Tuesday, June 2, 2015

Vì sao uống nước đun sôi lại gây ung thư?


Nhung Trần's photo.

Bình thường, nước đun sôi 100 độ C đã diệt được vi khuẩn, nhưng để nguội trên 2 giờ đồng hồ đã bắt đầu có vi khuẩn và sau 24 giờ, lượng vi khuẩn đã tăng lên rất nhiều. Nhận định của các nhà khoa học cho thấy nhiều bất cập của việc uống nước đun sôi
Trước thông tin nước đun sôi để nguội lâu ngày có thể sản sinh ra chất gây ung thư, khiến nhiều người hoang mang, theo các chuyên gia cho biết thêm, hiện nay chưa có bất cứ công bố khoa học nào của các cơ quan uy tín trên thế giới như Tổ chức Y tế thế giới hay hội nghị khoa học uy tín đề cập về vấn đề này. Vấn đề duy nhất chỉ là nguy cơ tái nhiễm bẩn của nước.
Có thể bạn quan tâm
Nước đun sôi không phải loại nước tốt nhất cho cơ thể
PGS.TS Nguyễn Duy Thịnh, cán bộ Viện Công nghệ Thực phẩm, Đại học Bách khoa Hà Nội nhận định, trước đây, nguồn nước tự nhiên không hoặc ít bị ô nhiễm và chứa nhiều vi khuẩn như bây giờ. Trong nước có chứa lượng oxy và chất khoáng cực tốt, đặc biệt là khí oxy khi uống vào sẽ tạo điều kiện cho vi sinh vật trong ruột tiêu hóa rất tốt. Với những nguồn nước sạch tự nhiên, có thể uống và dùng được ngay. Đây là loại nước tốt nhất cho cơ thể. Tuy nhiên hiện nay, nguồn nước vừa bị nhiễm hóa chất, vừa chứa nhiều vi sinh vật và kí sinh trùng nên khó có thể dùng ngay. “Uống nước đun sôi là giải pháp tốt của người dân. Bản chất của việc đun sôi là dùng nhiệt để tiêu diệt hoàn toàn vi sinh vật, kí sinh trùng gây ô nhiễm trong nguồn nước. Tuy nhiên, việc đun sôi nước để uống cũng bộc lộ nhiều nhược điểm”, ông Thịnh nói.
Thứ nhất, ở nhiệt độ đun sôi đã tiêu diệt được không ít vi khuẩn và các chất độc hại nhưng đồng thời cũng làm biến đổi cấu trúc tự nhiên của nước, làm mất oxy và một số nguyên tố vi lượng cần cho cơ thể. Do đó, khi con người uống loại nước này sẽ khó tiêu hơn. “Cá có thể sống trong môi trường nguồn nước tự nhiên nhưng nếu bạn đặt chúng trong một chậu nước đun sôi để nguội, chắc chắn nó sẽ chết. Với con người, tất nhiên sẽ không chết như vậy song nếu uống nước đun sôi để nguội như vậy, tức là sẽ thiếu lượng oxy trong nước, gây cản trở vi sinh vật trong đường ruột phát triển. Lượng oxy này khá cần thiết vì người ta chỉ có thể đưa oxy vào phổi chứ không đưa vào ruột”, ông Thịnh nói thêm.
Nhược điểm thứ hai là nguy cơ tái nhiễm khuẩn trong nước đun sôi để nguội rất cao. Càng để lâu, nước càng bẩn. Tiến sĩ Thịnh phân tích, trong nước càng nhiều vi sinh vật, càng nhiều trứng kí sinh trùng bao nhiêu, khi đun sôi, chúng sẽ bị tiêu diệt hoàn toàn, đồng thời bị phân rã tạo thành chất hữu cơ trong nước và tạo thành nguồn thức ăn dồi dào cho những vi sinh vật ở ngoài. Trong khi đó, môi trường bên ngoài chứa rất nhiều vi sinh vật.
Nguy cơ từ thói quen uống nước đun để nhiều ngày
Lúc này, nguy cơ tái nhiễm rất lớn, nước sẽ nhanh bị thiu và lượng vi sinh vật nhân lên gấp bội, thậm chí loại nước này còn độc hại hơn lúc chưa đun. Đồng quan điểm, thạc sĩ, bác sĩ Dzoãn Thị Tường Vi (nguyên Trưởng khoa Dinh dưỡng, Bệnh viện 198) cũng đưa cảnh báo cần thay đổi ngay thói quen đun 2-3 ấm nước để nguội, cho vào bình uống dần cả tuần.
Theo thông tin này, các bác sĩ ở Viện Dinh dưỡng Quốc gia cho rằng, nước đun sôi 100 độ C đã diệt được vi khuẩn, nhưng để nguội trên 2 giờ đồng hồ thì vi khuẩn sẽ xuất hiện trở lại, sau 24 giờ thì lượng vi khuẩn đã tăng lên rất nhiều.Nếu cứ đổ chồng nước cũ vào nước mới với nhau sau khi đun, vô tình sẽ càng nhân số lượng vi khuẩn của nước tăng lên nhanh chóng, dễ sinh ra nấm mốc, gây hại cho cơ thể.
Uống nước sôi để nguội lâu ngày rất bất lợi cho sức khỏe, vì chất muối axit nitrat (là một chất dễ gây ung thư) được sản sinh trong nước đun sôi để nguội. Sau một ngày, mỗi lít nước có thể sản sinh 0,004mg muối axit nitrat, để sau 3 ngày lượng nước muối này lên đến 0,011mg và sau 20 ngày có thể lên đến 0,73mg. Nghiên cứu này kết luận rằng, không nên uống nước sôi để nguội lâu ngày vì khi đó oxy trong nước đã bốc đi gần hết, những vật hữu cơ bị phân giải và những vật vô cơ lắng xuống, khiến giá trị của nước uống bị mất đi.
Uống nước nào tốt nhất?
Theo cả hai chuyên gia, đun nước để uống là cần thiết nhưng không phải là loại nước tốt nhất cho cơ thể. Bạn chỉ nên uống nước đun sôi để nguội trong một ngày, không để sang ngày hôm sau. Tuyệt đối không tích nước để nguội cả tuần.
Ngoài ra, nước đun sôi để nguội cần phải được đảm bảo trong khu vực sạch sẽ, dụng cụ chứa nước phải đạt tiêu chuẩn của y tế đã quy định, tránh sử dụng các loại nhựa tái chế để chứa nước. Để đảm bảo an toàn, tốt nhất nên bảo quản nước sôi để nguội trong bình kín.
PGS Thịnh cho rằng hiện nay phương pháp lọc khá tối ưu với 2 cách: Lọc vi sinh vật bằng cách dùng màng lọc (lọc xong vi sinh vật sẽ biến mất mà không cần đun) và lọc trao đổi ion để loại bỏ các chất độc hại, cả những chất kim loại độc hại.
Đựng nước sôi đúng cách PGS.TS Trần Hồng Côn cho rằng, nếu là nước sạch đun sôi thì thời gian để thoải mái, tất nhiên là không quá lâu lên đến cả tuần hay cả tháng. Vật liệu để nước cũng rất quan trọng. Đối với bình thủy tinh thì có thể đựng nước thoải mái mà không lo chất độc có thể xâm nhập vào nước, nhưng với những bình đựng nước bằng nhựa kém chất lượng (nhất là những loại nhựa trôi nổi trên thị trường) thì khả năng nhiễm độc từ chúng là rất cao. Các loại bình nhựa này khi đựng nước có thể giải phóng phân tử hữu cơ, đặc biệt là nếu đựng nước nóng thì loại nhựa này sẽ phôi ra vào trong nước những tạp chất chứa trong nó.
Hiện nhiều gia đình có thói quen uống nước khoáng, nước tinh khiết thay cho nước đun sôi. Thế nhưng, nước tinh khiết chỉ cung cấp nước mà không chứa các chất cần thiết cho cơ thể, còn nước khoáng thì mỗi loại sẽ có hàm lượng khoáng khác nhau như natri, kali, calci, magie... nên nếu dùng một loại mãi thì cơ thể ta sẽ thiếu những chất khoáng khác. Loại nước tốt nhất cho cơ thể hiện nay là nước đun sôi để nguội. Đặc biệt, với trẻ nhỏ thì nước đun sôi là đồ uống tốt nhất, giúp cho cơ thể trẻ dễ hấp thu, tăng lượng hồng cầu của tế bào, thúc đẩy quá trình trao đổi chất, nhanh chóng phục hồi thể lực. "Nên lưu ý việc vệ sinh bình đựng, ấm đun và ly tách, dụng cụ chứa nước để tránh sự xâm nhập của vi khuẩn làm nhiễm khuẩn nguồn nước gây tác hại xấu cho sức khỏe". PGS.TS Trần Hồng Côn
Nguyên Vy (TH)
(Sưu tầm)
Bình thường, nước đun sôi 100 độ C đã diệt được vi khuẩn, nhưng để nguội trên 2 giờ đồng hồ đã bắt đầu có vi khuẩn và sau 24 giờ, lượng vi khuẩn đã tăng lên rất nhiều. Nhận định của các nhà khoa học cho thấy nhiều bất cập của việc uống nước đun sôi Trước thông tin nước đun sôi để nguội lâu ngày có thể sản sinh ra chất gây ung thư, khiến nhiều người hoang mang, theo các chuyên gia cho biết thêm, hiện nay chưa có bất cứ công bố khoa học nào của các cơ quan uy tín trên thế giới như Tổ chức Y tế thế giới hay hội nghị khoa học uy tín đề cập về vấn đề này. Vấn đề duy nhất chỉ là nguy cơ tái nhiễm bẩn của nước. Có thể bạn quan tâm Nước đun sôi không phải loại nước tốt nhất cho cơ thể PGS.TS Nguyễn Duy Thịnh, cán bộ Viện Công nghệ Thực phẩm, Đại học Bách khoa Hà Nội nhận định, trước đây, nguồn nước tự nhiên không hoặc ít bị ô nhiễm và chứa nhiều vi khuẩn như bây giờ. Trong nước có chứa lượng oxy và chất khoáng cực tốt, đặc biệt là khí oxy khi uống vào sẽ tạo điều kiện cho vi sinh vật trong ruột tiêu hóa rất tốt. Với những nguồn nước sạch tự nhiên, có thể uống và dùng được ngay. Đây là loại nước tốt nhất cho cơ thể. Tuy nhiên hiện nay, nguồn nước vừa bị nhiễm hóa chất, vừa chứa nhiều vi sinh vật và kí sinh trùng nên khó có thể dùng ngay. “Uống nước đun sôi là giải pháp tốt của người dân. Bản chất của việc đun sôi là dùng nhiệt để tiêu diệt hoàn toàn vi sinh vật, kí sinh trùng gây ô nhiễm trong nguồn nước. Tuy nhiên, việc đun sôi nước để uống cũng bộc lộ nhiều nhược điểm”, ông Thịnh nói. Thứ nhất, ở nhiệt độ đun sôi đã tiêu diệt được không ít vi khuẩn và các chất độc hại nhưng đồng thời cũng làm biến đổi cấu trúc tự nhiên của nước, làm mất oxy và một số nguyên tố vi lượng cần cho cơ thể. Do đó, khi con người uống loại nước này sẽ khó tiêu hơn. “Cá có thể sống trong môi trường nguồn nước tự nhiên nhưng nếu bạn đặt chúng trong một chậu nước đun sôi để nguội, chắc chắn nó sẽ chết. Với con người, tất nhiên sẽ không chết như vậy song nếu uống nước đun sôi để nguội như vậy, tức là sẽ thiếu lượng oxy trong nước, gây cản trở vi sinh vật trong đường ruột phát triển. Lượng oxy này khá cần thiết vì người ta chỉ có thể đưa oxy vào phổi chứ không đưa vào ruột”, ông Thịnh nói thêm. Nhược điểm thứ hai là nguy cơ tái nhiễm khuẩn trong nước đun sôi để nguội rất cao. Càng để lâu, nước càng bẩn. Tiến sĩ Thịnh phân tích, trong nước càng nhiều vi sinh vật, càng nhiều trứng kí sinh trùng bao nhiêu, khi đun sôi, chúng sẽ bị tiêu diệt hoàn toàn, đồng thời bị phân rã tạo thành chất hữu cơ trong nước và tạo thành nguồn thức ăn dồi dào cho những vi sinh vật ở ngoài. Trong khi đó, môi trường bên ngoài chứa rất nhiều vi sinh vật. Nguy cơ từ thói quen uống nước đun để nhiều ngày Lúc này, nguy cơ tái nhiễm rất lớn, nước sẽ nhanh bị thiu và lượng vi sinh vật nhân lên gấp bội, thậm chí loại nước này còn độc hại hơn lúc chưa đun. Đồng quan điểm, thạc sĩ, bác sĩ Dzoãn Thị Tường Vi (nguyên Trưởng khoa Dinh dưỡng, Bệnh viện 198) cũng đưa cảnh báo cần thay đổi ngay thói quen đun 2-3 ấm nước để nguội, cho vào bình uống dần cả tuần. Theo thông tin này, các bác sĩ ở Viện Dinh dưỡng Quốc gia cho rằng, nước đun sôi 100 độ C đã diệt được vi khuẩn, nhưng để nguội trên 2 giờ đồng hồ thì vi khuẩn sẽ xuất hiện trở lại, sau 24 giờ thì lượng vi khuẩn đã tăng lên rất nhiều.Nếu cứ đổ chồng nước cũ vào nước mới với nhau sau khi đun, vô tình sẽ càng nhân số lượng vi khuẩn của nước tăng lên nhanh chóng, dễ sinh ra nấm mốc, gây hại cho cơ thể. Uống nước sôi để nguội lâu ngày rất bất lợi cho sức khỏe, vì chất muối axit nitrat (là một chất dễ gây ung thư) được sản sinh trong nước đun sôi để nguội. Sau một ngày, mỗi lít nước có thể sản sinh 0,004mg muối axit nitrat, để sau 3 ngày lượng nước muối này lên đến 0,011mg và sau 20 ngày có thể lên đến 0,73mg. Nghiên cứu này kết luận rằng, không nên uống nước sôi để nguội lâu ngày vì khi đó oxy trong nước đã bốc đi gần hết, những vật hữu cơ bị phân giải và những vật vô cơ lắng xuống, khiến giá trị của nước uống bị mất đi. Uống nước nào tốt nhất? Theo cả hai chuyên gia, đun nước để uống là cần thiết nhưng không phải là loại nước tốt nhất cho cơ thể. Bạn chỉ nên uống nước đun sôi để nguội trong một ngày, không để sang ngày hôm sau. Tuyệt đối không tích nước để nguội cả tuần. Ngoài ra, nước đun sôi để nguội cần phải được đảm bảo trong khu vực sạch sẽ, dụng cụ chứa nước phải đạt tiêu chuẩn của y tế đã quy định, tránh sử dụng các loại nhựa tái chế để chứa nước. Để đảm bảo an toàn, tốt nhất nên bảo quản nước sôi để nguội trong bình kín. PGS Thịnh cho rằng hiện nay phương pháp lọc khá tối ưu với 2 cách: Lọc vi sinh vật bằng cách dùng màng lọc (lọc xong vi sinh vật sẽ biến mất mà không cần đun) và lọc trao đổi ion để loại bỏ các chất độc hại, cả những chất kim loại độc hại. Đựng nước sôi đúng cách PGS.TS Trần Hồng Côn cho rằng, nếu là nước sạch đun sôi thì thời gian để thoải mái, tất nhiên là không quá lâu lên đến cả tuần hay cả tháng. Vật liệu để nước cũng rất quan trọng. Đối với bình thủy tinh thì có thể đựng nước thoải mái mà không lo chất độc có thể xâm nhập vào nước, nhưng với những bình đựng nước bằng nhựa kém chất lượng (nhất là những loại nhựa trôi nổi trên thị trường) thì khả năng nhiễm độc từ chúng là rất cao. Các loại bình nhựa này khi đựng nước có thể giải phóng phân tử hữu cơ, đặc biệt là nếu đựng nước nóng thì loại nhựa này sẽ phôi ra vào trong nước những tạp chất chứa trong nó. Hiện nhiều gia đình có thói quen uống nước khoáng, nước tinh khiết thay cho nước đun sôi. Thế nhưng, nước tinh khiết chỉ cung cấp nước mà không chứa các chất cần thiết cho cơ thể, còn nước khoáng thì mỗi loại sẽ có hàm lượng khoáng khác nhau như natri, kali, calci, magie... nên nếu dùng một loại mãi thì cơ thể ta sẽ thiếu những chất khoáng khác. Loại nước tốt nhất cho cơ thể hiện nay là nước đun sôi để nguội. Đặc biệt, với trẻ nhỏ thì nước đun sôi là đồ uống tốt nhất, giúp cho cơ thể trẻ dễ hấp thu, tăng lượng hồng cầu của tế bào, thúc đẩy quá trình trao đổi chất, nhanh chóng phục hồi thể lực. "Nên lưu ý việc vệ sinh bình đựng, ấm đun và ly tách, dụng cụ chứa nước để tránh sự xâm nhập của vi khuẩn làm nhiễm khuẩn nguồn nước gây tác hại xấu cho sức khỏe". PGS.TS Trần Hồng Côn Nguyên Vy (TH) (Sưu tầm)

No comments:

Post a Comment