Năm mới cũng là lúc cần làm gì-đó-mới. Thay đổi nâng cấp bản thân luôn là tiêu chí Bếp Thực Dưỡng theo đuổi và khơi gợi cảm hứng cho mọi người. Bài viết này không nằm ngoài mục đích đó. Có vô số cuốn sách ngoài kia bạn có thể chọn. Nhưng có quá nhiều sách “rác”, một là chúng giúp đưa ta vào giấc mộng trong 7 nốt nhạc, còn hai là chúng có thể làm bạn say mê và đưa bạn đến những hành động sai lầm (hàng trăm sách ăn kiêng giảm cân, chữa bệnh..).
Có những người gây ấn tượng với mình chỉ 3-10s tiếp xúc, ấn tượng tốt hay xấu thì hên xui. Sách cũng gần như vậy. Riêng đây là những cuốn có thể tạo ấn tượng dễ thương ngay trong những chữ đầu (hoặc trong mục lục). Hãy cùng lướt qua 5 gợi ý sau, thuộc 5 chủ đề mà bạn đọc BTD rất có thể quan tâm, bấm theo link tên sách để biết nơi mua:
1. Văn Minh Vật Chất Người Việt (2011) – tác giả: Phan Cẩm Thượng
Chủ đề: văn hóa truyền thống Việt Nam
“Buổi tối chúng ta đi ngủ, buổi sáng chúng ta thức dậy và đi làm, một trăm năm sống trên trần gian nếu cứ thế thì cuộc đời của con người không có gì đáng nói. Nếu so với tuổi của trời đất thì trăm năm của đời người chỉ là cái chớp mắt. May thay và không may thay, cuộc đời của mỗi cá nhân thường không mấy khi suôn sẻ. Không mấy ai tự nhận mình là người hạnh phúc. Và chính sự không suôn sẻ trong đời người phá đi cái nhàm chán mà ai nấy cũng vậy thôi. Người Việt sống trên dải đất nắng lắm mưa nhiều, sông và rừng đều nhiều sản vật, so với dân xứ tuyết và sa mạc, quả là có nhiều may mắn. Thế nhưng dải đất này chiến tranh liên miên. Nơi qua lại của nhiều nền văn hóa. Nơi các nhà nước phong kiến rất nhược tiểu và luộm thuộm trong nền hành chính của mình. Nên người Việt cũng thật đa sự, đa tình, vừa thực tế vừa ảo tưởng trong suốt hành trình của mình. Ý thức dân tộc thì rất mạnh mẽ, nhưng ý thức cá nhân thì rất nhợt nhạt”
Đây có thể gọi là ‘siêu phẩm bom tấn’ về sách văn hóa
2. Cuộc Cách Mạng 1 Cọng Rơm (2015) – tác giả: Mansanobu Fukuoka
Chủ đề: nông nghiệp hữu cơ, triết lý sống
Đây là cuốn sách nổi tiếng của Mansanobu Fukuoka, người khai sinh nông nghiệp tự nhiên của Nhật Bản và thế giới. Cuốn sách (đã được dịch ra 25 thứ tiếng) không chỉ là sự trải nghiệm về cách thức nuôi trồng các sản phẩm nông nghiệp trong sự tương tác hài hòa với môi trường tự nhiên mà còn đem đến cho người đọc những suy tưởng thú vị về triết học, về ăn uống, về y học và cuộc sống.
Viết về nông nghiệp nhưng ông Fukuoka không để người đọc dính mắc vào các kiến thức trồng trọt và chăn nuôi, cũng không dính mắc vào chính cuốn sách của ông. Người ta bảo phương pháp Fukuoka là thiền trong nông nghiệp là vì vậy. Đọc cuốn sách này và gấp nó lại, bạn sẽ không còn nghĩ ông đã viết những gì, nhưng bạn sẽ nhận ra vô số những điều mà trước đây do những tri thức học ở sách vở, trong trường lớp đã biến thành định kiến trong đầu bạn khiến cho bạn không nhận ra. Bạn sẽ nhìn cái cây không phải là giống thực vật vô tri được mô tả trong sách trồng trọt mà là cái cây có tâm hồn. Bạn sẽ thú vị nhớ lại, trong câu chuyện cổ tích Một người mẹ, nhà văn Andersen đã từng bảo mỗi một cái cây đều có một số phận, mỗi cái cây đều có một trái tim. Và bạn sẽ hiểu vì sao ông Fukuoka lại nói chỉ có những đứa trẻ mới nhìn được thiên nhiên như thiên nhiên vốn có.
3. Cẩm Nang Dưỡng Sinh Thông Kinh Lạc (2013) – Tác giả: Thái Hồng Quang
Chủ đề: y học Trung Quốc
http://www.sachkhaitam.com/y-hoc-thuc-dung/nghe-thuat-nau-an-vui-khoe-theo-phuong-phap-thuc-dung
http://www.sachkhaitam.com/y-hoc-thuc-dung/nghe-thuat-nau-an-vui-khoe-theo-phuong-phap-thuc-dung
Trong bản thân mỗi con người, luôn có một hệ thống tự điều tiết và phục hồi sức khỏe – đó chính là kinh lạc. Tìm hiểu kiến thức kinh lạc, bạn sẽ biết các khởi động hệ thống ấy để giữ mình khỏe mạnh suốt đời.
Qua cuốn sách, bạn sẽ biết cách:
– Nhận biết các kinh lạc, huyệt vị cùng tác dụng chữa bệnh và điều dưỡng sức khỏe của chúng.
– Khơi thông những vị trí dễ ách tắc trên kinh lạc
– Vân vê các đầu ngón tay, ngón chân để phòng bệnh
– Vỗ huyệt, cạo gió, giác hơi, ngải cứu, điểm huyệt
– Nhón chân rèn luyện sức khỏe
– Ba động tác khi hắt hơi để phòng trị cảm
– Tám cách giúp ngủ ngon
– Điều dưỡng và cấp cứu tim
– Ba cách giảm cân hiệu quả
– Đứng một chân giúp khỏe mạnh
…
Chủ đề: nấu ăn Thực Dưỡng chay mặn thuần Việt
Theo Phương Pháp Thực Dưỡng, không những phải biết ăn uống thế nào cho đúng đắn hợp lý, mà thái độ tinh thần của người làm bếp cũng kỹ thuật nấu ăn cũng rất quan trọng. Trên quan điểm đó, để đáp ứng yêu cầu của những người áp dụng Thực Dưỡng, Nhà Ohsawa tham khảo hiểu biết của nhiều người, đặc biệt là của Bà Diệu Hạnh với kinh nghiệm hơn 40 năm cùng chồng là Ông Ngô Thành Nhân nghiên cứu và thực hành, để soạn ra tập sách nầy. Tôi từng có dịp thưởng thức những bữa ăn do Bà Diệu Hạnh và Nhà Ohsawa sửa soạn; phải nói rằng đó là những bừa ăn hấp dẫn, ngon lành và sau khi ăn cảm thấy người khỏe khoắn.
Ngoài phần lý thuyết về NGHỆ THUẬT NẤU ĂN dựa trên phép biện chứng Âm Dương và nguyên lý Vũ Trụ Thống Nhất của Á Đông,các món ăn thức uống trong sách dù hình thức đơn giản hay phức tạp đều dễ thực hiện với nguyên liệu và phương tiện dễ tìm.
Đây là quyển sách gối đầu giường cho những ai muốn tập tành nấu ăn lành mạnh (bạn sẽ cần vận dụng trí tưởng tượng 1 chút vì không nhiều hình), dĩ nhiên nó sẽ phối hợp tuyệt vời với COOKBOX 2 – Khoa học và nghệ thuật nấu ăn tự nhiên (2014)
5. Mang Thai Theo Thực Dưỡng – tác giả: Alice Feinberg, Cornellia Aihara…
Chủ đề: dinh dưỡng, y học
“Thể chất cơ bản của đứa trẻ được hình thành trong vòng 6 năm đầu tiên. Đây là thời gian cốt yếu của con người, nhưng thời kỳ bào thai trong bụng mẹ còn quan trọng hơn gấp ngàn lần. Trong quãng thời gian 290 ngày trong bụng mẹ, từ một tế bào sơ khởi đầu tiên đã nhân lên gấp 3 triệu lần (trái ngược với trọng lượng của chúng ta chỉ tăng 20 lần từ khi sinh ra cho đến tuổi 20). Toàn bộ sự biến đổi tiến hóa sinh học được lập lại trong suốt giai đoạn đó… Có thể thấy rõ sức khoẻ và hạnh phúc của đứa trẻ tùy thuộc vào giai đoạn giao thời quan trọng nhất có tính sống còn này. Đông y gọi sức khoẻ này là tiên thiên, nhờ hầu hết vào bà mẹ trong thời kỳ thai nghén, còn sức khoẻ sau này là hậu thiên nhờ hầu hết vào thức ăn thức uống và lối sống.” – G.Ohsawa
Mùa xuân thường là mùa đơm hoa kết trái, con người cũng như mọi sinh vật khác có lẽ cũng nên như vậy. Nhiều sách vở có chỉ dẫn dinh dưỡng cho bà bầu, chăm sóc trẻ em nhưng không phải cái nào cũng tốt, sai 1 ly đi 1 đời. Có nhiều vấn đề cần bàn luận về bà mẹ mang thai mà chỉ có sách vở mới hệ thống hết được. Ngoài ra, cuốn sách này của Ngô Thành Nhân cũng rất hữu ích khi cần tham khảo về chủ đề thai giáo. Nếu đọc được tiếng Anh thì bạn có thể tham khảo 2 cuốn sau vềmang thai và chăm sóc trẻ nhỏ của tác giả Aveline Kushi.
Như vậy, mọi công cụ (cần câu) đã sẵn sàng, chỉ còn cần 1 khát khao đổi thay nữa là ngon cơm rồi đó
No comments:
Post a Comment