http://nguoiphattu.com/van-hoa/y-kien-trao-doi-du-luan/8718-phong-sinh-tuong-trung-.html
nguoiphattu.com - Ngày xuân lên chùa là để cầu làm sao cho có trí tuệ làm bệ đỡ cho cái tâm. Hay nói khác đi, lên chùa đầu xuân là tìm điều thiện trên nền tảng trí tuệ. Có trí tuệ mà không có tâm thì đi đến mù quáng, chỉ nuôi dưỡng cái sai trái như dục vọng mà thôi.
“Đổi chức năng” của thần linh
– Như người ta thường nói tôn giáo, tín ngưỡng nào cũng hướng tới điều thiện, nhưng phải hiểu trên nền tảng cơ sở nào. Mọi thứ tôn giáo, tín ngưỡng đều có hệ thống triết học hoặc một số tín điều vô văn bản truyền lại. Tất cả đều trên nền tảng của trí tuệ và cái tâm. Khi người ta đi lễ đền chùa mà không có trí thì đi đến chỗ rất sai, sai mà tưởng đúng, không biết mình sai. Cho nên ứng xử sẽ không tốt đẹp.
Chẳng hạn đối với chùa, nếu hiểu chùa là nơi thờ Phật, Bồ Tát và các thần linh liên quan (cơ bản gắn với Phật), mà Phật là trí tuệ, đạo Phật là một hệ thống triết học vô thần, từ bi và thoát tục thì việc đi lễ chùa là để tìm lại chính mình, để trở lại tinh thần ý thức tốt đẹp chứ lên chùa không có chỗ để cầu xin, không dính đến cầu xin về vật chất.
Vì bản chất đạo Phật là dẫn con người đến chỗ Niết Bàn, dẫn con người đến chỗ giải thoát, đặc biệt là giải thoát tư tưởng, để chống cái dục vọng và tôn trọng cái nghiệp. Do vậy, không thể lên chùa để xin dục vọng, xin vật chất được. Nhưng hiện nay, có một điều không hay lắm là người ta đang “bắt ức” thần linh, o ép thần linh, bắt thần linh phục vụ cho con người một cách trắng trợn.
– Biểu hiện của sự o ép, “bắt ức” này là bắt thần linh đổi chức năng. Phật là mẫu mực của chân lý và đức hạnh nhưng giờ bắt Phật phải phục vụ cho con người, ban ân huệ cho con người dưới góc độ con người mong muốn mà góc độ ấy là vật chất chứ không phải cái tâm hay tinh thần tối thượng của đạo Phật. Nên trước bàn thờ Phật họ làm ầm ĩ gõ chiêng trống làm rối loạn thế giới thanh tịnh; rồi thì du nhập vào lễ Phật những thứ không phải của đạo Phật, chẳng hạn như dâng sao giải hạn.
Ở chùa là không hề có hiện tượng dâng sao giải hạn. Cái đó là của các ông phù thủy, ở đền, gắn với các đặc quán chứ chùa không làm chuyện này. Bởi vì khi làm như vậy là bệ đỡ cho dục vọng.
– Như tôi đã nói ở trên, Phật là trí tuệ. Nhờ có trí tuệ nên những người tu hành mới đi đến chỗ giải thoát, tìm được tới Niết Bàn, không lệ thuộc vào bất kể vị trí địa lý nào. Còn với chúng sinh, nhờ trí tuệ mới đi đến chỗ diệt cái ngu tối, mà ngu tối là mầm mống tội ác. Cho nên lên chùa để tâm tức Phật, Phật tức tâm, để giác ngộ. Do đó, ngày xuân lên chùa là để cầu làm sao cho có trí tuệ làm bệ đỡ cho cái tâm. Hay nói khác đi, lên chùa đầu xuân là tìm điều thiện trên nền tảng trí tuệ. Có trí tuệ mà không có tâm thì đi đến mù quáng, chỉ nuôi dưỡng cái sai trái như dục vọng mà thôi.
GS Trần Lâm Biền.
“No cơm ấm cật”
– Làm gì có chuyện đó. Ở nước ta chưa có chuyện “phú quý sinh lễ nghĩa” đâu, vì nếu có lễ nghĩa thì nó đã vào trật tự rồi.
Cần thấy rằng, kinh tế nước ta phát triển nhưng văn hóa chưa theo kịp thì chỉ dẫn đến “no hơi ấm cật, dậm dật chân tay” mà thôi.
– Thì đấy, cứ nhìn vào cái việc người ta đi lễ chùa sẽ thấy họ chẳng hiểu gì cả. Họ không biết cách bày bàn thờ, không hiểu được ý nghĩa đồ thờ khi để hòm công đức ngay gian chính giữa – nơi mà đáng ra phải đặt tất cả đồ thờ đều thiêng liêng và không có chỗ cho dục vọng. Rồi những hối lộ thần linh khi đem tiền đặt vào tay thần thánh, đặt cược với thần linh, cầu xin đủ mọi thứ từ công danh, tiền tài, thăng quan tiến chức…
Đặt niềm tin vào sự phù du
– Trước hết, cần phải phân định xe công ấy là gì. Có phải là xe của những cơ quan về văn hóa đi kiểm tra công tác tổ chức lễ hội không? Nếu thế thì họ đi làm nhiệm vụ đấy chứ.
Song nếu anh em trong cơ quan có tín ngưỡng đi lễ chùa và đi ngày càng đông thì phải đặt ra vấn đề tại sao cán bộ lại đi lễ đầu năm đông như thế? Phải chăng là một sự khủng hoảng tinh thần? Một lòng tin bị xói mòn? Lòng tin của người ta để đâu mà phải đi tin vào sự phù du, vô căn cứ? Phải chăng nó rơi vào cái bẫy của sự hụt hẫng tinh thần? Người có trách nhiệm phải làm việc lại chứ không phải chỉ răn đe.
– Tôi không dại dột gì mà nói thế. Tôi chỉ biết có thực trạng là kể cả cán bộ công chức cũng đổ xô đi đến các kiến trúc có tính chất tín ngưỡng, họ quên hẳn bản chất của tôn giáo tín ngưỡng của người Việt mà đến đó chỉ cầu xin, “bắt ức” thần linh phải theo ý con người. Cái đó đặt ra cho những người có trách nhiệm phải quan tâm thấu đáo.
Tôi chỉ thấy cô đơn
– Tôi chỉ cảm thấy một sựcô đơn.
– Vì tôi nói không lại được với những hiện tượng như thế, lời nói của tôi không được người có chức quyền, có trách nhiệm ủng hộ. Nhiều người chỉ thích khen mà không thích chê đâu. Hay là họ cũng mải mê trong cái ước vọng về vật chất cho nên họ không thèm quan tâm đến thực tế của cuộc sống nên đã không nghe? Họ nói cần thế này thế nọ nhưng hầu như chỉ là hình thức thôi.
– Không. Sự cô đơn về trí tuệ thì có gì mà đáng buồn! (Cười)
Vũ Thủy (Thực hiện)
Theo: http://kienthuc.net.vn
Vụ Đại đức Thích Chúc Minh: Nữ Việt kiều kiện 9 tờ báo VN đăng clip “nhạy cảm”
nguoiphattu.com - Luật sư Micheál R. Vieira và bà H.P đề nghị Văn phòng luật sư AIC và tôi đứng ra làm đại diện cho bà tại Việt Nam để làm việc với các đơn vị, cá nhân trong danh sách bà gởi kèm theo để khởi kiện, trong đó có 9 tờ báo của Việt Nam. Tôi là người đại điện để làm việc đó.
Những diễn biến mới xoay quanh vụ video clip “nhạy cảm” nghi liên quan đến một nhà sư ở Khánh Hòa đã hé lộ nhiều thông tin đáng ngạc nhiên. Luật sư Lê Thanh Sơn - Trưởng Văn phòng luật sư AIC (Đoàn Luật sư Hà Nội) người đại diện theo ủy quyền của hòa thượng Thích Viên Mãn trụ trì chùa Từ Tôn tại Hòn Đỏ (TP. Nha Trang, tỉnh Khánh Hòa), cho biết nhân vật nữ trong clip là nữ việt kiều đã phát đơn kiện 9 tờ báo VN tại tòa án Mỹ.
Luật sư Lê Thanh Sơn - người đại diện theo ủy quyền cho chùa Từ Tôn.
Thưa luật sư Lê Thanh Sơn, từ những căn cứ nào mà ông khẳng định rằng nhân vật nam trong loạt hình ảnh “nhạy cảm” gây xôn xao dư luận ở Khánh Hòa trong thời gian vừa qua đã bị chỉnh sửa, cắt dán, giả mạo?
Luật sư Lê Thanh Sơn: Đầu tiên, phải nói rõ rằng tôi không phải là luật sư của đại đức Thích Chúc Minh (T.C.M). Tôi là luật sư đại diện cho chùa Từ Tôn ở TP. Nha Trang, tỉnh Khánh Hòa. Đại đức T.C.M là một trong những tu sĩ tu tập tại chùa Từ Tôn.
Vào ngày 5/12, tôi và Văn phòng luật sư AIC nhận được thư của người có địa chỉ thiennhankhongkhong@..., trong đó có ảnh và đường dẫn đến video clip có gương mặt của đại đức T.C.M. Người này không chỉ gửi thư cho chúng tôi mà còn gửi cho nhiều người nữa. Sau đó mấy ngày, chính người này lại có thư xin lỗi gửi cho chúng tôi và nhiều người khác.
Chúng tôi đã có công văn số 98 yêu cầu các đơn vị, cá nhân dừng việc đăng tải những hình ảnh, video clip phản cảm đó, đồng thời tách biệt rất rõ vai trò, trách nhiệm của đại đức T.C.M trong vai trò một tu sĩ và một công dân Việt Nam.
Sau đó, chúng tôi nhận được thư và cuộc gọi của bà H.P (người được cho là nhân vật nữ trong đoạn clip - PV). Chúng tôi đã trao đổi với nhau nhiều lần. Luật sư Micheál R. Vieira - đại diện của bà H.P tại Hoa Kỳ - đề nghị chúng tôi làm luật sư đại diện cho bà ấy tại Việt Nam, truy tìm thủ phạm và yêu cầu các cơ quan báo chí, các cá nhân, tổ chức đăng tải những hình ảnh liên quan đến bà thì dừng lại ngay. Thông qua trao đổi với bà H.P và luật sư của bà, chúng tôi được biết đây là những hình ảnh của bà H.P với người bạn trai trước đây, được quay vào năm 2007. Đến năm 2009, bà H.P bị mất máy tính có những hình ảnh đó. Sau đó thì nó được một người nào đó chỉnh sửa, cắt dán. Đối với ảnh thì họ dùng photoshop, đối với video clip thì họ dùng một phần mềm, theo như phân tích của các chuyên gia Hoa Kỳ là đưa 4 góc quay hình ảnh thật của đại đức T.C.M ghép vào. Bà H.P đã tố cáo vụ việc ra FBI (Cục Điều tra Liên bang Mỹ).
Hình ảnh tĩnh lẫn hình ảnh động đều bị chỉnh sửa cắt dán, thưa ông?
Toàn bộ hình ảnh là giả mạo. Clip cũng được làm giả. Sau khi các chuyên gia bóc lớp ra, thì hình ảnh thật trong đó là người bạn trai trước đây của bà H.P. Bà H.P cũng khẳng định điều đó.
Nếu quả đúng có việc chỉnh sửa, giả mạo trước khi tung hình ảnh lên mạng, hẳn bà H.P rất bức xúc. Theo ông, vì sao sau hơn một tháng kể từ khi sự việc xảy ra, bà H.P mới lên tiếng?
Bà H.P đã lên tiếng ngay. Bà ấy đã làm việc với FBI rồi. Ngày 17/12/2014, bà H.P đã gửi thư cho chúng tôi rồi.
Bà H.P đã khởi kiện một số đối tượng tại Hoa Kỳ và họ đang trong quá trình thương thuyết, các đối tượng chấp nhận bồi thường thiệt hại cho bà ấy. Ngoài ra, bà H.P cũng khởi kiện 9 tờ báo và 4-5 trang mạng của Việt Nam tại Hoa Kỳ.
Bà H.P là một nhân vật rất nổi tiếng, giảng dạy tại trường đại học tổng hợp ở Honolulu, bang Hawaii, là ủy viên Hội đồng TP. Honolulu và Hội đồng bang Hawaii... Bà là một trong những người Việt Nam nổi tiếng ở Hoa Kỳ, thường được chương trình truyền hình Honolulu Star Advertiser phỏng vấn, được Báo Bưu điện Washington phỏng vấn.
Thông tin bà H.P đề nghị Văn phòng luật sư AIC làm việc với các cơ quan chức năng của Việt Nam để điều tra vụ việc và khởi tố những cá nhân có hành vi vi phạm pháp luật là chính xác?
- Luật sư Micheál R. Vieira và bà H.P đề nghị Văn phòng luật sư AIC và tôi đứng ra làm đại diện cho bà tại Việt Nam để làm việc với các đơn vị, cá nhân trong danh sách bà gởi kèm theo để khởi kiện, trong đó có 9 tờ báo của Việt Nam. Tôi là người đại điện để làm việc đó. Vấn đề ở đây là xử lý sao cho êm.
Theo ông, với những cơ sở mà bà H.P đưa ra, thì khả năng thắng kiện của bà ấy là rất lớn?
- Một trăm phần trăm!
Khi đưa vụ việc này ra tòa, nó lại ầm ĩ một lần nữa và rõ ràng là không có lợi cho cả hai bên?
Chẳng có gì là không có lợi cho cả hai bên, mà chỉ không có lợi cho những cá nhân, tổ chức đã đưa hình ảnh của bà H.P lên báo, lên mạng. Chứ còn bà H.P thì đã bị bôi nhọ rồi.
Nếu sự việc đúng như những gì bà H.P nói, thì đại đức T.C.M ở chùa Từ Tôn là một nạn nhân. Scandal hình ảnh này là điều quá khủng khiếp đối với một người tu hành. Theo ông, vì sao đại đúc T.C.M không lên tiếng rửa oan cho mình mà chọn giải pháp im lặng và “biến mất”?
- Đại đức T.C.M đã đi nhập thất từ ngày 20, 21/9/2014, trước khi sự việc này xảy ra.
Thông tin này là từ chùa Từ Tôn hay từ Ban Trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam tỉnh Khánh Hòa, thưa ông?
- Từ chùa Từ Tôn đưa ra. Tôi là luật sư của chùa Từ Tôn, tôi biết mà. Hiện nay, đại đức đi nhập thất vẫn chưa về.
Là người đại diện của chùa Từ Tôn theo ủy quyền của Hòa thượng Thích Viên Mãn - trụ trì chùa, ông nói gì về thông tin nhà chùa đã cơi nới, xây dựng trái phép nhiều hạng mục công trình trên đảo Hòn Đỏ?
Thông tin cơi nới, xây dựng trái phép cũng chưa chính xác đâu. Chủ yếu đó là những tượng Phật ở bên ngoài khuôn viên. Vừa rồi theo yêu cầu của UBND tỉnh, nhà chùa sẽ di dời các pho tượng Phật vào khu vực chùa, sau khi xây dựng xong tam bảo.
Chùa Từ Tôn có tranh chấp từ nhiều năm nay. Vài cá nhân muốn lấy chùa để làm nơi du lịch tâm linh. Khu vực chùa Từ Tôn là nơi duy nhất ở tỉnh Khánh Hòa còn nguyên vẻ hoang sơ. Chùa này do hòa thượng Thích Viên Mãn dựng lên từ năm 1960.
Xin cảm ơn luật sư!
Nguyệt Vân
Theo: (Tuổi trẻ & Đời sống
GHPGVN tỉnh Lâm Đồng ra Quyết định xử lý kỷ luật đối với ĐĐ. Thích Giác Nhàn
nguoiphattu.com - Hòa thượng Thích Toàn Đức, Thay mặt thường trực Ban trị sự Phật giáo tỉnh Lâm Đồng, vừa ký quyết định : “ đình chỉ chức vụ trú trì và hình thức kỷ luật đối với đại đức Thích Giác Nhàn, tại tịnh thất Quán Thế Âm, thôn Trung Hiệp, xã Hiệp An, huyện Đức Trọng, tỉnh Lâm Đồng”
Ban trị sự đình chỉ chức vụ trú trì của đại đức Thích Giác Nhàn tại tịnh thất Quán Thế Âm, thôn Trung Hiệp, xã Hiệp An, huyện Đức Trọng, tỉnh Lâm Đồng trong thời hạn 03 năm . Trong thời gian thi hành kỷ luật, ĐĐ. Thích Giác Nhàn chỉ được phép sinh hoạt, tu học và sám hối lỗi lầm của mình tại tịnh thất Quán Thế Âm
Hòa thượng Thích Toàn Đức, Thay mặt thường trực Ban trị sự Phật giáo tỉnh Lâm Đồng, vừa ký quyết định : “ đình chỉ chức vụ trú trì và hình thức kỷ luật đối với đại đức Thích Giác Nhàn, tại tịnh thất Quán Thế Âm, thôn Trung Hiệp, xã Hiệp An, huyện Đức Trọng, tỉnh Lâm Đồng”
Quyết định xử lý kỷ luật đối với ĐĐ. Thích Giác Nhàn của GHPGVN tỉnh Lâm Đồng.
Theo đó, quyết định ghi rõ : căn cứ tờ trình của Ban Pháp Chế BTSPG tỉnh Lâm Đồng, căn cứ kết luận hội nghị phiên họp bất thường của ban thường trực BTSGHPGVN tỉnh Lâm Đồng ngày 19/11/2014, giải quyết văn thư số 40/VT- BTS, ngày 22/7/2014 của Ban trị sự GHPGVN tỉnh Bến Tre về việc ĐĐ. Thích Giác Nhàn có ý truyền đạt mê tín dị đoan liên quan đến cố TT. Thích Thiện Quang, viện chủ chùa Phổ Quang, huyện Mỏ Cày Bắc, tỉnh Bến Tre .
Nay, thường trực Ban trị sự đình chỉ chức vụ trú trì của đại đức Thích Giác Nhàn tại tịnh thất Quán Thế Âm, thôn Trung Hiệp, xã Hiệp An, huyện Đức Trọng, tỉnh Lâm Đồng trong thời hạn 03 năm . Trong thời gian thi hành kỷ luật, ĐĐ. Thích Giác Nhàn chỉ được phép sinh hoạt, tu học và sám hối lỗi lầm của mình tại tịnh thất Quán Thế Âm .
Ngoài ra, ở điều 2, quyết định này giao cho Ban Tăng Sự, Ban Kiểm Soát, kết hợp với Ban Thông tin Truyền thông Hướng dẫn đại đức Thích Giác Nhàn đến văn phòng Ban trị sự GHPGVN tỉnh Bến Tre, chùa Phổ Quang, nơi thờ tự cố TT. Thích Thiện Quang để làm lễ thành tâm sám hối và gặp thân quyến của gia đình cố thượng tọa có lời xin lỗi và khắc phục thiệt hại của thân nhân gia đình .
Như vậy là sau hơn 5 tháng chờ đợi trong niềm tin tưởng vào sự công tâm của quí cấp lãnh đạo Giáo hội PGVN. Đến nay, vụ việc đã được quan tâm giải quyết trong phạm vi của Giáo hội ..
Liên quan đến việc này, trong một buổi thuyết pháp tại tịnh thất Quán Thế Âm ( huyện Đức Trọng), có hàng ngàn người tham dự, ĐĐ. Thích Giác Nhàn đã dẫn dắt cho cô Dung ( phật tử ) lên đồng phán rằng “ TT. Thích Thiện Quang, trú trì chùa Phổ Quang ( Mỏ Cày Bắc, tỉnh Bến Tre ) đang bị đọa địa ngục, chịu nhiều đau khổ và xin nương nhờ vào tịnh thất Quán Thế Âm ( do thầy Giác Nhàn làm trú trì) để cầu xin giải thoát .
Vụ việc này đã ảnh hưởng đến thanh danh, uy tín của tố TT. Thích Thiện Quang cũng như gia tộc của Ngài và đã gây hậu quả nghiêm trọng ( Một người thân của cố TT sau khi biết tin này đã uất ức bất tỉnh phải đem đi cấp cứu và hiện phải nằm yên một chỗ, sống nhờ vào sự chăm sóc của người thân) . Ban trị sự GHPGVN tỉnh Bến Tre đã có công văn đề nghị BTS GHPGVN tỉnh Lâm Đồng giải quyết theo đơn khiếu nại của gia đình cố thượng tọa Thích Thiên Quang./.
Thích Linh Toàn
In hình ảnh Đức Phật trên bồn cầu, tại sao không là giáo chủ của tôn giáo khác ?
nguoiphattu.com - Điều rất lạ, chưa thấy ai sử dụng hình Chúa Jesus, mẹ Maria hay thánh Allah, thậm chí Muhammad hay cây Thánh giá cho những dịch vụ tào lao như thế. Phải chăng hình ảnh Đức Phật có gì hấp dẫn?
Bên Cộng hòa Czech, tại một cửa hiệu trưng bày hàng nội thất, trong đó bồn cầu in hình đức Phật Bổn sư trên nắp, dĩ nhiên đó không phải là một sản phẩm duy nhất, những bồn cầu khác trang trí hoa lá, ngôi sao, cá cảnh...nghĩa là nhà sản xuất xem đây chỉ là một trong những kiểu trang trí cho sản phẩm?
Những năm trước, tại Mỹ, đồ lót cũng dùng hình Phật để quảng cáo, rồi đến in Phật trên dép guốc của công ty Icon shoes, tại California; người phản đối đầu tiên là cộng đồng Phật giáo Tây Tạng; ", Bhuchung Tsering thuộc Phong trào Quốc tế vì Tây Tạng (International Campaign for Tibet) bày tỏ. "Thật là điều đáng tiếc, theo truyền thống Phật giáo, hình tượng của Đức Phật và thánh chúng phải được đối xử một cách tôn kính. Việc đưa các hình ảnh này lên trên giày dép là thiếu tôn trọng đối với các Phật tử.
In hình Phật lên dép.
Thành viên của Quốc hội Tây Tạng ở Bắc Mỹ, ông Tashi Namgyal, đã viết một lá thư phản đối gửi tới công ty giày dép Icon Shoes nói: "Xin vui lòng xem xét lại việc này và thu hồi lại những đôi giày như thế". Lần lượt một số tổ chức Phật giáo đều phản đối. Những kiểu dép guốc như thể chỉ có người Á Đông sử dụng, không phổ biến với người Âu Mỹ. Như vậy, người có sáng kiến quảng cáo như thế phải là người Á Đông.
Trung Quốc cũng nhập vào Việt Nam loại bia hình Phật Di Lạc, tuy bia sản xuất tại Úc, nhưng nhãn hiệu bao bì do Trung Quốc thiết kế, được một số nhà hàng tại Việt Nam tiếp nhận và quảng bá khắp nơi. Nếu họ không xác nhận đây là “Phật may mắn” trên nắp chai và đồ lót ly, lót chai, có thể ai cũng nghĩ là ông Địa, không có gì để nói. Rõ ràng đây là một dụng ý đối nghịch với tinh thần giới cấm chất say của nhà Phật, dùng Phật để quảng cáo rượu bia.
Nắp chai bia in hình Đức Phật.
Rồi có những nhà hàng, có lẽ vì ái mộ Đức Phật, xem Đức Phật là hình ảnh thời trang, dùng hình ảnh của Phật để trưng bày như quán rượu Funky Budha và Buddha Spa ở Hà Nội, Buddha Bar & Grill ở Sài Gòn.
Không có gì để nói khi một số tạp chí nước ngoài trang trí hình ảnh Đức Phật trên trang báo, thậm chí có tượng Phật được đặt trong vườn nhà hàng mà chủ quán tình cờ ngắm nhìn thích thú, mua tại Ngũ Hành sơn Đà Nẵng, chuyên chở về tận trời Tây. Rồi cũng có những tượng được bày trên trang thờ nhỏ tại góc đường bên Mỹ, hàng ngày có người đến lễ bái, mặc dù nơi đó thiếu tôn nghiêm và thanh tịnh. Và cũng không ai thắc mắc có người xăm hình Phật trên thân mình..nguoiphattu.com
Điều rất lạ, chưa thấy ai sử dụng hình Chúa Jesus, mẹ Maria hay thánh Allah, thậm chí Muhammad hay cây Thánh giá cho những dịch vụ tào lao như thế. Phải chăng hình ảnh Đức Phật có gì hấp dẫn? Hiện nay, Phật giáo được các nước phương Tây quan tâm tìm hiểu, như một luồng sinh khí mới, một số dịch vụ doanh nghiệp chạy theo thị hiếu, quảng cáo như một biểu tượng thời thượng; hoặc giả, có kẻ ác ý nhục mạ Phật giáo. Bởi lẽ, không ai lấy hình ảnh ông bà cha mẹ mình lót trên giường nằm, hay đặt tên con một cách bừa bãi, thì hà cớ dùng hình ảnh của một đấng giáo chủ của một tôn giáo khác để quảng cáo vào nơi khiếm nhã như thế. Không thể xem đây là việc làm tình cờ hay một trang trí thời hiệu.
In hình Phật lên nắp bồn cầu! Sao không phải là Chúa Jesus, mẹ Maria hay thánh Allah, hay Muhammad !?
Trước nhất, một sản phẩm đưa ra thị trường ắt hẳn phải được sự chấp thuận của ngành chuyên môn, một nhãn hiệu quảng cáo cũng phải được xét duyệt bởi ngành văn hóa truyền thông hoặc cơ quan hữu trách. Những sự cố tung ra thị trường như thế, trách nhiệm thuộc về ai? Người sản xuất và cơ quan chức năng vốn có trách nhiệm chính, nhưng cửa hàng doanh nghiệp không thể nhắm mắt vì lợi nhuận mà phô bày quảng cáo sản phẩm xúc phạm niềm tin kẻ khác như thế.
Thị trường tự do không có nghĩa tự do buôn bán, sản xuất những loại thành phẩm mất chất văn hóa. Tôn giáo là loại văn hóa thượng đẵng, đem hình ảnh tôn giáo đặt vào chỗ hạ đẵng, thể hiện một loại văn hóa phi đạo đức, thể hiện một ý thức hạ đẵng vô tôn giáo.Bất cứ quốc gia nào, tự do cũng phải nằm trong một khuôn khổ nhất định, tự do không có nghĩa có quyền xúc phạm danh dự, niềm tin, hay sinh mạng kẻ khác. Thế thì tự do kinh doanh, tự do sản xuất không có nghĩa có quyền kinh doanh bất cứ thứ gì, có quyền sản xuất bất cứ loại nào cho dù có hại cho tập thể, cho nhân loại.Ngày nay, khoa học kỷ thuật hỗ trợ nhiều mặt giúp ích cho xã hội, trong đó các công ty xí nghiệp, doanh thương cũng hưởng một phần thành quả đó, rất tiếc, một vài cá nhân thiếu ý thức, lợi dụng phương tiện sản xuất để tự thể hiện bản chất u trệ của mình qua các sản phẩm thiếu chất văn hóa, tự tố cao bản chất “con” mà thiếu bản chất “người” của mình.
Czech là tên được biến đổi từ Cộng hòa Séc, vốn là quốc gia trong Thế chiến thứ hai, Tiệp Khắc bị phát xit Đức chiếm đóng. Sau đó, nước này trở thành một quốc gia Xã Hội Chủ Nghĩa cho đến năm 1989 khi cuộc Cach Mạng Nhung diễn ra, đưa đất nước trở về tiếntrình dân chủ.Ngày 1 tháng 1 năm 1993, một cuộc li khai ôn hòa đã diễn ra, Tiệp Khắc lại tách thành hai quốc gia độc lập là Séc và Slovakia.
Về tín ngưỡng, trước kia ảnh hưởng Kito giáo như các quốc gia Âu châu, nhưng khi thoát thân XHCN, đức tin cũng phai nhạt dần với nền kinh tế tự do và nếp sống dân chủ, Giáo Hoàng Gioan Phaolo II, năm 2003 phải lên tiếng cảnh báo đất nước nầy đang bị thách đố bởi “việc sùng bái nền kinh tế thị trường” và các giá trị Kito giáo đang tiếp tục bị sa sút.
Như vậy, vấn đề tôn giáo đã phai nhạt, kinh tế thị trường lấn át đức tin tôn giáo, phải chăng vì vậy mà sản phẩm đã lạm dụng hình ảnh tôn giáo để quảng cáo? Cho dù niềm tin tôn giáo không còn, nhưng không có nghĩa đạo đức và văn hóa doanh nghiệp cũng đánh mất? Chắc gì bồn cầu có hình Đức Phật bán chạy hơn bồn cầu có hình hoa ,cá cảnh khác? Nhà doanh nghiệp tung ra thị trường một sản phẩm, phải xét đến giá trị thực dụng của sản phẩm, đối tượng sử dụng và hình ảnh, mô hình quảng cáo.
Hình ảnh Phật giáo ngày nay trên thế giới không thể bảo là không ai biết, không biết thì tại sao dùng hình của một giáo chủ trang trí cho sản phẩm của mình? Nếu biết tại sao sử dụng vào chỗ kém văn hóa? Đây là một dụng ý của những tâm địa đen tối lợi dụng sản phẩm để hạ nhục tôn giáo kẻ khác. Người có lương tri, không ai nỡ sử dụng bồn cầu như thế, vậy sản xuất ra bán cho ai ngoài những khách hàng có lương tri tương xứng với lương tri của nhà sản xuất? Và cũng có nghĩa công ty sản xuất đánh giá khách hàng là những hạng người thiếu lương tri khi mua bồn cầu nầy?
Một xã hội văn minh không chỉ căn cứ vào mức sống của người dân, không chỉ căn cứ vào lượng số trí thức, tiện nghi cuộc sống, hay GDP mà còn cần xét đến đời sống tinh thần, nhân cách tiếp xử. Giá trị tâm linh là nền tảng cơ bản tạo một xã hội đạo đức. Tâm linh không cần là một tôn giáo nhưng rất cần đến tình cảm, biết tôn trọng và chia xẽ lẫn nhau mà gọi chung là tình người; khi tâm linh dồi dào thì không ai nở xúc phạm đến kẻ khác dù là lời nói, ánh mắt hay bất cứ hành động thương tổn tinh thần nào.
Đây là bài học cần có cho những ai thiêng về nhu cầu vật chất đánh mất tình người, tìm mọi cách bon chen sát phạt hưởng lợi cho dủ đạp lên sự tổn thương kẻ khác hay tự đánh mất nhân cách vì ý đồ bất chính để nhục mạ đối phương.Một quốc gia dân chủ như Czech hiện nay vẫn dung chứa loại quảng cáo doanh nghiệp xúc phạm tôn giáo như thế sao? Không thể bảo đó là quyền tự do kinh doanh!
21/12/2014
Một trí thức Kitô giáo cố tình "bôi nhọ" một cao Tăng Phật giáo
nguoiphattu.com - Giáo Hoàng đương nhiệm Francis từng tuyên bố : “mọi người không nên sợ Kito giáo” nhưng không sợ sao được khi con chiên trí thức ngoan đạo làm chuyện vô đạo đức thiếu lương tâm, hạ nhục một danh Tăng Phật giáo như thế.
Trên Giao Điểm Online loan tải một bài phản biện của ông Nguyễn Đăng Lâm về một nhà trí thức Kito giáo bôi nhọ một cao Tăng Phật giáo.
Lâm Lễ Trinh “cựu Tổng Trưởng Nội Vụ chính phủ Ngô Đình Diệm”, một nhà trí thức Kito giáo và cũng là một tín đồ ngoan đạo, lại có một việc làm trái với đạo đức của một tín đồ Kito và trái với lương tâm của một trí thức chế độ cũ, khi ông ta đăng tải một tấm ảnh và bài
phỏng vấn ông Võ Văn Ái về Thiền sư Thích Nhất Hạnh. Dĩ nhiên ông VVA không thể nói tốt hơn về Thiền sư khi mà bản thân ông ta có vấn đề với Thiền sư, tuy nhiên với tấm hình mà trước đây cũng đã được tung lên mạng với sự xuyên tạc thiếu liêm sĩ, nay ông Lâm Lễ Trinh lại cắt xén, chú thích để lạc dẫn người xem theo ý đồ bôi nhọ Thiền sư, dĩ nhiên bàn tay làm sao che khuất mặt trời, về phía Thiền sư, cộng đồng tu sĩ Làng Mai, bản thân Thiền sư và sư cô Chân Không chưa bao giờ lên tiếng thanh minh vụ nầy cũng như chưa từng lên tiếng vụ Bát Nhã Lâm Đồng, lẽ phải vẫn là lẽ phải,cho thấy phong cách của một trí thức Phật giáo khác với phong cách của một trí thức Thần học (như Lâm Lễ Trinh) ở điểm độ lượng và ti tiện.
Dĩ nhiên Lâm Lễ Trinh phải biết hối lỗi khi bà Trần thị Lai Hồng, vợ của họa sĩ Võ Đình, đính chánh cho biết tấm hình trên là do chính phu quân của chị Hồng chụp:
Bà Lai Hồng, vợ của người quá cố Võ Đình viết:
“Tôi Trần thị Lai Hồng, gửi mail này phản đối:
1/ Quý vị nhặt, cắt xén và thêm hình vào bài phỏng vấn nghiêm chỉnh của Chủ biên Lê Thị Huệ trên mạng lưới www.gio-o.com, phỏng vấn Ông Võ Văn Ái, nhà văn, nhà tranh đấu cho Nhân quyền ViệtNam, chắc chắn quý vị không xin phép Chủ biên.
Đó là một vi phạm nặng nề trong quy luật truyền thông.
2/ Quý vị tự tiện thêm vào bài phỏng vấn một hình do chính phu quân tôi là nhà văn, họa sĩ Võ Đình, chụp vào dịp Thầy Nhất Hạnh và bà Cao Ngọc Phượng đến thăm Stonevale, tiểu bang Maryland – không phải New Jersey như quý vị lầm – nơi cư ngụ của họa sĩ Võ Đình và vợ là bà Helen cùng hai con gái Katherine Phượng Nam và Hannah Linh Giang. Đây lại là một vụ vu khống vô cùng tệ hại trong giới truyền thông, không thể tưởng tượng được.
Hình này đã từng bị đem ra bêu riếu từ hai năm trước, và chính tôi đã có thư gửi đến hầu hết mọi người phổ biến.
Mới đây, hình này lại luân lưu với mục đích khơi động đả phá Thầy Nhất Hạnh trong lúc Thầy đang trong nhà thương sau cơn tai biến mạch máu não.
- Hành động này riêng về khía cạnh nhân đạo là một hành động vô cùng bất nhân.
- Ghép thêm hình vào bài phỏng vấn là một vi phạm luật truyền thông, bên cạnh chuyện loan bài không để xuất xứ. Qúy vị có biết là Chủ biên Gió O có thể đưa quý vị ra tòa không ?????
- Việc ghép hình với chú thích sai lạc của quý vị – ngoài việc xúc phạm đến cá nhân Thầy Nhất Hạnh – còn là một xúc phạm nặng nề vong linh phu quân tôi nhà văn, họa sĩ Võ Đình, vì chính tay người chụp hình này !!!!!
Riêng tôi, từng là Chủ biên Tin tức Đài Tiếng Nói Nước Việt Nam Cộng hòa tại Saigon trước 1975, từng là Tổng Thư ký báo Đất Mới tại Seattle, không thể tưởng được có những thông tin không kiểm chúng như vậy. Hoàn toàn vô trách nhiệm !!!!
Xin cảm ơn quý vị đã bình tâm đọc hết mấy lời chân tình này.
Đa tạ,
Trần thị Lai Hồng”
Cố họa sĩ Võ Đình người chụp bức ảnh trên - Nguồn ảnh dotchuoinon.com.
Thế nhưng, mặc cho chính chủ lên tiếng trước kia, nay Lâm Lễ Trinh vẫn tiếp tục xuyên tạc báng bổ Thiền sư qua tấm hình không đúng sự thật, với mục đích gì???
Xuyên tạc một sự kiện không đúng sự thật đã là việc làm thiếu liêm sĩ; hành động thiếu lêm sĩ vào thời điểm Thiền sư đang lâm trọng bệnh lại là hành động vô đạo đức của một người bình thường, huống nữa một kẻ từng là luật sư, là Tổng trưởng Nội vụ nhà Ngô, vừa là tín đồ một tôn giáo mang tính “Bác ái” đã đi ngược lại sự Bác ái như trong quá khứ hàng giáo phẩm của Lâm Lễ Trinh đã từng đi ngược!
Giáo Hoàng đương nhiệm Francis từng tuyên bố : “mọi người không nên sợ Kito giáo” nhưng không sợ sao được khi con chiên trí thức ngoan đạo làm chuyện vô đạo đức thiếu lương tâm, hạ nhục một danh Tăng Phật giáo như thế. Cho dù một Tăng sĩ thường, ngay cả một tín đồ chân chánh, cũng chẳng ai cần thanh minh trước việc bêu rếu bôi nhọ mình như thế, huống nữa một cao Tăng; Ngạn ngữ nhà Phật có câu: “ bôi xấu người hiền như kẻ ngữa cổ phun nước bọt lên trời, nước bọt tự rơi lại vào mặt mình”. Đã từng có biết bao người xuyên tạc bôi xấu Thiền sư, không vì thế mà Thiền sư mất uy tín, ngược lại, Thiền sư vẫn giành được sự tôn kính trong mọi giới, thế thì một Lâm Lễ Trinh làm sao “đội đá vá trời” chỉ với tấm hình vô lý mà chỉ có kẻ thiếu hiểu biết mới có thể tin.
Nhân quả là luật công minh, theo nhà Phật, thân-khẩu-ý là tác nhân cho mọi quả báo. Cỏ rác nhà mình chưa sạch thì không nên trồng cỏ bỏ rác vào nhà người. Kinh Thánh từng dạy: “kẻ dùng gươm sẽ chết vì gươm”. Cho dù cá nhân Thiền sư thật sự có phạm lỗi đó, cũng chả thấm vào đâu so với cả một hệ thống từ trên xuống dưới một thời tác hại mà Giáo Hoàng đã phải đứng ra xưng 7 núi tội với nhân loại, tại sao Lâm Lễ Trinh không thấy lọ trên mặt gia đình mình mà cứ muốn bôi lọ trên mặt người ngoài?
Tấm hình bị xuyên tạc khi được chính chủ xác nhận: Tác giả là bà Trần thị Lai Hồng,vợ của nhà văn / họa sĩ Võ Đình. Bà Hồng cho biết, trong tấm hình có 5 người: ngoài hai hình TS Nhất Hạnh và Sư cô Chân Không, ba người còn lại là bà Helen, vợ ông Võ Đình, hai con gái của hai ông bà là Katherine Phượng Nam và Hannah Linh Giang. Rõ ràng như thế mà vẫn cứ gán cho là con của Thiền sư, có phải là một manh tâm ? Đối với Phật giáo thì đây là trò đùa dại của con trẻ nhưng là người ngoài, chắc chắn luật pháp sẽ vào cuộc.
Là một trí thức có danh và cũng là một tín đồ có tiếng, Lâm Lễ Trinh nên rút kinh nghiệm và có lời xin lỗi Thiền sư, xin lỗi cộng đồng Phật giáo với sự vụng dại của mình vẫn hơn là quỳ trước tòa giải tội hàng tuần; Linh mục giải tội có quyền theo nghi thức và tín điều tôn giáo nhưng không có quyền chuyển đổi luật nhân quả khách quan của cuộc sống.
Đây cũng là một bài học chung cho những ai cố tâm hạ nhục nhắm vào các cao Tăng thạc đức của Phật giáo.
Tổng thống Obama đi chân trần tắm Phật tại Myanmar
nguoiphattu.com - Tổng thống Mỹ Barack Obama đã trở thành tổng thống Mỹ đầu tiên trong lịch sử thăm Myanmar khi chiếc Air Force One hạ cánh xuống Yangon. Trong sáu tiếng đồng hồ thăm viếng xứ này ông và Ngoại trưởng Hillary đã đi chân trần thăm chùa Shwedagon, ngôi chùa Vàng nổi tiếng được coi là trung tâm của Phật giáo Myanmar tọa lạc ở cố đô Yangon (Ngưỡng Quảng).
Một số hình ảnh do Reuter thực hiện:
Công bố 129 kinh sách giả
nguoiphattu.com - Dưới đây là danh mục kinh sách giả này do chùa Chùa Đông Lâm ở Lô Sơn công bố gần đây.
Chùa Đông Lâm ở Lô Sơn do ngài Huệ Viễn, tổ thứ nhất của Tịnh Độ tông Trung Quốc, kiến lập vào năm 384, đến nay đã có hơn 1600 năm lịch sử. Với kinh nghiệm tu học, nghiên cứu và hoằng dương Phật pháp được truyền thừa hàng ngàn năm như vậy,
danh mục kinh sách giả do chùa công bố dưới đây có thể tin tưởng được. Thiết nghĩ, quý vị Phật tử nên tham khảo qua một lượt.
1. Phật Thuyết Thanh Tịnh Tài Thần Kinh
2. Gia Đường Kinh
3. Thập Cáo Linh Văn
4. Cứu Kiếp Kinh
5. Phật Thuyết Tài Thần Kinh
6. Bảo Thân Kinh
7. Huyết Bồn Kinh
8. Tam Giáo Đồng Nguyên
9. Cửu Cửu Quy Nhất
10. Tài Thần Kinh
11. Bái Thập Vương
12. Hoàng Kinh
13. Sinh Thiên Kinh
14. Kê Noãn Kệ
15. Phật Thuyết Hồng Phúc Tài Thần Kinh
16. Bái Thập Điện Siêu Thắng Độ
17. Huệ Mạng Kinh
18. Tam Giáo Hoa Nghiêm Kinh
19. Lộ Đầu Kinh
20. Tổ Tông Bảo Sám
21. Bạch Hạc Truyện
22. Tiên Phật Hợp Tông
23. Tam Hội Quy Nguyên
24. Long Hoa (Chân) Kinh
25. Ngọc Phật Kinh
26. Siêu Sinh Hoàn Nguyện Kinh
27. Phật Đỉnh Hỗn Nguyên Kinh
28. Thổ Địa Kinh
29. Lục Tổ Đàn Kinh Tiên Thiên Giải
30. Nhãn Quang Kinh
31. Từ Bi Mạnh Bà Bảo Sám
32. Cao Vương Kinh
33. Thái Bình Kinh
34. Long Hoa Kinh
35. Táo Gia Kinh
36. Xá Tội Kinh
37. Vô Lượng Độ Sinh Kinh
38. Thổ Vương Kinh
39. Man Gia Kinh
40. Trạch Thần Kinh
41. Từ Bi Báo Ân Bảo Sám
42. Đạt Ma Bảo Quyển
43. Thiên Địa Kinh
44. Diệu Sa Kinh
45. Từ Bi Tế Công Bảo Sám
46. Văn Xương Kinh
47. Thiên Duyên Kinh
48. Bí Mật Chân Kinh
49. Hoa Đà Kinh
50. Từ Bi Huyết Hồ Bảo Sám
51. Vô Thượng Sinh Thiên Địa Mẫu Lão Thái Phật
52. Thiếp Thủ Kim Đan
53. Minh Thánh Kinh
54. Hộ Đạo Kinh
55. Từ Bi Thập Vương Bảo Sám
56. Ngũ Bộ Lục Sách
57. Thái Dương Kinh
58. Di Lặc Chân Kinh
59. Hoàn Hương Bảo Quyển
60. Từ Bi Nhâm Thân Bảo Sám
61. Vạn Liên Quy Tông
62. Thái Âm Kinh
63. Di Lặc Cổ Phật Hạ Sinh Kinh
64. Từ Bi Diêm Vương Bảo Sám
65. Ngũ Tông Nguyên
66. Thiên Đường Du Ký
67. Thất Thất Kinh
68. Pháp Thuyền Kinh
69. Siêu Phàm Tông Chỉ
70. Ngũ Tông Cứu
71. Thai Cốt Kinh
72. Thỉnh Thánh Lễ Bổn
73. Phật Thuyết Đại Thừa Thông Huyền Pháp Hoa Chân Kinh
74. Đăng Lung Kinh
75. Tiêu Tai Kinh
76. Tề Thiên Đại Thánh Kinh
77. Tổ Phái Nguyên Lưu
78. Địa Tạng Kinh (không phải Địa Tạng Bồ Tát Bổn Nguyện Kinh)
79. Tâm Kinh Khai Đầu
80. Phật Thuyết Thiên Địa Bát Dương Thần Chú Kinh
81. Nhật Nguyệt Kinh
82. Hỗn Nguyên Bố Đại Chân Kinh
83. Địa Mẫu Sám Toàn Tập
84. Tinh Tú Kinh
85. Phật Thuyết Địa Tạng Kinh Giáo Huyết Bồn Kinh
86. Thọ Sinh Kinh
87. Địa Ngục Du Ký
88. Đạt Ma Bảo Truyện
89. Tây Phương Nguyên
90. Phân Châu Kinh
91. Từ Bi Thọ Sinh Bảo Sám
92. Địa Tạng Pháp Âm Khai Thị Lục
93. Đại Thừa Kinh Giảng
94. Tu Chân Bảo Phiệt
95. Thủy Tiên Hoa Nguyên
96. Địa Mẫu Kinh
97. Đạo Đức Chân Kinh
98. Tiểu Phạm Vương Kinh
99. Phật Thuyết Kim Cang Kinh Tổng Trì Luận
100. Giải Oan Thích Kết Bảo Sám
101. Đại Bi Chú Chân Giải
102. Đạo Phái Thống Tông
103. Tâm Ấn Diệu Kinh
104. Phật Thuyết Giải Oan Vãng Sinh Kinh
105. Kim Cang Khoa Nghi Bảo Quyển
106. Ngọc Lịch Bảo Sao
107. Đại Phạm Vương Kinh
108. Tiên Cơ Hồi Văn Kinh
109. Canh Thân Kinh
110. Kim Bất Hoán
111. Vận Khí Kinh
112. Tâm Kinh Trung Hạ Quyển
113. Canh Thân Bảo Sám
114. Cứu Khổ Kinh
115. Du Thập Điện
116. Đại Thừa Kinh
117. Tây Phương Cực Lạc Thế Giới Du Ký
118. Cao Vương Quán Âm Kinh
119. Phật Thuyết Mạnh Bà Kinh
120. Quy Gia Cẩm Nang
121. Diêm Vương Kinh
122. Quán Âm Cứu Khổ Kinh
123. Phật Thuyết Diên Niên Giáp Tý Kinh
124. Quy Căn Kinh
125. Tam Thế Nhân Quả Kinh
126. Chân Phật Kinh
127. Phật Thuyết Táo Ty Kinh
128. Phát Tài Kinh
129. Quy Vương Kinh
Theo http://www.fodizi.net/qt/qita/12009.html
Người dịch: Tịnh Phương
Tỷ phú giàu nhất châu Á chi 193 triệu USD xây chùa
nguoiphattu.com - Li Ka-shing, người đàn ông giàu nhất châu Á, chi 193 triệu USD để xây dựng tu viện Phật giáo tại Hong Kong với những căn phòng lắp kính chống đạn.
Tu viện Phật giáo được xây dựng theo kiến trúc nhà Đường, nằm trên khoảng diện tích bằng 9 sân bóng đá. Tu viện có thể đón 400-500 khách mỗi ngày nhưng không mở cửa phục vụ các đoàn khách du lịch để giữ gìn không khí linh thiêng.
Tỷ phú Li Ka-shing bắt đầu xây dựng tu viện năm 2003 bằng tiền cá nhân. Điểm đáng chú ý nhất của công trình là tượng Quán Thế Âm Bồ Tát cao thứ hai thế giới. Bức tượng cao 76 m, hướng về phía bến cảng của Hong Kong và một số hòn đảo.
Tu viện có ba bức tượng phật ngồi thiền được dát vàng 24k.
Người ta thiết kế những cửa sổ chống đạn bao quanh các phòng VIP của tu viện. Người quản lý công trình cho biết: “Chúng tôi lắp đặt kính chống đạn ở các cửa sổ nhằm bảo vệ tối đa quan khách và các vị cao tăng tới tu viện. Ông Li, người tài trợ xây tu viện, không có phòng riêng tại đây”.
Một trong những lợi thế của tu viện là vị trí. Nó nằm trên một đồi cao, được cây cối bao quanh. Từ tu viện, người ta có thể quan sát những cảnh đẹp của vịnh.
Khách tới tu viện phải tuân thủ những quy định như không mang theo hương, rượu, thịt hoặc các loại đồ ăn mặn khác. Tu viện sẽ phát nước miễn phí cho khách.
Nỗi ân hận của người phá tượng Phật khổng lồ ở Afghanistan
nguoiphattu.com - Mirza Hussain cho biết bản thân chưa bao giờ thoát khỏi cảm giác ân hận vì đã tham gia phá tượng Phật khổng lồ nổi tiếng nằm ở tỉnh Bamiyan. "Lúc nào tôi cũng thấy hối tiếc vì hành động của mình".
Mirza Hussain mới 26 tuổi khi các chỉ huy Taliban ở Afghanistan ra lệnh cho anh cài thuốc nổ lên các bức tượng Phật khổng lồ nổi tiếng nằm ở tỉnh Bamiyan, quê hương anh.
2 bức tượng cổ được tạc vào đá sa thạch, từng là tượng Phật cao nhất thế giới. Tuy nhiên chúng đã bị hủy diệt trong vụ phá hoại do Taliban thực hiện, khiến cả thế giới bị sốc. Đồng thời sự kiện đã đặt tiền lệ để lực lượng Nhà nước Hồi giáo (IS) tự xưng không ngại tàn phá các di sản văn hóa quý giá của Iraq.
Gài thuốc nổ và nghĩ tới cái chết
Rất nhiều điều đã xảy ra ở Afghanistan trong 14 năm kể từ khi các bức tượng Phật bị phá hủy hồi năm 2001. Nhưng với Mirza Hussain, chuyện vẫn như mới xảy ra ngày hôm qua. "Đầu tiên Taliban dùng xe tăng, pháo bắn vào các tượng Phật" - anh kể - "Nhưng khi không thấy hiệu quả, chúng đã lên kế hoạch cài thuốc nổ để phá hủy tượng".
Hussain, giống nhiều người ở Bamiyan, theo Hồi giáo Shiite nên bị các tay súng Taliban theo Hồi giáo Sunni xem là kẻ thù. Sau khi Taliban giành quyền kiểm soát tỉnh này vào tháng 5/1999, người dân địa phương hoặc bỏ chạy, hoặc bị bắt giam.
"Tôi nằm trong số 25 người bị giam giữ" - Hussain nói - "Trong thành phố (Bamiyan (thủ phủ tỉnh Bamiyan) khi ấy chẳng còn dân thường nào, chỉ toàn thành viên Taliban. Chúng tôi là các tù nhân và bị đối xử như những kẻ hạ đẳng, có thể bị vứt bỏ bất kỳ lúc nào".
Hussain cùng các tù nhân bị Taliban ép phải cài thuốc nổ vào 2 bức tượng Phật. Anh kể rằng Taliban đã mang tới hàng xe tải thuốc nổ. Tiếp đó các tù nhân phải cõng, vác hoặc gánh thuốc nổ tới các bức tượng.
Hussain cho biết anh và các tù nhân khác đều chuẩn bị cho tình huống có thể chết bất kỳ lúc nào, hoặc trong vụ nổ phá tượng, hoặc dưới tay của Taliban. "Có lần tôi chứng kiến một người trong nhóm bị thương ở chân và không thể gánh thuốc nổ được nữa" - anh nói - "Taliban liền bắn chết ông ấy tại chỗ và giao thi thể cho tù nhân khác đem đi vứt bỏ".
Các bức tượng Phật ở Bamiyan trước và sau khi bị Taliban đặt thuốc nổ phá hủy
Theo lời kể của Hussain, anh và các tù nhân mất 3 ngày để gài thuốc nổ vào các bức tượng. Tiếp đó cả nhóm phải rải dây tới một thánh đường gần đấy. Các tay súng Taliban đã giật kíp nổ trong tiếng hô "Allah Akbar" (Thượng đế vĩ đại nhất) vang dội.
"Khi tiếng nổ lớn vang lên, khu vực trước tượng Phật đầy khói, lửa. Không khí sực lên mùi thuốc súng cháy" - Hussain kể lại. Các thủ lĩnh Taliban tin rằng họ không chỉ phá hủy 2 bức tượng mà còn làm sập cả vách núi chứa tượng. Thực tế vụ nổ chỉ thổi bay đôi chân của bức tượng Phật lớn hơn.
Hối tiếc dù không được lựa chọn
Hối tiếc dù không được lựa chọn
Bất chấp thất bại ban đầu này và sự lên án của cộng đồng quốc tế, Taliban vẫn tiếp tục công việc. Hussain nói rằng Taliban đã mang thêm nhiều thuốc nổ tới. Anh đã phải khoan và nhồi các bánh thuốc nổ dẻo vào trong những bức tượng khổng lồ.
"Từ sau đó, họ tiến hành 2-3 vụ nổ mỗi ngày để phá hủy hoàn toàn các tượng Phật" - anh cho biết - "Chúng tôi đã phải khoan, đào nhiều lỗ vào tượng để đặt thuốc nổ. Do không có công cụ phù hợp, chúng tôi phải lao động vất vả trong 25 ngày mới xong".
Trong quá trình lao động, Hussain và các tù nhân chỉ được cho ăn với những mẩu bánh mỳ và phần cơm nhỏ. Anh cũng chỉ được mặc một bộ quần áo duy nhất và đắp một tấm chăn mỏng dính trong thời tiết lạnh cóng về đêm. Anh kể rằng khi các bức tượng bị phá hủy xong, Taliban đã ăn mừng "hoành tráng": "Họ nổ súng lên trời, nhảy múa và mang 9 con bò tới giết để tế lễ".
Mirza Hussain chưa từng hết hối hận, dù anh bị ép tham gia phá tượng Phật khổng lồ
Hussain giờ hành nghề chữa xe đạp ở Bamiyan. Anh lấy lại được cảm giác an toàn và đang hy vọng chính quyền cùng các nhà hảo tâm nước ngoài sẽ phục chế các bức tượng Phật.
Anh cho biết rằng bản thân chưa bao giờ thoát khỏi cảm giác ân hận vì đã tham gia phá tượng. "Lúc nào tôi cũng thấy hối tiếc vì hành động của mình" - anh nói - "Nhưng tôi không thể kháng cự được. Tôi không có sự lựa chọn nào khác vì họ có thể giết tôi".
Mong ước của Hussain, rằng bức tượng sẽ được phục chế, sẽ khó có khả năng thành hiện thực, ít nhất là trong tương lai gần. Cuộc tranh cãi về việc có nên phục chế ít nhất một bức tượng khổng lồ, hay cứ để nguyên trạng để nhắc nhở người ta nhớ về tội ác của Taliban với văn hóa, tín ngưỡng, đã kéo dài suốt nhiều năm qua.
Với những người như Hussain, việc phục chế và bảo tồn di sản cổ đại này không chỉ liên quan tới vấn đề bản sắc văn hóa của khu vực. Các bức tượng, nếu trở về nguyên trạng, sẽ giúp hút khách du lịch và mang tới tương lai ổn định hơn cho anh cùng người dân trong vùng.
Những di sản văn hóa giá trị
Các tượng Phật ở Bamiyan được cho là đã ra đời từ thế kỷ thứ 6, khi nơi này còn là một địa điểm linh thiêng của Phật giáo. Năm 629 sau Công nguyên, lữ khách Xuanzang của Trung Quốc mô tả Bamiyan là một trung tâm phát triển sầm uất, với hàng vạn nhà sư sinh sống tại đây. 2 bức tượng Phật khổng lồ ở Bamiyan cao lần lượt 55 và 37 mét, được tạc sâu vào một vách núi. Chúng bị Taliban hủy diệt vào tháng 3/2001. |
Theo Tường Linh (BBC - Thể thao & Văn hóa)
Dùng tên Kinh Phật đặt tên món ăn có nên không ?
nguoiphattu.com - Trước đây, tôi đã phê phán việc dùng tên Phật, tên cao tăng để đặt tên sản phẩm như mì gói A Di Đà, mì chay Vạn Hạnh, nhang trầm Quan Âm Đại Sĩ, dầu Phật Linh…, nhưng đó là việc ngoài chùa...
Đến Việt Nam Quốc Tự nhân mùa Phật đản, tôi ngạc nhiên khi thấy gian hàng “Bánh mì chay Pháp Hoa”.
Việc dùng tên danh nhân, tên những biểu tượng tôn quý như địa danh lịch sử… ghép vào tên đơn vị kinh doanh, cửa tiệm, mặt hàng kinh doanh, và tệ nhất, là tên món ăn thành một cụm từ chính phụ, trong đó, tên danh nhân, địa danh lịch sử… là yếu tố phụ, khu biệt yếu tố chính là đơn vị kinh doanh, mặt hàng kinh doanh…, là điều rất không hay.
Đã có “Mì vịt tiềm Nguyễn Trãi”, “Phở Nguyễn Du”, “Cơm tấm Vạn Kiếp”, Bánh mì thịt Hà Nội”, “Thịt chó Thoại Ngọc Hầu” (khu Ông Tạ)…
Đối với lịch sử, với danh nhân, đây là việc bất kính. Nghe nói đã có quy định cấm dùng tên danh nhân vào việc liên hệ kinh doanh, trừ trường hợp chủ doanh nghiệp trùng tên với danh nhân.
Nay ở Phật giáo đã có việc mở rộng liên hệ buôn bán thức ăn ra ngoài cả những tên danh nhân, địa danh lịch sử, để đến những bộ kinh, vốn là Pháp bảo, một trong ba ngôi tôn kính trong Phật giáo.
Ban đầu khi thấy tiệm “Cơm chay Pháp Hoa”, tôi đã thấy cái gì đó không ổn, thì nay đến bảng hiệu “Bánh mì chay Pháp Hoa”! Người ta đã đi đến tên một món ăn cụ thể là bánh mì!
Nếu thực hiện thay thế cùng loại, áp dụng cùng nguyên tắc cấu tạo cụm từ, ta sẽ có:
- Gỏi cuốn Pháp Hoa
- Chả giò Pháp Hoa
- Cơm tấm Pháp Hoa
Và cũng sẽ có:
- Bánh mì chay Lăng Nghiêm
- Bánh mì chay Địa Tạng
- Bánh mì chay Hoa Nghiêm
- Bánh mì chay Vu Lan…
Lấy tên kinh Phật đặt cho tên tiệm cơm thì đã nghe xóc óc đối với người theo đạo Phật, nay lại dùng tên kinh đặt đến tên mặt hàng bánh mì, thì quả là đại bất kính.
Người Phật tử nghĩ gì khi tên kinh là một món hàng ăn rẻ tiền?
Không hiểu vì sao, trong chùa, người ta vừa đặt kinh Pháp Hoa lên bàn thờ để lễ lạy, đồng thời, lại dùng tên kinh Pháp Hoa để gọi tên… bánh mì?
Trước đây, tôi đã phê phán việc dùng tên Phật, tên cao tăng để đặt tên sản phẩm như mì gói A Di Đà, mì chay Vạn Hạnh, nhang trầm Quan Âm Đại Sĩ, dầu Phật Linh…, nhưng đó là việc ngoài chùa. Còn bánh mì Pháp Hoa là việc ngay trong chùa, trưng bảng hiệu chính tại Việt Nam Quốc Tự, xin nhấn mạnh thành tố “Quốc tự”. Tại Quốc tự trong lễ hội Phật đản có bánh mì chay Pháp Hoa!
Đây có phải là sự tiếp nối của xu hướng một số người kinh doanh nhà hàng chay, có cả nhà hàng trong chùa, dùng chữ Phật để đặt tên các thức ăn cầu kỳ, tự chế biến, khó gọi tên. Trên menu người ta đọc thấy các từ “Phật thủ”, “La Hán”, … Có điều họ không treo bảng lớn và thức ăn có tên Phật đó không đến nỗi rẻ tiền như bánh mì Pháp Hoa.
Theo chỗ tôi biết, các tôn giáo khác chưa có chuyện đem kinh điển gắn vào bánh mì. Trong chính cơ sở Phật giáo lớn bậc nhất, người đi tham quan thấy tên kinh Phật dùng đặt tên cho bánh mì thì ắt không tránh khỏi lạ lùng, kỳ dị và đáng khinh miệt.
Kỳ dị hơn, điều đó diễn ra trước mắt của các nhà lãnh đạo Phật giáo. Thế thì trách gì người ta làm mì gói A Di Đà, dầu gió Phật Bà…?
Sự ngớ ngẩn đến mức kỳ cục của một số người, tín đồ Phật giáo thật là điểm báo chẳng lành cho Phật giáo Việt Nam. Phật giáo Việt Nam còn lại những giá trị gì khi hành động đại bất kính Pháp bảo, lấy tên kinh Pháp Hoa đặt tên bánh mì kinh doanh, rồi trương bảng bày bán ngay trong sân chùa lớn trong mùa Phật đản, và cứ làm thế trước mắt của những nhà lãnh đạo, tu sĩ và tín đồ Phật giáo?
Phản hồi riêng đối với các bài tranh luận đặc biệt: vinasat132@yahoo.com, vi-vn.facebook.com/cusiminhthanh, ĐT: 0915553610.
**********************************************************************
Không dùng hình Phật thì ta lại dùng tên
Chiều nay , vào một quán cơm chay để dùng cơm, tôi thấy trong tủ kiếng có trưng bày một sản phẩm mì ăn liền do Cty TNHH CNTP An Thái . Địa chỉ : 27/9 . Trần Hưng Đạo . Long Xuyên . An Giang sản xuất .
Việc một sản phẩm mì do một công ty sản xuất hẳn hòi thì không có việc gì phải nói . Nếu có phải nói chăng , thì cũng chỉ nói về giá cả và chất lượng .
Mấy công ty sản xuất mì gói rất giỏi trong việc nắm bắt thị trường , đối tượng sử dụng sản phẩm . Ngoài các sản phẩm mì cao cấp dành cho người có tiền , thì cũng có những sản phẩm dành cho giới bình dân .
Hoan hô mì gói . Sản phẩm tiêu biểu của thế kỷ 20 . Sản phẩm dành cho mọi người , mọi giới . Không phân biệt đẳng cấp . Không phân biệt tôn giáo . Chay, mặn đều dùng, đều có cả . Tôi sung sướng khi sanh nhằm thế kỷ có thật nhiều loại mì đóng gói .
Nhưng gói mì chiều nay tôi bắt gặp lại là một gói mì mà chỉ nhìn qua là tôi muốn nổi Bồ Đề Gai. Mang gói mì này về nhà cho vợ xem , thì cô ta nói : “Mì nào thì cũng gọi là mì , nhưng gói mì này em đố anh ăn xong thì anh vứt cái bao bì vào đâu cho phải phép, không sợ mang tội ”
Cô ta nói đúng , thực tình là tôi cũng chẳng biết để cái bao bì đó ở đâu. Vì cái bao bì đó có cái tên: mì chay A DI ĐÀ. Vứt cái bao bì này mà không đúng chổ thì chắc chắn lúc vô thường thì cũng khó mà được …. vãng sanh .
Không hiểu ai “ tối kiến ” đưa ra cái tên sản phẩm này , làm khó cho người sử dụng . Đặc biệt là tôi một phật tử thì lại càng khó vô cùng . Vì lòng tôn kính Phật của tôi không cho phép tôi làm một điều gì bất kính . Một cái chân nhang trên bàn thờ tôi cũng không dám quăng bừa bãi mà phải đốt . Huống hồ trên cái bao bì mà tôi đang cầm có danh hiệu Phật.
Tôi hy vọng rằng người chủ của công ty này không phải là người đạo Phật. Người của đạo Phật mà làm ra sản phẩm này thì đoạ xứ không xa .
Vợ tôi buông một câu trước khi đi nấu cơm cho tôi ăn, để khỏi phải xé gói mì : “ Người ta coi thường Đạo Phật của mình quá đi …
Tôi yên lặng ăn cơm mà không nói gì .Biết nói gì bây giờ . Mọi người lên tiếng nói dùm tôi đi…
Thành Quang
Nguồn: phattuvietnam.net
Phóng sinh 'tượng trưng'
nguoiphattu.com - Phóng sinh “tượng trưng” là một đề xuất từ Hòa thượng Thích Chơn Không để góp phần giải quyết những vấn đề trong việc phóng sinh hiện nay của Phật giáo Việt Nam.
Kính mời bạn đọc xem bài phỏng vấn Hòa thượng Thích Chơn Không, trụ trì chùa Thiên Tôn, Q5, TPHCM dưới đây về đề xuất phóng sinh “tượng trưng” của Hòa thượng Thích Chơn Không.
Cư sĩ Minh Thạnh (CS MT): Kính bạch HT, phóng sinh hiện nay ở Việt Nam, như HT đã chỉ ra, đã làm phát sinh nhiều vấn đề không phù hợp với Phật giáo như:
- Thúc đẩy việc săn bắt sinh vật bán cho người phóng sinh
- Gây chết hàng loạt sinh vật phóng sinh
- Thúc đẩy việc đánh bắt lại sinh vật đã phóng sinh, có thể làm nguy hiểm cho con người, môi trường.
Nhưng, kính bạch HT, hoạt động phóng sinh hiện nay đã rất phổ biến trong Phật giáo Việt Nam, đã trở thành một sinh hoạt công cộng trong giới Phật tử, thậm chí trở thành một nghi lễ có tính chất cầu an. Vậy rất khó để hạn chế tiến đến chấm dứt việc phóng sinh không hiệu quả, tạo ra nhiều vấn đề trong sinh hoạt Phật giáo Việt Nam. Hòa thượng có giải pháp gì để hướng dẫn Phật tử?
Hòa thượng Thích Chơn Không (HT TCK): Đạo hữu vừa nói đến nghi lễ. Chính nghi lễ là một giải pháp cho vấn đề. Nghĩa là chúng ta chỉ phóng sinh “tượng trưng” như một nghi lễ, không phóng sinh thực tế nữa.
CS MT: Kính bạch HT, phóng sinh thực tế nhưng vẫn tiến hành nghi lễ phóng sinh. Có thể bạn đọc cần giải thích rõ hơn ở chỗ này.
HT TCK: Trong thực tế Phật giáo Việt Nam đã từng tiến hành hoạt động như vậy, rất có ý nghĩa và có tác dụng tốt, không tạo ra những vấn đề đi kèm khi phóng sinh mà vẫn có được tinh thần phóng sinh. Trong phóng sinh nghi lễ, phóng sinh “tượng trưng”, cái chúng ta có sẽ chỉ là tinh thần phóng sinh, không phải phóng sinh thực tế mà sinh vật không sống được, lại thúc đẩy việc săn bắt sinh vật trước và sau phóng sinh.
Đạo hữu có thể tìm thấy ví dụ trong việc chủ tịch nước phóng sinh cá chép vào dịp tết vừa rồi tại Bến Nhà Rồng. Có mấy con cá được phóng sinh?
CS MT: Kính bạch HT, con xem trên TV thấy dường như là chỉ phóng sinh có… một cặp cá. Nhưng có mặt Hòa thượng Chủ tịch Hội đồng Trị sự làm nghi lễ chú nguyện đủ các nghi thức, với sự có mặt của đông đảo quan chức. Hình ảnh chủ tịch nước phóng sinh cá chép theo truyền thống dân tộc được trình chiếu rộng rãi và phát đi phát lại trên nhiều kênh truyền hình quốc gia và địa phương, tạo sự hoan hỷ lớn cho người dân.
HT TCK: Thế đạo hữu có thấy nghi lễ phóng sinh chim trong Đại lễ Phật đản ở TPHCM không? Số chim phóng sinh có nhiều không?
CS MT: Kính bạch HT, dạ, quý hòa thượng, thượng tọa và quan khách mỗi vị chỉ thả một con, nên số chim được thả không nhiều. Tuy nhiên, nghi lễ thả chim rất trang nghiêm và hoan hỷ. Hình ảnh chụp lại cũng như trình chiếu trên TV rất đẹp.
HT TCK: Chúng ta đã nói đến việc không nên tăng mật độ sinh vật ở một nơi một cách bất thường và trái tự nhiên, có thể trực tiếp khuyến khích việc săn bắt, giết hại sinh vật. Phóng sinh như các trường hợp đã nói ở trên là vẫn cử hành nghi lễ truyền thống của Phật giáo và dân tộc, nhưng không rơi vào trường hợp làm gia tăng bất thường và trái tự nhiên sinh vật ở một nơi nhất định. Nghi lễ giúp ta duy trì tinh thần phóng sinh, số lượng phóng sinh tượng trưng làm cho có việc phóng sinh, nhưng vẫn tránh được những vấn đề tiêu cực do phóng sinh gây ra, như thúc đẩy việc săn bắt sinh vật bán cho người phóng sinh, phóng sinh không kết quả, gây chết sinh vật hay thúc đẩy việc săn bắt, giết hại sinh vật đã phóng sinh.
CS MT: Kính bạch HT, như vậy, chỉ là phóng sinh hình thức?
HT TCK: Có nội dung đó chứ đạo hữu. Nội dung chính là tinh thần phóng sinh, truyền thông về phóng sinh, cổ động tinh thần hiếu sinh. Như ông chủ tịch nước phóng sinh vài con cá, đâu phải nhắm vào số cá thả, mà chính là làm một nghi lễ truyền thống dân tộc khi xuân về và thể hiện tinh thần hiếu sinh, quý trọng cuộc sống sinh vật. Cái tinh thần đó chính là nội dung phóng sinh, không phải ở số lượng sinh vật được phóng sinh. Thả hàng trăm, hàng ngàn con cá trong hoàn cảnh như vậy không hay bằng thả chỉ 2 con có trống có mái, nhưng đầy đủ nghi lễ và hoan hỷ, có tác động truyền thông tích cực, tốt đẹp.
Hơn nữa, việc Hòa thượng Chủ tịch Hội đồng Trị sự cũng có mặt và làm nghi lễ phóng sinh cho số cá được phóng sinh đó không giới hạn ý nghĩa là cầu nguyện chỉ với 2 con cá đó, mà là cầu nguyện chung cho sự sống toàn thể sinh vật trên đất nước, trên thế giới khi xuân về, cầu nguyện bình an cho mọi sinh vật ở vùng đất đó.
CS MT: Kính bạch HT, như vậy, ý HT là trong khi vẫn phóng sinh nhưng chỉ với số lượng tượng trưng, thì chúng ta nên tổ chức nghi lễ phóng sinh trang nghiêm, thanh tịnh, long trọng.
HT TCK: Đúng vậy, ta vẫn giữ truyền thống, nghi lễ, nhưng chú trọng nhiều vào mặt tinh thần, cầu an cho mọi sinh vật, không phóng sinh với số lượng lớn.
Như vậy, việc tổ chức những chuyến đi phóng sinh mà hiện nay Phật tử rất hưởng ứng vẫn cần thiết, nhưng chỉ phóng sinh tượng trưng, rất ít về số lượng.
Trước đây, nếu chúng ta đặt mua cá với số lượng lớn làm người bán tìm mua thu gom cho đủ số lượng đặt hàng, trực tiếp thúc đẩy việc săn bắt sinh vật, thì này chúng ta có thể phóng sinh ít thôi, thậm chí 1 cặp cá, 1 cặp tôm, 1 số ít cua ốc… tượng trưng, nhưng nghi lễ cầu an cho chúng sinh vẫn thật trang nghiêm, làm cho mọi người hoan hỷ, nêu cao tinh thần phóng sinh, cầu nguyện bình an cho mọi sinh vật. Về địa điểm, có thể kết hợp với những chuyến du lịch tâm linh hành hương. Về thời gian chú trọng vào các dịp lễ tết, truyền thống dân tộc, ngày lễ Phật đản, như tháng 7, tháng giêng, tháng tư. Tức là, làm sao đưa điểm nhấn về hướng tinh thần, không chạy theo số lượng phóng sinh ồ ạt, mà gây tác hại nhiều mặt.
CS MT: Kính bạch HT, nhưng sao con thấy phóng sinh tượng trưng ít quá thì cũng kỳ.
HT TCK: Đó là vì đạo hữu chưa quen. Nhìn lại, tượng trưng là tinh thần chung của Phật giáo. Thí dụ, sái tịnh là rửa sạch, nhưng chỉ vài giọt nước thì tác dụng gì trong thực tế mà cốt ở tinh thần nghi lễ. Chúng ta làm mâm cơm cúng Phật, cúng ông bà tổ tiên…, thì đâu phải với số lượng y như khẩu phần một mâm cơm thật. Thả vài con cá, vài con chim, mà nghi lễ long trọng, cầu nguyện thành tâm là tốt rồi. Các tôn giáo đều thực hiện nghi lễ tượng trưng như thế. Giáo hoàng, thượng phụ giám mục bên Ky tô giáo khi làm nghi lễ cầu nguyện cho hòa bình (không phải phóng sinh như ta) cũng vẫn thả chim nhưng cũng chỉ thả… một con thôi.
Theo thầy, nếu chú trọng số lượng thì nên quan tâm đến số lượng người tham dự cuộc lễ phóng sinh, có thể mỗi người thả 1 sinh vật là đã nhiều, nhưng ai cũng thả và cầu nguyện, không nên chỉ một người thả hàng trăm con cá. Tượng trưng là ai cũng tham gia, nhiều người tham gia, nhưng không chay theo số lượng sinh vật phóng sinh.
CS MT: Dạ, xin thành kính cảm ơn HT. Kính chúc HT vạn an.
MT (thực hiện
No comments:
Post a Comment