ra xét xử giám đốc thẩm, để lấy lại công bằng cho đứa em trai chết được yên lòng.
Đến với tri thức không bao giờ là muộn, nhất là cách sử dụng tri thức có được như bà Hoa thật đáng ngưỡng mộ.
Tú Thanh / SBTN

No comments:

Post a Comment