Cúng Thí Cho Người Cõi Âm - ĐĐ .Thích Tâm Đức
Quán Tưởng
Ngừoi cầm vật chất tửong ra người thân đã qua đời
(đũa,cơm.) tâm tâm tưởng dùng được
DÙng tâm thái để gởi cúng cho người thân thành tâm chuyên chú mới nhận được.
Cắm nhang
Cây nhang tượng trưng tấm lòng thơm tho gởi đến Phật
Lấy đồ cúng thận trọng
Lấy tấm lòng thể hiện ra hình tướngmà cũng
Tâm thức cúng trân trọng hương linh mới nhận được
Áo quan
Lỗ Công
Chế ra áo gọi hồn ghi tên tuổi treo lên ngọn tre gọi hồn về nhận áo
Dâng cúng phải hiểu để tải được tâm thức của mình gởi đến người quấ vãng
"Cảm ứng đạo giao"
Bản thân phải có phước
Dùng thần thức để cảm ứng thực phẩm gởi đến
Kinh Tăng Chi
Nếu như người thân tộc của ông sanh vào trong địa ngục..
nếu sanh vào loài súc sanh hoặc loại ngừoi thì nhận được thức ăn từ lòai người
Lấy cuẳ o cho
nói lời phù phiếm
tham sân tà kiến
Không Tương Ứng Xứ
Một hôm, Sanh Văn có người thân qua đời. Ông tổ chức ma chay, mở đàn cúng thí, nhưng lòng tự hỏi không biết việc mình làm có lợi ích gì cho người thân hay không, liền đến chỗ Thế Tôn, bạch hỏi: “Thưa Cù-đàm, con có người thân tộc rất thương mến, bỗng nhiên qua đời. Con vì người ấy nên bố thí với tín tâm. Thế nào, bạch Thế Tôn, người ấy có nhận được không?” 2.
Câu hỏi ấy thật đúng với tâm trạng của không biết bao nhiêu người!
Đức Thế Tôn khẳng định có một loài chúng sanh có thể nhận được sự ủy lạo của loài người bằng cách
cúng thí, đó là chúng sanh trong đường ngạ quỷ
Những đối tượng không nhận được lễ phẩm cúng thí
Đức Phật cho biết: “Nếu người thân tộc của ông sanh vào trong địa ngục, nó sẽ ăn thức ăn của chúng sanh địa ngục để nuôi sống sanh mạng của nó, chứ không nhận được đồ ăn thức uống mà ông bố thí dù với tín tâm. Nếu nó sanh vào súc sanh, hoặc loài người, họ sẽ được đồ ăn thức uống của súc sanh, loài người, mà không nhận được đồ do ông bố thí” 3.
Kinh Tăng chi bộ giải thích rõ ràng hơn: “Ở đây, này Bà-la-môn, có người sát sanh, lấy của không cho, sống tà hạnh trong các dục, nói láo, nói hai lưỡi, nói lời độc ác, nói lời phù phiếm, có tham ái, có sân, có tà kiến. Vị ấy, sau khi thân hoại mạng chung, sanh vào địa ngục, ăn món ăn của chúng sanh ở địa ngục ăn, tại đấy, vị ấy nuôi sống với món ăn ấy; tại đấy, vị ấy tồn tại với món ăn ấy. Này Bà-la-môn, đây là không tương ưng xứ, trú ở nơi đây, vị ấy không được lợi ích của bố thí ấy.
Ở đây, này Bà-la-môn, có người sát sanh... có tà kiến. Sau khi thân hoại mạng chung, vị ấy sanh vào loại bàng sanh. Món ăn của chúng sanh ở bàng sanh ăn, tại đấy, vị ấy nuôi sống với món ăn ấy; tại đấy, vị ấy tồn tại với món ăn ấy. Này Bà-la-môn, đây là không tương ưng xứ; trú ở đây, vị ấy không được lợi ích của bố thí ấy.
Ở đây, này Bà-la-môn, có người từ bỏ sát sanh, từ bỏ lấy của không cho, từ bỏ tà hạnh trong các dục, từ bỏ nói láo, từ bỏ nói hai lưỡi, từ bỏ nói lời độc ác, từ bỏ nói lời phù phiếm, không có tham ái, không có tâm sân hận, có chánh kiến. Người ấy, sau khi thân hoại mạng chung, sanh cộng trú với loài Người. Món ăn của loài người như thế nào, tại đấy, vị ấy nuôi sống với món ăn ấy; tại đấy, vị ấy tồn tại với món ăn ấy. Này Bà-la-môn, đây là không tương ưng xứ, trú ở đây, vị ấy không được lợi ích của bố thí ấy.
Ở đây, này Bà-la-môn, có người từ bỏ sát sanh... có chánh kiến. Người ấy, sau khi thân hoại mạng chung được sanh cộng trú với chư Thiên. Món ăn của chư Thiên như thế nào, tại đấy, vị ấy nuôi sống với món ăn ấy; tại đấy, vị ấy tồn tại với món ăn ấy. Này Bà-la-môn đây là không tương ưng xứ, trú ở đây, vị ấy không được lợi ích của bố thí ấy” 4.
Như vậy, nếu người chết đã tái sanh vào các cảnh giới địa ngục, súc sanh, người và trời thì không nhận đồ ăn thức uống, cho đến áo quần, nhà cửa, xe cộ, điện thoại… do người thân cúng tế.
http://giacngo.vn/phathoc/2016/08/20/7EC2D9/
Như vậy, một khi gia đình chúng ta có người thân qua đời, chúng ta phát tâm thanh tịnh cúng kính hay bố thí, cúng dường cho Tăng Ni hoặc cho người nghèo khổ, thì dù người thân đã mất của chúng ta không nhận được, bản thân của chúng ta cũng được phước báo trong mọi trường hợp.
Một sự thật là chúng ta không ai biết được người thân của mình sau khi chết đã sanh vào đường nào của lục đạo. Do đó, để tri ân người đã mất, nhất là cha mẹ, bà con thân thuộc của mình, cùng với những anh hùng liệt sĩ đã hy sanh cho tổ quốc, để họ khỏi đói lạnh, bơ vơ, để họ khỏi tủi thân vì chẳng còn ai thương nhớ… chúng ta nên làm lễ kỳ siêu cúng thí cho họ, hoặc mở hội bố thí rồi hồi hướng công đức cho họ. Vì rằng, trong bất cứ trường hợp nào, người thân của chúng ta đã tái sanh về đâu, việc làm ấy đều có phước báo cho chính bản thân mình!
Cúng thí là một trong những cách bố thí cho người đã chết. Vì vậy hãy bố thí những gì mà họ ăn uống được, đừng bố thí thức ăn giả và càng không nên đốt các loại vàng mã như nhà cửa, xe hơi, điện thoại, tiền vàng… để bố thí cho họ. Ngoài ra, với tâm thanh tịnh chúng ta cúng dường cho Tăng Ni, biếu tặng cho người nghèo khổ, hoặc làm các thiện sự như bắc cầu, đào giếng, đắp đường, trồng cây… đều là những việc làm bố thí đưa tới phước báo cho chính bản thân mình và cũng có thể hồi hướng công đức ấy cho người thân đã qua đời.
http://giacngo.vn/phathoc/2016/08/20/7EC2D9/
Pháp Phật không hạn lượng
Lòng từ bi không ngăn che
7 hạt cơm biến thất cùng pháp giới
Tập trung định lực 1 chén cơm như tu di sơn cơm
1 chén nước như Ao Đề Hô
1 bát sữa như một Ao sữa
Đòan thực
Thức ăn tròn về thế giới vật chất: cơm vo tròn bỏ gọn vàomịêng
Xúc thực
(da với nhiệt độ bên ngòai)
Âm nhạc, Gió mát....Nhu cầu bên ngoài nuôi dưỡng sự thõai mái cơ thể: mắt,
Tư niệm thực
(hương linh dùng)
Ý thức suy nghĩ (pháp..)
Thức thực
(bậc Thánh dụng)
thí dụ: HT Quảng Khâm ngồi nhập định không ăn uống ba tháng
Đệ tử tưởng HT chết
Đem khánh gỏ 3 tiếng HT xuất định trở lại
Thần thức A LạiDa ở bậc Thánh được nuôi dưỡng bằng thực phẩm tu tập thiền định.
Tiền Ấm Thân
Người (sắc thọ tửơng hành thức)
Hương linh
Trung Ấm Thân
(sắc tướng mắt thường không thấy được như địên, sóng âm dơi nghe được...)
Hậu Ấm Thân
7 lần 7 49 ngày thức
(thời gian tồn tại của trung ấm thân)
Hữu tình nam*nữ
chư thiên nam*nữ
ngạ quỷ
Giai đọan chuyển tiếp của trung ấm thân đang tìm chỗ thọ thân
****
http://giacngo.vn/phathoc/2016/08/16/7A4098/
http://giacngo.vn/phathoc/2016/08/16/7A4098/
Có thể xem đây là cơ sở quan trọng để thực hành hiếu đạo của người xuất gia đệ tử Phật. Người xuất gia hẳn nhiên không có tài sản, nếu có chăng cũng là của đàn na tín thí, nên không thể đem tiền công đức, của Tam bảo về cho cha mẹ. Làm như vậy ắt không phải hiếu (nếu không muốn nói là bất hiếu), vì bản thân người xuất gia mắc tội với Tam bảo, cha mẹ có thọ dụng tiền của ấy thì mắc nợ tín thí, chịu quả báo nặng nề. (Trừ hoàn cảnh đặc biệt, người xuất gia có thể phụng dưỡng cha mẹ trong giới hạn cho phép mà thôi).
Người xuất gia chỉ có một thứ tài bảo duy nhất để mang về cho cha mẹ là Giáo pháp. Càng mang về cho cha mẹ nhiều Giáo pháp bao nhiêu thì công đức, phước báo của mình và cha mẹ tăng thêm bấy nhiêu. Hẳn người xuất gia nào cũng đã từng tự vấn và quán xét, từ ngày mình đi tu đến nay đã mang Giáo pháp gì về cho cha mẹ. Song thân của mình đã hiểu thêm điều gì trong Giáo pháp để có thể chuyển hóa nghiệp lực mà an vui hơn trong hiện đời cũng như đời sau.
Hiện nay, một số ít vị xuất gia đã có cách báo hiếu không đúng pháp như trên đã nói. Một số khác thì chờ khi cha mẹ chết mới tiến hành cầu siêu, cúng tế, làm phước linh đình…, tuy có tâm hạnh báo hiếu nhưng vẫn chưa xứng hợp với lời dạy “nên thuyết pháp cho cha mẹ” của Đức Phật. Vì ai cũng biết cầu siêu hay tạo phước để hồi hướng cho người chết chỉ là việc làm có tính ‘vớt vát’ khi nghiệp đã tạo, lúc sự đã rồi; nếu ác nghiệp và tà kiến sâu nặng thì sau khi chết liền đọa lạc, và thật không dễ để siêu độ họ.
Đúng đắn và thiết thực nhất mà mỗi người xuất gia đều có thể làm để báo hiếu là “thuyết pháp cho cha mẹ”, như Đức Phật đã làm. “Thuyết pháp” ngoài giảng nói thông thường là tìm phương cách nào đó (như tụng kinh, đọc sách, nghe giảng v.v…) giúp cha mẹ thấu hiểu Chánh pháp, tin sâu nhân quả, hiểu rõ tội phước, bỏ ác làm lành, siêng năng tu niệm, chuyển hóa ba nghiệp, tịnh hóa thân tâm để cha mẹ hiện đời an vui, đời sau tái sinh vào cõi lành.
Quảng Tánh
No comments:
Post a Comment