Chúng sanh ngày nay, đa phần chỉ thấy được sức mạnh của vật chất, tiền bạc, danh vọng mà quên rằng tất cả những thứ ấy như là ảo ảnh, phù du, thoáng qua rồi vụt mất!
Sức mạnh bền chặt, thiêng liêng nhất lại nằm trong chính mỗi con người chúng ta, đó là sức mạnh của NIỀM TIN.
Có một câu chuyện kể lại rằng, một vị thiền sư khổ hạnh tu hành, một hôm ông ấy đi ngang một ngôi làng dưới chân núi, trời nhập nhoạng tối mà có một ánh sáng bảy màu lấp lóe ẩn hiện từ một ngôi nhà, ông theo hướng ánh sáng lần tới thì gặp một bà lão mù lòa đang ngồi miệng niệm câu chú gì đó lầm bầm, trước mặt là hai chén đậu, mỗi lần bà niệm thì hạt đậu tự động nhảy sang bên kia một lần, cứ như thế chén này càng vơi chén kia lại càng đầy!
Ông đứng yên lặng đến khi bà ngừng việc tụng chú thì ông mới cất tiếng hỏi bà lão:
Mô phật, tôi là người học đạo, xin hỏi bà tụng câu chú gì mà thần kỳ như thế? Từ xa tôi có thể thấy ánh sáng lóe lên trong ngôi nhà này, những hạt đậu cũng tự mình bay bỗng sang bên chén khác!?
Bà lão kể lại rằng từ khi đứa con trai duy nhất của bà mất đi, bà vô cùng rầu rĩ, khổ não, may mắn được một người xuất gia truyền cho một câu thần chú của Quán Thế Âm bồ tát, rồi từ đó mỗi ngày bà đều kiên trì tụng niệm và trong lòng tin tưởng rằng nó sẽ mang đến cho bà an lạc, hạnh phúc,
Quả nhiên sau đó bà cũng vơi đi nỗi đau trong lòng, rồi từ đó bà vẫn duy trì niềm tin sâu đậm ấy!
Thiền sư hỏi tiếp, thế bà tụng câu chú gì, bà ấy bảo tôi tụng câu chú là (Ọm pani pad hùm hùm) như vậy liệu đã đúng chưa mong ông chỉ giúp!
Vị thiền sư liền bảo, bà tụng như thế là sai rồi câu chú ấy đúng lý ra là (Ọm pani pad me hùm),
Bà lão mặt biến sắc rồi trầm giọng bảo 'thế hóa ra bấy lâu nay tôi tụng sai câu chú à'. Rồi nói về sau tôi sẽ sửa lại,
Vị thiền sư cất bước ra khỏi nhà thì lại nghe giọng bà lão vang lên, nhưng lạ thay lần này dù đã tụng niệm đúng rồi mà ánh sáng ban nãy đã biến mất, những hạt đậu cũng không còn nhảy múa nữa mà nằm im trong chén,
Vị thiền sư như ngộ ra điều gì vội vàng trở lại ngôi nhà ban nãy và nói với bà lão rằng,
Vừa rồi tôi đã nói nhầm, bà tụng như thế quả là không có sai, rồi ra đi.
Bây giờ bà lão lại tụng câu chú ý như ban đầu và ánh sáng lại lóe lên, những hạt đậu lại tự mình nhảy múa!
Thật ra thì vị thiền sư ấy đã chỉnh đúng về mặt ngôn từ nhưng niềm tin trong tâm của bà lão đã bị sai lệch, điều đó làm cho thần lực của câu chú không còn linh ứng nữa!
Còn khi bà lão tụng tuy câu chữ còn chưa chính xác, nhưng tâm bà đang nghĩ mình tụng trì câu chú của quán thế âm và chắc chắn được ngài chứng giám, gia hộ! Chính sức mạnh từ niềm tin ấy mới là phép mầu của thiện căn, làm cho thân tâm được vững chắc, ý niệm không bị xáo trộn!
Với những người học huyền môn sẽ cảm nhận rất rõ điều này, bởi vì có khi cùng một pháp ấy, một đạo linh phù ấy mà sư phụ lại vẽ những chữ bùa khác nhau, nhưng uy lực lại không hề thay đổi,
Nhưng dù chúng đệ tử có học có làm y như thế, đường nét, câu chữ không hề có sự sai khác nhưng hoàn toàn không thể có chút thần lực nào cả! Điều đó cũng dễ hiểu bởi vì họ đang thiếu một điều quan trọng nhất đó chính là sức mạnh của niềm tin.
Trong việc trị bệnh cũng không khác bao nhiêu, khi người bệnh uống một thang thuốc của một ông thầy giỏi có tiếng là chữa khỏi bệnh ấy cho nhiều người và tin rằng mình cũng sẽ khỏi bệnh thì tất nhiên thuốc ấy sẽ hiệu nghiệm vô cùng,
Còn nếu như ngược lại, cũng cùng thang thuốc ấy, bốc ở một nơi không đáng tin tưởng, và người dùng thuốc còn hoài nghi, do dự thì thang thuốc ấy lại không hiệu nghiệm, lại trở nên vô nghĩa!
Đó là sự khác biệt giữa có niềm tin hay không có niềm tin.
Chính vì thế mà trong bài PHÂN LOẠI BỆNH tôi có nói:
"để mắc bệnh có thể do một trong ba nguyên nhân đó mà thành, nhưng để trị dứt bệnh lại phải cần cả ba điều đó chính là (hành thiện, bố thí để tạo công đức mà gặp được thầy hay thuốc tốt" mọi người cũng thấy có khi có những người bị bệnh nhẹ thôi, như cảm mạo, hay ruột thừa nhưng lại mất mạng nhanh chóng vì người nhà không phát hiện kịp hay trị không đúng bệnh đến lúc biết ra thì đã muộn rồi - cái này là do thiếu phước, là do nghiệp xấu ác còn huân tập nhiều.
Nhưng ngược lại có nhiều người mắc bệnh rất nặng, thập tử nhất sanh nhưng họ lại khỏi bệnh vì may mắn gặp được thầy giỏi, thuốc hay, đúng lúc nguy nan, khốn cấp!
Thứ hai đó là phải có niềm tin, sức mạnh tinh thần là một yếu tố vô cùng lớn trong vấn đề chữa trị bệnh!
Thứ ba mới là dụng đúng thuốc, đúng liều, và như thế mới sớm khỏe mạnh, an lạc!
Chúc tất cả tinh tấn, bình an!
Sức mạnh bền chặt, thiêng liêng nhất lại nằm trong chính mỗi con người chúng ta, đó là sức mạnh của NIỀM TIN.
Có một câu chuyện kể lại rằng, một vị thiền sư khổ hạnh tu hành, một hôm ông ấy đi ngang một ngôi làng dưới chân núi, trời nhập nhoạng tối mà có một ánh sáng bảy màu lấp lóe ẩn hiện từ một ngôi nhà, ông theo hướng ánh sáng lần tới thì gặp một bà lão mù lòa đang ngồi miệng niệm câu chú gì đó lầm bầm, trước mặt là hai chén đậu, mỗi lần bà niệm thì hạt đậu tự động nhảy sang bên kia một lần, cứ như thế chén này càng vơi chén kia lại càng đầy!
Ông đứng yên lặng đến khi bà ngừng việc tụng chú thì ông mới cất tiếng hỏi bà lão:
Mô phật, tôi là người học đạo, xin hỏi bà tụng câu chú gì mà thần kỳ như thế? Từ xa tôi có thể thấy ánh sáng lóe lên trong ngôi nhà này, những hạt đậu cũng tự mình bay bỗng sang bên chén khác!?
Bà lão kể lại rằng từ khi đứa con trai duy nhất của bà mất đi, bà vô cùng rầu rĩ, khổ não, may mắn được một người xuất gia truyền cho một câu thần chú của Quán Thế Âm bồ tát, rồi từ đó mỗi ngày bà đều kiên trì tụng niệm và trong lòng tin tưởng rằng nó sẽ mang đến cho bà an lạc, hạnh phúc,
Quả nhiên sau đó bà cũng vơi đi nỗi đau trong lòng, rồi từ đó bà vẫn duy trì niềm tin sâu đậm ấy!
Thiền sư hỏi tiếp, thế bà tụng câu chú gì, bà ấy bảo tôi tụng câu chú là (Ọm pani pad hùm hùm) như vậy liệu đã đúng chưa mong ông chỉ giúp!
Vị thiền sư liền bảo, bà tụng như thế là sai rồi câu chú ấy đúng lý ra là (Ọm pani pad me hùm),
Bà lão mặt biến sắc rồi trầm giọng bảo 'thế hóa ra bấy lâu nay tôi tụng sai câu chú à'. Rồi nói về sau tôi sẽ sửa lại,
Vị thiền sư cất bước ra khỏi nhà thì lại nghe giọng bà lão vang lên, nhưng lạ thay lần này dù đã tụng niệm đúng rồi mà ánh sáng ban nãy đã biến mất, những hạt đậu cũng không còn nhảy múa nữa mà nằm im trong chén,
Vị thiền sư như ngộ ra điều gì vội vàng trở lại ngôi nhà ban nãy và nói với bà lão rằng,
Vừa rồi tôi đã nói nhầm, bà tụng như thế quả là không có sai, rồi ra đi.
Bây giờ bà lão lại tụng câu chú ý như ban đầu và ánh sáng lại lóe lên, những hạt đậu lại tự mình nhảy múa!
Thật ra thì vị thiền sư ấy đã chỉnh đúng về mặt ngôn từ nhưng niềm tin trong tâm của bà lão đã bị sai lệch, điều đó làm cho thần lực của câu chú không còn linh ứng nữa!
Còn khi bà lão tụng tuy câu chữ còn chưa chính xác, nhưng tâm bà đang nghĩ mình tụng trì câu chú của quán thế âm và chắc chắn được ngài chứng giám, gia hộ! Chính sức mạnh từ niềm tin ấy mới là phép mầu của thiện căn, làm cho thân tâm được vững chắc, ý niệm không bị xáo trộn!
Với những người học huyền môn sẽ cảm nhận rất rõ điều này, bởi vì có khi cùng một pháp ấy, một đạo linh phù ấy mà sư phụ lại vẽ những chữ bùa khác nhau, nhưng uy lực lại không hề thay đổi,
Nhưng dù chúng đệ tử có học có làm y như thế, đường nét, câu chữ không hề có sự sai khác nhưng hoàn toàn không thể có chút thần lực nào cả! Điều đó cũng dễ hiểu bởi vì họ đang thiếu một điều quan trọng nhất đó chính là sức mạnh của niềm tin.
Trong việc trị bệnh cũng không khác bao nhiêu, khi người bệnh uống một thang thuốc của một ông thầy giỏi có tiếng là chữa khỏi bệnh ấy cho nhiều người và tin rằng mình cũng sẽ khỏi bệnh thì tất nhiên thuốc ấy sẽ hiệu nghiệm vô cùng,
Còn nếu như ngược lại, cũng cùng thang thuốc ấy, bốc ở một nơi không đáng tin tưởng, và người dùng thuốc còn hoài nghi, do dự thì thang thuốc ấy lại không hiệu nghiệm, lại trở nên vô nghĩa!
Đó là sự khác biệt giữa có niềm tin hay không có niềm tin.
Chính vì thế mà trong bài PHÂN LOẠI BỆNH tôi có nói:
"để mắc bệnh có thể do một trong ba nguyên nhân đó mà thành, nhưng để trị dứt bệnh lại phải cần cả ba điều đó chính là (hành thiện, bố thí để tạo công đức mà gặp được thầy hay thuốc tốt" mọi người cũng thấy có khi có những người bị bệnh nhẹ thôi, như cảm mạo, hay ruột thừa nhưng lại mất mạng nhanh chóng vì người nhà không phát hiện kịp hay trị không đúng bệnh đến lúc biết ra thì đã muộn rồi - cái này là do thiếu phước, là do nghiệp xấu ác còn huân tập nhiều.
Nhưng ngược lại có nhiều người mắc bệnh rất nặng, thập tử nhất sanh nhưng họ lại khỏi bệnh vì may mắn gặp được thầy giỏi, thuốc hay, đúng lúc nguy nan, khốn cấp!
Thứ hai đó là phải có niềm tin, sức mạnh tinh thần là một yếu tố vô cùng lớn trong vấn đề chữa trị bệnh!
Thứ ba mới là dụng đúng thuốc, đúng liều, và như thế mới sớm khỏe mạnh, an lạc!
Chúc tất cả tinh tấn, bình an!