CHÈ ĐẬU VÁN
Cách nấu chè đậu ván
Chuẩn bị nguyên liệu nấu chè đậu ván
– Đậu ván: 500g, bạn phải chọn đậu ván khô nguyên, hạt chắc mẩy, đều nhau cho ngon nhé.
Hướng dẫn cách nấu chè đậu ván
– Đường: 200g, bạn có thể tăng hoặc giảm lượng đường tùy theo khẩu vị ăn ngọt của cả nhà nhé.
– Bột năng: 100g.
– Lá dứa: 100g, nếu không có lá dứa bạn có thể thay thế bằng hương vani cũng rất thơm ngon và hợp vị.
– Hộp nước cốt dừa: 1 hộp.
– Sữa tươi có đường: 200ml.
Thực hiện nấu chè đậu ván
– Đậu ván: sau khi mua về bạn nhặt hết những hạt đậu bị sâu, bị hỏng rồi ngâm với nước ấm khoảng 10 tiếng, tốt nhất là để qua đêm. Bóc sạch vỏ, cho vào nồi hấp cách thủy 30 phút, cách nấu chè đậu ván bạn cũng có thể làm chín đậu ván bằng phương pháp luộc qua nước sôi nhưng hấp thì món chè đậu ván sẽ ngon hơn rất nhiều nhé.
– Sử dụng nồi nước khoảng 1-1,2 lít, cho lá dứa đã rửa sạch, để ráo và đường vào đun sôi khoảng 5 phút để tạo mùi thơm sau đó vớt hết lá dứa ra. Hòa bột năng với 1 chén nước nhỏ rồi đổ vào nồi nước đang sôi, vừa đổ vừa khuấy tan đều để bột năng không bị vón cục, nêm nếm lại vị ngọt cho vừa ăn, có thể cho thêm đường tùy thích.
– Sau đó, cho đậu ván đã hấp chín vào, khuấy đều, đun sôi tiếp trong 5 phút nữa là tắt bếp.
Chi tiết các bước nấu chè đậu ván
– Chế biến nước cốt dừa ăn kèm chè đậu ván: Trộn đều 200ml sữa tươi với hộp nước cốt dừa đã chế biến sẵn, đun sôi trên bếp, để nguội.
Cách thưởng thức món chè đậu ván ngon
– Múc chè đậu ván ra từng ly nhỏ, cho nước cốt dừa lên trên, lượng nước cốt dừa tùy theo sở thích của từng người nhé.
– Chè đậu ván có thể ăn nóng hay ăn lạnh đều rất ngon, khi ăn lạnh, bạn chỉ cần cho thêm ít đá bào hoặc đơn giản là cho vào ngăm mát tủ lạnh 2 tiếng sau khi chè nguội là có thể thưởng thức được rồi đấy.
Yêu cầu hương vị món chè đậu ván chuẩn vị Huế
– Món chè đậu ván đặc vừa, ngọt ngon, có mùi thơm hấp dẫn.
– Đậu ván chín nhừ, ngấm đều vị ngọt hòa quyện với nước cốt dừa béo ngậy, thơm ngon đã làm nên hương vị đặc trưng vô cùng hấp dẫn của món chè mang đậm màu sắc cố đô này đấy.
CHÈ SỮA DỪA THẬP CẨM
Chè thập cẩm sữa dừa
Nguyên liệu:
- 180g đậu xanh bóc vỏ
- 300g đậu đen; 300g đậu trắng; 300g đậu đỏ
- 400ml sữa dừa
- Đường khi cần
- Nước
Cách làm:
Bước 1: Nếu sử dụng đậu chưa chín thì đem ngấm đậu trắng và đậu đen qua đêm.
Bước 2: Chuẩn bị đậu xanh
Trong một nồi vừa, cho 1 lít nước vào đun sôi sau đó thêm đậu xanh vào đun nhỏ lửa trong 15 phút. Thêm 50g đường vào đun nhỏ lửa trong 10 phút. Đổ ra rá để ráo nước rồi cho đậu xanh vào máy xay, xay nhuyễn.
Bước 3: Chuẩn bị đậu đen và đỏ
Đổ bỏ nước ngâm đậu. Trong một nồi vừa, đun sôi 1 lít nước. Thêm đậu đen vào đun nhỏ lửa trong 20 phút. Thêm 50 đường, đun sôi. Tắt bếp, ngâm đậu đen trong nước đường này 15 phút sau đó đổ ra rá cho ráo nước. Làm tương tự như vậy với đậu đỏ.
Bước 4: Chuẩn bị sữa dừa
Trong một chảo, đun nóng sữa dừa, thêm 50g đường đun nhỏ lửa trong 10 phút. Khuấy liên tục rồi để sang một bên.
Bước 5: Thưởng thức
Lần lượt xếp các loại đậu vào ly thành cách lớp khác nhau.
Cuối cùng là cho sữa dừa và đá vụn vào rồi thưởng thức nhé!
CHÈ TRÔI NƯỚC (BÁNH TRÔI TÀU)
Bánh trôi tàu
Chuẩn bị những nguyên liệu sau:
- 400gr gạo nếp
- 30gr bột gạo
- Đậu đỏ
- 70gr hạt vừng
- Bơ đậu phộng
- 170gr đường
- 200ml nước
- Gừng, vỏ quất
Bước 1:
- Trộn bột trong một bát lớn rồi cho nước vào nhồi mịn thành khối này.
Bước 2:
- Với đậu đỏ, mình hầm chín tán nhuyễn, trộn với một ít đường bơ đậu phộng rồi viên lại và lăn qua hạt vừng đã rang chín nghen.
Nếu không thích đậu đỏ thì các bạn có thể thay bằng nhân vừng đen nhé!
Bước 3:
- Cán bột thành miếng nhỏ rồi cho nhân vào trong và viên lại nè.
Bước 4:
- Luộc bánh trôi cho đến khi bánh chín, nổi lên trên thì vớt ra để ráo nha!
Bước 5:
- Đun nhẹ nước với đường, vài lát gừng và vỏ quất để làm nước chan bánh.
CHÈ THÁI LAN
Bước 1: Làm thạch:
– Trộn bột thạch với đường. Hòa 500ml nước vào để bột thạch và đường tan hoàn toàn.
– Đun sôi hỗn hợp này rồi đổ ra khay. Dựa vào những nguyên liệu có sẵn, bạn có thể làm thạch có màu, mùi theo sở thích. Mình sẽ làm thạch rau câu với lại thạch dâu tằm.
– Để khay thạch nguội rồi cho vào tủ lạnh cho đông, rồi bạn thái thạch thành sợi.
Bước 2: Chuẩn bị trái cây:
– Mít bỏ hạt, thái sợi.
– Chuối lột vỏ, thái miếng vừa ăn.
– Bơ lột vỏ, bỏ hạt, thái miếng vừa ăn.
– Nhãn bóc vỏ, bỏ hạt.
– Xoài lột vỏ, cắt miếng vuông nhỏ.
Bước 3:
– Nguyên liệu không thể thiếu của món chè Thái là sầu riêng, bạn chọn miếng chín và mềm, dùng thìa trộn với sữa tươi rồi đánh nhuyễn..
– Khi ăn bạn lót 1 lớp đá bào bên dưới, cho thạch, các loại trái cây lên trên, hoàn thành bạn cho vào phần sầu riêng đã đánh nhuyễn, quấy đều và thưởng thức. Bạn có thể thêm nước cốt dừa vào.
Có rất nhiều loại trái cây vào mùa hè, tùy theo ý thích bạn có thể dùng nhiều loại trái cây khác nhau cho món chè của mình thêm ngon và hấp dẫn nhưng đừng quên trái sầu riêng là 1 vị đặc trưng không thể thiếu trong món chè thái.
CHÈ ĐẬU 3 MÀU
Chè ba màu
Nguyên liệu:
- 100gr đậu đỏ
- 70gr đường
- 100gr đậu xanh
- 70gr đường
- 1 muỗng cà phê vanilla
- 1 lít nước lá dứa
- 150gr đường
- 8gr thạch rau câu
- Nước đường: 200ml nước + 100gr đường nấu sôi để nguội.
- Nước cốt dừa: 1 lon (400ml) nước cốt dừa + 30gr đường nấu với lửa nhỏ khi nước cốt dừa sôi nhẹ thì cho 1 chút xíu bột năng hoa với nước lạnh vào khuấy đều 1/2 phút là tắt bếp.
Thực hiện:
I. CÁCH NẤU ĐẬU ĐỎ
- Đậu đỏ ngâm với nước ấm qua đêm. Sau đó đổ ra rổ xả qua nước lạnh vài lần cho sạch.- Đậu đỏ, 1 lít nước cho vào nồi nấu chín, khi đậu chín mềm thì cho đường vào nấu lửa hơi thấp cho nước đường thấm từ từ vào đậu. Nấu cho tới khi nước cạn thì tắt bếp.
II. CÁCH NẤU ĐẬU XANH
- Đậu xanh ngâm 4-5 tiếng vo sạch hấp chín, sau đó cho đậu xanh, đường, vanilla cho vào chảo không dính bắt lên bếp sên với lửa nhỏ cho đến khi nhân quyện lại 1 khối không dính chảo thì tắt bếp.
III. CÁCH NẤU THẠCH
- Nước, rau câu, đường cho hết vào nồi hòa tan, sau đó bắc lên bếp nấu với lửa nhỏ cho đến khi nước thạch trong thì tắt bếp.
- Cho hỗn hợp này vào hộp, chờ nguội thì cho vào ngăn mát tủ lạnh vài tiếng cho thạch đông trước khi cắt hạt lựu nhỏ.
Trình bày: Đá bào cho ra ly, đậu đỏ, thạch, đậu xanh, sau đó chan nước đường, nước cốt dừa vào cho thêm dừa bào và đậu phụng rang giã nhỏ.
Bây giờ thì bạn hãy cùng gia đình, bạn bè thưởng thức ly chè ba màu cực ngon này nhé.
Chúc các bạn thành công với cách nấu chè ba màu thanh mát, dễ ăn cho cả nhà!
CHÈ THƯNG
Hướng dẫn
1. Bột báng và bột khoai: mang rửa sạch rồi ngâm nước cho nở.
Mộc nhĩ: ngâm nước cho nở, xắt sợi.
Dừa khô: vắt lấy một chén nước cốt, 1 lít nước dão.
Đậu xanh: ngâm mềm, đãi vỏ sạch.
Hạt sen: ngâm cho nở, sau đó bóc vỏ, bỏ tim.
Lá dứa, cắt khúc rồi bó lại. 2. Đậu xanh: đem nấu chín, rồi trộn với đường. 3. Hạt sen: nấu chín mềm, rồi ướp đường. 4. Cho bột bán vào chung nước cốt dừa đến khi sôi thì cho đậu xanh, hạt sen, bột khoai vào nấu chung. Khi bột khoai chín trong thì cho nấm mộc nhĩ, lá dứa vào nấu sôi lại. Rồi cho nước cốt dừa vào quậy đều sau đó nhắc khỏi bếp. 5. Múc chè ra từng bát. Chè dùng nóng hoặc dùng lạnh rất ngon.
CHÈ CỦ NĂNG
Nguyên liệu:
- 1 hộp củ năng (mua trong siêu thị)
- 150gr bột năng
- 300ml nước cốt dừa
- 100ml nước lạnh
- 150gr đường
- Vài lá dứa
- Về phần pha màu: bạn hãy dùng nước cà rốt, nước lá dứa hay nước củ dền để lấy màu.
Thực hiện:
Bước 1: Nước cốt dừa, nước lạnh, đường, chút muối và lá dứa cho hết vào nồi nấu lửa nhỏ cho đường tan là được. (Đừng nấu quá lâu nước cốt dừa sẽ bị hôi dầu).
Bước 2: Củ năng thái hạt lựu, ngâm vào nước lá dứa để 1 tiếng hay lâu hơn cho củ năng thấm màu.
Bước 3: Bạn đổ củ năng ra rổ để ráo.
Bước 4: Trộn bột năng vào củ năng. Trộn cho bột năng bám đều củ năng. Sau đó loại bỏ hết bột thừa.
Bước 5: Nấu 1 nồi nước sôi. Cho củ năng đã bám bột vào luộc. Khi thấy củ năng nổi lên bạn vẫn luộc thêm vài phút cho bột trong mới vớt ra cho ngay vào âu nước lạnh. Lúc này bạn sẽ có những hạt củ năng bám bột trong veo.
Trình bày: Đá đập nhỏ cho ra ly, cho củ năng và chan nước cốt dừa vào.
Món chè củ năng không những có màu tự nhiên rất đẹp mà còn rất ngon.
Chúc bạn và gia đình có món tráng miệng thật tuyệt vời với món chè củ năng!
CHÈ BÁNH LỌT ĐẬU ĐỎ
Chè đậu đỏ bánh lọt
Cốc chè mát lạnh với vị ngọt của đậu đỏ, quyện với bánh lọt dai, nhưng vẫn mềm mại và nước cốt dừa béo ngậy, hãy thử món chè bánh lọt nổi tiếng của miền Nam này nhé!
chè đậu đỏ bánh lọt 1
Nguyên liệu:
– Phần đậu đỏ: 1 bát con đậu đỏ, muối, đường
– Phần chè bánh lọt: 30g bột gạo tẻ, 30g bột năng, muối, 1 thìa nhỏ vôi tôi, nước cốt lá nếp xay lấy phần nước cốt
– Phần nước cốt dừa: 300ml nước cốt dừa đóng hộp, nửa thìa nhỏ muối, 2 thìa nhỏ đường cát trắng, 2 thìa nhỏ bột năng hoặc bột ngô
– Lạc rang chín, giã thô.
Cách làm:
Bước 1:
– Đậu đỏ rửa sạch, nhặt bỏ những hạt hỏng, hòa nước lọc với một thìa nhỏ muối, ngâm đậu qua đêm, khi ngâm đậu phải ngập trong nước.
chè đậu đỏ bánh lọt 2
Bước 2:
– Hòa vôi tôi với nước lọc, để khoảng 30 phút cho vôi lắng cát và bụi.
– Gạn lấy phần nước vôi trong phía bên trên, đong được 200ml nước vôi, lọc bỏ cặn.
chè đậu đỏ bánh lọt 3
Bước 3:
– Bạn có thể xay lá nếp (hay còn gọi là lá dứa) sau đó hòa với nước sôi nóng, đong đủ 300ml. Để đơn giản bạn có thể dùng nước sôi nóng hòa với một ít tinh dầu lá nếp.
chè đậu đỏ bánh lọt 4
Bước 4:
– Trộn lẫn bột gạo, bột năng, nửa thìa nhỏ muối và nước vôi tôi ở bước 2 vào nồi.
chè đậu đỏ bánh lọt 5
Bước 5:
– Đổ từ từ nước sôi nóng ở bước 3 vào nồi bột, đặt lên bếp, đun lửa nhỏ, vừa đun vừa khuấy đến khi hỗn hợp bột nổi trong và đặc lại thì tắt bếp.
chè đậu đỏ bánh lọt 6
Bước 6:
– Chuẩn bị một âu nước lọc có để vài viên nước đá lạnh, múc một ít hỗn hợp bột vào dụng cụ để ép khoai tây hoặc là dùng một cái rổ có lỗ to.
chè đậu đỏ bánh lọt 7
Bước 7:
– Dùng tay ép khuôn để tạo thành những sợi bánh lọt ngắn, và tay lắc đều để sợi bánh lọt rớt xuống âu nước đá lạnh. Nếu dùng rổ thì bạn dùng thìa rây nhẹ, tạo thành từng sợi bánh lọt ngắn.
chè đậu đỏ bánh lọt 8
Bước 8:
– Làm cho hết phần bột, tiếp theo đó đổ hỗn hợp sợi bánh lọt ra rổ cho ráo nước.
chè đậu đỏ bánh lọt 9
Bước 9:
– Đậu đỏ sau khi ngâm, cho đậu vào nồi, thêm nước lọc, đun sôi, hầm cho đậu mềm. Để tiết kiệm thời gian, bạn có thể ninh đậu bằng nồi áp suất.
– Ăn thử hạt đậu mềm, thì bạn cho đường vào, tiếp tục đun sôi, lửa nhỏ để đậu ngấm đường, liều lượng đường điều chỉnh theo sở thích ngọt nhiều hay ít của bạn.
chè đậu đỏ bánh lọt 10
Bước 10:
– Hòa nước cốt dừa, muối, đường, bột ngô vào nồi nhỏ, đặt lên bếp khuấy đến khi hỗn hợp nước cốt dừa đặc lại, tắt bếp, để nguội.
chè đậu đỏ bánh lọt 11
Bước 11:
– Khi dùng chè, bạn múc một ít chè đậu đỏ vào cốc, thêm một ít bánh lọt, bên trên chan nước cốt dừa và thêm một ít lạc rang chín, giã thô, dùng kèm với đá bào.
chè đậu đỏ bánh lọt 12
Nếu không có dụng cụ ép, bạn có thể làm bánh lọt bằng cách:
– Trộn lẫn 30g bột gạo tẻ, 15 g bột năng, nửa thìa nhỏ muối, thêm vài giọt tinh dầu lá nếp, đổ từ từ nước sôi nóng vào âu bột, vừa đổ vừa dùng muôi trộn đều.
– Nhồi đến khi hỗn hợp bột dẻo, mịn. Tùy theo độ hút nước khác nhau của mỗi loại bột mà chỉnh liều lượng nước sôi cho phù hợp.
– Dùng tay se bột hành những sợi dài, mỏng và ngắt thành những sợi bột ngắn. Đun nồi nước sôi, thả những sợi bột vào luộc, đến khi sợi bột chín, nổi lên trên bề mặt, bạn đổ ra rổ và xả lại nước lạnh để không bị dính chùm.
chè đậu đỏ bánh lọt 13
Mùa hè nóng bức, còn gì tuyệt vời hơn khi được thưởng thức món chè bánh lọt đậu đỏ mát lành. Chúc các bà nội trợ đảm đang thực hành thành công món chè ngon này cho cả gia đình cùng nhâm nhi nhé
CHÈ ĐẬU XANH ĐÁNH
Nguyên liệu
+ 200g đường
+ 600g đậu xanh bỏ vỏ
+ 100g đậu phộng rang sẵn
+ 1 gói 220ml sữa tươi không đường
+ 1 quả dừa xiêm
+ 200ml nước cốt dừa
+ 2 ống Vani
+ 1 thìa muối
+ 1 nhánh gừng
Cách nấu chè đậu xanh đánh:
Bước 1: Cho đậu xanh vào ngâm trong nước ấm trong khoảng 3 tiếng, sau đó nhặt những hạt sâu, lép rồi đãi lại cho sạch và để ráo nước
Bước 2:
- Rửa gừng cho sạch, gọt vỏ rồi cho vào cối giã nhuyễn (hoặc có thể băm nhuyễn)
– Tách phần nước dừa ra một bát riêng, sau đó nạo phần cùi dừa thành dạng sợi dài, nhỏ.
Bước 3:
- Cho nước dừa tươi vào nồi rồi đổ đậu vào, cho thêm chút nước lạnh để lượng nước trong nồi cách mặt đầu chừng 1cm.
– Cho 1 thìa muối và chỗ gừng đã giã nhuyễn vào nồi sau đó đun cho sôi.
Bước 4:
- Khi nồi nước đun đậu sôi, ta vớt hết bọt nổi lên trên miệng nồi, đun tiếp cho đến khi đậu nhừ (để nhỏ lửa).
– Đảo đều tay trong quá trình đun để đậu không bén nồi.
Bước 5:
- Đun đến khi đậu đã nhừ thì dùng đũa khuấy đều, đánh cho đậu tơi và nhuyễn ngay trên bếp.
– Cho thêm vani và đường vào nồi cho vừa ăn.
Bước 6:
- Múc chè ra bát rồi cho rưới thêm chút sữa tươi không đường, chút nước cốt dừa, ít đậu phộng, dừa nạo và đá bào lên trên.
CHÈ ĐẬU ĐỎ THẠCH
Chuẩn bị những nguyên liệu sau
- 300g đậu đỏ
- Nước dừa
- 2 lá gelatine
- Nước cốt dừa
- Sữa đặc
- Đường
Đến phần hành động này: >:D<
Bước 1:
- Ngâm đậu đỏ khoảng 4 tiếng cho đậu nở mềm.
Bước 2:
- Các bạn đun đậu đến khi chín nhừ thì cho đường vào hòa tan nhé!
Bước 3:
- Sau đó, vớt đậu ra rồi mình đun 1 lá gelatine với nước đậu. Chú ý ngâm lá gelatine vào nước lạnh trước khi bỏ vào đun nghen.
Bước 4:
- Với nước dừa, mình cũng hòa vào 1 lá gelaitne đã đun cách thủy tan chảy.
Bước 5:
- Khi thạch đã đông, các bạn cắt thạch thành viên nhỏ ăn với đậu, thêm cốt dừa và sữa đặc nữa nhé!
Chè thạch đậu đã xong rồi đây!
Thạch nâu cũng chính là nước ninh đậu đó!
Trộn với cốt dừa béo ngậy thì còn gì bằng.
CHÈ HOA CAU
Có một bát chè hoa cau ngọt mát để thưởng thức thì còn gì bằng các bạn nhỉ!
Chuẩn bị những nguyên liệu sau:
- 200g đậu xanh
- 1l nước
- 100g bột sắn dây (hoặc bột năng)
- 200g đường
- Muối
Bước 1:
- Các bạn rửa sạch và ngâm đậu trong ít nhất 3 giờ.
- Cho đậu vào nồi cơm điện, nấu như cơm bình thường. Nên cho vào một chút muối để khi chín mùi vị được đậm đà hơn.
Bước 2:
- Đổ nước vào nồi.
Bước 3:
- Thêm đường nữa các bạn nhé!
Bước 4:
- Đun cho nước sôi rồi hòa bột sắn với nước và đổ từ từ vào nồi. Các bạn khuấy đều tất cả cho đến khi nước sôi trở lại thì có thể tắt bếp được rồi.
Bước 5:
- Lúc này, đậu xanh cũng vừa chín tới.
Bước 6:
- Cho đậu xanh vào nước rồi khuấy đều, mình có thể cho thêm vani hoặc dầu hương bưởi để tăng thêm mùi vị nhé!
Cùng nhâm nhi bát chè hoa cau man mát ngòn ngọt thôi nào!
Mình có thể thêm một ít nước cốt dừa để ăn cho ngon nữa đấy!
5 điều thú vị về món chè hoa cau:
1. Chè hoa cau hay còn được gọi là chè táo xọn, là một món ăn đặc trưng của người Hà Nội từ rất lâu.
2. Để món chè được thơm hơn người ta thường ướp hoa bưởi vào bát đựng chè.
3. Bát sứ Giang Tây luôn được ưu ái vì rất mỏng thích hợp cho việc ướp hương.
4. Tuy hoa bưởi là linh hồn của món chè nhưng nó lại được gọi là chè hoa cau vì những hạt đậu xanh trông giống như hoa cau.
5. Vị thanh mát của món chè giản dị này rất hợp khi ăn cùng với xôi vò, xôi đậu xanh.
No comments:
Post a Comment