Karaoke hay Facebook?
Điều tiến bộ nhất của Việt Nam trong đợt tôi về lần này (sau 7 năm trời đăng đẳng) là làng trên xóm dưới không còn tiếng karaoke ong ỏng hàng giờ hàng ngày 24/7. Tiếng ồn trong những xóm nhỏ đô thị giảm hẳn, có vẻ không ai phải làm nạn nhân của ai. Điều này xảy ra được là nhờ các ca sỹ karaoke ầm ĩ ngày xưa giờ đang bận dí mặt vào điên thoại thông minh. Họ đã sở hữu một món giải trí khác: Facebook. Karaoke làm sao mà thắng được Facebook vì khi các ca sỹ hát, rống, hò, hét, hiếm có ai chịu lắng nghe họ mà không tỏ vẻ khó chịu phiền hà, trong khi với Facebook ai cũng có cả một sân khấu hoành tráng nơi họ là diễn viên chính và bất kỳ người quen người lạ nào cũng có thể là khán giả (Tôi nghe họ rỉ tai nhau khi một diễn viên quần chúng nào đấy tung một bức ảnh tự sướng ra mạng xã hội là mình phải tích cực like; nếu không like không comment thì sẽ mất bạn trong hai nốt nhạc).
90% các bạn Mỹ của tôi không dùng Facebook, Instagram hay Twitter. 10% còn lại có tài khoản nhưng chỉ lên FB tuần 1 lần hay 2 tuần một lần. Lý do họ đưa ra là họ không thích chạy theo bi kịch đời sống (drama), họ không thích phải theo dõi nhất cử nhất đông “ăn, ngủ, đ., ị” của đám đông nên họ chỉ dùng Facebook để giữ liên lạc với người quen, người thân ở xa, lâu lâu share vài tấm ảnh vui vui gọi là có.
Phòng nhân sự của công ty tôi, ngoài việc khuyến cáo những điều không nên làm trên Facebook như không khoe là mình đang đi du lịch-đang ở thiên đường Hawaii, Bahamas để tránh rướt trộm vào nhà, không khoe hình ảnh ăn chơi, gợi dục -đưa ra thống kê 20% dân Mỹ không xin được việc làm vì những hình ảnh họ đã vô tình share trên mạng xã hội trước đó...còn yêu cầu mọi người không kết bạn với đồng nghiệp, để không “phải” biết đến chi tiết đời sống của những người làm chung. Dù vậy, nhìn quanh tôi vẫn bắt gặp những người lên Facebook hàng ngày, hàng giờ, dí mặt dí mũi vào điện thoại thông minh và cho phép nó chi phối toàn bộ cuộc đời mình. Cha mẹ đưa con đi tập thể thao, trong lúc con tập: cha mẹ dí mũi vào Facebook, lái xe đi đường: check Facebook, nấu ăn: lại check Facebook, ăn tối ở nhà hàng: check Facebook tăng cường độ liên tục hơn, xem phim: lại cũng check Facebook, lên giường: lại check Facebook, sáng ngủ dậy với tay chụp smart phone: lại vào Facebook đầu tiên.
Nhiều người còn than vãn là mạng xã hội dạo này toàn những điều tiêu cực, xem thật chán, nhưng tôi nghĩ lúc nào Facebook cũng thế, tràn đầy những hỉ nộ ái ố của 1.7 tỉ người sử dụng nó. Nguồn năng lượng tiêu cực ấy ban đầu chỉ là những hạt li ti trong không khí- mỗi người sản sinh ra mỗi hạt tiêu cực, gặp phải năng lượng tiêu cực của người khác thì kết lại, cuối cùng tất cả các năng lượng tiêu cực tụ lại thành một khối lớn rồi trong hình dáng một cơn lốc khổng lồ, nó cuộn vòng vòng trong vũ trụ và càn quét những người chơi Facebook một cách âm thầm nhưng mang tính chất huỷ diệt.
Dù đã khuyến cáo, cảnh báo, làm mọi cách để mọi người không sa đà vào mạng xã hội, công ty tôi thỉnh thoảng còn gửi những bí kíp giúp nhân viên tránh “nghiện” các mạng xã hội như là. 1/Hạng chế log in vào mạng xã hội bằng cách chỉ vào Facebook tuần hai hay ba lần 2/Mỗi ngày online 30 phút…2/ Không cầm đến smart phone trước 7h sáng và sau 8h tối…vân vân và vân vân…
Nhiều người còn than vãn là mạng xã hội dạo này toàn những điều tiêu cực, xem thật chán, nhưng tôi nghĩ lúc nào Facebook cũng thế, tràn đầy những hỉ nộ ái ố của 1.7 tỉ người sử dụng nó. Nguồn năng lượng tiêu cực ấy ban đầu chỉ là những hạt li ti trong không khí- mỗi người sản sinh ra mỗi hạt tiêu cực, gặp phải năng lượng tiêu cực của người khác thì kết lại, cuối cùng tất cả các năng lượng tiêu cực tụ lại thành một khối lớn rồi trong hình dáng một cơn lốc khổng lồ, nó cuộn vòng vòng trong vũ trụ và càn quét những người chơi Facebook một cách âm thầm nhưng mang tính chất huỷ diệt.
Dù đã khuyến cáo, cảnh báo, làm mọi cách để mọi người không sa đà vào mạng xã hội, công ty tôi thỉnh thoảng còn gửi những bí kíp giúp nhân viên tránh “nghiện” các mạng xã hội như là. 1/Hạng chế log in vào mạng xã hội bằng cách chỉ vào Facebook tuần hai hay ba lần 2/Mỗi ngày online 30 phút…2/ Không cầm đến smart phone trước 7h sáng và sau 8h tối…vân vân và vân vân…
Còn tôi thay vì lúc nào cũng phải lên Facebook tìm vui, dạo này tôi giải sầu bằng cách tìm đến Eckhart Tolle. Ngài là triết gia đương đại tuyệt vời nhất mà tôi biết. Ngài cười khẩy vào lý luận của Descarte cho rằng “I think therefore I am” - “anh nghĩ nghĩa là anh tồn tại”, ngài bảo lý luận ấy đúng nhưng chưa đủ vì ”anh nghĩ nghĩa là anh tồn tại “ thì anh đã bỏ qua việc là anh có thể “ý thức” đến chuyện anh đang nghĩ”. Và cái ý thức riêng biệt đó chứng tỏ “anh” là một bản thể khác với bản thể “anh đang suy nghĩ”. Bản thể “ý thức” - không hình dạng này (formelss) chính là cái làm nên mỗi người chúng ta, nhăm mắt lại, không nghĩ gì, hít thở, bạn sẽ thấy có một bản thể trống trơn không liên quan gì đến thể lý, quần áo, địa vị, danh vọng, tài sản, con cái, sự thành công mà bạn đang có. Cái bản thể ý thức này chính là bạn -'who you really are." Xưa nay loài người chúng ta lúc nào cũng “nghĩ” rằng mình phải đóng khung trong hình thức (form) này hay hình thức khác, danh vọng, tiền bạc, nhan sắc, quyền lực..tất cả chỉ đều là “form”, chúng thay nhau làm nhiên liệu đốt cháy cái tôi –ego của chúng ta, càng nhiều "form" càng thành công, càng hạnh phúc…
Khi một ý nghĩ nào của chúng ta chụp lấy toàn bộ sự chú ý của chúng ta, chúng ta trở nên “một” với những lời nói âm âm trong đầu và những cảm xúc trong tim, chúng ta bị nô lệ bởi ý nghĩ đi kèm với 'hình thức" mà cái tôi –ego- muốn ta hướng đến. Lúc ấy bản ngã "I am" (không hình dạng– formless) của chúng ta lập tức bị biến thành nô lệ, bị ego đánh gục bằng sức mạnh của những hình thức trong xã hội (form) và thế là chúng ta tơi tả tan xác, không còn tỉnh táo, không còn là mình. Mạng xã hội, như Facebook, như karaoke, như tiền tài, như danh vọng, như nhan sắc, như những thành đạt mà loài người đặt ra cho mình… chẳng qua cũng là một dạng “form” của đời sống.
No comments:
Post a Comment