Trong bài viết này, Megamart xin được giới thiệu 28 điều người Nhật dạy con mà rất đáng học tập và có thể rất có ích để những ông bố bà mẹ thông thái ngày nay có thể học tập và tìm ra phương pháp dạy con tốt nhất cho bản thân mình.
1. Trẻ em không cần phải quá thông minh
Thông minh, học giỏi là một điều rất tốt nhưng quá chú trọng vào việc học mà quên đi việc học cách làm người hay có tư tưởng đạo đức sai trái không hẳn là một điều tốt, cái chính là cần có nhân cách tốt.
Nhật Bản là quốc gia hàng đầu thế giới về khoa học và công nghệ, và chắc chắn có một điều không ai có thể phủ nhận là người Nhật vô cùng thông minh. Trước đây, đã có rất nhiều bài viết của Megamart giới thiệu, cách dạy con thông minh của người Nhật áp dụng từ giai đoạn 0-7 tháng tuổi, cho đến khi lớn hơn.
Nhật Bản là quốc gia hàng đầu thế giới về khoa học và công nghệ, và chắc chắn có một điều không ai có thể phủ nhận là người Nhật vô cùng thông minh. Trước đây, đã có rất nhiều bài viết của Megamart giới thiệu, cách dạy con thông minh của người Nhật áp dụng từ giai đoạn 0-7 tháng tuổi, cho đến khi lớn hơn.
Trẻ Nhật không cần quá thông minh mà còn cần học cách làm người
Nhưng điều căn bản mà chúng ta có thể thấy trong cách dạy con của người Nhật dù là độ tuổi nào đi chăng nữa đó là họ luôn luôn không bao giờ ép buộc con cái phải hoàn toàn nghe theo những lời nói được áp đặt của bố mẹ mà người Nhật luôn đề cao tính sáng tạo của con cái. Bố mẹ luôn hướng đến việc để trẻ phát triển trí não tốt nhất so với lứa tuổi của mình cùng với để trẻ tự do sáng tạo, rèn luyện khả năng tư duy logic thông qua quá trình chơi mà học, với những đồ chơi và phương pháp thông minh ngay từ nhỏ. Đặc biệt, người Nhật cũng không quên dạy cho con cái có một nhân cách đạo đức tốt, họ luôn nghiêm khắc dạy con cách ứng xử đúng mực và tuân thủ theo nguyên tắc được đặt ra trong gia đình, trường lớp cũng như ngoài xã hội.
2. Môi trường nuôi dạy con cái là rất quan trọng
Trong quá trình nuôi dạy con cái, chắc chắn bố mẹ nào cũng phải công nhận một điều rằng môi trường giáo dục con cái là vô cùng quan trọng và bất cứ đứa trẻ nào khi lớn lên cũng bị ảnh hưởng rất lớn trong tính cách và bản thân mỗi người bởi môi trường giáo dục.
Môi trường giáo dục tại Nhật rất được coi trọng
Người Nhật cho rằng khó có thể dạy dỗ một đứa trẻ nên người trong một gia đình hay xảy ra xung đột, một trường học nhiều trẻ em hư hay một khu phố có tệ nạn. Họ luôn luôn cố gắng tạo một môi trường tốt nhất cho con cái của mình, cả ở trong gia đình, nơi sinh sống và ở trường học.
3. Không bao giờ hình thành cho trẻ một thói quen xấu
Có một điều mà người Nhật rất coi trọng khi giáo dục con là không tạo cho trẻ có một thói quen xấu nào đó, nếu con họ mắc sai lầm một lần, cha mẹ sẽ tìm cách sửa sai ngay cho con và răn dạy con không được lặp lại lỗi đó nữa. Các bậc phụ huynh sẽ không bao giờ thỏa hiệp hay trao đổi với con những lợi ích mang tính chất ngắn hạn để hình thành thói quen xấu cho con.
Bố mẹ sẽ không thoả hiệp một việc mà trẻ bắt buộc phải làm và tuân theo
Điều này có thể hiểu đơn giản nhất ví dụ như: đứa trẻ không chịu ăn, đừng bao giờ bật tivi cho con xem để xúc cơm cho trẻ. Có thể thấy đây là một điểm khác biệt với nhiều cha mẹ Việt Nam có thói quen này, và với người Nhật đây là một lỗi cơ bản khi dạy con. Để đạt được mục đích cho con ăn được thêm vài thìa cơm, họ cho rằng người mẹ sẽ phải đánh đổi bằng một thói quen xấu rất khó bỏ của trẻ. Đó là đòi hỏi những lợi ích thì mới làm những việc mà tự trẻ phải làm.
4. Tôn trọng trẻ em, biết đồng cảm với trẻ
Bố mẹ luôn tìm cách làm bạn với con là tốt nhất cho trẻ
Người lớn ở một số nơi vẫn thường coi trẻ em là nhỏ tuổi, chưa biết nhiều nên tỏ thái độ coi thường, không có thái độ coi trọng trẻ trong một số việc. Nhưng đối với người Nhật thì không như vậy. Người Nhật tôn trọng trẻ em và coi trẻ như một “người lớn” và còn hỏi ý kiến trẻ, đồng thời luôn quan tâm, trò chuyện cùng trẻ để hiểu được con mình.
5. Luôn nói sự thật với con
Người lớn đôi khi vì một vài lý do nào đấy mà phải nói dối với trẻ nhỏ. Nhưng khi có ý định nói một điều gì đó không đúng sự thật với con, bố mẹ chỉ cần chú ý đến kỹ năng nói và cách nói là được.
Việc bố mẹ nói dối trẻ sẽ gây ra nhiều tác hại ảnh hưởng đến tâm lý của trẻ
Tuy nhiên điều này chỉ áp dụng trong những trường hợp bắt buộc không thể nói sự thật với con, còn cha mẹ nào cũng nên không bao giờ tỏ ra “ngoại giao”, nói dối với người khác trước mặt con trẻ.
6. Không bao giờ thỏa hiệp với con dù biết trẻ sẽ mè nheo, phản đối
Nếu trẻ sai hoặc phạm lỗi, cần nghiêm khắc xử phạt
Giống như ở điều 3 phía trên, nhưng nhiều khi bố mẹ vì muốn cho nhanh chuyện, lại đồng ý theo những yêu cầu, đòi hỏi của con mà thỏa hiệp với trẻ để trẻ nghe lời ngay tại thời điểm đó. Điều này chỉ khiến cho kết quả tồi tệ hơn. Và thậm chí, trẻ sẽ coi đây như một phương thức để áp dụng mỗi khi không muốn nghe theo lời bố mẹ.
7. Chế độ ăn uống cho con phải cân bằng
Phương pháp ăn dặm kiểu Nhật cũng được rất nhiều mẹ Việt ủng hộ
Người Nhật có một chế độ ăn riêng cho con mình và yêu cầu phải có đầy đủ những dưỡng chất cần thiết cho sự phát triển của trẻ. Các bà mẹ Việt Nam có thể tham khảo thêm phương pháp ăn dặm kiểu Nhật để hiểu thêm về chế độ ăn cho con của mẹ Nhật.
8. Không cần ép con ăn, lo con đói
Không nên vì lo trẻ đói mà bắt ăn thật nhiều
Theo quan niệm của người Nhật, trẻ sẽ không bao giờ bị bố mẹ ép ăn, bắt ăn dù con còn đang no. Họ có chia ra số bữa ăn trung bình trong ngày một cách hợp lý nhất để trẻ biết ăn khi đói hoặc sẽ hào hứng hơn với mỗi bữa ăn.
9. Bữa ăn phải được diễn ra trong ghế ăn. Không ngồi thì không ăn
Khi đến bữa, trẻ Nhật ngồi vào ghế ăn và chỉ tập trung vào ăn
Cũng là một điều quan trọng trong khi cho con ăn của người Nhật, họ không bao giờ giống như các bà mẹ khác là tha con đi khắp xóm hay chạy theo trẻ để bón cho trẻ ăn. Đến giờ ăn của trẻ Nhật, mẹ Nhật nghiêm khắc cho trẻ ngồi vào ghế ăn và chỉ tập trung vào ăn.
10. Bổ sung canxi cho trẻ nếu không thiếu thì không cần. Chỉ cần cho con chạy nhảy dưới ánh mặt trời, tắm nắng thường xuyên là được.
Thường xuyên cho trẻ vận động để phát triển thế chất
Trước đây chiều cao của người Nhật khá khiêm tốn, vì trải qua giai đoạn nghèo khó và thiếu ăn nên không có nhiều điều kiện phát triển chiều cao cho trẻ. Nhưng để cải tiến chiều cao của thế hệ sau, người Nhật đã làm rất tốt và họ không quá quan trọng việc để trẻ được cung cấp thừa canxi, mà thay vào đó là chỉ cần vừa đủ và tham gia hoạt động vận động thể chất nhiều hơn.
11. Cho trẻ mặc quần áo nên mặc nhiều lớp
Trẻ Nhật thường được mặc quần áo nhiều lớp thay vì 1 áo dày
Như vậy khi con nóng có thể cởi bớt, lạnh có thể khoác thêm, hoặc khi chơi thể thao toát mồ hôi có thể bỏ bớt ra. Nhưng cũng không nên quá nguyên tắc là lúc nào cũng phải mặc thật nhiều quần áo cho con, còn phải theo dõi thời tiết và nhiệt độ cơ thể trẻ để có những điều chỉnh hợp lý khi mặc quần áo cho con.
12. Xác định con lạnh hay không bằng cách kiểm tra cổ
Vùng cổ rất quan trọng cần phải giữ ấm cho trẻ
Bố mẹ Nhật chỉ cần kiểm tra con có lạnh hay không bằng cách xem vùng cổ của trẻ có bị lạnh không. Điều này cũng có nghĩa là để giữ cho trẻ không bị lạnh thì việc giữ ấm cổ của trẻ là rất quan trọng.
13. Cho trẻ ăn trái cây thường xuyên và mỗi ngày
Trái cây luôn được cung cấp hàng ngày cho trẻ con Nhật
Việc ăn uống đủ chất đối với bố mẹ Nhật cũng rất cần có đầy đủ những vitamin từ trong hoa quả, trái cây và được bố mẹ cho ăn hàng ngày.
14. Con có quyền quyết định những việc liên quan đến con
Bố mẹ có thể cho con tự quyết định mặc quần áo nào
Đây là cơ hội tốt để trẻ có thể học được tính tự lập cũng như có thể tự biết ra quyết định về những việc liên quan đến bản thân mình. Chẳng hạn như nếu trẻ còn nhỏ, trẻ có thể tự quyết định sở thích, đam mê cá nhân của riêng mình. Nhất là những việc hàng ngày như hôm nay mặc bộ quần áo nào, thích được mẹ nấu cho ăn món gì trong bữa ăn thì bố mẹ cũng nên để cho trẻ tự quyết định.
Những thói quen thường gặp khi nuôi con của những ông bố bà mẹ tưởng như vô hại lại chính là nguyên nhân làm mất đi cơ hội phát triển trí thông minh của trẻ. Bố mẹ muốn con thông minh thường tìm cách cho con ăn uống đủ chất, học nhiều kiến thức, kĩ năng mới mẻ, chơi đồ chơi thông minh… Nhưng chỉ một vài thói quen không tốt này thôi lại có thể gây ra những sai lầm nghiêm trọng không tốt cho sự phát triển trí tuệ của bé. Vậy chúng ta hãy cùng xem những thói quen không tốt làm con kém thông minh này là gì nhé.
Cho con ăn đồ ngọt quá nhiều
Ăn nhiều đồ ngọt dễ thấy nhất là có thể gây ra bệnh tiểu đường, béo phì, thừa cân, và còn ảnh hưởng không tốt đến tim mạch và hệ tiêu hóa. Nhưng nhiều nghiên cứu còn chỉ ra rằng trẻ em ăn quá nhiều đồ ngọt còn ảnh hưởng trực tiếp đến chỉ số IQ và sự phát triển trí thông minh của trẻ. Theo đó, những trẻ ăn nhiều đồ ngọt sẽ có chỉ số IQ thấp hơn so với những trẻ bình thường khác.
Ăn nhiều đồ ngọt cũng sẽ làm trẻ kém thông minh
Điều này cũng có thể hiểu đơn giản là muốn phát triển trí não cho trẻ nhỏ thì việc ăn uống đủ chất bao gồm cả đầy đủ protein và vitamin cần thiết cho trẻ nhỏ. Vậy nhưng việc ăn đồ ngọt nhiều sẽ làm trẻ thường bị no, không có cảm giác thèm ăn và làm giảm sự hấp thụ lượng protein và các chất dinh dưỡng cần thiết khác cho sự phát triển của não bộ.
Vì vậy, nếu bé nhà bạn đang ăn quá nhiều đồ ngọt như bánh kẹo, nước ngọt, những món ăn có nhiều chất ngọt thì nên tìm cách hạn chế và bổ sung cho bé một thực đơn với đầy đủ những dưỡng chất cần thiết.
Cho con ăn quá no
Quan niệm cho con ăn càng được nhiều càng tốt đã không còn đúng một chút nào trong xã hội hiện đại ngày nay, Với những ông bố bà mẹ thông thái hiện đại thì họ luôn hiểu việc bắt ép con ăn quá no mỗi bữa còn là hại con và đặc biệt, nhiều người còn không biết rằng việc cho con ăn quá no còn ảnh hưởng không tốt đến trí thông minh của trẻ.
Bố mẹ nên kiềm chế trẻ không ăn quá nhiều mỗi bữa
Nghe qua thì có vẻ không liên quan nhưng các nhà nghiên cứu Nhật Bản đã chứng minh rằng ăn quá no không những làm giảm việc hấp thụ lượng máu cung cấp cho não mà đòng thời còn làm xơ cứng động mạch não, có thể gây ra những tác hại nghiêm trọng với trí não của trẻ. Theo thời gian, thói quen ăn quá no còn làm ảnh hưởng đến việc não bị lão hóa sớm và trẻ không thể vận dụng trí não để suy nghĩ tốt nhất có thể.
Không ăn bữa sáng
Việc bỏ qua bữa sáng của trẻ là một sai lầm thường thấy trước đây của nhiều bố mẹ Việt Nam, khi đời sống còn nhiều khó khăn, nhiều gia đình không tạo cho con có thói quen ăn sáng đầy đủ mà chỉ cần ăn 2 bữa chính trong ngày là bữa trưa và bữa tối, thậm chí có đủ ăn là tốt rồi. Nhưng trong xã hội phát triển ngày nay, quan niệm này cần phải được thay đổi ngay lập tức.
Không ăn sáng đầy đủ làm trẻ không có đủ lượng mãu lên não để tư duy
Việc không tạo thói quen ăn sáng hàng ngày cho trẻ hoặc cho trẻ ăn quá ít đồ ăn có đủ chất dinh dưỡng trong bữa sáng trong thời gian dài sẽ có thể làm cho lượng đường trong máu không được cung cấp đầy đủ, dẫn đến thiếu máu lên não làm ảnh hưởng không tốt đến trí não của trẻ.
Việc ăn sáng đều đặn và đủ chất giúp ích rất nhiều cho trí não trẻ
Ngoài ra, các nghiên cứu đã chỉ ra rằng nếu trẻ ăn sáng đều đặn và đầy đủ protein sẽ duy trì trí não có thể hoạt động được tốt trong suốt những giờ học trong ngày còn nếu trẻ không ăn sáng hoặc ăn sáng không đủ chất thường hao tổn năng lượng rất nhanh và trẻ sẽ nhanh bị mệt mỏi, không có sức lực để hoạt động trí não tốt nhất.
Luôn để con trong nhà mà không cho ra ngoài
Nhiều bố mẹ vì lo sợ con ra ngoài đường chơi sẽ gặp nhiều nguy hiểm, kẻ xấu … mà luôn giữ con khư khư trong nhà mà ít cho con ra ngoài tiếp xúc với môi trường xung quanh, đặc biệt là trẻ con ở thành phố. Chính vì ít có cơ hội được tiếp xúc với mọi vật ở cuộc sống xung quanh mà sẽ khiến cho não bộ của trẻ bị trì trệ hơn, không được tư duy và khám phá nhiều như trẻ con được sống trong môi trường thoải mái tiếp xúc.
Trẻ cần được vận động và ra ngoài nhiều để thông minh hơn
Trong một môi trường đầy màu sắc, ánh sáng và âm thanh sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến sự phát triển trí tuệ của trẻ và những trẻ được tiếp xúc nhiều với thế giới bên ngoài chắc chắn sẽ thông minh, nhanh nhẹn hơn những trẻ chỉ ở trong nhà và biết đến thế giới xung quanh qua lý thuyết, sách vở. Chính vì vậy, bố mẹ nên thường xuyên nói chuyện, vui chơi cùng con ở thế giới bên ngoài và đặc biệt là cho trẻ chơi những trò chơi phát triển kĩ năng vận động và trí não ngoài trời.
Không rèn luyện cho con tư duy và suy nghĩ
Đây chính là một cách tập thể dục não hiệu quả cho sự phát triển trí thông minh của trẻ mà nhiều bố mẹ thường không để ý cũng như không cho trẻ động não và suy nghĩ. Tư duy chính là cách tốt nhất để não trẻ được hoạt động và phát triển dần theo năm tháng, nếu điều này không được thực hiện thường xuyên, trẻ sẽ lười suy nghĩ, não cũng sẽ thoái hóa và kém phát triển.
Chơi đồ chơi thông minh rất tốt cho trẻ tư duy và sáng tạo
Mẹ nên thường xuyên luyện cho con chơi những trò chơi đòi hỏi sự vận dụng tư duy và suy nghĩ như chơi đồ chơi thông minh, đồ chơi xếp hình, lắp ghép, cờ vua, vẽ tranh… Những trò chơi này không những vừa giúp bé có thể vui chơi thoải mái mà còn giúp trẻ tăng khả năng tư duy rất tốt.
Không để cho trẻ ngủ đủ giấc
Giấc ngủ là vô cùng quan trọng cho cả sự phát triển thể chất và trí não của trẻ em. Đặc biệt, ngủ ngon và say giấc còn đóng vai trò quan trọng nhất để loại bỏ mệt mỏi cho não sau thời gian hoạt động dài và giúp não phục hồi. Nhất là đối với trẻ sơ sinh, nếu không được ngủ đủ giấc hoặc ít ngủ sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến trí thông minh và sự phát triển não bộ sau này.
Ngủ đủ giấc rất quan trọng cho phát triển trí não của trẻ
Nhiều nghiên cứu còn chỉ ra rằng trẻ thiếu ngủ sẽ không thông minh như những trẻ ngủ đủ và thường sẽ có biểu hiện hiếu động, hoặc ảnh hưởng đến tâm lý không tốt. Vì vậy, bố mẹ luôn phải theo dõi giấc ngủ của con và cho con ngủ đủ giờ, đúng giờ một cách khoa học là tốt nhất.
Cho trẻ nghe nhạc Mozart từ lúc thai nhi
Nhiều mẹ kể từ khi mang thai con có thể nghe ở đâu đó mà thường nghĩ rằng mở nhạc Mozart cho con nghe sẽ giúp trẻ thông minh, phát triển IQ và phát triển trí não kể từ khi còn trong bụng mẹ. Quan điểm này không phải là đúng. Sự thực là các nhà tâm lý trường Đại học Vienna đã thực hiện với hơn 40 cuộc nghiên cứu để chỉ ra kết quả rằng không có bất kỳ bằng chứng nào cho thấy việc nghe nhạc Mozart giúp cải thiện khả năng nhận thức và trí não của trẻ.
Nghe nhạc Mozart từ trong bụng mẹ không giúp trẻ thông minh hơn
Việc nghe nhạc Mozart thực chất trẻ sẽ chỉ có thể nhận biết và thẩm thấu được kể từ sau khi chào đời, giống như nhận biết được những âm thanh khác mà trẻ nghe được. Điều này cũng giống như là việc trẻ được nghe, được ngửi, được nếm khi còn ở trong bụng mẹ.
Ai cũng biết, dạy con từ thuở còn thơ là quan trọng như thế nào và tính cách, suy nghĩ của trẻ bị ảnh hưởng rất nhiều từ môi trường nuôi dưỡng đặc biệt là cách giáo dục từ nhỏ của bố mẹ. Nhưng có những điều mà các bố mẹ thường không biết là tuy nhỏ nhặt, nhiều người nghĩ là đơn giản lại có tác động to lớn như thế nào đối với quá trình dạy con.
Bài viết về 10 khác biệt của bố mẹ Việt và bố mẹ Tây được nhiều người quan tâm
Đây là một bài viết khá dài chỉ ra 10 điều khác biệt lớn nhất mà nhiều bố mẹ Việt thường hay mắc phải hoặc thấy mình trong đó. Nhưng tuy dài nhưng nó rất đáng để các ông bố bà mẹ đọc đến những dòng cuối cùng bởi phần thưởng của sự kiên trì đó có thể cứu rỗi cả một thế hệ tâm hồn trẻ thơ đang ngày càng lao đao, khó dạy bảo ngày nay. Hiện tại chúng ta hàng ngày không khỏi “choáng”, hay thực sự “shock” trước những bài báo, tin tức được đưa ra về những vụ bạo lực học đường, đánh bạn dã man, hay những clip về những đứa trẻ tuổi còn nhỏ mà hư hỏng, chửi bậy, du côn… như những đàn anh đàn chị thực thụ. Khi nhìn những trường hợp như vậy, chắc hẳn nhiều người sẽ thắc mắc “ Cha mẹ những đứa trẻ này dạy bảo chúng như thế nào mà để con cái họ thể hiện sự vô giáo dục như vậy”? Đây vốn là vấn đề được nhiều người quan tâm, nhưng không phải ai cũng có những câu trả lời xác đáng cho câu hỏi này.
Một bài chia sẻ của bài viết trên facebook
Dưới đây là những chia sẻ về sự khác biệt trong cách dạy dỗ con cái mà tác giả bải viết chia sẻ, chúng ta nên học theo để có những cái nhìn đúng nhất trong phương pháp giáo dục trẻ ngày nay.
1. Làm việc vì tiền không vì sở thích
Chắc hẳn trong xã hội, việc học xong đại học hoặc các bậc tương đương ra trường xin việc và đi làm công việc không liên quan đến ngành nghề mình học đã trở nên quá quen thuộc với các gia đình và sinh viên đại học khi tốt nghiệp. Theo tác giả chia sẻ trên Facebook, “Tiếp xúc với các học viên của mình, tôi gặp rất nhiều trường hợp các bạn sau bốn năm vật vã trong trường đại học theo ý nguyện của bố mẹ bắt đầu ra đi làm một công việc hầu như chẳng thích hợp với bản thân mình. Rồi sau một vài năm mất phương hướng, mất động lực và niềm tin, các bạn lại chuyển sang đi học tiếng Anh để đi dạy vì theo các bạn dạy tiếng Anh vừa dễ vừa nhàn lại kiếm được rất nhiều tiền. Tôi nói các bạn đi từ sai lầm này đến sai lầm khác vì các bạn chọn công việc vì tiền chứ không vì đam mê chân chính.”
Trong chúng ta, hầu như không nhiều người có thể khẳng định mình chọn công việc hoàn toàn vì đam mê, vì sở thích và dám theo đến cùng mơ ước của mình. Gánh nặng cơm áo gạo tiền nó không chỉ là vấn đề của bất kì ai, mà đó là điều mà nhiều người đều gặp phải. Tuy nhiên, đối diện với nó như thế nào và chọn công việc như thế nào để có thể giải quyết được vấn đề đó đối với người nước ngoài họ lại có tư tưởng giáo dục con cái khác với Việt Nam rất nhiều.
Như tác giả bài viết chia sẻ, “Trên đời này chẳng có nghề nào vừa đơn giản vừa kiếm được nhiều tiền cả. Nghề nào cũng có người thất bại và người thành công. Họ khác nhau ở một điểm cơ bản: Người thành công trong một lĩnh vực là người đam mê và có trách nhiệm với công việc mình làm còn người thất bại xét cho cùng không thích thú với công việc mình đã chọn.” Tôi hoàn toàn đồng ý với quan điểm này bởi nếu bạn làm một việc bất kì nào đó mà bạn không cảm thấy thoải mái hay yêu thích nó thì để gắn bó lâu dài với nó hay thực sự cống hiến hết sức mình cho công việc đó là một việc vô cùng khó.
Nếu bạn làm việc vì đồng tiền thì bạn sẽ chạy theo nó suốt đời mà không bao giờ có được
Điều mà nhiều bậc cha mẹ tâm đắc trong chia sẻ của tác giả là “Quan niệm làm việc vì tiền chứ không vì đam mê bắt nguồn từ cách giáo dục sai lệch của cha mẹ. Rất hiếm cha mẹ Việt Nam nào dạy con chọn nghề theo sở thích hay năng khiếu của mình mà thường hướng con đến những nghề hot, kiếm được nhiều tiền trong xã hội.” Vậy để đổi mới tư tưởng làm việc để kiếm tiền, chúng ta cần phải thấu hiểu rằng ” Nếu bạn làm việc vì đồng tiền thì bạn sẽ chạy theo nó suốt đời mà không bao giờ có được. Nếu bạn làm việc vì đam mê và trách nhiệm, một ngày nào đó đồng tiền sẽ chạy theo bạn.”
2. Ganh tị, ích kỷ:
Ở quan điểm giáo dục con cái theo những phân tích về sự khác biệt trong cách nuôi dạy con của người Việt và ở nước ngoài, tác giả cũng chỉ ra ràng thói ganh tị, ích kỉ mà hình thành trong sự dạy dỗ của bố mẹ Việt là hoàn toàn trái ngược với những gì mà cha mẹ Tây dạy con.
Trẻ con Việt Nam hay ganh đua, tị nạnh nhau từ cái nhỏ nhất
Tác giả đã phân tích “Trong tất cả các tài liệu giáo dục sư phạm của Mỹ mà tôi đã từng được tham khảo, tiêu chí “minimizing competion and promoting cooperation” (giảm thiểu cạnh tranh và khuyến khích hợp tác) là một trong những điều mà giáo viên phải thuộc nằm lòng để giáo dục học sinh của mình biết đoàn kết giúp đỡ lẫn nhau hơn là cạnh tranh về điểm số. Ở Việt Nam ta thì từ nhỏ cha mẹ và thầy cô giáo trong trường đã dạy con cái và học trò mình cạnh tranh, hay còn được gọi bằng cái tên hoa mỹ hơn là ganh đua, nhưng không giúp đỡ và chia sẻ. Ở những công viên hoặc những khu vui chơi trẻ em ở nước ta, nếu chịu khó quan sát, bạn sẽ không khó khi bắt gặp những người cha người mẹ làm ngơ hoặc khuyến khích khi con mình giành chơi với con người khác, hoặc thậm chí còn bảo con người khác nhường cho con mình chơi. Một số lớn trẻ con Việt Nam có một tính rất xấu là khi đến chơi nhà người khác, thấy đồ chơi đẹp là nằng nặc giãy nãy khóc lóc đòi mang về nhà cho bằng được còn đứa trẻ kia thì sẽ giữ khư khư trong lòng và cũng sẽ gào khóc giãy nãy không kém.”
Điều này liệu có đúng không khi cả một quá trình hình thành nhân cách tương lai của mỗi đứa trẻ lại bị ảnh hưởng rất nhiều từ những điều nhỏ nhặt mà cha mẹ đã vô tình tạo ra cho chúng ngay từ bé như thế này.
3. Coi thường người nghèo:
Đây là một điều đặc biệt thường thấy ở những gia đình có chút điều kiện khá giả trong xã hội hiện nay, đặc biệt là những ông bố bà mẹ trẻ sống trong cảnh sung túc thừa hưởng từ gia đình hay thế hệ trước mà không tự làm ra tiền từ giá trị lao động của mình.
Tác giá bài viết chia sẻ ở Việt Nam bố mẹ thường thích khoe mẽ qua tổ chức sinh nhật cho con
Có thể thấy được nhấn mạnh trong bài viết của tác giả, đó là “ở Việt Nam, mỉa mai thay cái hố ngăn cách giai cấp được đào ngày càng sâu. Hễ người nào đi xe xịn, mặc đồ hiệu, xài điện thoại xịn là được coi trọng, còn người nào đi xe cà tàng, ăn mặc đơn giản xài điện thoại cùi bắp là bị khinh ra mặt. Nhiều cha mẹ dạy con cái đừng chơi với bạn nghèo vì bạn nghèo sẽ xin xỏ, nhờ vả, hay mượn tiền hay chỉ đơn giản là không cùng đẳng cấp.”
Bức ảnh gây phẫn nộ cộng đồng mạng về hành vi của một cô bé người Trung Quốc
Hay tác giả lấy ví dụ về vấn đề tổ chức sinh nhật cho con cái, nhiều ông bố bà mẹ nhân đây là cơ hội thể hiện sự “sĩ diện” và khoe khoang với bạn bè, khách mời nên làm thật hoành tráng và đã dạy cho con mình chỉ mời những đứa giàu có, cùng đẳng cấp còn những người nghèo thì không coi trọng. Chẳng thế mà rất nhiều cô bé, cậu bé tuổi còn nhỏ mà đối xử với người giúp việc, người bán hàng với thái độ thiếu tôn trọng, hỗn láo đã là vấn đề không còn xa lạ gì trong xã hội ngày nay.
4. Coi trọng điểm số, không coi trọng kiến thức:
Quan điểm này phải nói là quá quen thuộc trong cách dạy con của nhiều bậc cha mẹ ở Việt Nam hiện nay. Nhiều người nói rằng con phải học lấy kiến thức, học để áp dụng vào thực hành, cuộc sống… nhưng khi con bị điểm kém là đánh cho một trận tơi bời và dùng nhiều hình phạt răn đe đáng sợ. Vậy mà, họ không hề biết rằng, ở nước ngoài bố mẹ lại giáo dục con về chuyện điểm số theo một cách hoàn toàn khác.
Bố mẹ luôn coi trọng điểm số của con là một sai lầm lớn
Như trong bài viết chia sẻ “Chưa có một nền giáo dục nào lại có những chuyện buồn cười kiểu năm năm học sinh giỏi mà không đánh vần được mặt chữ hoặc học thêm thì được nâng điểm, không học thêm sẽ bị đì. Điểm số và thành tích cũng là một áp lực cho cha mẹ khiến cha mẹ một mặt ép con mình đi học thêm tất cả các lớp thầy cô mở, một mặt đi biếu xén quà cáp để thầy cô nâng thành tích con mình lên cho bằng bạn bằng bè. Nhiều cha mẹ coi trọng thứ hạng hoặc điểm trung bình của con (tình từ 0,1) hơn là khả năng con mình bị kiệt sức hoặc trầm cảm do học quá nhiều.”
Dường như cuộc đua thành tích cũng quyết liệt không kém so với cuộc đua vật chất trong xã hội ngày nay.
5. Kì thị giới tính
Vấn đề giới tính luôn là một vấn đề nhạy cảm mà nhiều người Việt ngại nhắc đến, đặc biệt là khi bố mẹ nói với con cái. Và vấn đề về giới tính khác với những người bình thường cũng được coi là một vấn đề lớn mà nhiều cha mẹ thường dạy cho con cái họ không tiếp xúc với những người này. Điều này đã dẫn đến những suy nghĩ và hành động làm tổn thương sâu sắc đối với những người bị kì thị giới tính. Tác giả đã chia sẻ rằng “Phụ huynh các nước tiến bộ dạy con mình sự phân biệt,hiểu biết và tôn trọng giới tính từ khi các bé còn nhỏ. Ở tuổi mẫu giáo, các bé được giáo dục sự khác biệt cơ bản giữa bé trai và bé gái, về việc giữ vệ sinh cơ thể và cách bảo vệ bản thân khi những người lớn chạm vào những nơi nhạy cảm. Đến tuổi trung học cha mẹ sẽ dạy cho con cái mình về tình dục như một điều hết sức tự nhiên và cách tránh thai an toàn. Những đứa trẻ đồng tính không bị cha mẹ kì thị hoặc xem là nỗi ô nhục.”
Trẻ con Việt Nam có nhiều thắc mắc về giới tính mà không được bố mẹ dạy bảo
Ở Việt Nam, những câu hỏi thắc mắc về giới tính của con cái phần lớn sẽ nhận được những câu trả lời: “Mới nứt mắt ra mà bày đặt, học hành không lo mà lo những chuyện vớ vẩn, hư thân mất nết” hay “tao cấm mày hỏi thế này thế nọ.” Cha mẹ không bao giờ có đủ can đảm để dạy con gái cách tránh thai hay con trai cách bảo vệ bạn gái mình nhưng sẽ sẵn sàng tru tréo chửi bới nếu con mình lỡ dại. Cha mẹ Việt Nam chỉ biết dạy con gái giữ gìn chữ trinh vì sợ điếm nhục gia phong nhưng chưa từng giáo dục con trai mình giữ gìn cho người yêu của nó hay chịu trách nhiệm những hành động của nó. Cha mẹ Việt Nam chọn con dâu luôn đặt chữ trinh lên đầu nhưng chẳng bao giờ quan tâm con trai mình ở ngoài hại đời bao nhiêu đứa con gái. Đàn ông Việt Nam được dạy tôn thờ nhưng không tôn trọng chữ trinh. Xã hội Việt Nam ngầm đồng tình rằng chỉ có những đứa con gái lăng loàn trắc nết chứ tuyệt nhiên không có những đứa con trai vô trách nhiệm và bạc tình. Và điều tệ hại nhất là nếu con mình đồng tính thì coi như nó còn tệ hơn cả giết người cướp của.”
Cha mẹ nước ngoài luôn coi trọng giáo dục giới tính cho con cái
Phải nói rằng tư tưởng về quan điểm giới tính ở nước ngoài là quá thoáng và đối với trẻ con Việt Nam cần răn dạy nghiêm khắc. Nhưng chính ở Việt Nam, việc giáo dục giới tính cho trẻ con thường bị xem nhẹ hoặc bơ đi đã dẫn đến những hậy quả không lường. Điều này đã không những gây hại cho con cái họ, mà còn dẫn đến những quan điểm lệch lạc giới tính hoặc kì thị người đồng tính không đáng có mà ở nước ngoài họ không đồng tình với quan điểm của người Việt Nam. Tác giả bài viết đã nói lên rằng “
Có những điều đơn giản mà cha mẹ vẫn làm với con cái hàng ngày mà nghĩ là đó có thể là cách dạy con bài bản và đúng đắn, nhưng lại trái ngược với suy nghĩ của các phụ huynh nước ngoài. Con cái chính là tấm gương phản chiếu những hành động và cách dạy dỗ của bố mẹ rõ nét nhất. Hãy lưu lại trong tâm trí con mình những ý thức về việc làm tốt để có thể dạy được con và không làm cho con mình học được những thói xấu mà từ chính cách dạy dỗ của bố mẹ mà nhiều khi chính các bậc làm cha mẹ cũng không để ý.
6. Nhận lỗi do sợ hãi
Chắc chắn bất kì ai trong đời đều đã từng mắc những sai lầm và không thể tránh khỏi việc mắc lỗi dù là người lớn hay trẻ con. Tuy nhiên, ở Việt Nam, khi trẻ co mắc lỗi thường bị bố mẹ đe dọa, mắng mỏ đến mức sợ hãi mà kể cả nhiều khi không phải do chúng làm sai cũng đành phải nhận lỗi do quá sợ hãi.
Không chỉ ở Việt Nam, mà đối với cha mẹ nước ngoài cũng vậy, mắc lỗi thì phải phạt vì đây là phương pháp hữu hiệu nhất để trẻ không tiếp tục sai phạm và mắc lỗi nữa. Nhưng sự khác biệt của cha mẹ Việt và cha mẹ Tây khi phạt con là như thế nào?
Hãy luôn làm bạn với con đừng làm trẻ luôn bị sợ hãi bố mẹ
Tác giả bài viết chia sẻ rằng “sự khác biệt giữa cách phạt của cha mẹ Việt Nam và cha mẹ các nước tiến bộ chính là điều chúng ta phải suy gẫm. Người nước ngoài hướng tới dạng hình phạt xây dựng “constructive punishment” (phạt để con cái hiểu được cái sai mà sửa và hình phạt luôn luôn mang tính khắc phục hậu quả do sai lầm gây ra). ví dụ, khi đứa con làm đổ thức ăn ra đất, cha mẹ sẽ không đánh con hoặc chửi con là vô dụng hay phá hoại mà sẽ bắt con dọn sạch chỗ bị vấy bẩn. Nếu con từ chối, bố mẹ sẽ cương quyết cắt đi một điều gì mà con thích ví dụ xem phim hoạt hình, ăn tráng miệng sau bữa ăn. Dần dần trẻ em hình thành một ý thức khi làm sai chúng phải làm điều gì đó để khắc phục hậu quả. Ở Việt Nam, cách dạy con theo kiểu “thương cho roi cho vọt” (corporal punishment) vẫn còn ăn sâu trong đầu óc của rất nhiều phụ huynh. Tát, đấm, xỉ vả con bằng những ngôn từ hạ thấp nhân phẩm con mình ngay cả ở những nơi công cộng nhưng không bắt buộc trẻ khắc phục hậu quả sẽ khiến đứa trẻ hình thành ý thức nhận lỗi vì sợ hình phạt, dần dần sẽ tìm cách trốn tránh trách nhiệm, đổ lỗi cho người khác hoặc mang tâm lý phản kháng ngầm bên trong.”
Cha mẹ Việt vừa phạt con nhưng trẻ biết ơn điều đó sai mỗi lần bị phạt
Có thể thấy rằng, trong khi cha mẹ Tây phạt con theo cách đề cao tính giáo dục để trẻ biết tự nhận thấy lỗi sai của bản thân và biết rút kinh nghiệm cho lần sau không lặp phải những lỗi đó nữa. Còn kiểu phạt của cha mẹ Việt thì lại ưa dùng bạo lực, đòn roi cũng như mắng nhiếc con cho thỏa cơn tức giận mà không hề để ý rằng những lời lẽ trong lúc nóng giận lại có thể ảnh hưởng sâu sắc đến tâm trí và suy nghĩ của trẻ lớn như vậy.
7. Nói dối và đổ thừa hoàn cảnh
Về quan điểm dạy con mà sử dụng những lời nói dối để nói với con như câu nói “đánh chừa” mà tác giả chia sẻ trong bài viết giống với bài viết Dạy con theo kiểu các cụ – Phương pháp giáo dục trẻ gây tranh cãi mà Megamart đã từng giới thiệu trước đây. Những câu nói đơn giản và quen thuộc của nhiều ông bố bà mẹ như vậy lại không thể ngờ là có sức ảnh hưởng sâu nặng đến sự vô trách nhiệm và đổ thừa trách nhiệm cho người khác của thế hệ con cái họ sau này.
Chính cha mẹ nhiều khi là người dạy con mình thói nói dối
Với những mong muốn của mỗi bố mẹ dành cho con mình, nhưng những câu nói của bố mẹ như tác giả chia sẻ “Và tôi dám cá rằng không ít người trong chúng ta từng được cha hoặc mẹ dặn rằng “Nếu bác X hay cô Y đến tìm thì nói là bố/mẹ không có nhà nhé!”. Người Việt ta có câu “đi hỏi già về nhà hỏi trẻ” với hàm ý trẻ em không bao giờ biết nói dối. Chính vì vậy mà rất nhiều bậc cha mẹ đã dạy con mình nói dối khi có người hỏi nó về mình. Ví dụ: “Nếu bố hỏi con mẹ chiều nay đi đâu làm gì thì con cứ nói là mẹ ở nhà nhé!” hay “đừng nói cho mẹ con biết là mấy chú qua rủ bố đi nhậu, cứ nói là bố đi công việc là được!” Người lớn biến trẻ con thành một thứ công cụ nói dối nhưng mặt khác lại nổi điên lên khi phát hiện con cái nói dối mình.”
Đúng như tác giả đã nói, trẻ con như một tờ giấy trắng và khi chúng học được những thói quen nói dối từ chính những phụ huynh thì không thể trách được ai khác ngoài những ông bố bà mẹ đang ngày ngày dạy cho con cái mình nói dối và có thể nói dối ngay chính bản thân bố mẹ.
8. Sợ tiếng thị phi hơn sợ làm trái lương tâm:
Xã hội ngày càng hiện đại nhưng người Việt vẫn luôn để ý đến điều tiếng trong xã hội, vẫn luôn coi trọng những gì người khác nói về mình. Chính vì vậy, việc dạy dỗ con cái luôn sợ điều tiếng thị phi, ảnh hưởng đến danh giá của bố mẹ, gia đình nhiều lúc còn dẫn đến việc con cái họ sau này bất chấp làm cả những việc trái lương tâm miễn sao không ảnh hưởng và gây ra điều tiếng trong xã hội.
Sợ tai tiếng, thị phi bất chấp ảnh hưởng đến nhân cách con cái
Tác giả đã nhấn mạnh rằng “Người Việt chúng ta luôn đề cao lễ nghi truyền thống gia đình, điều đó không có gì xấu. Nhưng nếu chúng ta sống mà chỉ biết lo bảo vệ danh giá gia đình hơn là làm việc đúng với lương tâm và đạo đức thì đó là điều đáng lên án.”
Đúng là trong xã hội hiện đại, không thiếu những chuyện cười ra nước mắt với những ông bố bà mẹ luôn dạy con để mang lại tiếng thơm cho gia đình và sợ nhất những điều tai tiếng, mặc cho con cái họ có làm những việc xấu tới mức nào đi nữa. Có thể thấy rõ điều này như cảm nhận của tác giả “Những chuyện tưởng như chỉ còn trong những tuồng cải lương sến sẩm ngang trái mấy chục năm về trước lại không thiếu trong xã hội văn minh hiện đại ngày nay. “
9. Cãi nhau trước mặt con cái:
Vấn đề các cha mẹ thường xem thường sự có mặt của trẻ con trong những cuộc cãi vã của mình là điều thường thấy ở các gia đình Việt Nam. Có thể ban đầu các bé khi chứng kiến bố mẹ cãi nhau thường sợ hãi, khóc rồi sau đó quen dần và trở nên chai lì với những màn cãi nhau của bố mẹ trước mặt mình. Các phụ huynh không hề biết rằng những điều này ảnh hưởng rất lớn đến tâm lý trẻ thơ.
Hãy dừng cãi nhau ngay trước mặt trẻ nhỏ
Như tác giả bài viết đã chia sẻ trên facebook rằng “Nhưng nếu để việc cãi vã chửi bới thậm chí dùng vũ lực với nhau trước mặt con cái thì đó là một tội lỗi của người làm cha làm mẹ. Tôi không trách những người làm cha làm mẹ giới lao động vì môi trường và cuộc sống của họ khiến con người họ trở nên thô lỗ cộc cằn. Nhưng tôi vẫn thấy nhiều gia đình cha mẹ làm công việc tay chân nặng nhọc cũng chưa bao giờ chửi bới nhau trước mặt con cái. Trong khi đó nhiều gia đình gọi là trí thức vẫn nhục mạ xỉ vả nhau trước mặt con cháu mình để bao nhiêu cái xấu cái tồi tệ nhất của mình đều phơi bày rõ ràng trước mắt trẻ thơ.”
Quả thật đúng là như vậy . Những màn cãi nhau của bố mẹ trước mặt con cái có thể gây ra những hậu quả không lường mà nhiều khi chính bố mẹ cũng không thể lường trước được. Và quan trọng nhất là chính những điều đó không mang lại hạnh phúc cho con cái của những ông bố bà mẹ hay cãi nhau và làm các bé bị ám ảnh về một gia đình và tuổi thơ không hạnh phúc.
10. Bắt con cái phải ghi nhớ công ơn của mình
Cuối cùng trong danh sách những điều khác biệt giữa bố mẹ Việt và bố mẹ Tây đó chính là bố mẹ Việt nuôi con mà luôn trông mong con mình trong khi những cha mẹ nước ngoài thường rất tôn trọng quyền cá nhân của con và không hề hy vọng nuôi con chỉ để mong sau này con báo đáp như cha mẹ Việt.
Phụ huynh nước ngoài nuôi con không chỉ để mong con báo đáp
Trong chia sẻ của tác giả có nói “ Người Âu Mỹ quan niệm rằng: “Con cái do mình tạo ra chứ nó không đòi xuất hiện trong cuộc đời này nên khi mình tạo ra con cái, mình phải có trách nhiệm nuôi dạy nó nên người. Khi con cái lớn khôn, nó có bổn phận lo cho thế hệ sau của nó.” Người già khi yếu sức sẽ tự mình vào viện dưỡng lão để sống, con cái hàng tuần đến thăm nom, không làm phiền đến cuộc sống của con mình. Rõ ràng, họ có một quan niệm tiến bộ về sự hi sinh, người già hi sinh cho người trẻ, thế hệ trước hi sinh cho thế hệ sau. Nhưng điều đó không có nghĩa là con cái ở các nước tiến bộ không chăm sóc thương yêu cha mẹ lúc về già.”
Đây là quan điểm được nhiều nước tiến bộ trên thế giới đồng tình và thường có suy nghĩ như vậy, trong khi ở Việt Nam điều này thường không được quan tâm và đi ngược lại. Ai cũng mong con mình thành tài, báo hiếu mà quên đi những ước mơ, những suy nghĩ của trẻ nhỏ. “Nhiều người dường như sợ con cái mình quên công ơn của mình đã nuôi dạy nó nên luôn luôn tìm cách nhắc nhở: Tao nuôi mày bao nhiêu khổ cực tới ngày hôm nay để rồi mày cãi lời tao hay sao? Nuôi con mà kể thì tốt hơn hết sinh con xong đem cho trại mồ côi cho xong.” Tác giả đã chia sẻ như vậy về cách nuôi dạy con mà không chỉ trông mong vào việc được con báo đáp đáng để tất cả những ông bố bà mẹ Việt đọc và suy ngẫm.
Việt Nam ta có câu: "Tiên học lễ, hậu học văn" . Nhật Bản cũng vậy! Nhật Bản được mệnh danh là đất nước " lịch sự, quy tắc" nhất thế giới bởi ngay từ nhỏ họ đã giáo dục bọn trẻ theo phong cách riêng của mình. Không cần phải học chữ, không cần phải vẽ tranh, không cần phải múa hát này nọ, họ chỉ dạy cho những đứa trẻ cách chào hỏi, cách cảm ơn cũng như cách xử xự như thế nào cho đúng chuẩn mực, lễ phép.
Trong những trường mầm non ở Nhật, dường như họ không hề quan tâm đến việc dạy kiến thức cho những đứa trẻ. Không phải vì giáo viên không có trách nhiệm, mà vì đó là cách dạy mầm non đặc biệt của Nhật Bản.
Chúng không có bất kì quyển vở nào, chỉ có những cuốn phác thảo mỗi tháng một lần. Trong kế hoạch giáo dục của nhà trường cũng không hề có những môn học như Toán, chữ Kana (chữ Nhật), nghệ thuật hay âm nhạc. Và cũng không có cả Tiếng Anh hay những cuộc thi Olympia Toán học quốc tế. Họ cũng không dạy trượt băng hay bơi lội,...
Khi bạn hỏi họ dạy bọn trẻ những gì thì bạn sẽ không bao giờ đoán được câu trả lời: “Chúng tôi dạy bọn trẻ cách luôn luôn mỉm cười!”
Ở Nhật, bạn ở đâu không quan trọng, bạn đang nói chuyện với ai không quan trọng, mà quan trọng nhất là bạn phải ‘luôn mỉm cười’. Một cô gái luôn mỉm cười là cô gái xinh đẹp nhất.
Cô giáo còn dạy những gì nữa? Giáo viên dạy bọn trẻ nói ‘cảm ơn’. Những câu nói tưởng chừng đơn giản, nhưng không phải ai cũng dễ dàng bật ra thành lời. Các bé sẽ nói cảm ơn khi nhận được sự giúp đỡ, khi được bạn bè chia sẻ bánh kẹo, hay được mẹ nấu cho 1 món ăn ngon…Một đứa trẻ luôn mỉm cười và biết nói cảm ơn là đứa bé đáng yêu nhất!
Ở Nhật, bạn ở đâu không quan trọng, bạn đang nói chuyện với ai không quan trọng, mà quan trọng nhất là bạn phải ‘luôn mỉm cười’. Một cô gái luôn mỉm cười là cô gái xinh đẹp nhất.
Cô giáo còn dạy những gì nữa? Giáo viên dạy bọn trẻ nói ‘cảm ơn’. Những câu nói tưởng chừng đơn giản, nhưng không phải ai cũng dễ dàng bật ra thành lời. Các bé sẽ nói cảm ơn khi nhận được sự giúp đỡ, khi được bạn bè chia sẻ bánh kẹo, hay được mẹ nấu cho 1 món ăn ngon…Một đứa trẻ luôn mỉm cười và biết nói cảm ơn là đứa bé đáng yêu nhất!
Ngoài ra, họ còn dạy trẻ em ý thức tự giác. Trong lớp học, các bé sẽ phải tự giác làm tất cả những việc nằm trong vùng khả năng của mình. Các bé sẽ phải tự mang cặp hoặc túi (rất nhiều túi), tự ăn, tự dọn dẹp sau khi ăn,...
Ở Nhật cũng giống như ở Việt Nam,tất cả các lớp học mầm non đều được đặt theo tên của một loại hoa. Với những bé sơ sinh chưa tròn 1 tuổi sẽ được gộp chung vào một lớp gọi là Lớp hoa Anh đào. tiếp theo sẽ là Lớp hoa Cúc, rồi đến lớp hoa Lily và cuối cùng sẽ là lớp hoa Violet. Trước 9:30 sáng và sau 3:30 chiều, học sinh toàn trường sẽ cùng chơi chung. Trong sân lớn của trường, trẻ lớn giữ trẻ bé, đứa nhỏ đuổi bắt đứa lớn và chúng vui chơi vô cùng hòa đồng. Trẻ em Nhật được trải nghiệm cảm giác có "anh chị em” và qua đó, ý thức về độ tuổi, sự trưởng thành cũng như khả năng hòa nhập của bản thân sẽ được tăng lên rõ rệt.
Ngoài ra,các trường mẫu giáo ở Nhật Bản thường xuyên tổ chức cho trẻ đi dã ngoại, làm bánh, tham gia lễ hội thể thao, biểu diễn cho các sự kiện cộng đồng, ngủ qua đêm ở ngoài, đến các lễ hội nổi tiếng, tham dự đền thờ, triển lãm…Việc này giúp trẻ dễ dàng thích nghi với nhiều môi trường khác nhau.
Bởi cách giáo dục trẻ ngay từ lúc nhỏ như thế mà nước Nhật đã tạo ra một cộng đồng người Nhật phi thường.
Việc bắt gặp một đứa bé nhỏ, tự xách đồ của mình, cùng mẹ đi siêu thị hay đi ngoài đường là một hình ảnh rất thường thấy ở Nhật. Trẻ em ở Nhật được dạy cách tự lập ngay từ khi còn rất nhỏ.
Kể cả khi ở nhà hay đi học, ba mẹ đều khuyến khích con tự làm những việc cá nhân của mình. Trẻ em Nhật tự mình mặc quần áo, mang giày và xách đồ của mình. Trẻ em Nhật thay đồ rất nhiều khi đến trường. Khi mới đến lớp, bé phải tháo giày ra và thay bằng dép đi trong nhà. Nếu có giờ học thể dục, bé cũng phải tự thay đồ và giày trong giờ ra chơi. Khi tham gia các câu lạc bộ, bé lại thay đồ cho phù hợp với nội dung câu lạc bộ mà mình tham gia.
Bé phải thu dọn bàn ghế và phòng học của mình sau giờ học. Việc này được phân công đều cho tất cả các bạn trong lớp. Những công việc thường thấy là lau bảng, giặt khăn lau, quét lớp…
Thời gian học ở Nhật thường kéo dài từ sáng tới chiều. Các bé thường được mẹ chuẩn bịbữa ăn mang theo và tự ăn trong những giờ nghỉ trưa. Việc một đứa trẻ nhỏ tự ăn và dọn dẹp phần ăn của mình là điều hết sức bình thường ở Nhật. Thậm chí, có bé mới học cấp 1 đã có thể nấu ăn.
Ngoài những tiết học trong lớp, bé sẽ được tham gia vào các lớp học ngoại khóa sau giờ học. Có rất nhiều khóa học cho bé, những câu lạc bộ nữ công dạy bé thêu thùa may vá hay nấu những món ăn thông thường hoặc những câu lạc bộ thể thao như bắn cung, tập võ…
Trẻ mẫu giáo có thể được ba mẹ đưa đến trường nhưng khi lên lớp 1, các bé đã có thể tự đi một mình đến trường rồi.
Trẻ mẫu giáo có thể được ba mẹ đưa đến trường nhưng khi lên lớp 1, các bé đã có thể tự đi một mình đến trường rồi.
Không thể bắt chước người Nhật hoàn toàn nhưng mẹ cũng có thể bắt đầu tập cho bé yêu của mình thói quen tự lập từ những việc nhỏ ngay từ bây giờ rồi đấy!
Nên bắt đầu từ những việc đơn giản, như việc cho trẻ tự mặc quần áo chẳng hạn. Dạy bé phân biệt mặt trước sau, trái phải, dạy bé mặc quần áo như thế nào. Có thể bé sẽ mất rất nhiều thời gian trong những lần đầu tiên. Nhưng mẹ nên kiên nhẫn, khuyến khích hoặc khen ngợi bé thay vì làm dùm bé. Sau một vài lần, bé hoàn toàn có thể tự mặc quần áo một cách nhanh chóng.
Tập cho bé tự gấp quần áo của mình hay chỉ đơn giản là đem cất ly nước bé vừa uống xong có thể giúp bé tự lập hơn trong các hoạt động hằng ngày của mình. Mẹ cũng có thể cho bé làm “chân chạy vặt” mỗi khi mẹ làm bếp, vừa tăng cơ hội gần gũi giữa mẹ và bé vừa giúp bé tự lập hơn.
Bắt đầu từ những việc đơn giản và tăng dần mức độ khó lên khi bé đã quen dần. Như khi bé quen với việc cất đồ chơi sau khi chơi, mẹ có thể khuyến khích bé tự dọn dẹp phòng của mình hoặc giúp mẹ làm những công việc nhà đơn giản. Mẹ cũng nên chú ý là không nên la mắng bé khi bé chưa thể tự mình làm được những việc đó. Việc la mắng bé chỉ làm bé mất tự tin với khả năng của mình. Thay vào đó, mẹ có thể nhẹ nhàng hướng dẫn cho bé cách làm một lần nữa.
MarryBaby
No comments:
Post a Comment