Tôi thất vọng vô cùng khi về lại Việt Nam và gặp toàn những ông cụ non mới trên 20 tuổi đời: Nhút nhát, cầu an, thụ động, chỉ biết ăn nhậu, và đua đòi theo thời thế.
Họ sống như các ông già đã về hưu, họ nói năng như một con vẹt, lập đi lập lại những giáo điều, khẩu hiệu đã hiện diện hơn trăm năm.
Họ làm việc như một con ngựa bị bịt kín đôi mắt để chỉ nhìn thấy con đường một chiều trước mắt. — Alan Phan —
Trong khi Alan Phan cho rằng tuổi trẻ của chúng ta già nua thì tôi lại không nghĩ vậy, thậm chí là hoàn toàn ngược lại, tôi cho rằng, tuổi trẻ Việt Nam ta không già, mà là quá trẻ, trẻ tới mức không thể trưởng thành, không muốn trưởng thành và làm mọi cách để từ chối việc trưởng thành.
Tuổi trẻ của chúng ta – tất nhiên không phải là tất cả – gần như dành trọn thời gian của mình chỉ để vui chơi, những thú vui phù phiếm, chỉ lo chuyện ăn cho ngon, mặc cho đẹp, mua sắm cho nhiều, thật nhiều đồ chơi càng tốt. Đồ chơi của tuổi trẻ thì thật tốn kém, xe cộ, điện thoại, đồ công nghệ, hàng hiệu…
Tuổi trẻ của chúng ta không muốn và từ chối việc tự lập, muốn được sống trong gia đình êm ấm thật lâu, lâu mãi mãi. Việc tự lập tự nhiên trở nên sao quá khó khăn giống như một trận tử chiến vậy.
Mọi người chắc chẳng lạ gì những hình ảnh: Những thanh thiếu niên được cha mẹ chăm nuôi như những đứa trẻ nên ba dù họ đã qua cái tuổi ấy vài chục năm rồi.
Những thanh niên đợi ba mẹ cơm bưng nước rót, quần áo mang đến tay, xin việc cho tới chân và lo cho họ từ đôi vớ đến cái áo mưa mỗi khi ra đường.
Những hình ảnh đó, sao mà đáng buồn. Tuổi trẻ của chúng ta cứ như những cây tầm gửi, sống bám vào gia đình, vào xã hội, chẳng chịu tạo ra giá trị gì, chẳng chịu tư duy, sáng tạo và sản xuất, chỉ thích ăn và chơi, hưởng thụ và được hầu hạ.
Tuổi trẻ chúng ta sao không những không trở thành đòn bẩy mà thậm chí còn đang trở thành gánh nặng cho gia đình, cho xã hội.
Họ sống như các ông già đã về hưu, họ nói năng như một con vẹt, lập đi lập lại những giáo điều, khẩu hiệu đã hiện diện hơn trăm năm.
Họ làm việc như một con ngựa bị bịt kín đôi mắt để chỉ nhìn thấy con đường một chiều trước mắt. — Alan Phan —
Trong khi Alan Phan cho rằng tuổi trẻ của chúng ta già nua thì tôi lại không nghĩ vậy, thậm chí là hoàn toàn ngược lại, tôi cho rằng, tuổi trẻ Việt Nam ta không già, mà là quá trẻ, trẻ tới mức không thể trưởng thành, không muốn trưởng thành và làm mọi cách để từ chối việc trưởng thành.
Tuổi trẻ của chúng ta – tất nhiên không phải là tất cả – gần như dành trọn thời gian của mình chỉ để vui chơi, những thú vui phù phiếm, chỉ lo chuyện ăn cho ngon, mặc cho đẹp, mua sắm cho nhiều, thật nhiều đồ chơi càng tốt. Đồ chơi của tuổi trẻ thì thật tốn kém, xe cộ, điện thoại, đồ công nghệ, hàng hiệu…
Tuổi trẻ của chúng ta không muốn và từ chối việc tự lập, muốn được sống trong gia đình êm ấm thật lâu, lâu mãi mãi. Việc tự lập tự nhiên trở nên sao quá khó khăn giống như một trận tử chiến vậy.
Mọi người chắc chẳng lạ gì những hình ảnh: Những thanh thiếu niên được cha mẹ chăm nuôi như những đứa trẻ nên ba dù họ đã qua cái tuổi ấy vài chục năm rồi.
Những thanh niên đợi ba mẹ cơm bưng nước rót, quần áo mang đến tay, xin việc cho tới chân và lo cho họ từ đôi vớ đến cái áo mưa mỗi khi ra đường.
Những hình ảnh đó, sao mà đáng buồn. Tuổi trẻ của chúng ta cứ như những cây tầm gửi, sống bám vào gia đình, vào xã hội, chẳng chịu tạo ra giá trị gì, chẳng chịu tư duy, sáng tạo và sản xuất, chỉ thích ăn và chơi, hưởng thụ và được hầu hạ.
Tuổi trẻ chúng ta sao không những không trở thành đòn bẩy mà thậm chí còn đang trở thành gánh nặng cho gia đình, cho xã hội.
Nguồn: Trung Nguyen @ Kun1833
No comments:
Post a Comment