Friday, December 30, 2016

Quả.. buồn!


Quả đến rồi đây! Trước giờ gặp ai xã giao đôi câu là túm ngay "hồ sơ lý lịch" của người ta để rồi ngồi phán như thánh: nào là cụộc đời anh rồi sẽ thế này, vận hạn chị rồi sẽ như thế kia (haha)

Nay có rồi đây. Người chủ động hỏi chuyện, hỏi tuổi tên, chỗ ở..rồi cứ mỗi lần gặp gỡ (dù những cuộc gặp bị động) Cũng nói chuỵện này chuyện kia, hỏi thăm đôi câu rồi cuối cùng bao giờ cũng tặng tôi vài cú sút trúng boong.. Dù lúc nào cũng vòng vo rào trước 'Nói cái này nói nghe đừng có buồn nghe'  rồi đóan sau 'Hôm bữa nói vậy nghe có buồn không?' Những lời phán thẳng thừng dù đối tượng chưa có ý hỏi...

- Nhiêu tuổi rồi? Cũng chừng tuổi này mấy bà chị..đi hết rồi. Mấy chị lúc sống chỉ biết lên mạng coi lung tung, ghi lô đề, ca hát...
- Nói thiệt đừng có buồn hôm nay thần sắc tệ hơn tháng trước nhiều lắm
- Đọan cuối rồi buông hết đi lo mà tậu phước báu cho thân sau. Đừng nghĩ mình không có tiền. Có nhiều cách để tạo phước chứ đâu phải chỉ cúng tiền (thích câu này hii). Đôi khi mình chỉ hướng lòng mình đến nơi cần giúp đỡ, đọc bài kinh cho họ, niệm lục tự cho họ...thì ngay lúc đó đối tượng mình nghĩ đến cũng sẽ cảm nhận được (do lòng từ của mình ban ra)
- Tâm lượng là khi nghe có người đau thương có nơi đang họan nạn tâm lượng mình lập tức phát khởi có hành động giúp đỡ cấp kỳ trong khả năng có được của mình ngay tích tắc đó.
- Chú đó cũng ho vài tiếng như vậy đó mà khám ra UT đó
- Chưa bao giờ nhận của ai không không quá hai lần. Lần thứ ba là kiếm mọi cách trả lại.
- Hiện giờ do ân nghĩa kiếp trước mà được sự chăm sóc phụng dưỡng không khéo kiếp sau lại gặp nữa, trả tiếp.
- Hãy xem đứa trẻ đó như đứa cháu ruột của mình để ôm vào lòng chăm sóc dạy dỗ coi như trả ân tình cùng sống chung trong một ngôi nhà
- Đồng tiền thọ dụng lâu nay là do nước mắt mồ hôi của bao ngừơi không biết mặt đã âm thầm đóng góp vào ngân sách. 
- Dùng thời gian cá nhân vào những việc vô bổ tức là lạm dụng vào thời gian, công sức người. 
- Bước vào cuộc đời thọ hửơng phúơc báu của đời trước (đời này thiểu phước rồi) từ đó đên nay không biết bao nhiêu mà kể, không biêt bao giờ trả hết đây!!!

Notes: Không tung hê nhưng cũng đâu cần phải đâm thấu tim nhau..
Chúng ta thử nghĩ xem, nếu có người mắng trách chúng ta trước mặt mọi người rằng chúng ta làm ra vẻ bề ngoài thì nghe xong chúng ta liền tỏ vẻ không phục. Như thế chính là không bị đánh mà tự thú. Vì một khi giận dỗi là tỏ ra trong lòng chưa được quán chiếu. Người ta chỉ nói một câu mà chúng ta đã sinh phiền não, điều này chứng minh rằng công phu tu hành nội tâm của chúng ta hoàn toàn chẳng có gì, có chăng chỉ có bề mặt bên ngoài mà thôi. Mọi thứ công việc là đều nhằm giúp chúng ta cơ hội mượn cảnh để luyện tâm. Nếu chúng ta không hiểu rõ được ý nghĩa này mà khéo lợi dụng hoàn cảnh trong công việc để hàng phục cái phiền não tham, sân, si, mạn của tự mình thì mọi công việc được làm như thế quả thực chỉ là mặt ngoài, chẳng có công phu thực tế gì.
Nếu người ta phê bình chúng ta không đúng mà chúng ta tỏ ra không vui thì điều này biểu lộ rằng động cơ khiến chúng ta làm việc còn có cái tâm mong người khác khen ngợi đang tiềm ẩn bên trong. Như thế là nội tâm chẳng có chút gì là thanh tịnh. Nếu nội tâm không thanh tịnh được thì dù có làm những công việc lớn lao bao nhiêu cũng chỉ đều có mặt ngoài mà thôi. Lời dạy của Lão Hòa Thượng chính là sự đề tỉnh rất tốt khiến cho chúng ta tự phản tỉnh, xem chúng ta có thực hiện công phu nội tâm chân thực hay không. Nêu như chân tâm tu hành, nội tâm được quán chiếu thì sẽ không bị người khác bảo mình làm mặt ngoài mà sanh phiền não. Nếu nội tâm nóng giận thì quả là chỉ có làm mặt ngoài mà thôi. Lời phê bình của người khác quả là vô cùng chính xác.
Ân sư kể rằng, vào lúc đang xây dựng chùa Thừa thiên, mọi người đều hợp sức làm việc không ngừng. Một hôm, trong lúc mọi người rất mệt mỏi vì cả ngày phải làm việc hì hục trong đất bùn, Lão Hòa Thượng bỗng đưa ra một cái hộp lớn đựng đủ các loại đinh sắt đã trộn lẫn với nhau và bảo mọi người đem hộp đinh này mà lựa riêng ra từng loại lớn nhỏ, theo kích cỡ khác nhau.
Ân sư tôi kể rằng, bấy giờ bà chợt nghĩ: “Chà! Lão Hòa Thượng, sao mà Ngài lại chọn trong lúc mọi người quá mệt mỏi như thế này mà bảo người ta đi lựa đinh chứ?”. Thế nhưng Lão Hòa Thượng vẫn tỉnh bơ sắc mặt, nói: “không lẽ đến khi chết còn để cho cô chọn thời gian sao?”. Bấy giờ ân sư tôi vội quì xuống, hiểu ra được ý tứ của Lão Hòa Thượng mà đáp lại: “Đệ tử xin đi lựa đinh đây”. Sau đó bà mới cố sức, phấn chấn tinh thần, lựa đinh phân ra từng cái, theo lớn nhỏ mà xếp thành loại. Lựa đến nửa đêm thì xong, bà đến báo cáo với Lão Hòa Thượng: “Đệ tử đã phân loại đinh xong xuôi rồi”. Lão Hòa Thượng nói: “Lựa cũng là việc của cô, không lựa cũng là việc của cô!”
Chúng ta không có cách gì để chọn cho được lúc sắp chết nhằm vào lúc chúng ta thong thả. Bất kể ba mươi tuổi thì chết, hoặc tám mươi tuổi mới chết, nói chung đó là một ngày già nhất, mệt nhất trong cuộc đời. Cho nên bình thường chúng ta nên luyện tập không kể lúc đau khổ mệt nhọc nào, chúng ta đều phải chánh niệm rõ ràng.

No comments:

Post a Comment